Chó Nôn Là Bệnh Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Bị Nôn Ra Bọt Vàng Bọt Trắng Là Bệnh Gì? Chữa Như Nào?

Chó bị nôn ra bọt vàng, bọt trắng, cùng với đó là những biểu hiện khác như bỏ ăn, mệt mỏi, hay nằm một chỗ là dấu hiệu của nhiều căn bệnh mà bạn cần phải lưu tâm. Để giúp bạn đọc có thể nhận biết chính xác nhận tình trạng sức khoẻ của cún cưng, bài viết này sẽ chia sẻ những bệnh khiến chó bị nôn ra bọt vàng, bọt trắng cùng cách xử lý phù hợp nhất.

Chó bị nôn ra bọt vàng, bọt trắng là bệnh gì?

Chó mắc dị vật trong cổ họng hoặc dạ dày

Rất có thể cún con nhà bạn đã bị hóc xương hoặc nuốt nhầm một dị vật nào đó. Những dị vật này bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc dạ dày. Trường hợp này rất hay xảy ra với chó con vì chúng rất tò mò, sẵn sàng gặm nhấm và nuốt bất cứ thứ gì.

Nếu cún có dấu hiệu nôn mửa kéo dài, bỏ ăn, thậm trí nôn ra máu bạn cần nghĩ lại xem nó đã ăn nhầm phải vật gì không và nhanh chóng đưa tới cơ sở thú y để bác sĩ chụp chiếu và đưa ra chẩn đoán, tiến hành tiểu phẫu gắp dị vật ra ngoài.

Chó bị viêm đường ruột

Đây là bệnh thường gặp nhất khi chó có biểu hiện nôn ra mật vàng sau đó sốt kèm theo chán ăn, mệt mỏi và tiêu chảy không dừng. Căn bệnh này sẽ làm phân của chó có mùi rất tanh với màu nâu đặc trưng. Chó mắc bệnh này sẽ mất sức rất nhanh và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu cún nhà bạn mắc bệnh này, cần cách ly ngay lập tức nếu nhà nuôi nhiều chó. Sau đó theo dõi kỹ biểu hiện của chó, không cho chó ăn trong 1 ngày và bổ sung nước cho nó bằng cách pha nước điện giải cho uống. Nếu chó không tự uống được thì dùng xi lanh to bơm thẳng vào mồm chó. Hôm sau mới cho chó ăn nhẹ trở lại với cháo trắng loãng. Nếu chó tỏ ra rất mệt mỏi, đi không vững thì hãy dùng thêm vitamin B1. Trong trường hợp bệnh tình không giảm thì hãy mau chóng đưa tới bác sĩ thú y uy tín để xử lý kịp thời.

Chó bị nhiễm Parvo

Pravo là bệnh vẫn chưa có thuốc chữa triệt để. Vì thế, cách duy nhất giúp cún cưng của bạn không mắc phải bệnh này là tiêm phòng ngay từ nhỏ. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào của chó con bị tiêu chảy kết hợp với việc chó bị nôn ra bọt vàng, bỏ ăn, mệt mỏi thì bạn phải dừng cho cún ăn. Tốt nhất khi chó bị Parvo thì hãy mang chúng tới bác sĩ thú ý để có biện pháp xử lý kịp thời. Lưu ý là chó bị Parvo thì tỉ lệ chết là rất cao

Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chó uống nước lá ổi đặc. Nước này sẽ giúp giảm nôn ói và tiêu chảy, giúp chó hạn chế mất nước và đỡ mệt mỏi hơn. Đương nhiên nước này chó sẽ không tự uống mà bạn phải dùng xi lanh bơn thẳng vào miệng chó.

Chó bị mắc bệnh Care

Chó bị nôn ra bọt vàng, trắng, bỏ ăn, cũng chính là dấu hiệu của bệnh Care, căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với chó. Bạn kiểm tra nếu dưới bụng cún cưng xuất hiện những nốt đỏ kèm những triệu chứng trên thì hãy mau chóng mang cún tới cơ sở thú y để bác sĩ điều trị. Với căn bệnh này, càng xử lý nhanh càng tốt. Không nên tự chẩn đoán vì đến giai đoạn bệnh phát triển thì tỷ lệ cứu sống thành công là rất ít.

Chó bị nôn ra thức ăn

Không chỉ nôn ra bọt, nhiều bé cún còn nôn hết thức ăn đã từng ăn trước đây. Nguyên nhân rất có thể đến từ chính những thức ăn cho chó không phù hợp với hệ tiêu hoá của nó. Nếu biểu hiện này kéo dài thì bạn phải nhanh chóng mang cún tới bác sĩ thú y để đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời.

Trong trường hợp nhẹ, bạn chỉ cần cho chó uống nước pha đường và các loại thức ăn nhẹ như cháo. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua kháng sinh đường ruột và chống viêm cho chó uống theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Phương pháp phòng tránh giúp chó không bị nôn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để giúp cún cưng của mình có được thể trạng tốt nhất, tránh mắc phải những căn bệnh hoặc tình huống nêu trên, bạn hãy lưu ý các vấn đề sau đây:

Tiêm phòng vắc xin ngay từ khi mới nhận nuôi để tăng sức đề kháng cho cún cưng.

Không nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của cún cưng một cách đột ngột.

Tránh không cho chó ăn những đồ ăn lạ khi cho ra ngoài (có thể dùng dọ mõm).

Không cho chó cắn hoặc nuốt phải các dị vật gây nguy hiểm cho hệ tiêu hoá của nó. Nếu chó còn nhỏ tuyệt đối không cho gặm xương lớn.

Nếu chẳng may chó nhà bạn nôn ra bọt vàng, bọt trắng thì phải xử lý nhanh chóng, bình tĩnh, kịp thời để tránh những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra.

*Lưu ý:

Những biện pháp xử lý tình trạng chó bị nôn ra mật vàng tại nhà, bạn đều cần phòng hộ cho chính mình bằng cách sử dụng găng tay và sát trùng cẩn thận để tránh lây nhiễm.

Nếu không có nhiều kinh nghiệm, đừng cố chẩn đoán tình trạng bệnh của cún mà hãy mang chúng tới ngay cơ sở thú y gần nhất để bác sĩ chuyên môn cứu giúp.

Như vậy chúng tôi vừa giải đáp giúp bạn đọc thắc mắc chó bị nôn ra bọt vàng, bọt trắng là bệnh gì cùng cách xử lý và phòng tránh. Hy vọng, bài viết sẽ hữu ích với bạn để có thể giúp bạn cứu sống được chú cún con của mình.

Bệnh Sán Chó Là Gì

Xét nghiệm sán chó có nhiều phương pháp, tuy nhiên phương pháp mang lại hiệu quả nhất hiện nay là xét nghiễm miễn dịch ELISA. Qui trình xét nghiệm được thực hiện trên hệ thống máy miễn dịch tự động.

Sán chó là gì?

Tác nhân gây nên bệnh do một loài giun tròn có tên là toxocara, thường ký sinh ở chó và mèo. Do tỷ lện 80% lây nhiễm từ chó nên được gọi là bệnh sán chó.

Nên xét nghiệm bệnh sán chó khi nào?

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : 6 tháng đến 1 năm một lần. Hoặc xét nghiệm sán chó khi có một trong các dấu hiệu sau?

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : khi có dấu hiệu ngứa da kéo dài trị bệnh da liễu không thuyên giảm

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu xuất hiện dấu hiệu đau nhức đầu kéo dài

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu bị ho kéo dài, điều trị ho lâu ngày không dứt

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu mắt bị mờ, nhòe, giảm thị lực một bên

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu bị sốt kéo dài không tìm ra nguyên nhân

Xét nghiệm bệnh sán chó : nếu người mệt mỏi, hay quên, mất tập trung công việc

Xét nghiệm bệnh sán chó : nếu xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy hay đau bụng âm ỉ, kéo dài không rõ căn nguyên.

Bệnh sán chó nên xét nghiệm ở đâu, khi nào có kết quả?

Bệnh sán chó nên xét nghiệm tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán vì tại những phòng khám này được trang bị các thiết bị cần thiết chuyên về bệnh giun sán, sẽ cho ra kết quả nhanh và chính xác.

Nhiều trường hợp xét nghiệm tại cơ sở không chuyên khoa, thời gian 5 đến 10 ngày sau mới có kết quả, mẫu để lâu dễ cho ra kết quả dương tính giả hoặc dương tính chéo, dẫn đến chẩn đoán không chính xác và điều trị không đúng thuốc.

Thời gian nhận kết quả xét nghiệm

Xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán, khi có bệnh các bác sĩ có đủ cơ số thuốc về giun sán để trị bệnh cho bạn. Thời gian trả kết quả xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám bệnh giun sán là sau 3 đến 5 giờ làm việc. Nhanh hơn các phòng khám khác vì không phải gửi mẫu đi nơi khác. Giúp bệnh nhân nhận được kết quả xét nghiệm sán chó sớm, giảm lo lắng cho bản thân và thân nhân.

Phương pháp xét nghiệm bệnh sán chó

Xét nghiệm sán chó có nhiều phương pháp, tuy nhiên phương pháp mang lại hiệu quả nhất hiện nay là xét nghiễm miễn dịch ELISA. Qui trình xét nghiệm được thực hiện trên hệ thống máy miễn dịch tự động.

Nguyên tắc của phương pháp ELISA là là quy trình ủ ba lần, hút và rủa giếng 5 lần. Kỹ thuật phủ giếng với kháng nguyên bài tiết, sau đó ủ với huyết thanh của bệnh nhân được pha loãng. Các kháng thể phản ứng với kháng nguyên sẽ liên kết với giếng tráng. Phương pháp này cho ra kết quả chính xác cao, giảm dương tính giả và dương tính chéo.

Phòng bệnh sán chó như thế nào?

Ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, thịt tái sống.

Không mang giày dép vào nhà sau khi đi dép tiếp xúc với đất cát, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ

Tẩy giun định kỳ cho chó, mèo, nhất là chó con.

Thu dọn phân thú vật nuôi

Rủa tay sạch sau khi đùa giỡn với chó, mèo./.

Mời bạn đọc tham khảo địa chỉ xét nghiệm và trị bệnh sán chó uy tín tại Tp. HCM

Bác sĩ. Thúy Kiều

“Bị Chó Ma Cắn” Là Bệnh Gì?

Hỏi: Thường xuất hiện những vết bầm tím trên chân tay, không đau, dân gian vẫn gọi là bị “ma cắn”. Xin bác sỹ cho biết đó là hiện tượng gì?

Nhiều bạn đọc

Trả lời: Những vết bầm tím thỉnh thoảng xuất hiện trên da, chính là tình trạng xuất huyết dưới da. Đặc điểm là không đau, không ngứa, lúc đầu thâm tím, sau tái xanh dần rồi hết trong vòng một hai tuần.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, khi mạch máu bị vỡ, nhờ một cơ chế sinh hóa phức tạp, máu sẽ đông lại tại chỗ vỡ, ngăn quá trình chảy máu tiếp tục. Cơ chế này hữu hiệu trong các trường hợp vỡ mạch máu nhỏ, mao mạch. Cơ chế đông máu có sự tham gia của nhiều thành phần: thành mạch máu; tiểu cầu (một loại tế bào máu); nhiều chất sinh hóa được tổng hợp từ gan; một số các vi chất như vitamin K, can xi,…

Bất cứ sự bất thường nào của một trong các thành phần nêu trên đều có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết:

– Do mạch máu: thường gặp nhất là do chấn thương đụng dập làm vỡ mao mạch. Một số các bệnh dị ứng, nhiễm trùng làm giảm sức bền mao mạch cũng gây vết bầm tím. Tình trạng giòn mao mạch bẩm sinh.

– Bệnh tiểu cầu: giảm tiểu cầu vô căn, giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết huyết, giảm tiểu cầu trong các bệnh ác tính như suy tủy, ung thư máu; giảm chất lượng tiểu cầu…

– Rối loạn đông máu: bệnh ưa chảy máu (do thiếu một số yếu tố đông máu); giảm tổng hợp các yếu tố đông máu do suy gan, xơ gan, ngộ độc thuốc; thiếu vitamin K do giảm hấp thu ở ruột, chế độ ăn thiếu chất béo (do vitamin K tan trong dầu mỡ), thiếu chất dinh dưỡng…

Như vậy vết bầm tím có thể là triệu chứng của một trong các bệnh nêu trên. Tuy nhiên đa số trường hợp, ngoài các vết bầm còn kèm các triệu chứng nặng khác buộc người phải đi khám ngay (sốt, mệt, chảy máu răng, chảy máu  mũi, đi cầu ra máu, rong kinh,…). Còn lại một số người chỉ thấy xuất hiện một hoặc vài vết bầm, không kèm triệu chứng gì khác, cơ thể vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Y học gọi là vết bầm tím đơn giản, nguyên nhân không rõ, thường lành tính, có thể quy cho một số nguyên nhân thông thường như giảm sức bền thành mạch do dị ứng, nội tiết, ăn uống thiếu chất béo, kém hấp thu.

Dù sao nếu các vết bầm tím xuất hiện thường hơn, nên đi khám bệnh, làm một số xét nghiệm về máu như huyết đồ, chức năng đông máu, chức năng gan,…để có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân bệnh.

                                                                               BS ĐOÀN VĂN HẢI

Bệnh Giun Sán Nhiễm Từ Chó Mèo Là Gì?

Tìm hiểu chung

Bệnh nhiễm giun sán chó mèo là gì?

Bệnh nhiễm giun sán chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người gây ra bởi giun tròn ký sinh thường tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati).

Mức độ phổ biến của bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo là gì?

Đối với hầu hết mọi người, nhiễm ấu trùng giun tròn không gây triệu chứng và các ký sinh trùng thường chết trong vòng một vài tháng.

Tuy nhiên, một số người trải qua các triệu chứng nhẹ như:

Ho

Sốt khoảng 38°C hoặc cao hơn

Nhức đầu

Đau dạ dày

Trong các trường hợp hiếm hoi, các ấu trùng giun lây nhiễm vào các cơ quan như gan, phổi, mắt hoặc não và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như:

Mệt mỏi

Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân

Da mẩn ngứa

Thở khò khè hoặc khó thở

Co giật (nhiều đợt)

Nhìn mờ hoặc có mây, thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt

Một mắt rất đỏ và đau

Bạn có thể gặp các dấu hiệu bị sán mèo chó khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm giun sán chó mèo?

Các ký sinh trùng giun tròn là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo (gọi tắt là Toxocara). Chúng thường sống trong hệ tiêu hóa của chó, mèo và cáo. Giun sản xuất trứng, phát tán trong phân của động vật bị nhiễm bệnh và làm ô nhiễm đất.

Trứng chỉ bắt đầu truyền nhiễm sau 10–21 ngày, do đó không nguy hiểm khi tiếp cận phân tươi của động vật. Tuy nhiên, khi trứng được truyền vào cát hoặc đất, chúng có thể tồn tại trong nhiều tháng.

Người có thể bị nhiễm bệnh nếu đất bị ô nhiễm xâm nhập vào miệng của họ. Khi trứng vào cơ thể người, chúng di chuyển vào ruột trước khi nở và phát triển thành ấu trùng (giai đoạn đầu của sự phát triển). Những ấu trùng có thể đi đến hầu hết các bộ phận của cơ thể.

Tuy nhiên, vì con người không phải là vật chủ bình thường đối với những ấu trùng này, nên chúng có thể không phát triển xa hơn giai đoạn này để sản xuất trứng. Điều này có nghĩa rằng nhiễm trùng không lây lan từ người này sang người khác.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm giun sán từ chó mèo?

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm Toxocara. Trẻ nhỏ và người nuôi chó hoặc mèo có cơ hội cao bị nhiễm bệnh.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiễm giun sán từ chó mèo?

Mặc dù chẩn đoán xác định dựa trên sự phát hiện ấu trùng Toxocara trong các mẫu mô, thu thập vật phẩm sinh thiết có chứa ấu trùng có thể khó khăn và thường không cần thiết. Việc chẩn đoán thường dựa trên đặc điểm lâm sàng và kết quả xét nghiệm máu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiễm giun sán chó mèo?

Nếu bạn không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ, điều trị thường không cần thiết.

Tuy nhiên, bạn sẽ cần dùng thuốc nếu có nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể. Một loại thuốc gọi là thuốc trừ giun sán được sử dụng để tiêu diệt ấu trùng của ký sinh trùng.

Các thuốc khác có thể được bác sĩ chỉ định như albendazole và mebendazole. Những loại thuốc này thường không gây ra tác dụng phụ, mặc dù một số người có thể gặp đau đầu hoặc đau dạ dày.

Ngoài anthelmintics, thuốc steroid (corticosteroid) thường được kê toa giảm viêm do nhiễm trùng nặng. Nếu Toxocariasis ảnh hưởng đến mắt, thuốc steroid được sử dụng thay vì anthelmintics. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết.

Hầu hết mọi người hồi phục hoàn toàn và không gặp bất kỳ biến chứng lâu dài nào. Tuy nhiên, bạn có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn nếu một mắt bị ảnh hưởng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý nhiễm giun sán chó mèo?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với nhiễm giun đũa từ chó mèo:

Đưa vật nuôi đến khám bác sĩ thú y để phòng ngừa nhiễm Toxocara. Bác sĩ thú y có thể đề nghị xét nghiệm và điều trị tẩy giun.

Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chơi với vật nuôi hoặc động vật khác, sau khi hoạt động ngoài trời và trước khi chế biến thức ăn.

Dạy trẻ em về tầm quan trọng của việc rửa tay để ngăn chặn nhiễm trùng.

Đừng để trẻ em chơi ở những khu vực có phân vật nuôi hay phân của động vật khác.

Làm sạch khu vực sinh sống của thú cưng ít nhất một lần một tuần. Phân nên được chôn hoặc đóng bao và vứt bỏ vào thùng rác. Rửa tay sau khi xử lý chất thải vật nuôi.

Dạy trẻ em sự nguy hiểm của thức ăn bẩn hoặc đất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Nguồn tham khảo

Toxocariasis FAQs. https://www.cdc.gov/parasites/toxocariasis/gen_info/faqs.html. Ngày truy cập 07/05/2018

Toxocariasis. https://www.dermnetnz.org/topics/toxocariasis/. Ngày truy cập 07/05/2018

Toxocariasis. https://kidshealth.org/en/parents/toxocariasis.html. Ngày truy cập 07/05/2018

Toxocariasis. https://www.nhs.uk/conditions/Toxocariasis/#how-its-treated. Ngày truy cập 07/05/2018