Chó Nào Không Nên Nuôi / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Khi Nào Bạn Không Nên Nuôi Chó

Bạn không có nhiều thời gian

Điều kiện tài chính chưa cho phép

Nếu điều kiện tài chính chưa cho phép, bạn không nên nuôi chó

Ngay cả khi bạn không phải bỏ tiền ra để mua một chú chó về nuôi, bạn được người thân tặng đi chăng nữa, bạn cũng vẫn phải cân nhắc về số tiền bỏ ra hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc chó cưng của mình. Chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng nuôi chó có gì tốn, người ăn gì nó ăn nấy. Thế nhưng không phải giống chó nào cũng dễ nuôi như vậy, đặc biệt là một số giống chó quý rất kén ăn, hoặc giống chó to như Rott, Great Dane lại tiêu tốn một lượng thức ăn khổng lồ. Chính vì thế chi phí cho chế độ dinh dưỡng của chó cũng không hề nhỏ. Chưa kể các chi phí phát sinh khi chó cưng của bạn mắc bệnh, chi phí chăm sóc da, lông, tiêm vắc xin… rồi các phụ kiện cần thiết như lồng cũi, dây dẫn dắt… cũng sẽ ngốn một khoản đáng kể trong ngân sách của bạn.

Chỉ vì mục đích trông coi nhà thì không nên nuôi chó

Cho dù chú chỏ của bạn có vóc dáng to lớn hoặc thậm chí được huấn luyện chuyên nghiệp như một chú chó nghiệp vụ thực sự, nhưng với lý do trên thì sớm muộn chú cún của bạn cũng sẽ mai một những gì nó có. Một khi đã không được coi là một thành viên trong gia đình, không nhận được những cái vuốt ve, âu yếm, không được trò chuyện mỗi ngày, chú chó của bạn sẽ trở lên hoang dã, nguy hiểm. Lúc này thay về tấn công kẻ xấu, rất có thể chúng sẽ phản chủ bởi khoảng cách giữa một chú chó nghiệp vụ và một dã thú rất gần.

Nuôi chó để làm “đồ chơi” cho bọn trẻ

Đừng nuôi chó chỉ với mục đích làm món đồ chơi cho con trẻ

Bạn nghĩ rằng những chú chó dễ thương , xinh xắn sẽ là một người bạn tốt và an toàn cho lũ trẻ mình, điều này không hoàn toàn đúng. Trẻ con thường chưa có nhận thức tốt, khi nô đùa với chó quá đà rất dễ làm chúng nổi giận, dễ gây ra những điều đáng tiếc. Chính vì nếu có ý định nuôi một con chó để bầu bạn bất cứ lúc nào với con trẻ thì bạn đừng nên nuôi chúng.

Không nên nuôi chó cho mục đích kinh doanh

Ngày nay, việc nuôi chó mèo quá phổ biến, bên cạnh những gia đình nuôi chó mèo và coi chúng như một thú cưng trong nhà, thì có không ít người nuôi chúng với mục đích nhân giống hay bán lấy tiền. Biết là việc này không có gì sai, nhưng những nhà kinh doanh cũng cần có tình cảm, cần nuôi dưỡng, chăm sóc chó như một thú cưng thật sự. Có như vậy thì chất lượng về giống cho cũng như sức khỏe cho người nuôi mới được đảm bảo.

Có Nên Nuôi Chó Becgie Không?

Becgie là giống vật nuôi đang rất được ưa chuộng hiện nay.

Nguồn gốc của chó Becgie

Becgie là một giống chó có xuất xứ từ Đức. Bởi sở hữu thân hình to khỏe nên chúng được áp dụng để kéo xe và chăn cừu. Tuy nhiên, khi kinh tế phát triển thì sức kéo của chó Becgie được thay thế bởi máy móc. Chính vì vậy, giống chó này ngày càng hiếm và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao.

Nhận thấy điều này, Chính phủ Đức đã cho nhân giống để duy trì dòng chó thông minh này. Hiện nay, Becgie trở thành chó nghiệp vụ không thể thiếu trong quân đội. Ngoài ra, chúng còn được nuôi rất nhiều trong các hộ gia đình.

Becgie là một giống chó có xuất xứ từ Đức, sở hữu thân hình to khỏe.

Có nên nuôi chó Becgie không?

Để trả lời cho câu hỏi ” Có nên nuôi chó Becgie không?” thì mời bạn theo dõi những đặc điểm nổi bật sau đây:

Chó Becgie rất thông minh

Thông minh là đặc điểm nổi bật mỗi khi nhắc đến chó Becgie. Chúng giỏi tới mức có thể nắm bắt được tâm trạng của con người chỉ thông qua nét mặt. Loài chó này còn có thể hiểu được mệnh lệnh của chủ một cách xuất sắc. Vì vậy, không quá khó để huấn luyện Becgie trở nên ngoan ngoãn và biết nghe lời.

Becgie là loài chó bảo vệ

Ngoài tính cách thông minh, thì chó Becgie có xu hướng bảo vệ chủ nhân của mình. Chúng sẵn sàng tấn công những ai xâm phạm đến bạn. Đây là một lợi thế khi nuôi giống chó này. Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát chúng để không gây ra rủi ro đáng tiếc.

Chó Becgie là vệ sĩ trung thành

Becgie là giống chó rất trung thành. Chúng luôn dính lấy chủ và không chịu rời ra. Cho dù bạn đang ăn, ngủ thậm chí là đi vệ sinh thì Becgie vẫn lẽo đẽo theo sau. Chính vì vậy, giống chó này được đánh giá là rất nghe lời chủ.

Qua những yếu tố trên chúng ta có thể thấy, Becgie là giống chó thông minh và trung thành. Vì vậy, việc nuôi chúng trong nhà là rất phù hợp và cần thiết cho mỗi gia đình.

Becgie là giống chó thông minh và trung thành.

Hiện nay, Becgie là dòng chó được nuôi phổ biến ở nước ta. Để mua được một em khỏe mạnh, thông minh và thuần chủng là điều rất khó. Chính vì vậy, bạn cần tìm kiếm cho mình địa điểm uy tín để chọn mua. Một trong những gợi ý dành cho bạn là trại chó Becgie Sơn Tây

Chúng tôi đã nhận được sự tín nhiệm của hàng triệu người trên toàn quốc. Các giống chó tại trang trại đã được trải qua 100% thuần chủng và kiểm định. Chính vì vậy, các em vô cùng hoạt bát và thông minh. Ngoài ra, giá thành tại chúng tôi cũng hợp lý nhất trên thị trường. Chắc chắn sẽ không làm quý khách thất vọng về giá cả cũng như chất lượng của từng em chó Becgie.

Thông tin liên hệ:

Người Bận Rộn Nên Chọn Nuôi Giống Chó Nào?

Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta ước mơ sở hữu một chú chó nhưng có nhiều trở ngại, đặc biệt là quỹ thời gian hạn hẹp. Rõ ràng, người chủ tận tụy phải đầu tư thời gian không kém gì so với công sức và tiền bạc như bản kế hoạch này. Vậy một người bận rộn nên chọn nuôi giống chó nào để không cần vào bếp chuẩn bị đồ ăn, hay dắt chúng đi dạo?

Không có giống chó nào có thể sống trong gia đình bạn, tuân thủ quy định về ăn uống, đi vệ sinh mà không cần trợ giúp. Tuy nhiên, có một vài giống chó vẫn sống tốt mà không cần sự quan tâm hay chăm sóc quá nhiều. Và thậm chí có nhận nuôi hai đứa thì bạn giành danh hiệu “người chủ trách nhiệm”.

Hướng dẫn cho người mới nuôi chó

Tiêu chí lựa chọn nuôi giống chó cho người bận rộn

Cần cân nhắc một số yếu tố quan trọng sau đây trước khi bắt tay vào lựa chọn người bạn tri kỷ của mình.

Tập thể dục: Bản năng của loài chó là di chuyển. Chúng khác loài mèo, có thể nằm ngủ hoặc quẩn quanh một chỗ 24 giờ. Lựa chọn giống chó ít di chuyển, thích nằm ngủ hoặc hiền lành là yếu tố then chốt.

Huấn luyện: Chắc chắn bạn không muốn một chú chó sống quá hoang dã mà bạn không thể kiểm soát. Hãy lựa chọn những giống chó thông minh, hiểu nhanh chóng những yêu cầu cơ bản của chủ nhân.

Chăm sóc: Vệ sinh lông, móng và răng miệng sẽ chiếm một phần “Lịch làm việc hàng tuần” của bạn. Móng và răng miệng là 02 yếu tố tương đồng giữa các chủng chó khác nhau. Vậy nên, hãy lựa loài nào có bộ lông đơn giản, hoặc cụt lông để giảm tải khối lượng công việc.

Chăm sóc sức khỏe: Ngay cả những con chó khỏe mạnh nhất cũng cần đến bác sĩ thú y một hoặc hai lần một năm để kiểm tra. Những loài chó có dạ dày tốt, ít bị dị ứng hay gặp vấn đề về tiêu hóa sẽ có sức đề kháng cao hơn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian để gặp bác sỹ thú y trừ việc khám định kỳ.

Đầu tiên, hãy tránh chọn nuôi giống chó này

Trước hết, không nên nhận nuôi những chú chó có quá nhiều năng lượng bởi chúng luôn có nhu cầu hoạt động như chạy nhảy, đuổi bắt hoặc cắn gặm. Sống với một người bận rộn, ít nhận được sự quan tâm sẽ khiến chúng có khả năng mắc bệnh trầm cảm.

Ngoài ra, những giống chó quá thông minh cũng sẽ gặp trở ngại trong chính ngôi nhà của bạn. Chúng cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc hạn chế của bạn, dễ buồn và thất vọng. Khoảng cách tình bạn giữa hai bên có nguy cơ bị rạn nứt bởi vì chú chó này sẽ tự thích nghi với một lối sống cực kỳ độc lập.

Độ tuổi cũng là yếu tố để bạn quyết định nhận nuôi chó vào thời điểm nào. Chó con, đặc biệt dưới 16 tuần tuổi, có lượng năng lượng và sự tò mò vô biên. Chúng luôn luôn chạy nhảy, học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Thời điểm 6 tháng tuổi, chó con ít khi tuân thủ những quy tắc được hướng dẫn từ khi còn bé. Chúng cực kỳ hứng thú với những hoạt động thử thách như trận giả, đuổi bắt.

Chính vì vậy, bạn hãy lựa chọn những chú chó ở độ tuổi trưởng thành hơn như 2 hoặc 3 tuổi. Giống như một đứa con bắt đầu trưởng thành, mọi hành động đều được cân nhắc từ những kinh nghiệm học được khi còn nhỏ. Đặc biệt, chó trưởng thành luôn ý thức để tuân thủ luật lệ mà bạn đặt ra.

Giống chó tốt nhất cho người lười biếng hoặc bận rộn

1. Chó lạp xưởng (Dachshund)

Ngược lại với vẻ bề ngoài khá kỳ lạ, chó xúc xích (lạp xưởng – Dachshund) có tính cách đáng yêu và rất hoạt bát. Tên gọi của chúng tại Việt Nam bắt nguồn từ hình dáng thon dài cùng 4 chân ngắn giống Corgi. Mõm của chó lạp xưởng khá dài, hàm răng sắc nhọn và phần bụng hơi hóp về phía hai chân sau.

Bản năng của lạp xưởng hoạt động, thích đào bới nhằm giữ cho thân hình cân đối và dễ di chuyển. Tuy nhiên, do đặc điểm hình thể nên dachshund không thể hoạt động quá lâu hoặc quá nhiều, đặc biệt là chạy hoặc bơi.

Đây là một trong những giống chó dễ huấn luyện và tuân thủ kỷ luật. Ngoài ra, chúng còn được đánh giá là một chủng chó dũng cảm, có khả năng săn mồi độc lập. Hoặc trong những tình huống cấp bách, chúng hành động rất cẩn trọng. Trên thế giới, chó lạp xưởng được ưa chuộng và sử dụng làm chó trông nhà.

Chó lạp xưởng có 3 dòng chính: lạp xưởng lông mượt, lông dài và lông ngắn. Trong đó, chó lạp xưởng lông mượt là dòng thuần chủng, còn lông dài và lông ngắn là do lai tạo. Tuy nhiên, cả hai dòng có lông hầu như không gây cho chủ nhân khó khăn khi chăm sóc. Vậy nên, bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại nào bạn thích.

2. Chó Bull Pháp

Chó Bull Pháp đứng vị trí thứ hai trong danh sách đề cử của Fonti về giống chó dành người bận rộn. Bull Pháp có ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu và lanh lợi. Tuy sở hữu khuôn mặt khá hung dữ nhưng Bull Pháp rất hiền lành và thân thiện với con người.

Đặc trưng ngoại hình của chó Bull Pháp là đôi tai vểnh và lớn, mõm phẳng, mũi tẹt và hơi hếch lên phía bên trên. Bộ lông và da của chúng cực kỳ mềm mại, và bạn không phải lo lắng về vụ “thay lông” của Bull Pháp.

Lý do thứ hai khiến Bull Pháp phù hợp với cuộc sống của người bận rộn chính là khả năng ăn tạp. Dạ dày của Bull Pháp rất tốt nên bạn có thể dễ dàng thay đổi loại thức ăn cho chúng. Tuy nhiên, với bản năng “lười hoạt động” nên bạn cần chú ý để cân đối khẩu phần ăn để tránh bệnh béo phì.

Một điểm thú vị nữa ở dòng chó Bull Pháp đó là chúng ít khi sủa bậy và gây tiếng ồn. Nếu bạn sống ở chung cư hay khu vực dân cư đông đúc thì nên lựa chọn nuôi Bull Pháp để bầu bạn hơn.

3. Phốc sóc

Nếu đang có cảm tình với những chú chó kích thước nhỏ nhắn, Chiahuahua là giống chó nên nuôi. Chỉ nặng từ 1,5 đến 3 kg, Chihuahua là giống chó bỏ túi và có thể đi theo bạn khắp nơi. Mặc dù, chiahuahua là giống chó có nguồn năng lượng “bùng nổ”. Nhưng bù lại, chúng không cần tập thể dục nhiều. Chúng có thể tự thỏa mãn nhu cầu hoạt động của bản thân trong một khoảng không gian hẹp như ngồi nhà của bạn.

Ở Việt Nam, Chiahuahua lông ngắn được nuôi phổ biến hơn dòng lông dài. Chính vì vậy, bạn cũng không cần lo lắng về việc chải chuốt lông cho chúng. Nếu bạn là người ít khi để mắt đến thú cũng, chiahuahua cũng khiến bạn an tâm vì người lạ rất khó tiếp cận chúng. Không những vậy, chúng còn biết ghen tị mỗi khi bạn tiếp xúc với một chú chó khác.

4. Toy Poodle

Toy Poodle cùng là một ứng cử viên hội tụ mọi yếu tố của một chú chó sinh ra cho người “bận rộn”. Dễ thương và hiền lành, thông minh và trung thành, không cần tập thể dục quá nhiều và ăn tạp. Điểm trừ duy nhất của Toy Poodle đó là chúng quá thông minh. Toy Poodle thích hợp nếu như căn hộ của bạn tách biệt với hàng xóm hoặc là có khả năng chống ồn.

Đầu tiên, poodle cũng giống như Bull Pháp, ăn mọi thứ mà bạn cho chúng. Từ rau củ quả cho đến mọi loại thịt, thức ăn khô chúng đều có thể hấp thụ. Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị đồ ăn là những gì mà một người nuôi poodle cảm nhận.

Kích thước nhỏ nên poodle có thể quen thuộc với không gian hoạt động hẹp. Poodle có trí thông minh vượt bậc, chúng đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng trí thông minh của loài chó. Có lẽ đây là lý do khiến Poodle có hành vi chuẩn mực, dễ kiềm chế so với các giống chó anh chị em khác.

Như đã nói bên trên, bạn sẽ gặp khó khăn nếu như nhận nuôi một dòng chó quá thông minh. Tuy nhiên, nếu như Poodle có những đặc tính phù hợp với những gì bạn mong đợi thì chúng cũng đáng để nhận nuôi.

Ngoài 04 giống chó trên, bạn có thể tìm hiểu thêm và chọn nuôi giống chó khác như Labrador, Golden Retriever,… Tuy 04 giống chó trong danh sách trên đều thích hợp với một cuộc sống độc lập khi chủ nhân không thể dành nhiều thời gian cho chúng, nhưng sự chăm sóc là điều cần thiết. Hãy cố gắng cân bằng thời gian dành cho chúng, nô đùa vào mỗi buổi tối sau khi về nhà hoặc thức dậy vào buổi sáng sớm dắt chúng đi dạo.

Nuôi Thú Cưng: Nên Hay Không Nên???

Trong thời gian gần đây, số lượng thú cảnh đang tăng lên khá nhanh ở cả thành thị và nông thôn. Đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay đang có xu hướng muốn có cho mình một người bạn là thú cưng. Việc nhận nuôi một chú chó hoặc mèo mang lại nhiều lợi ích cho không chỉ người nuôi mà còn nhiều lợi ích cho cộng đồng. Nhưng trước khi quyết định nuôi thú cưng, bạn cũng cần xem xét kỹ lưỡng điều kiện hoàn cảnh để đem lại nhiều lợi ích nhất cho cả bạn và thú cưng.

1. Có nên nuôi chó hay không?

Đây là câu hỏi khá quan trọng đối với những người chuẩn bị nuôi thú cưng. Trước khi nuôi chó, mèo bạn cần xem xét rất kỹ lưỡng để có quyết định đúng đắn.

– Điều kiện kinh tế: Ở thời điểm hiện tại, điều kiện kinh tế của bạn có cho phép bạn có thêm một người bạn hay một thành viên mới trong gia đình? Đầu tiên là chi phí để có được một chú chó hoặc mèo, với tầm giá từ 2 triệu trở lên để có thể sở hữu thú cưng, việc này không mấy khó khăn với các bạn đã đi làm, nhưng với các bạn vẫn còn là học sinh, sinh viên số tiền này không phải là nhỏ.

Chi phí mua chó, mèo là chưa đủ, bạn còn cần mua sắm những phụ kiện kèm theo như dây xích, chuồng, thức ăn, đồ chơi….

Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, bạn cũng cần chi tiêu cho việc ăn uống, kiểm tra sức khỏe,… cho thú cưng. Vậy nên hãy tính toán thật kỹ trước khi quyết định nuôi một chú chó hoặc mèo vì hững khoản này cũng sẽ “ngốn” của bạn không ít tiền.

– Điều kiện thời gian: Khi bạn đã có thu nhập tốt và chi phí không là vấn đềbạn quá lo ngại thì điều kiện thời gian cũng là vấn đề rất cần lưu ý. Bạn cần biết rằng thú cưng của bạn rất cần được quân tâm chăm sóc như một thành viên trong gia đình. Chúng cũng cần được âu yếm vuốt ve, cũng cần có thời gian đi dạo, vui chơi. Nếu bạn mang một con chó hoặc mèo về nhà và suốt ngày nhốt nó trong chuồng hoặc trong nhà thì hoàn toàn không nên. Chưa kể tới việc một ngày chó, mèo của bạn cần đi vệ sinh nhiều hơn (khoảng 4 tiếng một lần) và nếu bạn nuôi chó, mèo mà không có thời gian đưa chúng đi vệ sinh đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận sống chung với “bão”. Nếu bạn chọn cách giải quyết bằng cách để chó ở sân hoặc vườn thì cũng cẩn thận vì thời tiết có thể quá nóng hoặc quá lạnh, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng. Ngoài ra cũng cần lưu ý vì chó, mèo của bạn cũng có thể bị bắt trộm bất cứ lúc nào.Đặc biệt với một số giống chó cần có thời gian hoạt động nhiều hơn, bạn cần có thời gian cho chúng tập thể dục nếu không muốn chúng mắc bệnh. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ thời gian để đảm bảo hoạt động hằng ngày cho thú cưng của bạn.

– Điều kiện không gian: Khi bạn đã có đủ cả 2 điều kiện trên, bạn cũng cần tính đến môi trường xung quanh của bạn để nuôi chó, mèo cảnh không? Nếu trong nhà bạn, hoặc hàng xóm của bạn có người dị ứng với lông chó hoặc mèo, hay đơn giản là họ không thích chó, mèo vì một nguyên nhân nào đấy thì tốt nhất bạn cũng không nên nuôi tránh làm xấu đi tình cảm giữa bạn và những người xung quanh. Việc bạn có con nhỏ cũng rất đáng lưu ý khi quyết định thêm một thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không nhắc tới những lợi ích mà khi nuôi chó, mèo, hay một số loại thú cưng khác mang lại. Những lợi ích này không chỉ cho bạn, mà cho cả cộng đồng xung quanh bạn.

– Bạn sẽ tập thể dục nhiều hơn khi có cún: Hằng ngày cún của bạn cần thời gian để chơi đùa cũng như đi dạo cùng bạn. Đây chính là thời gian bạn tập thể dục hàng ngày.

– Bạn sẽ bớt căng thẳng hơn: Khi cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng, bạn có thể âu yếm vuốt ve thú cưng của mình sẽ thấy bớt căng thẳng hơn. Hay đơn giản là những cử chỉ ngộ nghĩnh đáng yêu của chính thú cưng của bạn sẽ giúp bạn có tinh thần thoải mái hơn.

– Những đứa trẻ ít bị dị ứng hơn: Trẻ em được vui chơi với chó hầu như ít bị mắc bệnh dị ứng, trẻ mau lớn và tăng sức đề kháng do dị ứng với thú cưng sau này.

– Ngoài ra những nghiên cứu còn cho thấy rằng sự âu yếm chó làm giảm tỷ lệ đau tim của người nuôi vì vậy mà những người chủ nuôi chó hầu như có một trái tim khỏe. Thực tế, vài cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng những người nuôi chó được cứu thoát chứng nhồi máu cơ tim nhiều hơn là những người không nuôi.

– Bạn ít cảm thấy buồn chán: Những lợi ích của việc nuôi chó cũng làm sức khỏe tinh thần bạn cởi mởi. Làm sao mà buồn được khi luôn có một người bạn ngộ nghĩnh vui vẻ ở bên. Chăm sóc chó còn giúp giảm bớt triệu chứng trầm cảm và khuyến khích con người lạc quan hơn.

– Bạn trở nên duyên dáng khi về già: lợi ích dành cho những người già nuôi chó thể hiện ở nhiều việc: như những bệnh nhân Alzheimer ít bùng phát cơn tức giận khi có nuôi một con chó trong nhà. Những con chó còn mang đến tình cảm tuyệt vời cho những người già, vì vậy, những người sau khi nghỉ hưu thường có xu hướng chọn cho mình một chú chó hoặc mèo làm bạn.

– Giảm thiểu những căn bệnh nguy hiểm: Chó mang nhiều vi trùng giúp cho con người xây dựng hệ miễn dịch để chống lại bệnh tật. Nghiên cứu cho thấy, chủ nuôi chó thường mắc ít bệnh hơn và ít nghiêm trọng hơn những người không nuôi.

– Bạn sẽ cảm thấy được bảo vệ: Chó có thể dùng làm hệ thống an ninh hiệu quả cho ngôi nhà. Những cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng tiếng sủa của chúng ngăn cản những tên trộm. Nên biết rằng bạn có một con chó với thính giác nhạy bén có thể phát hiện bất cứ ai rình mò làm tăng cảm giác an toàn cho bạn. Ngoài ra, những chú chó được huấn luyện luôn sẵn sàng bảo vệ bạn trong mọi trường hợp nguy hiểm nhất.

– Bạn có thể sớm phát hiện ung thư: Điều này có vẻ khó tin nhưng khướu giác của chó rất nhạy mùi nên có thể được dùng vào nhiều mục đích bao gồm phát hiện ung thư.

– Chó là người bạn trung thành nhất: Một chú chó không bao giờ từ bỏ bạn dù bạn có nghèo túng đến mức nào, thứ chúng cần không phải là tiền bạc mà là tình cảm của bạn và được ở bên bạn dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

– Hàng ngày, những chú chó trợ giúp con người trong rất nhiều công việc khác nhau: chó chiến trường được sử dụng để canh gác, trinh sát và theo dõi, chó cảnh sát để đuổi bắt hay truy tìm, chó thăm dò và cứu hộ làm nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ….

Còn vô vàn những lợi ích khác mà việc chăm nuôi thú cưng mang lại cho bạn. Vậy, tại sao không tìm cho mình một người bạn thích hợp ngay bây giờ?