Chó Mèo Xinh Xắn / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Standa Poodle Giống Chó Cao Lớn Nhất Họ Poodle Rất Xinh Xắn

132

Views

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Chẳng quá lời nếu nói Poodle là 1 trong những giống chó được yêu thích nhất – nhì Việt Nam. Các bé khiến sen mê mệt vì xinh xắn, nhanh nhẹn. Nếu như các toy hoặc teacup xinh xinh “hạt mít” thì Standard Poodle (Standa Poodle) nổi trội oai phong.

Standard cũng chính là kích thứơc gần như “sơ khai” của giống chó này. An Phú Pet sẽ dành nguyên bài viết này để giúp bạn hiểu hơn về những Poodle khổng lồ này.

Poodle size Standard lớn cỡ nào? Có gì khác biệt so với những size khác?

Bạn có biết: Standard Poodle còn được gọi với cái tên khác là Giant Poodle (Poodle khổng lồ)? Một bé Standa Poodle có chiều cao ít nhất là 38 cm cùng cân nặng 20 – 32 kg.

Bạn có thể gặp bé cún lớn cao đến 60 cm và nặng 35 kg. Các bé là dân “anh chị” trong họ Poolde. So với size Mini hay Toy, giống poodle Standa này có thể lớn gấp đôi, gấp ba.

Ngoại hình của những bé cún này hầu như không có nhiều khác biệt so với giống chung. Tuy nhiên, kích cỡ khiến các bé trông cao, gầy, với đôi chân thẳng tắp và dáng vẻ dũng mãnh.

Chúng ta vẫn thường nhắc đến việc Poodle có chân dài bằng lưng. Bạn sẽ dễ dàng kiểm chứng nhận định này khi ngắm 1 bé Poodle khổng lồ. Tổng thể lưng, chân của cún hợp thành 1 hình vuông chằn chẵn với mặt đất.

Nếu để ý, bạn sẽ thấy dáng điệu này chỉ có thể thấy được ở giống Poodle mà thôi. Gương mặt của Standa Poodle đặc trưng với cái đầu tròn, cái mõm nhọn và dài.

Đôi mắt sẫm màu có hình bầu dục nằm ngang. Bé cún này có mắt to nên tổng thể khuôn mặt cân đối chứ không bị gầy hóp. Tai của các bé rủ, dài.

Vì có lông xoăn nên lúc nào An Phú Pet cũng tưởng tượng như bé đang cột tóc hai bên. Bộ lông của những bé Poodle cỡ lớn này vẫn xoăn “tin tít” không khác gì những bé cún con.

Tuy nhiên, có thể kích cỡ lớn đã khiến bé trông chững chạc, 1 vài bé kiêu sa, quý tộc chứ không nhí nhảnh, nhí nhố như những bé cún cỡ nhỏ.

Giant Poodle có hung dữ hơn các bé size nhỏ?

Câu trả lời cho câu hỏi phía trên là HOÀN TOÀN KHÔNG. An Phú Pet nhận thấy phàm là dòng dõi Poodle đều đáng yêu, ngoan hiền bất kể kích cỡ, màu lông, …

Đó là lý do vì sao người ta càng yêu mến và muốn được chăm sóc những bé cưng này nhiều hơn. Trước tiên phải nhắc đến trí thông minh thiên bẩm. Các bé rất khôn ngoan nhanh nhạy với tác phong tự tin cuốn hút.

Hãy cứ thử huấn luyện hay chơi đùa với bé mà xem, chắc chắn bạn sẽ công nhận điều ấy. Sự thật là bé cún này có thể làm được kha khá trò. Vốn dĩ xưa đến nay, các bé đã là những diễn viên xiếc tài danh.

Từ lâu người ta luôn nói: Động vật cũng có suy nghĩ như con người. Những bé cún này không phải ngoại lệ. Nếu bạn bắt ép cún vận động hoặc huấn luyện quá nhiều, các bé sẽ suy nghĩ, căng thẳng.

Một vài bé trở nên dè dặt, hoảng sợ. Số Standa Poodle khác sẽ “tức nước vỡ bờ”, trở thành kẻ ngang bướng, khó trị. Bởi thế, thay vì o ép, quát nạt, bạn nên đối xử nhẹ nhàng, yêu thương.

Có như vậy, cún cưng mới thoải mái, tiếp thu tốt và thực hiện lệnh chính xác. Một công việc khác mà chắc chắn Standa Poodle hoàn thành tốt hơn các bé cún nhỏ là trông nhà.

Đừng nghĩ những bé cún duyên dáng, dễ thương là mỏng manh, yếu đuối. Poodle khổng lồ đáo để “không vừa đâu”. Khi chơi đùa cùng chủ, các bé vẫn để ý xung quanh.

Khi thấy tiếng động hoặc người lạ, các bé sẽ sủa lớn báo hiệu.

Kinh nghiệm chăm sóc giống chó Standa Poodle lớn tại Việt Nam

Giống Poodle khá nổi tiếng tại Việt Nam nhưng Poodle khổng lồ lại có số lượng khiêm tốn hơn. Phải chăng bé cún này không hợp với khí hậu nước ta? Làm thế nào để những bé cún này khoẻ mạnh, vui vẻ tại ngôi nhà mới?

Môi trường nuôi và khả năng thích ứng khí hậu của Standa Poodle

Chắc hẳn bạn có đôi chút lo lắng khi nuôi một bé cún ngoại như thế này tại Việt Nam. Poodle nói chung, Standa Poodle nói riêng nhìn chung có sức khoẻ khá tốt.

Các bé sống tương đối khoẻ mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì kích thước to, giá cao nên bạn ít gặp những bé Poodle to lớn này.

Bạn có thể nuôi Standa Poodle trong nhà phố, căn hộ, trong biệt thự hoặc dưới quê đều được. Đặc biệt, nếu sống trong nhà nhỏ hẹp đầm ấm, Poodle càng có dịp gần gũi và thân thiết với chủ hơn.

Cách tắm rửa và chăm sóc lông

Bộ lông của Poodle không chỉ xoăn, dày mà còn có thể mọc dài chấm đất như tóc. Việc chải lông giúp loại bỏ lông rụng, gỡ rối lông cho cún vẻ ngoài đẹp đẽ hơn.

Bạn sẽ tắm định kỳ 2 tuần 1 lần, tần suất này có thể thay đổi tuỳ điều kiện sống của cún. Khi đó, tỉa lông giúp Standa Poodle mát mẻ, thoải mái và cũng để làm đẹp.

Bạn có thể giúp bé cưng “chưng diện” qua bộ lông chỉ nhờ cắt tỉa. Thời gian định kỳ tỉa lông cho mỗi bé thường là 6 – 8 tuần 1 lần. Nếu lông dài nhanh có thể tỉa thường xuyên hơn.

Các bạn khéo tay có thể tự xén lông tại nhà. Trong khi đó, nếu không tự tin, bạn nên đưa cún đến các spa chó mèo chuyên nghiệp. Sau khi tỉa lông, đừng quên tắm để bé thơm tho, sạch sẽ.

Lưu ý khi vệ sinh tai, răng

Sau mỗi lần tắm, bạn nên kết hợp vệ sinh tai cho cún Standa Poodle. Công việc này giúp loại bỏ bụi bẩn và phát hiện ký sinh trùng như các loại bọ, ve gây hại.

Cún Poodle có hàm răng lớn, dễ bẩn và bốc mùi nên cần đánh răng mỗi tuần ít nhất 1 lần. Tuy nhiên, rất nhiều người nuôi chia sẻ nên đánh răng cho bé hàng ngày y như người.

Thật vậy, nhờ thế mà khoang miệng cún không có mùi đồng thời tránh viêm, sưng lợi.

Cách cho cún vận động và đi dạo

Dòng chó này xuất thân là chó săn nên bản năng vận động đã ngấm vào máu. Nếu bị nhốt lâu ngày, không được đi lại thường xuyên, cún dễ bị stress và cáu kỉnh.

Khi nuôi chó Standa Poodle, bạn cần nhớ cho bé vận động đầy đủ. Cụ thể, nên dẫn cún đi dạo hoặc chạy bộ ít nhất mỗi ngày một lần. Chú ý nên cho cún ra ngoài lúc trời mát mẻ, tốt nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Ngoài ra, bạn cũng nên chơi đùa cùng các bé. Chỉ cần những trò chơi đơn giản như đuổi bắt hoặc ném bóng là đủ để bé thư giãn, thoải mái và cảm nhận tình yêu thương, sự quan tâm đến từ phía bạn.

Một số lưu ý sức khoẻ cho chú cún Standa Poodle

Trong quá trình nuôi giống chó này, bạn cần lưu ý thêm những nội dung sau:

Mua cún từ người bán uy tín để tránh mua phải cún bị các bệnh di truyền.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý theo từng độ tuổi khác nhau.

Chú ý quan tâm hơn đến những bé cún con, không cho cún nghịch đồ cứng, nhọn. Tất cả là bởi cá tính nghịch ngợm, tò mò có thể khiến các bé bị thương hoặc dị ứng.

Nắm chắc lịch tiêm phòng, tẩy giun và thực hiện đều đặn.

Đưa Standa Poodle đi khám sức khoẻ để phòng tránh những bệnh không mong muốn như: Teo võng mạc, đục thủy tinh thể, dị ứng hoặc các bệnh về da.

Giống chó này cũng có thể gặp phải tình trạng loạn sản hông co giật. Trong khi đó, nếu vệ sinh không đúng cách tai cún dễ bị nhiễm trùng.

Trong quá trình cho ăn, bạn cũng nên lưu ý đến định lượng thức ăn và các món ăn. Chú ý không cho cún ăn nhiều để tránh trình trạng trướng bụng, đầy hơi.

Một số dấu hiệu ốm bệnh của Standa Poodle

Bởi cún không thể nói được như con người nên rất nhiều trường hợp ốm bệnh phát hiện trễ. Để tránh tình trạng này, bạn nên lưu ý 1 số dấu hiệu sau để đưa cún đi khám chữa kịp thời.

Cún Standard Poodle ăn ít, không muốn ăn hoặc bỏ bữa. Nhiều bé cún thậm chí không muốn uống nước.

Cún bị lung lay hoặc gãy răng không rõ nguyên nhân, hơi thở bốc mùi hôi khó chịu.

Cún có dáng đi lảo đảo, lề mề, khả năng phản ứng chậm, mặt mũi “ủi xìu” và không thích chạy chơi.

Cún cưng của bạn có thái độ bất thường: Bị kích động, hay sợ hãi hoặc phản ứng thái quá.

Cơ thể cún xuất hiện nhiều vết sưng cục. Lông cún mất đi vẻ mềm mượt, óng ả vốn có, màu lông xỉn đi. Chó bị rụng lông nhiều, có thể mất đi 1 mảng lông.

Những trường hợp cần đưa cún đi cấp cứu càng sớm càng tốt!

Ngoài những dấu hiệu báo hiệu bệnh nói trên, nếu xuất hiện những triệu chứng sau, tốt nhất bạn nên đưa cún Standa Poodle đến bệnh viện thú y trong thời gian sớm nhất.

Cún liên tục dùng chân gãi hoặc cựa đầu.

Cún bị khó tiểu hoặc đi tiểu ra máu, nước tiểu đậm màu hoặc màu bất thường.

Bụng của chú cún này phình to hoặc có thể lép rỗng khác thường.

Cún không thể đi lại bình thường, thường đứng không vững và bước đi liêu xiêu.

Kiểm tra miệng thấy nướu răng chuyển sang màu đỏ thẫm, cún chảy nhiều dãi, …

Ngoài ra còn có thêm các triệu chứng như co giật, sùi bọt mép, khó chịu, lóng ngóng, …

Cách nhận biết, đánh giá cún Standa Poodle khoẻ, đẹp

Bởi có kích thước lớn nên giá trị của mỗi bé Poodle này luôn thuộc hàng chục triệu. Giá trung bình thường trên dưới 25 triệu VNĐ.

Con số trên có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo màu lông, độ tuổi, vóc dáng hoặc nguồn gốc của cún. Nếu đang chọn mua 1 bé cún Standard Poodle, nhất định bạn không nên bỏ qua các tiêu chí sau:

Chọn những bé cún có bộ lông mượt, xoăn bồng bềnh, mềm mại và màu sáng đẹp. Không nên chọn những vé có bộ lông cứng bết, xơ rối và độ xoăn không đều

Những bé cún khoẻ mạnh có chân thẳng, dáng đi nhẹ nhàng, nhanh nhẹn. Không nên chọn các bé có dáng đi bất thường và có biểu hiện ốm bệnh.

Tìm hiểu tính cách của bé để biết cún có thân thiện, dễ gần và ngoan ngoãn không. Khác với trước đây, những bé chó Standa Poodle đang ngày càng phổ biến.

Bạn có thể tìm mua các bé khoẻ mạnh, oai phong thông qua các trại chó uy tín. Trong bài viết này, An Phú Pet xin đặc biệt tự ứng cử danh hiệu “địa điểm mua bán chó Standard Poodle có tâm, uy tín”.

Hotline: 0906 333 690

【 Chó Phốc Sóc Mini Giá Rẻ 100K, Chó Phốc Sóc Xinh Xinh Giá Rẻ

Có nguồn gốc xa xưa từ một giống chó kéo xe trượt tuyết lớn, chó Phốc sóc (tên tiếng Anh gọi là chó Pomeranian, Pom) ngày nay có một quá trình phát triển rất thú vị. Với thân hình nhỏ nhắn, năng động và rất biết vâng lời. Pomeranian sẽ là người bạn nhỏ tuyệt vời trong gia đình.

Đang xem: Chó phốc sóc mini giá rẻ 100k

Lịch sử ra đời và nguồn gốc xuất xứ của giống chó Phốc sóc

Chó Phốc sóc có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất Pomeranian, thuộc Trung Âu ngày xưa. Nay là Tây Bắc Ba Lan và Đông Bắc Đức. Chúng có tổ tiên rất gần với các giống chó tuyết Alaska, Samoyed và Husky với đặc điểm chung là bộ lông dài và bông xù. Chó Phốc sóc ban đầu chủ yếu được người Đức sử dụng như một giống chó chăn gia súc.

Nguồn gốc xuất xứ của giống chó Pom

Tổ tiên của chó Phóc sóc bắt nguồn từ loài Spitz cổ xưa. Chúng phân hóa thành loài Pomerania vào khoảng giữa thế kỷ 16. Tên gọi chính thức được đặt theo nơi chúng sinh ra đó là tỉnh Pomeranian, thuộc Cộng hòa liên bang Đức.

Giữa thế kỷ 18 là giai đoạn bắt đầu thời kỳ thịnh vượng của chó Phốc sóc tại Châu Âu khi công chúa Sophia kết hôn với hoàng tử Anh có mang theo 2 chú chó Pomeranian. Chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện, chó Phốc sóc đã làm giới quý tộc Anh “phát sốt” vì ngoại hình kiêu sa + tính cách sang chảnh, quý phái của mình.

Đầu thế kỷ 20, độ phổ biến của chó Phốc sóc không chỉ nằm trong lãnh thổ Châu Âu mà còn lan rộng ra toàn Thế giới. Chúng đặc biệt được yêu thích tại Mỹ và Canada, thường xuyên được đăng ký tham gia các cuộc thi Dog Show quốc tế. Chó Phốc sóc xếp hạng 14 trong danh sách những giống chó được ưa chuộng trên Thế Giới bởi AKC.

Lịch sử chó Phốc sóc tại Việt Nam

Giống chó Pomeranian (Phốc sóc) đã có mặt tại Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, họ có mang theo những chú Pomeranian nhỏ để làm thú cưng. Ngay sau đó, giống chó này trở nên nổi tiếng trong giới quý tộc và quan chức Việt Nam. Họ nuôi chúng như thú cưng để thể hiện đẳng cấp.

Lịch sử chó Phốc sóc tại Việt Nam

Chó Phốc sóc Pomeranian chỉ thực sự được ưa chuộng tại Việt Nam từ sau năm 2003, khi trào lưu chơi chó cảnh phát triển rộng rãi tại nước ta. Tuy nhiên, chúng hầu như chỉ được nuôi bởi những người giàu có. Do giá thành khi ấy có thể lên đến vài chục triệu một bé. Những bé đó đều là chó Pom nhập ngoại nên giá mới cao như thế.

Nắm bắt được nhu cầu mua bán chó Pom của người Việt, vào năm 2006, những trang trại nhân giống chó Phốc sóc đầu tiên ra đời. Những chú chó Pom sinh ra tại Việt Nam sẽ có giá rẻ hơn rất nhiều so với trước kia. Mở đầu cho thời kì giống chó này phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp của nước ta. Những người không có nhiều tiền cũng có thể dễ dàng sở hữu một em.

Do có ngoại hình khá giống loài cáo nên chó Pom còn được gọi là Fox Dog. Người Việt hay gọi là chó Phốc Sóc, nhằm để phân biệt với chó Phốc Hươu.

Đặc điểm ngoại hình của chó Phốc sóc

Kích cỡ thân hình chó Phốc sóc – Pomeranian

Những chú Pom xuất hiện đầu tiên có kích thước to lớn với chiều cao từ 40-45cm và cân nặng khoảng 12-17kg.

Tuy nhiên, qua nhiều thế hệ lai tạo, ngoại hình chó Phốc sóc ngày nay đã nhỏ đi rất nhiều. Chiều cao trung bình chỉ từ 15-25cm và cân nặng khoảng 2-4kg. Chó Pom sẽ được xếp vào kích cỡ Mini Pomeranian nếu chiều cao Ngoại hình của chó Phốc sóc

Chó Phốc sóc thuần chủng có khuôn mặt khá giống loài cáo nên người ta mới gọi chúng là Fox Dog. Mắt chó Pom hình quả hạnh, to tròn, hơi lồi và xếch lên một chút. Màu mắt đa phần là màu đen và nâu. Phần viền mõm và mũi của chúng có màu đen sậm.

Chó Phốc sóc có tai hình tam giác nhỏ, cân đối so với khuôn mặt. Tai chúng luôn dựng thẳng đứng. Phần đuôi của chó Pom khá dài và uốn cong trên lưng. Lông đuôi dài và bông xù.

Vào đầu năm 2000, tại Mỹ có xuất hiện một dòng chó Phốc sóc với ngoại hình cực kỳ đáng yêu: mõm ngắn và mặt tròn. Những chú chó Phốc sóc đó còn được gọi là chó Pom mặt gấu.

Bộ lông của chó Phốc sóc

Giống như các giống chó tuyết Alaska, Husky và Samoyed, lông chó Phốc sóc cũng có hai lớp. Lớp trong ngắn, mỏng, mềm mại, có tác dụng giữ nhiệt. Lớp lông ngoài thì dài, dày, bông xù và hơi thô cứng. Lớp lông ở vùng cổ, ngực sẽ dài hơn so với những nơi còn lại. Lớp lông bông xù khiến chúng trông như cục bông gòn di động đáng yêu.

Chó Phốc sóc có bộ lông dài gồm 2 lớp

Màu lông của giống chó Phốc sóc rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất là màu trắng tuyết. Ngoài ra, còn một số màu khác cũng rất được yêu thích như: cam, kem, nâu, đen, trắng – vàng, trắng – xanh, màu chồn Sable, …

Đặc điểm tính cách của chó Phốc Sóc

Giống chó thông minh và năng động

Trái ngược với vẻ ngoài nhỏ bé, chó Phốc sóc cực kỳ thông minh. Chúng ham học hỏi nên việc huấn luyện khá dễ dàng. Giống chó này hay được huấn luyện để làm xiếc tại các nước Châu Âu. Ngoài ra, chó Phốc sóc còn rất trung thành và khá liều lĩnh. Chúng luôn sẵn sàng lao vào tấn công những con chó lớn hơn nếu bị đe dọa.

Chó Pom cực kỳ tinh nghịch và năng động. Nếu không được huấn luyện đàng hoàng, chúng thường có xu hướng cắn phá đồ đạc trong nhà. Đối với giống chó năng động này, bạn nên dẫn chúng ra ngoài mỗi ngày, cho chạy nhảy, nô đùa để tránh nghịch ngợm.

Giống chó thân thiện và tình cảm

Chó Phốc sóc cực kỳ quấn quýt với chủ nhân. Chúng sống tình cảm, thân thiện và hòa đồng với các vật nuôi khác trong gia đình. Giống chó này đặc biệt thích được ôm ấp, vuốt ve. Tuy nhiên, bạn không nên cưng nựng hay nuông chiều quá đà. Bạn cần phải dạy dỗ một cách nghiêm khắc để tránh trường hợp chúng không nghe lời và quay ra chống lại chủ.

Chó Phốc sóc thân thiện và tình cảm

Chó Phốc sóc khá yêu quý trẻ em. Nhưng chúng không phải giống chó có thể chơi cùng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Giống chó này hay dở chứng, có thể quay ra tấn công nếu những đứa trẻ vô ý chọc ghẹo chúng. Tốt nhất, chỉ nên cho chó Pom chơi với trẻ em trên 5 tuổi.

Ngoài ra, Pomeranian là loại chó bầu bạn tốt với người cao tuổi. Chúng luôn biểu lộ sự trìu mến với người mà chúng thương yêu. Giống chó này luôn khiến chủ của mình vui do tính cách tinh nghịch, năng động, đôi chân ngắn thoăn thoắt chạy nhảy không ngừng.

Giống chó có khả năng trông nhà cực tốt

Tuy có ngoại hình nhỏ bé nhưng chó Pom luôn được xếp vào top những giống chó có khả năng trông nhà xuất sắc. Chó Pom thân thiện với người thân nhưng cực kỳ cảnh giác với người lạ. Tiếng sủa của chúng vang rền, có khả năng dằn mặt bất cứ người nào lại gần khu vực chúng canh giữ. Chó Pom sẽ không bao giờ ngừng sủa nếu không có sự nhắc nhở của chủ.

Bạn có thể khó chịu với tiếng sủa của chó Pom do chúng sủa dai dẳng và tần suất sủa trong một ngày là khá nhiều. Bạn nên giáo dục và dạy cho chúng biết lúc nào cần sủa và lúc nào không. Đồng thời, chủ quát ngừng là phải ngừng sủa.

Hội chứng chó nhỏ

Nhược điểm lớn nhất của chó Pom là dễ mắc hội chứng chó nhỏ (Small Dog Syndrome). Đây là hội chứng hay gặp ở những chú chó có kích thước siêu nhỏ được chủ nuông chiều quá đà, cho ăn ngon mặc đẹp khiến chúng ảo tưởng về vai trò của bản thân. Chúng sẽ nghĩ mình mới là chủ và tỏ ra ương bướng, khó bảo.

Chó Pomsky rất dễ mắc hội chứng chó nhỏ

Chó Pom khi mắc hội chứng này tính cách sẽ bị biến đổi đi rất nhiều. Chúng không còn thân thiện, tình cảm mà thay vào đó là cáu gắt, bướng bỉnh. Đặc biệt không còn tuân theo những mệnh lệnh của chủ nhân, chỉ làm theo những gì chúng thích.

Để chó Pom không bị mắc hội chứng này, bạn phải huấn luyện chúng ngay từ nhỏ. Phải dạy cho chúng biết, bạn mới là chủ và chúng tuyệt đối phải nghe lời. Đồng thời, mọi sinh hoạt hàng ngày phải theo giờ giấc cố định, tránh để chúng tự do, thích ăn thích chơi lúc nào cũng được. Bạn phải tạo thói quen này cho chó Pom ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Môi trường sống của giống chó Pomeranian

Môi trường tốt nhất cho chó Phốc sóc sinh sống và phát triển là những nơi có sân vườn + khí hậu mát mẻ. Chó Phốc sóc có thể chịu lạnh rất tốt nhưng với nắng nóng thì không. Bạn nên giữ chúng trong nhà hoặc cho chơi ở những nơi mát mẻ khi trời quá nắng nóng. Nhiệt độ môi trường xung quanh tốt nhất không nên quá 30 độ C.

Môi trường sống của giống chó Phốc sóc

Do có thân hình nhỏ bé nên chó Pom thích nghi khá tốt khi sống trong căn hộ. Chúng vẫn có thể di chuyển dễ dàng và vô tư chạy nhảy. Tuy nhiên, nếu có thời gian, bạn cũng nên dẫn chúng ra ngoài mỗi ngày, cho nô đùa, giải phóng năng lượng. Tránh trường hợp phá phách đồ đạc trong nhà. Nếu trời nắng nóng thì nên cho chúng ra ngoài vào buổi sáng hoặc buổi tối, lúc nhiệt độ giảm thấp nhất.

Chế độ dinh dưỡng – Chó Phốc Sóc Ăn Gì

Chó Phốc sóc nổi tiếng là giống chó kén ăn. Chúng ăn không nhiều nên bạn phải chú ý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua khẩu phần ăn hàng ngày. Các chất dinh dưỡng đó bao gồm:

Protein: Thịt là nguồn cung cấp Protein tốt nhất cho chó Phốc sóc. Nếu có điều kiện, bạn có thể cho chúng ăn thịt bò. Do thịt bò chứa nhiều chất đạm nhưng lại ít mỡ. Còn nếu không thì các loại thịt khác như: thịt lợn nạc, thịt gà, thịt vịt, … cũng khá tốt. Bạn nên nhớ Protein chính là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, bắt buộc bạn phải cung cấp cho chó Phốc sóc mỗi ngày.

Chất béo: Chất béo có vai trò cung cấp năng lượng cho chó Pom hoạt động mỗi ngày. Thông thường, trong các loại thịt cũng đã chứa một lượng chất béo vừa đủ. Bạn không cần cho chúng ăn thêm mỡ hay bơ, tránh tình trạng béo phì.

Chất xơ: Chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả. Tuy chó Phốc sóc cực kỳ ghét ăn rau nhưng bạn cũng nên ép chúng ăn cho bằng được. Chất xơ cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của chó Phốc sóc. Loại củ quả tốt nhất là carot và bí đỏ. Bạn có thể xay nhuyễn rồi trộn vào thịt. Các loại rau thì nên cho ăn nhiều rau cải xanh, rau mầm, rau xà lách, …

Vitamin và khoáng chất: các loại hải sản như: tôm, cá biển, cua, ngao, ốc, … chứa rất nhiều khoáng chất như: Natri, Magie, Kẽm, .. và các loại vitamin E và B. Bạn có thể cho chúng ăn một tuần 2-3 bữa. Không nên cho ăn quá nhiều vì hải sản, dễ khiến chó Phốc sóc bị đi ngoài.

Ngoài ra, nếu không có thời gian để chế biến, bạn có thể cho chó Phốc sóc ăn thức ăn sẵn dạng viên khô. Tuy nhiên, đó chỉ là phương án dự phòng, thức ăn tươi vẫn là tốt nhất.

Cách chăm sóc, cách nuôi chó Phốc sóc hiệu quả

Chăm sóc bộ lông

Bộ lông chính là thước đo cho vẻ đẹp của chó Phốc sóc. Với bộ lông dài, dày và bông xù đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian để quan tâm và chăm sóc. Bạn phải chải lông và gỡ rối cho chúng mỗi ngày. Tắm gội bằng các loại sữa tắm cho chó Phốc sóc, để giúp bộ lông luôn óng ả và mượt mà.

Chăm sóc lông cho chó Phốc sóc

Lông chó phốc sóc rất nhanh dài, bạn có thể cắt tỉa cho chúng 2-3 tháng / lần. Nhất là vào mùa hè, để giữ cho cơ thể chúng luôn mát mẻ. Lông chó Phốc sóc dễ bị bám bụi bẩn, bạn có thể tắm rửa cho chúng mỗi ngày để loại bỏ các vi khuẩn tích tụ trên lông. Sau khi tắm thì nhớ sấy khô lông. Để lông ẩm ướt sẽ có mùi hôi và phát sinh các loại nấm trên da.

Nếu có điều kiện, bạn có thể đưa chó Phốc sóc đến các Spa chăm sóc thú cưng. Tại đây, họ sẽ tắm gội và cắt tỉa lông cho chó Phốc sóc, tạo cho chúng một diện mạo không thể hoàn hảo hơn. Giá thành tại các Spa này cũng không đắt, chỉ từ 100-200 nghìn cho một lần. Bạn chỉ cần đưa chó Phốc sóc tới đó khoảng 3 tháng một lần.

Huấn luyện chó Phốc sóc

Chó Phốc sóc có ngoại hình nhỏ nhắn, dễ thương nhưng tính cách lại khá bướng bỉnh và khó bảo. Đối với giống chó này, bạn nên huấn luyện và đào tạo ngay từ khi còn nhỏ. Nên dạy chúng biết đi vệ sinh đúng chỗ, biết vâng lời, biết chạy lại mỗi khi chủ gọi, … Điều đó giúp bạn giảm công chăm sóc và dễ dàng hơn trong việc quản lý.

Bạn nên huấn luyện chó Phốc sóc ngay từ khi còn nhỏ

Chó Phốc sóc không đòi hỏi phải tập luyện quá nhiều như các giống chó cảnh khác. Bạn chỉ cần cho chúng ra ngoài chơi đùa và chạy nhảy khoảng 25-30 phút mỗi ngày. Ngoài ra có thể bổ sung các bài tập nhẹ như:

Đi dạo cùng chủ khoảng 3-4km mỗi ngày: Bài tập này giúp thân hình chó Phốc sóc được săn chắc. Nhảy cao: Bạn có thể lấy thức ăn để kích thích chó Phốc sóc nhảy. Bài tập này giúp cơ bắp 2 chân sau của chó phốc sóc phát triển. Đánh hơi tìm đồ vật: bạn có thể huấn luyện chó Phốc sóc bài tập này để phát triển trí tư duy cho chúng.

Phốc sóc nổi tiếng là giống chó quý tộc. Chúng thích được chủ cưng nựng và nuông chiều. Bạn phải thật sự nghiêm khắc trong việc huấn luyện. Phải dạy cho chúng biết bạn mới là chủ và chúng cần tuân theo mệnh lệnh của bạn. Nếu chúng làm sai, bạn nên kiên nhẫn dạy lại từ đầu.

Nếu chó Phốc sóc làm đúng, bạn nên có phần thưởng để kích thích chúng làm tốt hơn vào lần sau.

Các bệnh chó Phốc sóc hay gặp phải. Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tuổi thọ của chó Phốc sóc

Nếu được nuôi dưỡng trong một môi trường tốt + chế độ ăn uống hợp lý, chó Phốc sóc có thể sống khoảng 15-16 năm. Đây cũng là giống chó có tuổi thọ khá cao so với một chú chó cảnh.

Bệnh béo phì ở chó pomeranian

Nguyên nhân: nguyên nhân của bệnh này có thể là do chó Phốc sóc ăn quá nhiều chất béo nhưng lại ít vận động, không giải phóng được năng lượng thừa, gây tích tụ mỡ. Đây là bệnh rất hay gặp ở những giống chó nhỏ như: Lạp Xưởng, Corgi. Chó Phốc sóc thì ít gặp hơn.Tuy nhiên, bạn cũng nên biết cách phòng tránh.

Cách phòng tránh: tốt hơn hết là không cho chúng ăn quá nhiều chất béo. Lượng chất béo chỉ nên vừa đủ, thông thường đã có sẵn trong các loại thịt. Bạn không cần cung cấp gì thêm. Ngoài ra, cũng nên cho chúng vận động thường xuyên, tránh việc chỉ nằm ì một chỗ. Bệnh béo phì không quá nguy hiểm nhưng cũng không hề tốt cho sức khỏe chó Phốc sóc.

Bệnh về xương khớp

Bệnh về tim mạch

Không nên cho chó Phốc sóc tập luyện quá lao lực

Cách phòng tránh: Bạn nên theo dõi chó Phốc sóc mỗi khi cho chúng ra ngoài. Nếu có biểu hiện tăng động thì nên kìm hãm chúng lại, tránh việc cho chạy nhảy quá lao lực. Chỉ nên cho giống chó này tập các bài tập nhẹ để rèn luyện sức khỏe như: đi bộ, bắt bóng, …

Ngoài ra, khẩu phần ăn hàng ngày cũng nên hạn chế dầu mỡ để giảm lượng cholesterol trong máu, giúp bảo vệ hệ thống tim mạch khỏe mạnh.

Các bệnh khác ít gặp hơn ở chó Phốc sóc

Bệnh động kinh: bệnh này là do di truyền. Chó Pom khi mắc bệnh động kinh hay có những cơn co giật không thể đoán trước.

Bệnh răng miệng: chó Phốc sóc không có hàm răng chắc khỏe như các giống chó cảnh khác. Nếu có thời gian, bạn có thể vệ sinh răng miệng cho chúng hàng ngày để phòng tránh các bệnh về răng miệng.

Dấu hiệu nhận biết chó Phốc Sóc thuần chủng

Về tỷ lệ thân hình và kích thước

Tỷ lệ thân hình chó phốc sóc: Chiều cao tới vai và chiều dài thân là 1 : 1. Kích thước của phốc sóc nhỏ nhắn, trung bình chó phốc sóc chỉ cao từ 15-25cm và cân nặng từ 1,3 – 4kg. Có một số chú chó Pom lớn hơn một chút( cao tới 35cm, nặng trên 6kg), tuy nhiên chúng lại không được ưa chuộng như giống chó phóc sóc nhỏ.

Bề ngoài

Chó phốc sóc thuần chủng có mồm nhỏ và nhọn nhìn giống họ nhà cáo, thân hình bé chó này khá cân đối, cộng vào đó là có đôi tai lớn dựng đứng, đôi mắt tròn xoe tạo nên khuôn mặt thông minh và láu cá. Có những chú Phóc Sốc lại có mồm ngắn, mặt hiền lành hơn, chúng được gọi là Chó Phốc Sóc Mặt Gấu. Với những chú chó này thường được người nuôi cắt tỉa lông gọn gàng để trông mập mạp và khuôn mặt tròn trịa hơn.

Đặc điểm lông

Chó Phốc Sóc thuần chủng thường có màu: Đỏ, trắng, cam, kem, nâu, đen hoặc pha lẫn 2 loại lông với nhau như đỏ – vàng, trắng – đen, vàng – trắng. Chó phốc sóc có 2 lớp lông gồm lớp lông bên ngoài thường: dài, dày và cứng hơn, còn lớp lông nằm phía trong mềm hơn và ấm áp. Bộ lông của chó phốc sóc rất đẹp, che phủ cho lớp lông lót là lớp lông rất dày ở trên.

Đặc biệt là phần lông dài, dựng như bờm sư tử phủ thành vòng quanh cổ và cái đuôi rậm rạp lông uốn cong rõ rệt trên lưng. Lông ở vùng cổ, vùng ngực của Phốc Sóc thuần chủng thường dài, dày hơn các vùng khác trên cơ thể của chúng.

Tính tình

Phốc Sóc là loài chó mang trong mình sự quyền quý, cao sang bởi ngoại hình nhỏ xinh cùng với bộ cánh kiêu sa của chúng nên thường được người nuôi để làm cảnh, được cưng chiều hết mực. Chúng không cần phải làm các công việc khác của đồng loại như: bảo vệ nhà, bảo vệ chủ,…

Vì thế đã làm cho chúng trở nên quý tộc và khó tính, nên từ khi còn nhỏ thì người nuôi cần phải tập cho chúng có những thói quen tốt, tập khôn chúng. Chủ nhân có thể tự tập cho bé cưng tại nhà hoặc mang ra trung tâm huấn luyện chó uy tín để dạy dỗ chúng.

Các giống lai chó Phốc Sóc

Chó Phốc sóc lai Nhật giá bao nhiêu

Chó Phốc lai Nhật là giống chó Phốc sóc lai phổ biến nhất hiện nay. Hai giống chó này có ngoại hình tương đối giống nhau nên việc lai tạo khá dễ dàng và con lai ra đời cũng không bị biến đổi quá nhiều so với con bố mẹ.

Chó Phốc sóc lai Nhật

Chó Nhật lai Phốc sóc có ngoại hình rất đẹp mắt với đặc điểm nổi trội là bộ lông siêu dày và mượt. Độ dài lông vừa phải, màu sắc lông đa dạng. Có con giống màu lông chó Nhật, cũng có con giống chó Phốc sóc hơn. Đa phần, những chú chó lai này sẽ có mặt ngắn, tai cụp, mắt to tròn và mõm hơi nhọn.

Tính cách chó Phốc sóc lai Nhật cũng giống như bố mẹ của mình: thông minh, hoạt bát, trung thành và tình cảm. Đôi khi hay tỏ ra ương bướng và khó bảo. Đặc biệt, chúng cũng sủa khá nhiều và dai dẳng. Khi có người lạ vào nhà, chúng sẽ sủa to để báo động cho chủ biết. Chỉ khi có lệnh của chủ, may ra chúng mới ngừng sủa.

Chó Phốc sóc lai Nhật được rao bán trên thị trường Việt Nam khá nhiều. Giá cũng không quá cao, chỉ từ 2-3 triệu cho một em có ngoại hình siêu đẹp. Nếu bạn đam mê chó Phốc sóc nhưng không có quá nhiều tiền thì có thể thử nuôi một em chó Phốc sóc lai Nhật xem sao.

Chó Phốc sóc lai Poodle

Chó Phốc sóc (Pomeranian) lai Poodle hay được gọi với cái tên đáng yêu đó là Pomapoo. Vào thế kỷ 19, những em Phốc sóc lai Poodle đầu tiên đã được ra đời. Chúng có bố mẹ đều là giống chó có ngoại hình nhỏ bé nên Pomapoo chỉ có cân nặng từ 2-7kg và chiều cao khoảng 20-25cm.

Chó Pomapoo là kết quả của Chó Phốc sóc lai Poodle

Những chú chó Pomapoo đa phần đều có ngoại hình giống chó Poodle nhiều hơn, với bộ lông xoăn dài, tai cụp, mặt ngắn và mõm tròn hình bầu dục. Tuy nhiên, chó Pomapoo đã khắc phục được điểm yếu của chó Poodle thuần chủng đó là sức khỏe. Chúng không quá kén ăn, sống khá khỏe mạnh và ít khi bị bệnh. Có lẽ, do di truyền từ chó Phốc sóc.

Những chú chó Poodle lai Phốc sóc thường có tính cách giống chó Phốc sóc hơn. Chúng thông minh, trung thành, thích được chủ ôm ấp vuốt ve. Pomapoo không đòi hỏi phải vận động quá nhiều. Thi thoảng, bạn chỉ cần đưa chúng ra ngoài chơi và tập luyện một số bài tập bắt bóng cơ bản là được.

Tuy có ngoại hình dễ thương, tính cách có phần tốt hơn chó bố mẹ, nhưng Pomapoo vẫn là chó Phốc sóc lai. Tính cách và ngoại hình khó đoán vào thế hệ sau. Do đó, chúng có giá khá rẻ, chỉ từ 2-4 triệu đồng cho một bé.

Chó Phốc Sóc lai Yorkshire Terrier

Chó Phốc Sóc lai Yorkshire Terrier có tên gọi thân thương là Yoarian. Chúng có thân hình nhỏ bé, với chiều cao vào khoảng 15-20cm và cân nặng 1.5-3kg. Ngoại hình chó Yoarian là sự pha trộn giữa hai giống chó bố mẹ. Bộ lông ngắn, dài giống chó Phốc sóc, nhưng màu lông lại giống chó Yorkshire. Khuôn mặt giống chó Phốc sóc nhưng đôi tai tam giác, dựng thẳng lại giống chó Yorkshire, …

Tính cách Yoarian là chú chó năng động, đáng yêu và thân thiện. Chúng không phải giống chó Phốc sóc được ưa chuộng nên giá thành khá thấp. Chỉ cần 1-1.5 triệu là bạn đã có thể sở hữu một em với ngoại hình siêu đáng yêu rồi.

Chó Phốc Sóc lai Beagle

Chó Beagle là giống chó săn thỏ, có nguồn gốc từ Châu Âu với ngoại hình nổi bật: tai to bản và cụp, lông ngắn và đốm, rất dễ trong việc nhận biết. Chó Phốc Sóc lai Beagle còn có tên gọi khác là chó Pomeagle. Chúng có chiều cao vào khoảng 20-30cm và cân nặng 5-11kg, to hơn nhiều so với một chú Phốc sóc thuần chủng.

Chó Phốc Sóc lai Beagle có tính cách khá vui vẻ, thích quan tâm đến chủ và thân thiện với các vật nuôi khác trong gia đình. Đặc biệt, chó Pomeagle có bộ não thông minh đến kinh ngạc, vượt xa so với chó bố mẹ.

Chó Phốc Sóc lai Beagle có ngoại hình không quá đẹp mắt. Do đó, chúng không được ưa chuộng lắm. Tại Việt Nam, giá chó Pomeagle chỉ rơi vào khoảng 1-2 triệu cho một bé. Bạn có thể mua một em về nuôi thử, giống chó này cực kỳ thông minh, sẽ là một trải nghiệm thú vị dành cho bạn.

Chó Phốc sóc lai Pug

Những em Phốc sóc lai Pug còn có tên gọi khác là Pom-A-Pug. Chúng có chiều cao khi đạt độ tuổi trưởng thành vào khoảng 20- 33cm và cân nặng từ 3- 8kg. Ngoại hình chúng không quá đẹp mắt, nhưng bù lại chúng cực kỳ thông minh, nhanh nhẹn và tình cảm.

Giá chó Phốc sóc lai Pug tại Việt Nam cũng khá rẻ, chỉ từ 1.5-2tr cho một em. Bạn có thể lên các trang web rao vặt nổi tiếng như: chodocu.com, chúng tôi chúng tôi … để tìm mua.

Tất Tần Tật Về Giống Chó Cảnh Eskimo Xinh Đẹp

Nguồn gốc chó cảnh Eskimo

Chó cảnh Eskimo có hai loại có là chó Eskimo đến từ Mỹ và chó Eskimo đến từ Canada. Loài chó này có ngoại hình xinh đẹp, bộ lông trắng muốt, đôi mắt đen láy và khuôn mặt nhỏ nhắn. Đây là giống chó được giới quý tộc Anh Quốc nuôi nhiều. Nữ hoàng Anh Charlotte cũng nuôi một chú Eskimo. Nguồn gốc của Eskimo không rõ ràng. Có thông tin cho rằng chúng là thành viên của gia đình chó Spitz-những con chó Bắc Âu tai nhỏ, khuôn mặt gần giống cáo.

Trong thế kỷ 19, Eskimo biểu diễn ở các rạp xiếc tại Mỹ. Với bộ lông màu trắng, sự tinh ranh biểu diễn những thủ thuật, Eskimo được nhiều người yêu quý, quan tâm. Có 2 dòng chó Eskimo, đó là và Eskimo Canada.

Với bộ lông trắng muốt đẹp đẽ, Eskimo Mỹ là giống chó có nguồn gốc từ nước Đức bởi nó được cho là có gốc gác từ chó Spitz. Trước đây,chúng khá phổ biến ở Pommern và các vùng ven biển của Đức. Với bản tính nhanh nhẹn, bắt chước tốt cùng ngoại hình xinh đẹp nên chúng được nuôi để biểu diễn ở các rạp xiếc.

Eskimo Canada

Đặc điểm ngoại hình của chó Eskimo

Eskimo Mỹ có thân hình nhỏ gọn mà mạnh mẽ. Chúng có ngực sâu rộng, dáng hình chữ nhật, xương sườn dài. Phần xương hông hơi rộng,lưng thẳng cân xứng với cơ bắp khá phát triển. Chó Eskimo Mỹ có đầu hình tròn, trán vừa,cánh mũi thẳng, hàm dài dạng hình tam giác.

Mắt chúng nhỏ, có màu đen hoặc nâu đậm hoặc màu xanh. Bộ lông dài, dày và cứng có màu kem hoặc màu kem biscuit chống nước, cách nhiệt tốt. Vùng cổ có lớp lông như một chiếc bờm đẹp thu hút.Với cân nặng trung bình từ 8-12kg,chiều cao khoảng 38-52cm, chó Eskimo Mỹ nhìn tổng thể đẹp mắt, ưa nhìn.

Eskimo Canada

Bản chất là chó kéo xe nên Eskimo Canada có thân mình cơ bắp, mạnh mẽ.Dòng chó Spitz có lưng thẳng và có cơ bắp phát triển, tứ chi hài hòa. Mắt chúng nhỏ, mí mắt màu đen. Đặc điểm ngoại hình của Eskimo Canada khá giống các con sói Mỹ. Chúng có bộ lông dày, có lớp lông mềm và lông cứng. Lớp lông cứng bảo vệ khá thô ráp. Bờm lông dày quanh cổ khá ấn tượng.

Chúng có nhiều màu khác nhau. Cân nặng của giống chó này phụ thuộc vào giới tính. Con đực có thể cao 58cm-70cm, nặng khoảng 30kg-40kg. Con cái cao khoảng 50cm-60cm, nặng khoảng 18kg-30kg.

Đặc điểm tính cách của chó Eskimo

Mặc dù có ngoại hình khá mạnh mẽ nhưng những chú chó Eskimo vẫn có vẻ ngoài xinh đẹp, dễ thương. Ngoài bộ lông trắng muốt đáng yêu, chúng còn sở hữu nét mặt thông minh, tính cách thú vị. Hầu hết ai nhìn những chú chó Eskimo lần đầu tiên cũng đã có cảm tình, thậm chí say mê bởi chúng có chiếc miệng biết cười rất dễ thương.

Thông minh, biết cách sống, thân thiện, hòa đồng chính là những tính cách nổi bật của chó Eskimo.Chúng rất sợ bị bỏ rơi, sợ không được quan tâm. Vì thế nếu bạn sở hữu một chú chó Eskimo hãy dành thời gian để quan tâm vỗ về chúng.

Chúng cũng hơi bướng bỉnh và nghịch ngợm. Chó Eskimo Mỹ thông minh, giàu tình yêu thương, gắn bó với các thành viên trong gia đình. Chúng cũng khá dũng cảm, làm việc nghiêm túc và có khả năng giám sát.Nó sợ hãi những người từ bên ngoài, nếu thấy người lạ nó sẽ ra hiệu cho chủ nhân. Nếu gia đình bạn có con nhỏ thì hãy nuôi một chú chó Eskimo Mỹ. Thân thiện hòa đồng-những chú chó Eskimo Mỹ sẽ tiếp cận, vui chơi cùng em bé của bạn.

Còn những chú chó Eskimo Canada thì lại có tính cách dũng cảm, thông minh,trung thành, cảnh giác cao độ và rất tình cảm. Nhiều chú chó Eskimo Canada có động lực săn mồi cao.

Cách chăm sóc chó Eskimo

Về chế độ ăn uống, bạn có thể cho Eskimo ăn nhiều thịt tươi như thịt bò, thịt gà…Không nên cho chúng ăn thức ăn nhiều chất bé. Hãy cho thú cưng ăn thịt cùng cháo, rau củ quả như cà rốt, bí đỏ. Có thể thêm sữa và phô mai nếu bạn thích cho chúng ăn.

Thịt có thể ăn cùng với cháo, các loại rau, củ, quả như bí đỏ, cà rốt, súp lơ. Đối với các con chó Eskimo con bạn có thê cho thêm sữa và phô mai vào phần ăn của chúng. Còn với những con chó trưởng thành sản phẩm có thể cho thêm vào là sữa chua.Bạn không nên cho Eskimo ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, các đồ hun khói, đồ chiên rán, không ăn nấm, khoai tây, đậu.

Chó Eskimo có độ tuổi trung bình khoảng 13 đến 15 năm . Chúng được đánh giá là giống chó có sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên nó vẫn hay gặp phải một số căn bệnh thường gặp ở các loài chó như mắt có thể bị chẩn đoán là teo võng mạc tiến triển và đục thủy tinh thể. Các cá nhân mắt xanh có mái tóc trắng thường mù từ khi ra đời.

Gía chó Eskimo và địa chỉ bán chó Eskimo uy tín

Tại Việt Nam,với giống chưa được chứng minh độ thuần chủng , chó Eskimo có giá khoảng . Với chó nhập từ Thái Lan về nguồn gốc độ thuần chủng cao có giá khoảng 15-25 triệu đồng . Tất nhiên là phải có giấy tờ chứng minh đầy đủ và chính xác về độ thuần chủng.

Thú Cảnh Việt là một địa chỉ cung cấp các giống chó cảnh thú cưng uy tín hiện nay. Những chú chó ở Thú Cảnh Việt luôn có sức khỏe tốt,được tiêm phòng đầy đủ. Để thuận tiện hơn cho những bạn có nhu cầu liên hệ với chúng tôi. Các bạn có thể liên hệ theo các thông tin sau đây: Email: thucanhviet@gmail.com – Hotline: 0981427586.

Xem Ảnh và Video Đàn Cún Đẹp Đang Bán Qua Zalo:

Xuất phát từ những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, bên cạnh Yến luôn có những chú chó làm bạn để tâm sự ngày đêm. Hiểu và thấu cảm cho những hoàn cảnh khó khăn đó, những chú chó đã thể hiện sự đồng cảm của mình với Yến. Từ đó, Yến đã quyết định theo đuổi đam mê chăn nuôi và chăm sóc các loài vật nuôi. Và đến ngày hôm nay, Yến muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình tới tất cả mọi người, mong rằng mọi người cũng sẽ yêu các loại động vật như yến. Hãy coi chúng là những người bạn đồng hành trung thành nhất. Bạn sẽ thấy được giá trị của chúng.

Bạn cảm thấy sao? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn!

Chó Eskimo Xinh Đẹp Tại Việt Nam Cùng Hướng Dẫn Chăm Sóc

152

Views

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Chó Eskimo khiến người ta liên tưởng đến những người Eskimo nổi tiếng sống trong băng giá. Bạn biết gì về giống chó này? Liệu rằng những bé cún này có hoàn toàn giống hệt như cái tên mà nó được đặt hay không?

Sơ lược thông tin về chó Eskimo

Tên gọi: giống Eskimo Mỹ hoặc Eskimo Canada (theo đặc điểm giống)

Chiều cao: 38 – 48 cm (Eskimo Mỹ); 50 – 70 cm (Eskimo Canada)

Cân nặng: 8 – 16kg (Eskimo Mỹ); 18 – 40 kg (Eskimo Canada)

Tuổi thọ: 13 – 15 năm

Nguồn gốc các giống chó Eskimo

Chó Eskimo là cách gọi chung của 1 trong 2 giống chó tương đối khác biệt:

Loài Eskimo Mỹ (American Eskimo Dog): Phát triển và sống chủ yếu tại Mỹ.

Và Eskimo Canada (Canadian Eskimo Dog): Phát triển và sống chủ yếu tại Canada.

Mỗi giống nói trên có nguồn rất khác nhau.

Nguồn gốc của chó Eskimo Mỹ

Tổ tiên của chó American Eskimo không sống tại Mỹ mà là giống chó Spitz sống chủ yếu tại Đức. Giống Spitz có đặc trưng là cái mõm nhọn và đôi tai nhỏ, dựng dễ thương.

Những bé cún trắng muốt, xinh xắn này là thú cưng được Nữ hoàng Anh Charlotte hết mực yêu thương. Chúng xuất hiện trong tác phẩm của danh hoạ Gainsborough nổi tiếng đến ngày nay.

Theo chân người châu Âu di cư sang Mỹ, các bé cún này tiếp tục được lai giống phát triển. Suốt thế kỷ 19, Spitz Mỹ nổi tiếng là những diễn xiếc tài ba nổi tiếng khắp Hoa Kỳ.

Các bé cũng chính là những nghệ sĩ cún đi dây đầu tiên trên thế giới. Cái tên American Eskimo chính thức được công nhận từ năm 1917. Tuy nhiên, cho đến nay, không ai biết rõ vì sao các bé lại được gọi với cái tên này.

Nguồn gốc của cún Eskimo Canada

Khác với các American Eskimo, các bé cún Eskimo Canada đúng như tên gọi có nguồn gốc đến từ Canada. Cái tên “Eskimo” được đặt theo tên của dân tộc thương yêu và nuôi dưỡng chúng cách đây 4000 năm.

Ngoài ra, người ta cũng nhắc đến giống chó này với các cái tên khác như: Qimmiq, Canadian Inuit Dog hay Canadian Husky. Các bé Eskimo Canada có tổ tiên là chó Bắc Cực bản địa thuần chủng.

Du nhập từ Siberia vào Bắc Mỹ cách đây hơn 1000 năm, Eskimo Canada là giống chó hiếm và lâu đời nhất tại khu vực này. Số lượng Eskimo Canada ngày nay đang nằm trong con số báo động.

Số liệu năm 2008 cho thấy chỉ còn 300 bé thuần chủng trên toàn thế giới. Nhiều biện pháp đã được nghiên cứu nhằm đưa giống chó này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng!

Phân biệt ngoại hình các giống chó Eskimo

Các bé chó Eskimo thuộc giống khác nhau có vẻ ngoài cũng hết sức khác biệt.

Cún Eskimo Mỹ

Các bé có dáng cân đối, thân hình chữ nhật ngang, lưng thẳng, ngực sâu, hông nở rộng hình phễu. Gương mặt cún Eskimo Mỹ khá giống với họ hàng là Samoyed hoặc phốc sóc nhưng cơ thể nhỏ hơn.

Nét xinh xắn nhất là đôi mắt hình quả hạnh màu đen, nâu sẫm hoặc xanh hấp háy. Cùng với đó là chiếc mõm nhỏ, dài khiến người ta liên tưởng đến những chú cáo lanh lợi.

Giống chó này có đôi tai nhỏ, dựng đứng hình tam giác. Thêm vào đó, bộ lông 2 lớp dày cực bông, cực mềm và dài cũng khiến người ta phát mê! Đặc biệt, lông cổ các bé xù bông hơn trông như chiếc khăn quàng trước ngực.

Lông của các bé Eskimo Mỹ thường có màu trắng tuyết hoặc trắng kem. Đặc biệt nhất là những sợi lông này không hề thấm nước.

Cún Eskimo Canada

Chó Eskimo Canada có cơ thể vạm vỡ và to khoẻ hơn các bé cún giống Mỹ khá nhiều. Các bé chó này khá giống với sói cũng như Husky hoặc giống Alaska nhưng kích thước lớn hơn.

Đầu các bé hình nêm, tai nhỏ, nhọn, dựng. Mắt hình quả hạnh, tròng mắt là các màu từ nâu sẫm chuyển sang hổ phách. Cún mắt xanh chứng tỏ chưa hoàn toàn thuần chủng.

Lông của những bé cún này cũng có 2 lớp nhưng ngắn, cứng và dày không giống với Eskimo Mỹ. Sắc lông tiêu biểu là: Trắng, nâu – trắng, xám, xám – trắng, đỏ – trắng hoặc đen – trắng.

Những bé cún này thay lông 2 lần mỗi năm.

Tính cách nổi bật của các giống chó Eskimo

Các bé chó Eskimo từng giống có tính cách tiêu biểu sau đây:

Cún Eskimo Mỹ

Cún Eskimo Mỹ có tính hiếu động, nhanh nhẹn, rất thích chạy nhảy và nô đùa vui vẻ. Các bé cũng rất thông minh, ngoan ngoãn và biết nghe lời. Cá tính độc lập và ngoan cường khiến người ta yêu mến giống chó này.

Tuy nhiên, các bé thuộc giống có này theo bản năng nên thường khá dè chừng với người lạ. Chính vì thế, bạn không nên cho cún chơi cùng trẻ nhỏ hoặc dến gần vật nuôi lạ.

Cún Eskimo Canada

Giống Eskimo Canada thân thiện với con người nhưng lại trở nên khá hung dữ với các loài chó khác. Chúng coi những các loài thú nhỏ, chim, chuột … như con mồi và hay vờn bắt.

Loài chó này có tính cách rất mạnh mẽ, thích làm chủ với bản năng của con đầu đàn. Vì thế mà người nuôi dạy cần có bản lĩnh để thu phục, lấy được sự tôn trọng của chúng.

Loài chó này cũng có giọng hú rất đặc trưng. Nếu bị nhốt trong cũi, tốt nhất nên nhốt cùng đồng loại để chúng không thấy cô đơn. Tuy nhiên, khi đó, những chú có này cũng thường xuyên đả chiến để tìm ra thủ lĩnh đầu đàn.

Ngoài ra, những bé cún này cũng rất hay đào phá hoặc nhai cắn đồ vật. Sức mạnh đáng gờm của chó kéo xe khiến chúng hay giật, kéo dây xích.

Kinh nghiệm chăm sóc chó Eskimo

Khí hậu và điều kiện nuôi

Các bé Eskimo nói chung và Eskimo Mỹ nói riêng thích sống trong khí hậu lạnh. Tại Mỹ cũng như nhiều nước phương Tây khác, những bé cún này rất thích chạy nhảy trong tuyết.

Tuy nhiên, cũng như Samoyed, bạn vẫn có thể nuôi các bé ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhớ mùa hè nên cho bé vào nhà, tốt nhất là phòng điều hoà mát mẻ.

Những bé cún này cũng thích sống trong nhà gần chủ, không nên nuôi nhốt 1 mình ở sân sau.

Chế độ thức ăn và cách cho ăn

Nhu cầu dinh dưỡng của 1 bé Eskimo Mỹ thường là 0,5 đến 1,5 chén thức ăn viên. Nên cho các bé ăn 2 bữa mỗi ngày. Ngoài ra, định lượng thức ăn nói trên cần được điều chỉnh theo từng bé cún.

Bạn cần dựa vào độ tuổi, kích thước, sức khoẻ để cho ăn vừa đủ. Riêng đối với Eskimo Canada, dinh dưỡng thức ăn cần đảm bảo lượng protein dồi dào. Nên cho chúng ăn thịt, xương và mỡ.

Cũng cần lưu ý: Những chú cún này gặp khó khăn khi tiêu hoá thức ăn từ gạo và ngô.

Chăm sóc lông

Vì có lông dài 2 lớn nên các bé Eskimo rụng lông khá nhiều. Bạn cần chải lông 2 -3 lần/tuần để giúp loại hết các sợi lông rụng, tránh lông bay ra nhà. Khi chải nên tập trung chải kỹ tại vùng tai.

Dù bộ lông trắng sáng nhưng các bé lại rất biết giữ lông sạch sẽ. Bạn sẽ ít khi thấy những sợi lông của bé lấm bẩn. Nếu sợi lông dính bùn, bạn có thể chờ lông khô rồi chải lại mà không cần tắm rửa quá nhiều.

Nhìn chung, các bé Eskimo Mỹ chỉ cần tắm 1 – 3 tháng/lần. Tuần suất tắm cho bé phụ thuộc vào độ bẩn của lông. Bạn không cần phải tắm quá thường xuyên vì dầu gội có thể làm mất dầu tự nhiên ở lông.

Ngoài ra, tắm thường xuyên cũng khiến cho da bé yếu đi, dễ gây khô và mẫn cảm da. Tốt nhất nên tắm cho bé khi thấy có mùi hôi.

Một số lưu ý khác

Eskimo Mỹ thích vận động, bạn nên cho các bé đi dạo, chạy nhảy để tránh buồn chán hoặc stress.

Kiểm tra tai hàng tuần và lau sạch bụi bẩn cũng như phát hiện nhiễm trùng. Cách lau tai khá đơn giản, bạn nên chuẩn bị 1 cục bông tròn vô lại, dấm nước hơi ảm rồi lau nhẹ.

Móng chân của Eskimo Mỹ cũng thường mọc dài ra. Để móng bé gọn gàng, không cào xước 1 sàn nhà hay các vật dụng, nên cắt 1 tháng/lần.

Một số bệnh có thể xảy ra đối với giống Eskimo là: Loạn sản hông (bệnh di truyền), teo võng mạc tiến triển (PRA), đục thuỷ tính thể, …

Khảo sát giá chó Eskimo tại Việt Nam

Nhìn chung, Eskimo là giống chó chưa thật sự phổ biến và là giống chó hiện tại nước ta. Bạn sẽ khó lòng mua được các bé cún được sinh ra trong nước.

Lí do đơn giản là vì chưa có trại chó chuyên nghiệp nào nhân giống các bé cún này.

Giá chó Eskimo Mỹ sinh trong nước

Như đã nói ở trên, các bé cún Eskimo Mỹ sinh trong nước không đảm bảo độ thuần chủng. Các bé chủ yếu do người nuôi bình thường tự phối và không có giấy tờ đi cùng.

Những bé cún như thế thường có giá từ 7 – 10 triệu VNĐ. Giá bán cún hiện nay được khảo sát từ các nguồn nhập khác nhau như: Thái Lan hoặc xa hơn là Nga, Mỹ hay Canada.

Vì đều là cún nhập khẩu nên các bé tiêu tốn kha khá hầu bao của người yêu mến.

Giá cún Eskimo Mỹ nhập từ Thái Lan

Cún Eskimo Mỹ nhập từ Thái Lan có 2 khoảng giá khác nhau. Các bé không có giấy tờ có giá khoảng 12 – 15 triệu VNĐ/bé. Trong khi đó, nếu được nhập đàng hoàng, đầy đủ giấy tờ giá mỗi bé thường là 15 – 25 triệu VNĐ.

Giá cún Eskimo Mỹ nhập từ Nga, Mỹ, Canada, …

Những bé cún này đều có đủ giấy tờ đảm bảo sức khoẻ và độ thuần chủng. Giá bán trung bình là 25 – 40 triệu VNĐ/bé tuỳ gia phả và vẻ ngoài.

Đối với cún Eskimo Canada, vì là giống siêu hiếm nên hầu như không thể mua được.

Một số địa điểm mua chó Eskimo tại Việt Nam

Để mua được các bé chó Eskimo, bạn có thể thông qua cách thức liên hệ trên các trang online.

Liên hệ An Phú Pet để trao đổi trực tiếp:

Nếu đang có tìm mua bé cún này, các bạn có thể liên hệ An Phú Pet, là chuyên trang uy tín về thú cưng, An Phú Pet có thể giúp bạn liên hệ với những chủ trại nước ngoài.

Để mua những bé cún khoẻ mạnh, thuần chủng với mức giá phù hợp.

Tìm hiểu trên các trang rao bán khác:

Cún Eskimo cũng được đăng bán ở nhiều các trang bán khác như: Chợ tốt, … Tuy nhiên, vì là trang đăng tự do nên bạn cần chú ý để tránh mua phải cún ốm, bệnh.

Tìm mua qua các nhóm, hội thú cưng trên Facebook, Zalo:

Như vậy, chó Eskimo thực chất là 2 giống cún riêng. Dù là bé nào đi chăng nữa thì đều có nét đẹp cuốn hút riêng. 1 bé cún Mỹ xinh xắn, tài năng với tiềm năng trở thành diễn viên xiếc.

Hotline: 0906 333 690