Chó Mèo Youtube / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Youtube Tập Đặc Biệt Doraemon (Mới Nhất 2022): Cuộc Chiến Giữa Doraemon Vs Robot Chó Vietsub Dor

YouTube

Tập Đặc Biệt Doraemon (MỚI NHẤT 2018): CUỘC CHIẾN GIỮA DORAEMON VS ROBOT CHÓ Vietsub

Doraemon Vietsub19.807 lượt xem

134

3

ĐĂNG KÝ

3,7 N

Xuất bản 17 thg 11, 2018

————————————————————————————————– Doraemon vietsub,vietsub doraemon,doraemon long tieng,doraemon lồng tiếng,doraemon thuyết minh,doraemon thuyet minh,doraemon tieng viet,doraemon htv3,doraemon vnjp,hoat hinh doraemon,hoat hinh doraemon tieng viet,hoat hinh doraemon thuyet minh tieng viet,phim hoat hinh doremon long tieng htv3,doraemon vietsub new 2014,vietsub doraemon 2014,hoạt hình doremon dài tập,hoạt hình doremon dài tập thuyết minh,hoạt hình doremon dài tập tiếng việt,doremon tieng viet truyen ngan,doremon tieng viet truyen dai,doremon tieng viet thuyet minh,doremon tieng viet long tieng Doraemon vietsub,vietsub doraemon,doraemon long tieng,doraemon lồng tiếng,doraemon thuyết minh,doraemon thuyet minh,doraemon tieng viet,doraemon htv3,doraemon vnjp,hoat hinh doraemon,hoat hinh doraemon tieng viet,hoat hinh doraemon thuyet minh tieng viet,phim hoat hinh doremon long tieng htv3,doraemon vietsub new 2014,vietsub doraemon 2014,hoạt hình doremon dài tập,hoạt hình doremon dài tập thuyết minh,hoạt hình doremon dài tập tiếng việt,doremon tieng viet truyen ngan,doremon tieng viet truyen dai,doremon tieng viet thuyet minh,doremon tieng viet long tieng Doraemon vietsub,vietsub doraemon,doraemon long tieng,doraemon lồng tiếng,doraemon thuyết minh,doraemon thuyet minh,doraemon tieng viet,doraemon htv3,doraemon vnjp,hoat hinh doraemon,hoat hinh doraemon tieng viet,hoat hinh doraemon thuyet minh tieng viet,phim hoat hinh doremon long tieng htv3,doraemon vietsub new 2014,vietsub doraemon 2014,hoạt hình doremon dài tập,hoạt hình doremon dài tập thuyết minh,hoạt hình doremon dài tập tiếng việt,doremon tieng viet truyen ngan,doremon tieng viet truyen dai,doremon tieng viet thuyet minh,doremon tieng viet long tieng meo u doraemon

Âm nhạc trong video này

Tìm hiểu thêmBài hátドラえもん・えかきうたNghệ sĩ水田わさび(ドラえもん)Albumドラえもん ドラガオじゃんけんNgười cấp phép cho YouTube:columbia (thay mặt cho COLUMBIA) và 4 Hội bảo vệ quyền âm nhạc

Tiếp theo

Tự động phát

43:40

Tuyển Tập Hoạt Hình Doraemon Tiếng Việt Tập 76 – Chiếc Gương Biến Đổi Hình Dạng, Thành Phố Đồ Chơi

POPS Kids

1 Tr lượt xem

Mới

21:51

Doraemon Tập 250 – Thiên Tài Ngủ Gật, Dụng Cụ Phiêu Lưu Của Robinson – Hoạt Hình Tiếng Việt

POPS Kids

12 Tr lượt xem

43:37

Tuyển Tập Hoạt Hình Doraemon Tiếng Việt Tập 28 – Dây Tiếp Đất Truyền Hoảng Loạn, Găng Tay Phản Đòn

POPS Kids

967 N lượt xem

43:42

Tuyển Tập Hoạt Hình Doraemon Tiếng Việt Tập 72 – Nhãn Dán Hàng Độc Và Lạ, Thật Là Nhiều Nobita

POPS Kids

1,3 Tr lượt xem

Mới

21:46

Doraemon Tập 246 – Hộp Không Gian Thứ 4, Dây Tơ Hồng – Hoạt Hình Tiếng Việt

POPS Kids

18 Tr lượt xem

22:20

Doraemon Tập 225 – Đi Tìm Đá Quý Trong Dạ Dày, Sống Lại Đi Pero – Hoạt Hình Tiếng Việt

POPS Kids

12 Tr lượt xem

22:00

Doraemon Tập 111 – Đèn Pin Hoán Đổi, Bộ Dụng Cụ Rô Bốt Giống Y Đúc – Hoạt Hình Tiếng Việt

POPS Kids

4,2 Tr lượt xem

22:01

Doraemon Tập 88 – Hãy Tặng Thưởng Nào, Xe Tuyển Cử – Hoạt Hình Tiếng Việt

POPS Kids

4,8 Tr lượt xem

22:01

Doraemon Tập 25 – Từ Điển Bách Khoa Toàn Thư Vũ Trụ, Khăn Lau Thời Gian – Hoạt Hình Tiếng Việt

POPS Kids

5,5 Tr lượt xem

19:00

Larva TV

6,1 Tr lượt xem

43:40

Tuyển Tập Hoạt Hình Doraemon Tiếng Việt Tập 78 – Chiếc Thang Máy Bốn Chiều, Cọng Cỏ Gây Ngủ

POPS Kids

185 N lượt xem

Mới

22:19

Doraemon Tập 201 – Chiến Tranh Đồ Cổ, Ngọn Đèn Ma Trơi – Hoạt Hình Tiếng Việt

POPS Kids

18 Tr lượt xem

HIỂN THỊ THÊM

Nhận xét • 15

Nguồn: https://mavachmientrung.com/

Mèo Chửa Mấy Tháng Thì Sinh Mèo Con?

Mèo chửa mấy tháng thì đẻ là điều mà rất nhiều người nuôi mèo quan tâm. Đặc biệt là những bạn muốn nuôi mèo kinh doanh. Trên thực tế, mèo là loại động vật có khả năng sinh sản độc lập.

Hơn 80% mèo mẹ có khả năng sinh ra đàn con mà không cần bất cứ hỗ trợ gì từ con người. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể hỗ trợ phần nào đó, để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.

Mèo Chửa Mấy Tháng?

Chu kỳ mang thai của mèo là 9 tuần, trường hợp ngoại lệ có thể dao động từ 58 – 70 ngày. Nếu như bạn không biết chính xác thời điểm mèo mang thai, bạn vẫn có thể tính ra thai kỳ gần đúng.

Đối với những bạn trẻ không xác định nuôi mèo sinh sản, hãy đem mèo đi triệt sản sớm. Tuyệt đối tránh tình trạng nuôi không được lại bỏ hoang. Hơn nữa, triệt sản sẽ tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho mèo.

Mèo Mấy Tuổi Thì Đẻ Được

Mèo bắt đầu động dục khi được khoảng 6 đến 9 tháng tuổi, sớm nhất có thể từ 5 tháng tuổi. Những con mèo hoang dã hoặc không thuần chủng có thể động dục sớm hơn thời điểm này. Thời gian động dục của mèo cũng rất rộng, từ 7 – 21 ngày.

Cũng giống như các loài động vật khác, 90% mèo mang thai khi thời tiết ấm áp, dễ chịu. Chưa có con số cụ thể về “thời kỳ mãn kinh của mèo” (vì đại đa số mèo nuôi đều bị triệt sản sớm).

Nhưng có một điều chắc chắn, là khả năng sinh sản của chúng sẽ kém theo thời gian. Thời gian mèo mang thai tốt nhất là trong khoảng 1 – 6 tuổi.

Sau 6 tuổi, sức khỏe của mèo đã yếu đi. Sinh sản vào thời điểm này sẽ phát sinh nhiều vấn đề: đẻ sót, bệnh tật, bong tróc…

Thời Gian Mang Thai Của Mèo

Sau 2 tuần mang thai: đa phần mèo mẹ sẽ thân thiết với chủ hơn. Mèo sắp sinh rất thích sự ấm áp, sự yên tĩnh và sự kín đáo. Nhưng sẽ phản ứng gay gắt hơn với các vật nuôi khác trong nhà. Một số cô mèo khó tính có thể cáu bẳn với chính chủ nuôi

Sau 4 tuần mang thai: mèo có dấu hiệu nôn nghén. Khi mang thai khoảng 3 tuần, có thể đưa mèo đi siêu âm để biết chính xác lượng mèo con hoặc mèo mang thai mấy tháng thì đẻ.

Lưu ý: việc nôn khan còn là dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Nếu thấy tần suất nôn quá dày, hãy mang đi kiểm tra ngay. Để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Mèo nhà có thể động dục quanh năm . Đó là lý do mà một năm mèo có thể sinh 3-4 lứa. Số con trung bình trong một lứa khoảng 03 con. Nhưng nó thường có thể lên tới 6 hoặc nhiều hơn, trung bình 1 mèo cái sẽ đẻ 2-3 lứa 1 năm, mỗi lứa lại được từ 3-5 mèo con. Nguồn: wikipedia

Sau 6 tuần mang thai: mèo bắt đầu hoạt động nhiều hơn. Có những dấu hiệu rõ rệt của việc bồn chồn và lo lắng. Lúc này, cần hỗ trợ mèo trong việc chuẩn bị ổ đẻ.

Dấu Hiệu Mèo Sắp Đẻ

Trước sinh 1-2 ngày, mèo sẽ rà soát liên tục tại khu vực ổ đẻ. Mèo mẹ sẽ đều đặn ngồi xuống và liếp láp âm hộ của mình. Theo phỏng đoán của chuyên gia thú y là để vệ sinh âm đạo, hỗ trợ cho việc sinh nở.

Cố gắng để mèo sinh một cách tự nhiên nhất. Trước thời điểm sinh khoảng 1-2 tuần, hãy chú ý tới lượng dinh dưỡng của mèo. Mèo khi sinh sẽ ăn và uống khá nhiều. Bạn cần bổ sung đủ năng lượng để chúng sinh đẻ dễ dàng.

Dịch Vụ Khám Chữa Tại Nhà – PetHealth

Mèo mẹ không thích bị quầy rầy trong khi sinh. Bạn nên đứng từ xa quan sát và can thiệp những khi cần thiết. Nếu thấy quá trình chuyển dạ diễn ra quá lâu (1h) nhưng không sinh đẻ hãy liên hệ với các bác sĩ thú y ngay.

Hiện nay, rất nhiều bệnh viện có dịch vụ khám chữa tại nhà, trong đó có PetHealth. Nếu lượng mèo con ít hơn kết quả siêu âm, bạn cũng nên hỏi ý kiến của chuyên gia. Tránh tình trạng thai lưu, mèo mẹ đẻ sót.

Chó Mèo Bị Béo Phì

Chó mèo bị béo phì – nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả

Ngày này, Những chủ nuôi ngày càng có xu hướng vỗ béo cho thú cưng của mình, cho đến khi cân nặng của các bé mất kiểm soát và đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng

1. Bệnh béo phì ở chó mèo là gì?

Bệnh béo phì nói chung, có thể được định nghĩa là tình trạng dư thừa chất béo trong cơ thể đủ để làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Ở Việt Nam, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống của thú cưng cũng từ đó tăng theo, rất nhiều những loại chế phẩm, thức ăn, dụng cũ hỗ trợ cho người chủ nuôi thú cưng để chăm sóc cho những chú cún, chú mèo được mập mạp béo tốt. Do đó, gần đây chúng ta có thể thấy những trường hợp thú cưng bị béo phì bắt đầu tăng lên đáng kể, trên mạng lan truyền những trường hợp của các chú chó nặng đến độ không thể tự di chuyển, chủ nuôi phải dùng xe đẩy hàng để di chuyển thú cưng của mình, hay những chú mèo mập tròn, dáng đi lặc lè khệnh khạng, thậm chí động tác uốn mình để liếm lông cũng không làm được.

Với tâm lý “Chó gầy hổ mặt người nuôi” cũng như việc nhìn thú cưng mập tròn rất dễ thương, bắt mắt, những chủ nuôi càng ngày càng có xu hướng vỗ béo cho thú cưng của mình, cho đến khi cân nặng của các bé mất kiểm soát và đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng mới bắt đầu chữa chạy thì đôi khi đã quá muộn. Việc giảm cân cho thú cưng lúc đó cũng rất vất vả và đòi hỏi sự kiên nhẫn vô cùng.

2. Nguyên nhân bệnh béo phì ở chó mèo

Béo phì có thể ảnh hưởng đến tất cả các loại vật nuôi, và nguyên nhân chính có thể do nhiều nguyên nhân chính sau:

Do ăn quá nhiều hoặc không tập thể dục đủ.

Do tâm lý nuôi phải béo mới đẹp như đã đề cập bên trên.

Do một số bệnh mà hệ quả của chúng là béo phì.

Dựa trên những nguyên nhân chính, chúng ta cũng có thể ghi nhận thêm một số nguyên nhân như sau:

Chọn sai giống chó: trong khi béo phì có thể có ở mọi loài chó, tuy nhiên, ở một số loài thì nguy cơ này cao hơn nhiều lần do DNA của chúng đã có những đặc điểm này, ví dụ như tốc độ trao đổi chất chậm di truyền (giống ở loài người), hay chúng là loài rất dễ thương khi béo, mà đã dễ thương chúng lại càng được cho ăn nhiều hơn bình thường, chúng ta cứ tưởng tượng ra 1 chú chó ta gầy và 1 chú Pug mặt xệ gầy xem? Hẳn nhiên không thể để chú Pug gầy được rồi đúng không nào?

Chọn sai hoặc không quan tâm đến chú thích của loại thức ăn đóng gói cho chúng: ngày nay thức ăn được chế biến sẵn không còn xa lạ, chúng là những loại thức ăn công nghiệp với tỉ lệ phối trộn được tính toán nghiêm ngặt theo cộng đồng nghiên cứu về từng giống chó mèo, ở mỗi giai đoạn phát triển, chúng cần chất và lượng hoàn toàn khác nhau, nếu chúng ta cẩu thả trong việc lựa chọn thức ăn sẽ khiến chúng thiếu chất này và dư chất khác, béo phì là một trong các hệ quả của việc này.

Cho ăn vặt vô tội vạ: việc cưng chiều thú cưng là hoàn toàn bình thường ở chủ nuôi, mỗi khi chơi đùa hay huấn luyện chúng thì việc thưởng cho chúng là cần thiết, tuy nhiên nếu được thưởng quá nhiều lần và mỗi lần quá nhiều thức ăn sẽ gây ra tình trạng chán ăn bữa chính vì thức ăn thưởng thường rất ngon, khi đó chúng ta lại phải cho chúng ăn những bữa chính thật hoành tráng, thật bổ dưỡng thì thú cưng mới chịu ăn, béo phì là đây chứ đâu nữa?

Không hiểu hình thể khỏe mạnh của thú cưng: nhiều người cứ thấy chó lộ xương sườn hoặc phần bụng thon gọn thì gọi chúng là “gầy”, trong khi thực tế, những chú có có cơ bắp phát triển đầy đủ, bụng thon, xương mông hơi tròn, cử chỉ linh hoạt, thì đó là những chú chó khỏe mạnh nhất. Tương tự ở mèo, một hình thể thon gọn, phản ứng nhanh nhạy mới là những chú mèo được chăm nuôi tốt.

3. Hậu quả bệnh béo phì của chó mèo

Béo phì thời gian dài ở chó mèo cũng tương tự như ở người, để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng,  chất béo dư thừa tác động tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ của chó mèo,

Thú cưng béo phì tăng nguy cơ mắc:

Nhiều loại ung thư

Đái tháo đường.

Bệnh tim và tăng huyết áp.

Suy hô hấp.

Viêm xương khớp và thoái hóa nhanh hơn các khớp bị ảnh hưởng.

Đều là những bệnh mãn tính và cực kỳ nguy hiểm, không có lý do gì để bàn cãi về việc kiểm soát trọng lượng cho thú cưng bắt đầu từ bây giờ cả. Để chúng có cuộc sống tốt đẹp chính là trách nhiệm của những người chủ nuôi chúng ta.

4. Chẩn đoán và cách điều trị bệnh béo phì

Cũng không phải quá phức tạp để biết chó hoặc mèo bị dư cân dẫn tới béo phì, bằng mắt thường chúng ta có thể phân biệt với những đặc điểm sau:

Đối với chó:

Có thể nhìn và cảm nhận được đường viền của xương sườn chó mà không có mỡ thừa bao phủ.

Có thể nhìn thấy và cảm nhận được vòng eo của chú chó của mình và nó phải được nhìn thấy rõ ràng khi nhìn từ trên xuống.

Bụng chó phải hóp lại khi nhìn từ bên cạnh.

Đối với mèo:

Có thể nhìn thấy và sờ thấy xương sườn, xương sống và xương hông của mèo.

Vòng eo của mèo phải được nhìn rõ khi nhìn từ trên xuống.

Bụng mèo không được chảy xệ bên dưới, chỉ nên có một ít mỡ bụng.

Nếu chó/mèo của bạn không có các đặc điểm khỏe mạnh này, hoặc chúng ta nghi ngờ chúng bị dư cân, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y của bạn, sẽ có thể có các bài kiểm tra sức khỏe và nếu cần thiết, đề nghị một chương trình giảm cân để giúp chúng trở lại trạng thái sung mãn.

Bệnh béo phì ở cho tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng làm rút ngắn tuổi thọ của bé, Và nếu chẳng may chu cum của bạn gặp phải và qua đời hay nhớ đến Petkung với dịch vụ hỏa táng thú cưng chuyển nghiệp sẽ là hành trang để chú cún của bạn sớm luân hồi chuyển kiếp

5.Cách phòng tránh béo phì cho chó mèo

Như chúng ta đã đề cập, để thú cưng dư cân dẫn tới béo phì hoàn toàn là trách nhiệm của người chủ nuôi, tăng cân ở vật nuôi thường là kết quả của việc cho ăn quá nhiều và lười vận động. Để giữ cho thú cưng của bạn có trọng lượng khỏe mạnh, hãy đảm bảo cung cấp sự cân bằng lành mạnh giữa lượng thức ăn và hoạt động thể chất. Ví dụ: cho chó hoặc mèo của bạn ăn hai đến ba bữa mỗi ngày thay vì cung cấp thức ăn mọi lúc và đảm bảo bao gồm ít nhất một lần đi dạo hàng ngày hoặc một số giờ chơi. Thậm chí ở chó sau 10 tháng tuổi người ta còn khuyến cáo chỉ nên cho ăn 1 lần 1 ngày vì chúng đã phát triển đầy đủ.

Việc duy trì cân nặng hợp lý cho chó mèo còn phụ thuộc vào loại thức ăn chúng ăn hàng ngày. Chủ sở hữu nên chọn thức ăn vật nuôi thích hợp theo độ tuổi, trọng lượng và mức độ hoạt động của con vật. Nói chung, chó và mèo nhỏ tuổi cần tiêu thụ nhiều calo hơn cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể so với chó và mèo già.

Bạn cũng chú ý đến một số bệnh đặc biệt khiến thú cưng chúng ta có vẻ tăng cân nhưng thực ra thì không phải do ăn uống, ví dụ như bệnh về hormone tăng trưởng mà cơ quan nắm giữ điều phối hormone chính là tuyến giáp, ở bệnh này chó có thể trông to lớn nhưng ăn không nhiều hơn bình thường, còn ở mèo chúng bị kích thích ăn rất nhiều một cách bất thường.

Kết luận, dù việc nuôi thú cưng béo tròn có hấp dẫn chúng ta thế nào đi nữa, với trách nhiệm của một người chủ nuôi hiện đại, chúng ta phải đảm bảo phòng tránh việc tăng cân không kiểm soát cho thú cưng của mình. Ngoài việc chúng ta cần trang bị kiến thức cho bản thân,  Petkung khuyên bạn vẫn rất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y về từng giai đoạn phát triển thú cưng của bạn.

Tại Sao Mèo Ghét Chó??

Tại sao Mèo ghét Chó??

Tại sao Mèo ghét Chó?? Vì Chó là hậu duệ của những con Sói ngoài tự nhiên; trong khi tổ tiên của những chú Mèo là loài Mèo rừng Ả Rập, chúng được biết đến chủ yếu là những kẻ cô độc. Ngay cả bây giờ, sau hàng ngàn năm, dù Chó và Mèo đều đã được thuần hóa, nhưng chúng vẫn sở hữu một số đặc điểm từ tổ tiên của mình. Những chú Chó có bản năng đuổi theo những con mồi nhỏ – đặc biệt là khi nó chạy trốn. Và hiển nhiên, những chú Mèo thì thường không thích bị rượt đuổi.

Ngoài ra, Chó thường có thái độ thể hiện tình cảm một cách nồng nhiệt đối với những gì chúng yêu quý. Trong khi đó, Mèo thì lại có xu hướng cẩn trọng; và đánh giá một tình huống trước khi chúng tỏ ra thân thiện.

Chúng ta có thể giúp cho Mèo và Chó sống hòa thuận với nhau

Mèo và Chó là hai loài khác nhau thường được chúng ta nuôi chung với nhau và luôn coi chúng như một phần của gia đình. Hãy để chúng làm quen từ từ và kiên nhẫn để làm tăng tỷ lệ để chúng có thể chấp nhận nhau một cách suôn sẻ. Bạn cũng cần nhận ra rằng Mèo và Chó giao tiếp khác nhau; và chúng muốn những thứ khác nhau trong cuộc sống. Do đó có thể sẽ có những va chạm khi sống cùng nhau. Bạn hãy chú ý cung cấp những điều kiện tốt nhất để chúng cảm nhận lẫn nhau và sống hòa đồng.

Hãy mang lại sự phong phú trong không gian sống cho cả hai. Những món đồ dành riêng cho chú Mèo như Cây mèo leo, Cá đồ chơi và đặc biệt là khu vực cửa sổ. Và những thứ Đồ chơi cho Chó để nhai và đánh hơi. Những chú Chó thường không quan trọng đến không gian, chỉ cần thoải mái là được. Trong khi Mèo lại muốn sở hữu và kiểm soát lãnh thổ.

Tại sao Mèo ghét Chó? Cách bạn giới thiệu chúng khá quan trọng

Mèo và Chó cần thời gian để thích nghi và làm quen với nhau. Bởi vì chúng có mức độ thoải mái khác nhau khi kết bạn, nên quá trình giới thiệu cần phải được thực hiện dần dần. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng chú Mèo của bạn luôn có một lối thoát dễ dàng nếu nó quyết định thoát khỏi tình huống gặp mặt. Nhiều chú mèo thích những nơi nghỉ ngơi trên cao như Cây Mèo leo để tránh khỏi những chiếc răng nanh từ chú Chó quá nhiệt tình.

Hãy mang cả hai vào phòng cùng một lúc, và giữ chú Chó bằng dây xích ở bên cạnh bạn. Nếu chú Chó cố gắng lao về phía trước, hãy kéo nó lùi lại vài bước cho đến khi nó thể hiện thái độ bình tĩnh. Dần dần tiến về phía chú Mèo, và nhớ thưởng cho chú Chó cho mỗi bước chân chậm rãi. Khi đó, chú Mèo sẽ biết rằng nó có thể ở chung phòng với chú Chó này mà không sợ bị tấn công.

Sau phần giới thiệu ban đầu, hãy tách Chó và Mèo để tạo khoảng cách giữa chúng trong thời gian chúng làm quen với nhau. Đừng bao giờ bắt ép chúng! Bởi đó có thể là một bước lùi trong sự khởi đầu cho một mối quan hệ hòa bình.

Độ tuổi của Chó và Mèo cũng là một phần nguyên nhân

Mèo và Chó hòa thuận với nhau hơn khi chúng bắt đầu sống với nhau lúc còn nhỏ. Khi đó chúng chỉ đang tìm hiểu về thế giới rộng lớn; và sẽ dễ dàng cởi mở hơn để phát triển một tình bạn khác loài.

Các giống Chó khác nhau có thể tốt hơn trong việc sống hòa hợp với Mèo

Tính cách và một vài yếu tố khác đóng một phần trong việc chú Chó có thể kết bạn được với Mèo hay không. Nhưng có một số giống chó được biết là có thể sống hài hòa hơn với Mèo như: Chó Golden Retriever, Chó Sục, Chó chăn cừu Đức..

Kiểm tra lý lịch trước khi thêm một chú Chó cho gia đình

Nếu bạn đang có một chú mèo con và đang muốn nhận nuôi thêm một chú Chó. Hãy tìm hiểu về lai lịch của Chó trước khi mang về nhà. Hãy chắc chắn rằng chú Chó đó không có tiền sử xâm hại đối với các loài động vật khác.

Chuẩn bị trước không gian sống để đảm bảo Mèo và Chó có thể sống hòa thuận với nhau

Hãy cố gắng tạo ra bầu không khí mà Thú cưng hiện tại sẽ trải nghiệm trước khi Thú cưng mới xuất hiện một cách từ từ để những thay đổi không xảy đến quá bất ngờ:

Lắp đặt những cánh cửa nhỏ để ngăn cách Mèo và Chó.

Di chuyển một số đồ dùng để những thay đổi sẽ không đến cùng lúc với sự bổ sung thêm thành viên mới trong gia đình.

Cho chúng ăn đủ xa nhau để không khí trong bữa ăn bớt căng thẳng.

Tập thể dục cho Chó để nó có thể giải phóng bớt một phần năng lượng nhiệt tình trước cuộc gặp gỡ lớn.

Thực tế, bạn không bao giờ biết một chú Mèo và một chú Chó có chung sống hòa bình không. Nhưng bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị trước để giảm tỷ lệ Mèo ghét Chó.

5

/

5

(

145

bình chọn

)