Chó Ốm Mệt / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Bỏ Ăn, Mệt Mỏi, Ốm &Amp; Bị Nôn Ra Bọt Vàng Bọt Trắng Phải Làm Sao?

1/ Nguyên nhân tại sao chó bỏ ăn? Có phải do mắc bệnh gì không?

Có những chú chó rất dễ thích nghi với thức ăn mới, không quan tâm đó là thức ăn gì, có ngon hay không,… Tuy nhiên, một số chú chó sẽ có tình trạng kén ăn, nhạy cảm với thức ăn. Một trong những nguyên nhân khiến chúng bỏ ăn đó chính là sự chiều chuộng từ nhỏ của chủ nhân.

Do quá cưng chiều, bạn luôn chuẩn bị những bữa ăn đầy đủ ngon miệng, dưỡng chất, thường xuyên thay đổi món,… Và sau này, chúng đã thích nghi với việc ăn uống như vậy, đột nhiên được cho ăn những bữa ăn bình thường với món ăn đơn giản và không đa dạng. Theo thói quen đó, sẽ xuất hiện tình trạng chó bỏ ăn, rồi sau đó sẽ hình thàng thói quen biếng ăn, bỏ ăn.

Có thể thú cưng của bạn đang bị đau răng, hoặc răng bị yếu, nên không nhai được thức ăn. Hãy thử cho chúng ăn đồ ăn mềm hoặc được xay nhuyễn, đợi tình trạng ổn hơn hãy cho chúng ăn bình thường.

Tình trạng này thường xảy ra vào mùa hè, do có thời tiết nóng, chó bỏ ăn và mệt mỏi, nên chúng uống nhiều nước để trạnh bị sốc nhiệt.Tuy nhiên, nếu chó bỏ ăn chỉ uống nước và nôn thì đáng lo ngại hơn, cần đưa đi bác sĩ ngay.

Điều đó là nguyên nhân của việc chó bỏ ăn buồn bã, chỉ nằm một chỗ, mệt mỏi, lười vận động, chạy nhảy hơn ngày thường.

Đó là căn bệnh thường thấy ở những chú chó kiểng, sẽ không sao nếu được phát hiện kịp thời và được chữa trị đúng cách.

Nếu không bị viêm đường ruột, thì cún của bạn có thể đang bị mắc xương hoặc thứ gì đó ở cổ họng. Nên chúng sẽ nôn ra bọt trắng bọt vàng trong khi cố gắng lấy vật đó ra ngoài.

Ngoài ra, nếu chó bỏ ăn buồn nôn đi kèm với các triệu chứng khác như chó bỏ ăn chảy nước mũi, khó thở, nôn dịch vàng có bọt, tiêu chảy, mắt mờ, chó bỏ ăn mệt mỏi, chó bỏ ăn chỉ uống nước thì có thể chúng đã mắc bệnh Care. Nếu phát hiện chậm trễ thì bệnh này cũng đe dọa đến tính mạng của chó, tuy nhiên Care đã có thuốc đặc trị.

Đó cũng là những triệu chứng của bệnh ho củi chó: bỏ ăn mắt đổ ghèn, thở gấp, mũi khô và thường xuyên dũng lưỡi liếm, khi hắt hơi sẽ chãy nước mũi, có thể chảy máu mũi, kèm theo đó là bụng kêu, buồn bã, chó ủ rũ mệt mỏi, lừ đừ. Bệnh này kéo dài trong nhiều ngày, có thể lây lan cho nhiều loài khác. Bệnh ho củi chó cũng tương đối khó chữa, do đó nên tiêm phòng chó chúng khi còn nhỏ( dưới 6 tháng).

Nếu chó bỏ ăn do thói quen thì hãy thử các biện pháp sau đây:

Dùng thuốc Catosal để kích thích ăn ngon.

Cho chúng ăn đúng giờ giấc, giới hạn thời gian ăn ( 15 – 20 phút), nên tập cho chúng những thói quen đó để chúng tự giác ăn đúng giờ và ăn nhanh hơn.

Nên cho ăn nơi yên tĩnh, tránh ồn ào, tránh làm phiền.

Chú ý cho chúng ăn theo chế độ và thức ăn, tránh thay đổi đột ngột, chúng sẽ có thể không thích nghi được những sự thay đổi đó gây nên biếng ăn, bỏ ăn.

Qua bài viết Chó bỏ ăn, mệt mỏi, Ốm & Bị Nôn ra bọt vàng bọt trắng phải làm sao? thì Ngân hi vọng bạn đã tìm được nguyên nhân và cách xử lý cho trường hợp của chú chó cưng của mình. Đừng quên rate 5 sao bài viết này và like fanpage dùm Ngân trước khi đọc bài khác nha

Cải Thiện Tình Trạng Chó Biếng Ăn Mệt Mỏi

Chú chó nhà bạn đôi khi sẽ không chịu ăn dù bạn cho nó ăn thức ăn khô hay ướt. Chó biếng ăn có thể do căng thẳng, kén ăn, hoặc thiếu vận động. Bạn có thể kích thích sự thèm ăn và khuyến khích nó ăn bằng nhiều cách. Tuy nhiên, nếu chó tiếp tục nhịn ăn hoặc tỏ ra mệt mỏi hay đau đớn, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y.

Phương pháp 1: Kích thích sự thèm ăn

Phương pháp 1 – Kích thức sự thèm ăn

Chó có thể bị say tàu xe khi đi xa. Một số khác sẽ biếng ăn khi chuyển đến môi trường mới.

Một số chú chó không thích ăn ở nơi không thoải mái. Bạn nên đặt đĩa thức ăn cho chó ở một chỗ cố định có độ cao vừa phải, tránh để thú cưng khác tranh thức ăn với nó.

Chó biếng ăn do sự vắng mặt hay hiện diện của một thú cưng khác hoặc một thành viên trong gia đình.

Những nguyên nhân nhỏ hơn có thể là do nội thất trong nhà thay đổi hoặc ảnh hưởng của việc dọn dẹp nhà cửa.

Đôi khi chó không ăn để đòi hỏi sự quan tâm của chủ. Nếu chú chó không ăn và muốn được chú ý, bạn nên phớt lờ nó. Khi cho chó ăn, bạn đặt đĩa thức ăn xuống khoảng 10 phút, không chú ý đến nó, và bỏ hết thức ăn thừa đi nếu nó không ăn.

Chú chó có tính kén ăn.

– Giảm cho chó đồ ăn và thức ăn thừa của người: Hầu hết các chú chó đều khoái một miếng thịt nướng với khoai tây nghiền hơn là thức ăn cho chó. Nó sẽ rất vui sướng nếu bạn cho món nó thích, nhưng dần dần nó sẽ trở nên kén ăn và chỉ đợi chầu chực quanh bàn ăn.

Bạn cần để mắt đến bọn trẻ vì chúng thường rất hay cho chó đồ ăn vặt.

– Cho chó tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp kích thích sự thèm ăn và khuyến khích chó ăn nhiều hơn. Để việc tập thể dục đạt hiệu quả cao, bạn nên đưa chó đi dạo trước mỗi bữa ăn. Chó sẽ nhanh chóng hình thành mối liên hệ tích cực giữa hai hoạt động đi dạo và ăn uống.

Một số giống chó cần vận động nhiều hơn, nhưng thông thường, bạn nên cho chó vận động mỗi ngày hoặc ít nhất vài lần một tuần.

Nếu không thể tham gia các hoạt động thể chất, bạn có thể chọn một số giải pháp như đưa chó đến trung tâm chăm sóc ban ngày, thuê người đưa chó đi dạo, hoặc đưa nó đến công viên dành cho chó và để nó tự chạy nhảy ở đó.

Phương pháp 2: Thay đổi thói quen ăn uống

Phương pháp 2 – Thay đổi thói quen ăn uống của chó

– Cho chó ăn vào một thời gian cố định trong ngày: Bạn nên cho chó ăn hai lần một ngày vào một khoảng thời gian nhất định, hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Một số chú chó chỉ thích ăn vào giờ muộn.

Nếu chú chó khỏe mạnh và năng động, nhưng thường bị xao nhãng trước khi ăn xong, bạn nên để khay thức ăn cho nó rồi đi chỗ khác. Sau khoảng nửa giờ, bạn quay lại cất đĩa thức ăn đi dù nó đã ăn hết hay chưa. Chú chó sẽ nhanh chóng nhận ra rằng nếu nó không ăn hết trước khi làm việc khác thì sẽ không quay lại ăn được nữa.

– Khiến bữa ăn trở nên vui vẻ. Bạn có thể cho chó chơi đồ chơi có chứa thức ăn bên trong, dạy nó những trò mới và biến bữa ăn thành phần thưởng cho nó.

– Chế biến thức ăn ngon hơn. Để làm thức ăn cho chó ngon miệng hơn, bạn nên trộn thêm vài thìa thức ăn cho chó đóng hộp, hay chan thêm một ít nước ấm hoặc nước dùng.

Hoặc bạn có thể dùng nước sốt cho chó bán ở các cửa hàng thú cưng. Nước sốt được cô thành các hạt nhỏ, khi trộn với thức ăn khô và nước ấm sẽ giúp cho thức ăn của chó ngon hơn rất nhiều.

– Thay đổi môi trường cho chó ăn. Nếu chú chó vẫn không chịu ăn, bạn hãy thử một số thay đổi sau. Các thay đổi có thể mang lại lợi ích lâu dài dù chú chó sẽ cần một chút thời gian để thích nghi với chúng:

Cho chó ăn ở vị trí tách biệt với các thú cưng khác.

Thay bát đựng thức ăn, hoặc đặt bát ở độ cao thích hợp hơn.

Đổ thức ăn ra sàn cho chó ăn thay vì dùng bát đựng thức ăn.

Một số chú chó bị các hoạt động khác làm xao nhãng và không thể tập trung vào bữa ăn, do đó bạn hãy thử để khay thức ăn và nước uống cho chó ở nơi yên tĩnh để nó có thể tập trung ăn uống.

– Thay đổi loại thức ăn. Bạn có thể cho chó ăn thực phẩm của một thương hiệu khác hoặc thay thức ăn khô bằng thức ăn ướt. Các thay đổi này nên được thực hiện từ từ trong vòng một tuần: Trộn 1/4 lượng thức ăn mới với 3/4 lượng thức ăn cũ cho chó ăn trong vài ngày, sau đó tăng dần lên một nửa thức ăn cũ, một nửa thức ăn mới trong vài ngày tiếp theo và tiếp tục thay đổi dần như vậy để hệ tiêu hóa của chú chó thích nghi dễ dàng hơn với thức ăn mới.

Chuyển sang dùng thức ăn của thương hiệu khác một cách đột ngột có thể khiến chó bị đầy bụng và tiêu chảy.

– Bảo quản thức ăn. Bạn cần đảm bảo thức ăn cho chó luôn tươi và đựng trong hộp kín để giữ độ ẩm và tránh côn trùng gây hại, luôn kiểm tra hạn sử dụng khi mua thức ăn và kiểm tra thường xuyên khi bảo quản ở nhà.

Phương Pháp 3: Giải quyết tình trạng biếng ăn nghiêm trọng

Phương pháp 3 – Giải quyết tình trạng biếng ăn ở chó

– Đến gặp bác sĩ thú ý nếu chó biếng ăn không rõ nguyên nhân. Nếu chú chó đang ăn khỏe mà đột nhiên ngừng ăn, bạn cần nhanh chóng đưa chó đến bác sĩ thú y để xem nó có gặp các vấn đề về răng, đau miệng hay các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác hay không. Bác sĩ thú y có thể kiểm tra cân nặng và đưa ra lời khuyên về mức cân nặng hợp lý cho chó.

– Tìm biểu hiện chó bị ốm. Nếu chú chó có vẻ mệt mỏi, uể oải, uống quá nhiều nước, tỏ ra đau đớn, lông kém mượt mà, chướng bụng hoặc sôi bụng thì bạn cần đưa nó đến bác sĩ thú y. Phát hiện thấy giun trong phân là dấu hiệu rõ ràng cho thấy chó mắc bệnh ký sinh trùng và cần được bác sĩ thú y thăm khám.

– Kiểm tra dấu hiệu xoắn dạ dày. Bệnh xoắn dạ dày xảy ra khi dạ dày của chó bị thắt nút lại. Loại bệnh này rất nguy hiểm và có thể khiến chó tử vong sau vài giờ. Bạn cần để ý một số biểu hiện chẳng hạn như chó thường xuyên nhìn xuống bụng, rên rỉ, đi đi lại lại và muốn nôn nhưng không nôn ra được. Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở dạ dày cũng có thể là biểu hiện của bệnh xoắn dạ dày và bạn cần đưa chó đi khám thú y ngay lập tức. Không cho chó nô đùa, dạo chơi, hay hoạt động mạnh trong ít nhất khoảng một giờ sau khi ăn để tránh nguy cơ bị xoắn dạ dày.

– Kiểm tra răng chó. Bạn nhẹ nhàng vén môi để kiểm tra răng chó, nếu thấy chú chó bị mất răng, hoặc răng vàng, có mùi hôi hay có mảng bám thì có thể nó bị đau răng nên không ăn được. Bạn cần đưa nó đi khám thú ý nếu phát hiện răng lung lay, sứt mẻ hoặc gãy rụng. Bác sĩ thú y sẽ chỉ cho bạn cách vệ sinh răng cho chó thường xuyên.

– Cho chó ăn thức ăn do bác sĩ chỉ định. Bác sĩ thú y có thể xây dựng cho chú chó một chế độ ăn đặc biệt để giải quyết các vấn đề về thức khỏe. Dù nhiều chú chó không thích chế độ ăn này, bạn cần khuyến khích để đảm bảo nó ăn và hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.

– Trao đổi với bác sĩ thú y nếu điều trị không có hiệu quả. Nếu chú chó không chịu ăn theo chế độ ăn đặc biệt, hay sức khỏe ngày càng tệ đi, bạn cần đến gặp bác sĩ thú y ngay. Chú chó có thể cần uống thêm thuốc hoặc chuyển sang chế độ ăn thức ăn dạng lỏng.

Mặc dù bạn không nên cho chó ăn thức ăn thừa của người nhưng một số loại thức ăn của người hoàn toàn tốt cho chó và có thể là một phần thưởng tuyệt vời cho nó. Bạn có thể cho chó ăn cơm (cơm gạo trắng hoặc gạo lức), trứng và thịt gà nấu chín, bơ đậu phộng, và nhiều loại rau củ quả chẳng hạn như khoai lang, đậu xanh, cà rốt, và bí đỏ. Lưu ý, chỉ cho chó ăn các loại thức ăn này với một lượng vừa đủ để đảm bảo duy trì một chế độ ăn hợp lý.

Nếu muốn chó tăng cân nhanh chóng, bạn có thể cho chó ăn thịt băm viên. Thịt băm viên là loại thức ăn giàu chất béo làm từ thịt viên, phôi lúa mì, trứng, dầu ăn, và một vài nguyên liệu khác. Có rất nhiều công thức chế biến thịt băm viên trên mạng bạn có thể tìm và tham khảo.

Chó Ốm Cho Ăn Gì? Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Bị Ốm Hiệu Quả

Những chú chó nghịch ngợm chẳng bao giờ kiêng kị thứ gì. Khi bạn nuôi chó, không thể tránh được đôi lúc chúng mắc bệnh. Những lúc như thế, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy rất bối rối phải không? Khi đó hãy thật bình tĩnh đưa chú cún của bạn ra bác sĩ thú y, hoặc nếu không ở gần các bệnh viện thú ý, bạn có thể tự quan sát, chẩn bệnh và lên một thực đơn hợp lý giúp chó khỏe lại.

Việc đầu tiên để chữa bệnh là cần phải biết chú chó của bạn mắc bệnh gì dựa vào các triệu chứng bệnh của nó. Việc chẩn bệnh sẽ giúp bạn điều trị bệnh triệt để, nhanh chóng hơn. Chúng ta có thể dựa vào các triệu chứng bên ngoài để chẩn đoán bệnh.

+ Nếu chú chó của bạn bị sụt cân trông thấy, ăn uống thất thường, không điều độ. Ngoại hình cũng trở nên yêu ớt thì nhất định là mắc bệnh còi xương.

+ Nếu chó bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, bạn có thể nhận biết rõ qua triệu chứng bên ngoài từ phân cho tới việc vệ sinh hàng ngày của cún.

Dấu hiệu chó bị ốm rất dễ dàng nhận thấy

+ Hoặc có thể chú chó của bạn bị bệnh táo bón, việc tiêu hóa khó khăn cũng có thể dễ dàng quan sát

+ Nhiều khi chú chó của bạn bị những triệu chứng lạ như không ăn uống được, bụng khó chịu thì có thể cúng bị nhiễm giun sán thôi. Bạn nên tẩy giun định kỳ cho cún.

+ Ngoài ra, nếu chú chó có những triệu chứng nguy hiểm hơn như co giật, ngộ độc, gãy xương hoặc các bệnh nặng hơn khác thì tốt nhất nên đưa đến bác sĩ thú ý ngay.

Những chú cún khi ốm đều cầ một chế độ ăn uống đặc biệt để hồi phục. Thế nên khẩu phần ăn đối với mỗi loại bệnh khác nhau.

Nếu chú chó bị mặc bệnh còi xương thì căn bản do thiếu canxi. Việc này do chế độ ăn chưa hợp lý dẫn đến chó bị thiếu chất. Việc này rất đơn giản, bạn chỉ cần điểu chỉnh lại chế độ ăn cho hợp lý là được.

+ Tăng cường các loại vitamin A, B, C, D, E… và chất khoáng bằng cách thêm rau củ quả, chúng ta có thể băm nhỏ rồi trộn vào khẩu phần ăn.

Nên tăng cường cung cấp vitamin cho cún

+ Các chất giàu canxi có trong xương, trong thịt cá cũng cần thêm vào khẩu phần ăn để tăng cường chất đạm. Mỗi ngày cần thêm từ 500-600g thịt để bù lại phần chất còn thiếu.

+ Ngoài ra, chúng ta có thể cho chó uống thêm thuốc canxi và các loại gel dinh dưỡng . Việc này sẽ giúp chú chó của bạn phục hồi nhanh hơn.

Chó bị bệnh tiêu chảy có thể do rất nhiều nguyên nhân. Chúng ta có thể tùy vào nguyên nhân mà khắc phục.

+ Đầu tiên, chó bị bệnh tiêu chảy có thể do ăn phải thức ăn ôi thiu, các thực phẩm có quá nhiều mờ. Do ruột của chó con mỏng nên dễ dàng bị đi ngoài. Trường hợp này bạn nên cho chó ăn phomat tươi, cho uống nhiều nước hoặc cho uống sữa chua để cho hệ tiêu hóa cải thiện hơn. Và đồng thời bạn cũng cần điều chỉnh lại ngay khẩu phần ăn hàng ngày cho cún.

+ Nếu chó tiếp tục bị tiêu chảy, có thể do việc rối loạn tiêu hóa. Trong TH này, có một cách chữa dân gian đó là:

Trong vòng 1 ngày không cho chó ăn gì ngoài một ít loại táo chua ( trong táo chua có chứa axit pickon có tác dụng chữa bệnh đi ngoài). Cứ sau 2h lại cho chúng ăn 1 lần. Đến đêm nếu cún cưng bị đói ta lại cho ăn táo tiếp. Không nên cho uống nước nhiều vì nó gây phản tác dụng làm bệnh nặng hơn.

Ngày hôm sau bạn thay vào đó là thịt lợn nạc sống băm, cứ cách 2h cho ăn 1 lần. Cố gắng không cho ăn gì ngoài 2 thứ đó. Nếu chúng không đi ngoài nữa thì cho chúng ít nước lọc. Táo chua giúp chết vi khuẩn có hại trọng dạ dày, còn thịt nạc sống sẽ giúp hồi phục những chỗ bị ảnh hưởng.

Khi cún khỏi rồi thì có thể quay ra bổ sung các dưỡng chất thông thường như trên.

Khi chó bị táo bón thì bạn nên dùng thuốc trị táo bón cho chó. Điều này tốt nhất nên cần kê đơn thuốc từ bác sĩ thú y là an toàn nhất. Bạn có thể sửa dụng men hỗ trợ tiêu hóa cho chó.

Trong thời gian này, bạn nên cho chó ăn thực phẩm được chế biến từ sữa, rau, và sữa chua. Bạn có thể cho thêm một thìa dầu ăn vào để tăng sự tiêu hóa cho chúng.

Bệnh giun sán có lẽ là bệnh thường gặp nhất của các chú cún. Bạn nên tẩy giun định kỳ cho cún 2 lần/năm bằng thuốc tẩy giun. Có thể mua nó tại các cửa hàng cho thú cưng hoặc nơi bán thuốc thú y.

Để phòng chống bệnh giun sán, bạn nên cho chó ăn tỏi 3 lần/tuần. Bí đỏ nấu với kiều mạch cũng là một phương thuốc trị giun sán rất hiệu quả.

Nên tẩy giun định kì cho chó

5, Các bệnh nhẹ nhàng do ốm, sốt, bị thương

Những chú cún ốm cũng rất nhạy cảm, chính vì vậy ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng, bạn cũng cần chế biến để nó dễ ăn uống. Các loại thức ăn nên được băm nhuyễn và hầm kỹ giúp cún dễ dàng tiêu hóa.

Link facebook: https://www.facebook.com/famipet.vn

Chó Bị Ốm Không Chịu Ăn

Thật không vui vẻ gì khi nhìn thấy người bạn tốt nhất bị ốm. Chúng phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn, người chủ của chúng mỗi khi bị ốm. Bước đầu tiên cần làm là nhận biết khi nào chó của bạn bị ốm, tiếp theo là xác định mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Một số trường hợp ốm có thể chăm sóc tại nhà cẩn thận, các trường hợp khác cần có sự theo dõi ngay lập tức của bác sĩ thú y. Bất cứ lúc nào bạn không biết chắc, đừng ngại gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi đó là vấn đề giữa sự sống và cái chết.

1. Nhận biết các triệu chứng khi chó bị ốm

Nên theo dõi tình trạng của cho khi bị ốm

Chúng ta nên theo dõi hoạt động hàng ngày của chú chó. Ghi chép lúc nào chó đi vệ sinh, khi nào triệu chứng xảy ra, khi nào chúng ăn uống, v.v… Cách này sẽ giúp định hình các triệu chứng. Đây cũng là công cụ hữu ích để bác sĩ chẩn đoán bệnh của chó.

Nếu chó của bạn bị ốm nhẹ (ăn uống không được tốt trong ngày, bồn chồn, nôn mửa một hai lần, tiêu chảy một đợt), bạn có thể chăm sóc chó cẩn thận tại nhà và gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

2. Một số các triệu chứng của chó bạn nên đưa chúng đến bác sĩ ngay lập tức

Có những triệu chứng cần chăm sóc y tế khẩn trương. Không bao giờ chần chừ mà gọi ngay cho bác sĩ khi gặp những triệu chứng này:

Hôn mê

Chảy máu nhiều

Ăn phải chất độc hại

Nôn mửa và tiêu chảy không ngừng

Gãy xương

Khó thở

Co giật liên tục trong vòng 1 phút

Bí tiểu hoặc đi không ra nước tiểu

Triệu chứng mới hoặc lặp lại ở chú chó đang bị bệnh (như: tiểu đường, bệnh Addison, v.v…)

Các vết sưng tấy lớn trên mặt, mắt hoặc họng.

Hỏi ý kiến bác sĩ đối với những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng bệnh khiến chú chó cảm thấy khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh cần được điều trị. Hãy gọi điện hỏi bác sĩ cách xử lý các triệu chứng sau:

Cơn co giật đơn lẻ kéo dài chưa đến 1 phút

Thỉnh thoảng bị nôn mửa và tiêu chảy kéo dài trên 1 ngày

Sốt

Ngủ lịm quá 1 ngày

Không ăn quá 1 ngày

Khó đại tiện

Đi khập khiễng hoặc đau khi vận động

Uống nước quá nhiều

Bị phù

Nổi u cục bất thường hoặc u cục sưng to hơn

Các triệu chứng hoặc hành vi bất thường khác (run rẩy hoặc rên rỉ)

3. Điều trị, chăm sóc sức khỏe cho chó tại nhà

– Không cho ăn nếu chó của bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh, bạn có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích và gặm xương đồ chơi.

Hãy cho chó của bạn uống nước thường xuyên

– Đảm bảo chó của bạn được uống nước. Không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

– Cho chó ăn thức ăn nhạt trong 1-2 ngày. Sau khi không cho ăn trong 24 giờ và chó của bạn hoạt động bình thường hơn, bạn có thể cho chúng ăn nhạt từ từ trong 1-2 ngày. Chế độ ăn nhạt cho chó bao gồm 1 phần đạm và 2 phần tinh bột dễ tiêu hóa.

Nguồn đạm thường được dùng bao gồm pho mát từ sữa gạn kem hoặc thịt gà (không da và mỡ) hoặc thịt viên luộc.

Loại tinh bột tốt cho chó là cơm trắng.

Cho chó có cân nặng 5kg ăn một chén mỗi ngày (chia thành 4 khẩu phần, cứ 6 giờ ăn một lần).

– Hạn chế chó tập luyện và chạy nhảy. Đảm bảo chó của bạn được nghỉ ngơi nhiều bằng cách hạn chế thời gian tập luyện và chơi đùa của chúng. Dắt chó đi ra ngoài cho thoải mái nhưng đừng để chúng chạy nhảy nếu cảm thấy mệt. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.

– Kiểm soát phân và nước tiểu của chó. Chú ý lượng phân và nước tiểu của chó khi bị ốm. Nếu bạn thường để chó tự đi vệ sinh ở ngoài thì khi chúng bị ốm, hãy dắt chúng đi để bạn có thể quan sát lượng phân và nước tiểu của chúng. Đừng phạt chó của bạn nếu chúng chẳng may đi vệ sinh hoặc nôn mửa trong nhà. Chúng không thể kiểm soát được vì đang bị ốm và có thể lẩn tránh bạn nếu bị phạt.

– Theo dõi sát sao triệu chứng của chó. Đảm bảo bạn theo dõi sát chú chó đề phòng trường hợp triệu chứng xấu đi. Đừng để chó ở một mình trong ngày hoặc vào cuối tuần. Nếu bạn phải đi đâu (ví dụ đi làm), hãy kiểm tra chó 2 giờ một lần. Nếu bạn không sắp xếp được, hãy gọi điện đến bệnh viện dành cho thú cứng để xem liệu họ có chăm sóc chó của bạn tại bệnh viện không. Triệu chứng có thể xấu đi nhanh chóng, các triệu chứng mới hoặc nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ngay lập tức.

– Đừng ngại gọi cho bác sĩ thú y. Nếu bạn không biết chắc triệu chứng của chú chó, hoặc nếu chúng có vẻ yếu đi, hãy gọi điện hỏi bác sĩ.

4. Hãy tạo cho chó của bạn một không gian thoải mái

– Giữ chó ở trong nhà: Đừng để chúng ở ngoài hoặc trong nhà để xe. Chó của bạn có thể gặp vấn đề về kiểm soát thân nhiệt và bạn không theo dõi chúng được kỹ lưỡng khi triệu chứng thay đổi.

– Tạo ổ thoải mái cho chó: Cho chó nằm ổ kèm theo chăn đắp để ở chỗ bạn có thể dễ dàng và thường xuyên theo dõi chúng. Chọn chăn có mùi của bạn đắp cho chó để chúng cảm thấy dễ chịu. Bạn nên chọn chỗ đặt ổ cho chó có sàn nhà dễ cọ rửa như trong nhà tắm hoặc bếp. Nếu chó nôn mửa hoặc đi vệ sinh, bạn có thể dọn dẹp nhanh chóng, dễ dàng.

– Cách li chú chó bị ốm với những chú chó khác: Bạn nên giữ chú chó bị ốm tránh xa những chú chó khác. Cách này sẽ ngăn truyền bệnh. Thời gian yên tĩnh cũng giúp chó của bạn được nghỉ ngơi.

5. Duy trì môi trường an toàn cho chó của bạn

Hãy luôn dùng những lời nói nhẹ nhàng và đầy yêu thương để động viên chó của bạn

Đừng cho chó ăn thức ăn giống như của người. Những thức ăn an toàn cho con người cũng có thể gây tử vong đối với chó. Những sản phẩm như xylitol đặc biệt nguy hiểm cho chó. Chất này có trong thực phẩm không đường và sản phẩm vệ sinh răng miệng. Những thực phẩm có hại khác là bánh mì, sôcôla, quả bơ, đồ uống có cồn, nho, nho khô, tỏi, và những thức ăn khác.

Đừng cho chó uống thuốc dành cho người. Không sử dụng thuốc dành cho người để điều trị cho chó trừ khi bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Những loại thuốc này có thể độc hại đối với chó và khiến chúng ốm nặng hơn.

Loại bỏ những chất độc hại ra khỏi nhà, nơi để xe và sân vườn. Luôn theo dõi chó khi chúng ra ngoài. Để các chất độc hại xa tầm với của chó. Những chất này bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chống đông, phân bón, thuốc kê đơn, thuốc diệt côn trùng và những thứ tương tự. Những chất này có thể độc hại và gây tử vong ở chó.

Và một điều vô cùng quan trọng để giúp chú chó của bạn nhanh khỏi bệnh đó là “Luôn nói chuyện với chú chó một cách nhẹ nhàng và đầy tình yêu thương.”