by Nguyễn Phương903 Views
Ghèn, gỉ mắt là sự kết hợp của chất nhờn, dầu, tế bào da và các mảnh bụi khác tích tụ trong các góc của mắt.
Mắt của con người luôn được phủ bởi màng nước mắt 3 lớp để giúp mắt hoạt động tốt. Lớp ngoài cùng được tạo thành bởi một chất nhờn gọi là meibum vốn được tạo nên từ các axit béo và cholesterol.
Bình thường nó trong suốt nhưng khi nhiệt độ giảm xuống, nó sẽ cô đặc lại, tích tụ cùng với những thành phần khác trong mắt Nó thường là khô hoặc là một chất dịch nhày màu đục.
Nó hay xuất hiện sau khi thức dậy là vì ban đêm, nhiệt độ hạ xuống, mắt luôn nhắm, lượng meibum được tiết ra nhiều khi ngủ.
Trẻ sơ sinh ngủ khá nhiều nên có nhiều gỉ mắt, ghèn mắt là điều bình thường.
Trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt là bình thường?
Nếu trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt, ghèn mắt cùng với những dấu hiệu sau thì được coi là bình thường:
Xảy ra vào những tuần đầu sau sinh.
Chảy nhiều nước mắt.
Mí mắt có thể dính với nhau bởi ghèn, gỉ.
Mí mắt có thể hơi sưng lên, ửng đỏ.
Mắt không bị đỏ hoặc sưng.
Hiện tượng này được gọi là tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, là do ống dẫn nước mắt (nasolacrimal) bị tắc nghẽn khiến cho phần nước mắt, chất nhờn và các thành phần khác không được thải đi.
Đây là một hiện tượng rất phổ biến và không có gì đáng lo lắng. Sau một thời gian nó sẽ dần biến mất và không để lại biến chứng gì.
Trường hợp này trẻ chỉ cần được lau, vệ sinh mỗi ngày hoặc xoa bóp nhẹ nhàng vùng ống dẫn nước mắt để giúp trẻ dễ nhìn hơn, nhanh chóng hết bị tắc và phòng tránh nhiễm trùng.
Nếu sau vài tháng trẻ vẫn bị tắc, phương pháp thông tuyến lệ (trong bệnh viện) sẽ được áp dụng. Cách này khá hiệu quả, nhanh gọn và khá an toàn. Sau 1 ngày là trẻ có thể xuất viện và mắt trở lại bình thường.
Trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt là bất thường?
Cũng nhiều trường hợp có nhiều gỉ mắt, ghèn mắt ở trẻ sơ sinh là do một số nguyên nhân đáng lo hơn như:
Rối loạn chức năng các tuyến meibomian làm cho mắt bị khô, từ đó bề mặt mắt không được bôi trơn dễ bị kích thích và viêm. Khô mắt càng kích thích mắt tiết ra nhiều nước mắt hơn.
Viêm kết mạc: mắt bị kích thích và sưng đỏ lên do ngứa hoặc dị ứng.
Viêm kết mạc do virut: phổ biến nhất là virus simplex hoặc herpes, bệnh này rất dễ lây.
Viêm kết mạc (viêm giác mạc) do vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng.
Viêm bờ mi: một loại rối loạn mãn tính của mí mắt.
Lên lẹo: bị gây ra bởi một nang lông mi bị nhiễm bệnh, làm tắc tuyến meibomian.
Là do một vật thể lạ bị bay vào trong mắt như bụi bẩn, mảnh vụn gì đó, chất hóa học,…chúng sẽ kích ứng mắt là mắt tiết ra nhiều nước mắt hơn, từ đó trẻ có nhiều gỉ, ghèn mắt.
Trường hợp nặng xảy ra là xuất huyết mạc, tức là chảy máu trong mắt kèm theo mủ; lúc này trẻ phải được cấp cứu ngay lập tức.
Được gây ra bởi nhiễm trùng mắt hoặc chấn thương mắt không được điều trị, tình hình kéo dài càng trở nên nghiêm trọng hơn. Rủi ro tệ nhất là trẻ có thể bị mất thị lực hoàn toàn.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Nếu trẻ có những dấu hiệu sau, rất có thể bé bị nhiễm trùng hoặc tổn thương mắt, bạn cần cho bé đi khám để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị:
Mắt bị ngứa, sưng, đỏ.
Gỉ, ghèn mắt hoặc nhiều chất nhầy màu vàng, xanh lá cây.
Mắt nhắm tịt, khó mở mắt.
Có mủ chảy ra.
Đau mắt.
Có vết xước, chảy máu ở mắt.
Ngoài ra bạn cũng lưu ý, lau mắt cho bé thường xuyên, rửa tay mẹ và bé, dùng thuốc nhỏ mắt, không chạm tay trực tiếp vào mắt bé để tránh lây lan (nhiễm trùng).
Trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt, ghèn mắt có thể bình thường hoặc không. Để phòng tránh nguy cơ mắt trẻ bị tổn thương, bạn hãy chú ý vệ sinh cho bé thường xuyên, nếu thấy có bất kì dấu hiệu đáng lo nào, hãy gặp bác sĩ sớm, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.