Chó Ngao Tây Tạng Ở Trung Quốc / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Ngao Tây Tạng – Du Học Trung Quốc 2022

Phát hiện

Loài chó Tây Tạng được tình cờ phát hiện bởi hai nhà thám hiểm người Ý tại ngôi làng Jhangihe, toạ lạc ở độ cao rất lớn so với mực nước biển giữa khu tự trị Tây Tạng. Trong thế kỷ 15, sau khi thám hiểm vùng núi Himalaya, các nhà thám hiểm thường mang chó ngao Tây Tạng về nước như là món quà quý cho Hoàng gia. Năm 1820, vua Anh Quốc là George IV được tặng một con; 14 năm sau, vua William IV được tặng một cặp khác; tiếp đến năm 1847, một con chó ngao Tây Tạng cũng được gửi tặng cho Nữ hoàng Victoria của Anh….

Hình dáng

Chó ngao Tây Tạng có kích thước khá đồ sộ. Cao ít nhất 70 cm đối với chó đực. Nặng khoảng từ 64–90 kg. Lông: Với bộ lông 2 lớp, lớp lông ngoài mềm và dài còn lớp lông trong bông như len. nó có thể thích nghi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất. Chó ngao Tây Tạng có phần lông ở cổ đặc trưng trông như bờm sư tử. Màu: đen, đen -nâu, đen -vàng, xám hoặc vàng. Đuôi: luôn cuộn cao trên lưng. Đầu: phẳng, không có nếp nhăn. Hình thế cân đối và oai vệ.Tấn công lì lợm, trung thành, đặc biệt chỉ nghe chủ, chỉ trung thành tuyệt đối với 1 chủ nhân duy nhất. Chó ngao Tây Tạng cũng trưởng thành rất chậm. Con cái từ 3-4 năm mới bắt đầu chu kì sinh sản, còn con đực cũng từ 3-5 năm mới phát dục và có khả năng giao phối. Các nhà khoa học cho rằng đây chính là giống chó săn tinh khôn nhất hiện nay, từng bị giới động vật học hiện đại cho là đã tuyệt chủng. Loài chó này đã hiện hữu cách đây 5000 năm và được xem như là giống chó có bộ Gen cổ xưa nhất trên thế giới hiện nay.

Chó Ngao Tây Tạng được giới nuôi chó ưa thích.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Chó Ngao Tây Tạng Gây Họa Sau Khi Thị Trường Thú Cưng Ở Trung Quốc Sụp Đổ

Năm 2014, Yin Hang thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Gangri Neichog (vùng đất tuyết thiêng), chăm sóc những con chó ngao và các động vật khác bị bỏ rơi ở vùng cao nguyên.

Trước đây, Yin Hang từng làm việc trong lĩnh vực bảo tồn báo tuyết ở tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc. Cô quyết định hành động khi xem được một đoạn video ghi lại cảnh con báo tuyết bị bầy chó ngao tranh thức ăn.

“Những con ngao Tây Tạng vây quanh con báo, cố gắng tranh con cừu mà báo tuyết vừa săn được. Con báo đành từ bỏ miếng mồi. Những việc thế này xảy ra rất nhiều. Chó ngao bị bỏ rơi tác động xấu đến chuỗi thức ăn sinh thái và các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng”, cô chia sẻ.

Ngao Tây Tạng là hậu duệ của những con chó được các bộ lạc du mục ở Trung Á và Tây Tạng nuôi để chăn cừu, săn bắn; chúng to lớn, trung thành và hung dữ.

Liu Mingyu, nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh, nói cao nguyên Tây Tạng đang có khoảng 160.000 con chó hoang. Trong đó, khoảng 97% thuộc giống chó ngao Tây Tạng. Trong khi đó, báo tuyết trong vùng chỉ còn khoảng 2.000 con, nằm trong danh sách những động vật bị đe dọa.

“Chó ngao Tây Tạng đã trở thành loài động vật đông nhất và sinh sôi nhanh nhất trong tất cả thú ăn thịt trên cao nguyên Tây Tạng. Chúng sống thành bầy và đe dọa đời sống hoang dã khi tranh giành thức ăn, không gian sinh tồn”, Liu nói.

Dân làng ở Tây Tạng đã nhiều lần nhìn thấy chó ngao đuổi theo gấu, cáo hay cắn trộm gia cầm, cừu và tấn công người. Năm 2016, một bé gái ở Thanh Hải bị chó ngao cắn xé đến chết. Chính quyền khu tự trị Tây Tạng ghi nhận khoảng 180 vụ con người bị chó ngao tấn công mỗi tháng.

Bên cạnh bệnh dại, chó ngao Tây Tạng cũng tiềm ẩn nguy cơ lây sang người bệnh hydatid – bệnh nhiễm trùng ở chó do ấu trùng của một loại sán dây lây lan khi tiếp xúc với thức ăn, nước uống hoặc đất.

Chó ngao Tây Tạng bây giờ nổi tiếng bởi nó trở thành mối nguy với con người và các động vật khác, cũng như lây lan dịch bệnh, khác xa với thời nó còn được xem là thú cưng đắt tiền ở Trung Quốc.

Năm 2014, tờ Qianjiang Evening News đưa tin một nhà đầu tư bất động sản đã trả 12 triệu tệ (gần 1,9 triệu đôla Mỹ) để sở hữu chú có ngao màu lửa tại hội chợ thú cưng ở miền đông tỉnh Chiết Giang, mức giá bán chó đắt nhất từ trước đến nay.

“Chúng có dòng máu sư tử và là những con chó ngao hàng đầu. Những con chó ngao Tây Tạng thuần chủng rất hiếm, giống như gấu trúc quốc bảo, vì vậy giá rất cao “, Zhang Gengyun, người nuôi chó cho biết.

Cơn sốt nhân giống chó ngao Tây Tạng bùng phát vào những năm 1990 và lên đỉnh điểm giữa những năm 2010 với nhất nhiều trung tâm nhân giống được mọc lên. Theo Yin Hang, đây được coi là một cách làm giàu nhanh chóng.

“Nhưng rất ít người thực sự làm giàu được từ chúng. Nguồn cung chó dư thừa. Nhiều người không đủ khả năng để nuôi. Nhiều con bị bỏ lại khi chủ chuyển từ quê ra thành phố… Người dân địa phương Tây Tạng không giết thịt vì niềm tin tôn giáo. Với những người không theo tôn giáo, một số sẽ bán chúng để làm thịt”, Yin Hang nói.

Theo đài truyền hình CGTN, vào năm 2015, 2.000 trong số 3.000 trung tâm nhân giống chó ngao ở Tây Tạng đã phải đóng cửa do giá lao dốc – từ mức 2 triệu đôla xuống còn dưới 1.500 đôla.

Trung tâm Gangri Neichog của Yin đã tuyển dụng 30 bác sĩ thú y từ khắp Trung Quốc để đào tạo bác sĩ thú y ở Tây Tạng về quy trình xử lý những con chó đi lạc.

“Nhiệm vụ chính của bác sĩ địa phương là tiêm chủng cho chó ngao phòng ngừa bệnh tật”, cô nói.

Năm 2017, Gangri Neichog đã thực hiện bộ phim tài liệu “Những chú chó ngao Tây Tạng bị bỏ rơi”, trong đó các nhà sư và tình nguyện viên được phỏng vấn. Các chuyến đi đến những trại chó được tổ chức để làm sáng tỏ vấn đề này.

“Tôi từng buôn bán chó ngao Tây Tạng, và kiếm được kha khá tiền. Một lần tôi đến chơi nhà một anh bạn nuôi 60 con chó. Những người ở đó đã mang một con chó ra và dùng búa đập vào đầu nó cho đến khi nó bất tỉnh. Sau đó, họ treo nó lên một cái móc kim loại và lột da sống từ cổ trở xuống”, Sangzhou kể lại.

“Con chó, vẫn còn quằn quại, sau đó được đưa lên một tấm bảng đen nhưng nó vẫn cố gắng đứng dậy. Tôi hỏi tại sao họ không giết nó mà khiến nó khốn khổ như vậy. Họ bảo thịt chó ngon nhất và bổ dưỡng nhất khi nó bị giết như vậy. Hôm đó tôi thấy đau lòng và khóc rất lâu. Kể từ đó, tôi thề rằng trong đời tôi sẽ không bao giờ bán chó nữa và sẽ cố gắng giúp đỡ những sinh vật không nơi nương tựa này”.

Làm tình nguyện viên, Sangzhou đi thu lượm thức ăn từ người bán thịt để cho chúng ăn, chống lại những tên trộm chó, chữa trị cho con bị thương và tụng kinh khi có con nào qua đời, đưa chúng lên đồi chôn cất…

Trung tâm của Yin cũng triển khai chương trình nhận nuôi vào năm 2017, khi đưa được 500 chú chó bị bỏ rơi đến 400 gia đình, trong hai ngôi làng ở Tây Tạng.

Bowie Leung, phát ngôn viên một câu lạc bộ chó ngao ở Hong Kong cho biết đã cứu nhiều chú chó bị bỏ rơi trong thành phố.

Hong Kong thiếu không gian. Những người chủ thiếu kiên nhẫn, tiền bạc và thời gian để chăm sóc chúng. Tiền chữa bệnh cho chúng đắt hơn các loài chó nhỏ. Đơn cử, chữa bệnh viêm dạ dày của các con chó nhỏ khoảng 800 đôla Hong Kong (2,3 triệu đồng), thì chó ngao phải mất 2.400 đôla Hong Kong (7,1 triệu đồng).

“Nếu họ không đưa chúng đi dạo, những con chó càng trở nên hoang dã hơn. Chủ nhân của chúng không thể xử lý nên đã tìm đến chúng tôi. Rất đau lòng có nhiều chú chó đã chết”, cô chia sẻ.

Leung mong mọi người nên suy nghĩ kỹ trước khi mua chó ngao làm thú cưng.

“Chúng rất dễ thương khi còn nhỏ, nhưng lúc trưởng thành có thể đạt 91 kg. Không chỉ thức ăn, không gian sống, người chủ phải xem có đủ sức dắt nó không. Chó ngao chỉ trung thành một chủ, nên rất dữ với người ngoài. Dù được qua huấn luyện cũng không thay đổi bản tính của chúng. Nuôi chó ngao làm thú cưng cần phải hy sinh.”

Chó Ngao Tây Tạng. Cách Nuôi Chó Ngao Tạng Ở Việt Nam

Chó Ngao Tây Tạng, ở Việt Nam cũng gọi là chó Ngao Tạng hay chó Ngao, tên quốc tế là Tibetan Mastiff, là giống chó “khổng lồ”, dũng mãnh có nguồn gốc từ cao nguyên Tây Tạng – Trung Quốc. Ngao Tây Tạng được coi là giống chó còn rất nguyên thủy, xuất hiện cùng thời với những giống chó nhà đầu tiên được con người lai tạo, hệ gen gần như tinh khiết, hầu như chưa bị lai tạp với bất kỳ giống chó nào khác trong suốt lịch sử hàng nghìn năm. Hãy tìm hiểu các đặc điểm của giống chó Ngao Tây Tạng thuần chủng tinh khiết, và cách nuôi chó Ngao Tây Tạng ở Việt Nam.

Lịch sử chó Ngao Tây Tạng

Chó Ngao Tây Tạng có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Tây Tạng, trên dãy núi Himalaya có thời tiết quanh năm khắc nghiệt. Giống như hầu hết các giống chó từ những vùng xa xôi hẻo lánh khác, có rất rất ít tài liệu ghi chép về chó Ngao Tây Trạng trước thế kỷ 19. Không có ghi chép nào hay dấu tích nào về sự ra đời của chó Ngao Tây Tạng, tuy nhiên bằng chứng bằng công nhệ phân tích gen cho thấy, Ngao Tây Tạng là giống chó cổ xưa và nguyên thủy nhất còn tồn tại trên thế giới. Chúng xuất hiện cách đây ít nhất 5000 năm (có thể tới 7000 năm), thời kỳ những giống chó nhà đầu tiên bắt đầu được phân hóa.

Không giống nhiều giống chó cổ xưa khác trên thế giới thường bị pha tạp với nguồn gen của các giống chó khác, Ngao Tây Tạng có hệ gen nguyên thủy gần như tinh khiết, không pha tạp với bất kỳ giống chó nào khác. Điều này cũng có nghĩa là, hình dáng bên ngoài của chúng gần như không thay đổi nhiều trong suốt hơn 5000 năm qua, kể từ khi xuất hiện. Nguyên nhân của sự tinh khiết này là do sự tách biệt của vùng núi Tây Tạng trong suốt nhiều nghìn năm với thế giới, và số lượng rất ít ỏi của các giống chó khác trên cao nguyên này.

Chó Ngao Tây Tạng được coi là chúa tể của thảo nguyên, được những nhà thám hiểm phương Tây đầu tiên phát hiện mô tả là “to hơn chó sói, mạnh hơn hổ báo và nhanh hơn hươu nai”. Không một loài động vật nào ở Tây Tạng có thể sánh ngang sức mạnh và tầm vóc với chúng, kể cả loài báo tuyết Himalaya.

Vào khoảng 1500 năm trước, Ngao Tạng phân hóa thành 2 loại là Do-Khyi và Tsang-Khyi. Do-Khyi có kích thước vừa phải, thường sống với người dân trong các ngôi làng hoặc rong ruổi trên thảo nguyên cùng những người du mục, giúp canh gác, bảo vệ đàn gia súc, xua đuổi chó sói, hổ và gấu. Còn Tsang-Khyi có kích thước đồ sộ sơn nhiều, thường sống trong các đền chùa ở Tây Tạng, nơi chúng được coi như linh thú canh gác cho các tu sĩ Phật giáo và các vị Lạt Ma.

Giống chó Ngao Tây Tạng gần như không được thế giới biết đến trước thế kỷ 18. Đến năm 1847, chú chó Tây Tạng đầu tiên được đưa đến châu Âu bởi Chúa Hardinge, phó vương Ấn Độ, và ngay lập tức gây sốc nặng với những người chứng kiến. Tầm vóc quá to lớn của chú chó này thực sự gây choáng ngợp, bởi kích thước và sức mạnh đều vượt xa giống chó vĩ đại nhất châu Âu thời bấy giờ là Great Dane. Chú chó này sau đó được tặng cho Nữ hoàng Victoria.

Năm 1974, hoàng tử xứ Wales, người sau này trở thành vua Edward VII tiếp tục nhập khẩu thêm 2 chú chó Ngao Tây Tạng khác vào Anh, bắt đầu thời kỳ Ngao Tây Tạng được nhập khẩu thường xuyên vào châu Âu. Thế chiến II diễn ra kết thúc thời kỳ phát triển rầm rộ của Ngao Tây Tạng. Mãi cho đến năm 1976 chúng mới được nhập khẩu và nhân giống phổ biến trở lại. Lịch sử tương tự với Ngao Tạng cũng diễn ra trên đất Mỹ.

Ngày nay, những chú chó Ngao Tây Tạng thuần chủng tinh khiết gần như chỉ được tìm thấy trong các đền chùa tại cao nguyên Tây Tạng. Những chú Ngao Tạng ngoài cao nguyên đã bị thương mại hóa nhiều và hầu hết bị lai tạp với các giống chó khác, phần là để lai tạo chúng theo hướng hiền đi, nhưng chủ yếu là để tăng số lượng giống chó vốn rất đắt đỏ này.

Đặc điểm chó Ngao Tây Tạng thuần chủng

Chó Ngao Tây Tạng có kích thước vô cùng đồ sộ, chúng được coi là giống chó lớn nhất thế giới với chiều cao (tính đến vai) ít nhất 70cm và cân nặng phổ biến từ 60 – 90kg, có cá thể Ngao Tạng được ghi nhận nặng tới 110kg và cao tới 1.2m. Thân hình chúng mạnh mẽ, cân đối, dáng đứng oai vệ, các cơ bắp rất phát triển, đặc biệt ở phần vai, ngực, hông và các đùi. Tuy nhiên, Ngao Tạng thường chỉ đạt kích thước “khổng lồ” khi được nuôi tại xứ lạnh, còn ở Việt Nam, Ngao Tạng khó đạt được kích thước lớn tối đa.

Ngao Tạng có bộ lông 2 lơp, rất dày và dài phủ kín cơ thể, giúp chúng “chấp tất cả mọi loại gió mùa”, thích nghi với mọi thời tiết khắc nghiệt nhất. Bộ lông có thể có màu đen, đen – nâu, đen -vàng, đen – trắng, nâu, nâu đỏ, cam, xám hoặc vàng. Lớp lông ở cổ thường dày, dài hơn và thường xù ra giống như bờm sư tử, trông cực kỳ oai phong lẫm liệt.

Đầu chó Ngao Tạng rất lớn, trán và đỉnh đầu phẳng, không có nếp nhăn. Mũi to, miệng rộng và vuông vức, hàm cực khỏe. 2 tai dài và rủ xuống 2 bên má. Cổ chúng rất dày và có cơ bắp phát triển. 4 chân rất lớn, cơ bắp và gân guốc giúp chúng có thể đạt tốc độ cực cao, được miêu tả là “nhanh hơn hươu nai”. Đuôi dài, lông xù và thường cuộn tròn trên lưng.

Tính cách chó Ngao Tây Tạng

Ngao Tây Tạng thuần chủng là giống chó tuyệt đối trung thành, suốt đời chúng chỉ nghe lệnh 1 chủ và thường là người nuôi lớn chúng. Với bản năng hoang dã cao, Ngao Tạng cũng nổi tiếng là bướng bỉnh, khó dạy và khó huấn luyện, cần phải rất kiên nhẫn nếu muốn huấn luyện chúng kể cả với người nuôi lớn chúng từ nhỏ (đặc điểm này chỉ đúng với Ngao Tạng thuần chủng, còn với Ngao Tạng thương mại hiện nay bị pha tạp các nguồn gen khác nên tính cách này không hoàn toàn đúng). Chúng cũng bị coi là một giống chó dữ, cần được có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt nếu muốn nuôi ở khu đông dân cư.

Cách nuôi chó Ngao Tây Tạng ở Việt Nam

Không phải ai cũng có thể nuôi và dám nuôi chó Ngao Tây Tạng, trước hết phải là một chủ chó cứng tay, có kinh nghiệm để khắc chế được tính hung dữ và bướng bỉnh của giống chó này. Tiếp là phải có không gian rộng rãi, Ngao Tạng vốn là giống chó lao động, chúng luôn thích chạy nhảy và vận động mạnh, nếu bị nhốt ở không gian chật hẹp hoặc xích quá lâu, chúng sẽ bị cuồng chân và việc giật đứt xích, đạp đổ rào với một giống chó to lớn như này là điều hoàn toàn có thể.

🌟 Hệ Thống Cửa Hàng Thú Kiểng tự tin cam kết bán phụ kiện và thức ăn chính hãng cho thú cưng với giá rẻ nhất thị trường hiện nay. Rẻ hơn từ 5 – 30% so với sản phẩm cùng loại tại các cửa hàng khác.

📍 Thú Kiểng – Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân

📍 Thú Kiểng – Đền Lừ – Hoàng Mai

Địa Chỉ: 64 – Đền Lừ 2 – Q. Hoàng Mai, Hà Nội (Ngã 3 Đền Lừ) https://www.facebook.com/ThukiengDenLuHN/094 209 5239

📍 Thú Kiểng – Đông Anh

Địa Chỉ: 60 tổ 12 – đường Thiết Bị Điện – thị trấn Đông Anh https://www.facebook.com/ThuKiengDongAnhHN/0934 611 484

📍 Thú Kiểng – Bình Phú – Quận 6

📍 Thú Kiểng – Bình Thuận – Quận 7

📍 Thú Kiểng – Thủy Nguyên

📍 Thú Kiểng – Hạ Long

Địa Chỉ: Số 506 Nguyễn Văn Cừ – P. Hồng Hải – TP. Hạ Long https://www.facebook.com/ThuKiengHaLong/090 604 06 39

Chó Ngao Tây Tạng Giá Bao Nhiêu? Hướng Dẫn Chăm Sóc Chó Ngao Tây Tạng

Chó ngao Tây Tạng được xem là loài chó dũng mãnh nhất trong tất cả các loài chó, đặc trưng bởi thân hình đồ sộ với tuổi thọ trung bình từ 12 đến 15 năm, cân nặng từ 45-73kg đối với con đực trưởng thành và từ 34-54kg đối với con cái trưởng thành. Chính đặc điểm này đã làm nên tên tuổi của Chó ngao Tây Tạng và giá cả để mua chúng thì cũng khá là đắt đỏ.

Đặc điểm của chó ngao Tây Tạng

Hiện nay có rất nhiều loại chó ngao Tây Tạng khác nhau, đa phần bị lai tạp khá nhiều so với giống thuần chủng nên chúng ta cần học cách phân biệt chúng. Giá cả một chú chó Ngao khá “trên trời” một chút nên khiến các bạn muốn nuôi cũng phải ngao ngán khi đưa ra quyết định mua. Do đó để tránh trường hợp mua lầm chó dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang” thì bạn nên tìm hiểu thật kĩ những thông tin cơ bản về chúng để không bị lừa bởi những người buôn chó không uy tín trên thị trường.

Đặc trưng dễ phân biệt nhất của một chú chó ngao Tây Tạng thuần chủng là thân hình đồ sộ với cân nặng tầm 40 – 70kg tùy độ tuổi và giống đực hay cái, chiều cao hơn 70cm. Bộ lông có 2 lớp bao gồm lớp ngoài khá dày dặn, mềm mượt và dài hơn còn lớp bên trong ngắn hơn và mịn hơn. Lông chúng có màu đen, nâu đen, vàng đen, nâu, nâu đỏ, cam, xám, vàng. Một điểm khá nổi bật ở chúng là lớp lông ở cổ trông như sư tử nên chúng thường ví như một đối thủ đáng gờm của “chúa Sơn Lâm”. Do sống ở xứ lạnh thời gian dài từ thời tổ tiên nên bộ lông của chúng còn giúp chúng giữ ấm khi mùa đông đến. Ngoài ra những bộ phận trên cơ thể chúng cực kì dẻo dai với cơ bắp phát triển ở cả 4 chi, giúp chúng vận động linh hoạt và chiến đấu với kẻ thù.

Tính cách chó ngao Tây Tạng

Đặc điểm tính cách của chú chó ngao Tây Tạng đáng tin tưởng nhất là tính “trung thành tuyệt đối” với chủ, thậm chí sẵn sàng hi sinh vì chủ nhân trong tình huống nguy cấp. Tuy nhiên vì tính khá “hiếu chiến” nên cần phải được huấn luyện thật tốt để chúng không tấn công người lạ.

Bình thường chó ngao khá hiền lành, dễ thương thậm chí chúng còn thích chơi đùa ngoài trời nữa. Do nguồn gốc từ phương Bắc nên đôi lúc chúng khá cảnh giác với người lạ hoặc thức ăn lạ, bạn nên có cách chăm sóc và nuôi dưỡng hợp lý để chúng thích nghi với đời sống thường nhật.

Chế độ dinh dưỡng của chó ngao Tây Tạng

Chó Ngao Tây Tạng là thú cưng của nhiều giới siêu giàu ở khắp nơi trên thế giới, sở hữu chúng cũng khiến chủ nhân trông thật “ngầu” nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi chúng. Nuôi dưỡng và huấn luyện chó ngao là một quá trình lâu dài, tốn nhiều thời gian lẫn công sức nên chủ nhân chúng cũng phải hết sức kiên nhẫn. Chó ngao ăn rất khỏe và thuộc loại chó mạnh mẽ nên chế độ ăn của chúng cũng hết sức nghiêm ngặt và khắt khe qua từng giai đoạn khác nhau sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau.

Khi chúng còn nhỏ từ 2 – 4 tháng bạn nên cho chúng ăn thịt nạc mỗi ngày, 1 chén thức ăn chia thành khoảng 3 bữa hoặc các bữa phụ nếu muốn, lưu ý thức ăn phải được nấu kĩ vì giai đoạn này chúng còn rất nhỏ dạ dày chưa tiêu hóa được thức ăn quá cứng.

Từ 4 – 10 tháng tuổi bạn nên tăng khẩu phần ăn của chúng lên gấp đôi, đây là lúc chúng trong giai đoạn phát triển nên cần bổ sung nhiều năng lượng nhất. Nên kết hợp giữa thịt nạc, thức ăn khô cho chó và gặm kèm xương ống mỗi ngày để luyện cơ hàm cho chúng.

Từ 10 tháng tuổi trở lên, bạn cần bổ sung nhiều đạm cho chúng bằng các thực phẩm như thịt nạc, sữa, xương bò, xương heo,…ngoài ra bạn có thể cho chúng ăn trứng vịt lộn, trứng gà sống để phát triển lông và cơ bắp.

Chó Ngao từ 1 tuổi trở lên sức ăn của chúng rất khỏe, mỗi ngày bạn nên cung cấp đủ cho chúng 1kg thức ăn. Thực đơn có thể đa dạng và phong phú từ cơm, thịt bò, gà, heo, xương ống, thêm chục trứng vịt lộn hoặc trứng gà tươi, cho chúng uống thêm sữa tươi để phát triển khỏe mạnh hơn.

Một số điều bạn cần lưu ý:

Không cho chúng ăn đồ ôi thiu, hư hỏng

Không cho chúng ăn những thức ăn lạ, không rõ nguồn gốc vì dễ khiến chúng bị bệnh

Nước uống cho chó nên để chúng tự uống theo giờ quy định, cho chúng uống khoảng 2-3 lít mỗi ngày

Cách chăm sóc chó ngao Tây Tạng

Chó ngao là một giống chó hiếu chiến nên huấn luyện chúng rất khó khăn, tốt nhất bạn nên thường xuyên dạy dỗ và theo dõi chúng để tránh trường hợp gây thương tích cho người khác. Cho nên bạn cần rất nhiều thời gian để chăm sóc và dạy dỗ chúng đấy.

Chó ngao có bộ lông khá dày so với khí hậu Việt Nam nắng nóng sẽ rất dễ khiến chúng bị sốc nhiệt và bệnh. Nên cần có không gian thoải mái để chúng chơi đùa, không nên nhốt chúng một chỗ quá lâu mà phải cho chúng thường xuyên vận động. Nếu bạn không có quá nhiều thời gian thì mình nghĩ bạn nên tham khảo dòng chó Phú Quốc tại Việt Nam, rất dễ nuôi và phù hợp với khí hậu nước ta.

Bạn nên tắm rửa chúng mỗi ngày và sấy khô lông cho chúng nếu không chúng sẽ dễ bị rụng lông và mắc các bệnh về da. Bên cạnh đó nên thường xuyên dẫn chúng đi khám định kì bác sĩ thú y để đảm bảo sức khỏe chúng được tốt.

Nên dạy chúng cách đi vệ sinh đúng chỗ từ lúc còn nhỏ để chúng có thói quen không đi bậy ra chỗ khác.

Chó ngao Tây Tạng giá bao nhiêu

Để sở hữu một chú chó ngao Tây Tạng thì không phải ai cũng dám bởi giá của chúng rất cao. Chắc chắn có bạn đã từng nghe đến những chú chó ngao Tây Tạng có giá từ 1~3 tỷ vnd rồi nhỉ. Khi mới từ trên cao nguyên Tây Tạng xuống thì đây chính là cái giá bạn phải bỏ ra để sở hữu một chú chó ngao Tây Tạng đấy.

Những chú chó ngao Tây Tạng sinh ra ở Việt Nam thì có giá khoảng 20~25 triệu cho một em từ 2~5 tháng tuổi. Nếu những con đã nuôi được 1 năm trở nên thì giá sẽ cao hơn rất nhiều. Do đó việc sở hữu chó ngao Tây Tạng ở Việt Nam hiện nay không còn quá hiếm nữa. Ngoài ra thì với tầm giá này bạn hoàn toàn có thể sở hữu một chú chó Chow Chow (chó sư tử) cũng rất uy dũng và đẹp như chó ngao Tây Tạng.