Chó Mèo Là Bạn Thân / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Nghĩa Trang Chó Mèo – Nơi An Nghỉ Sau Cùng Của “Bạn Thân”

Đối với những người yêu thương động vật, chó mèo không chỉ là vật cưng mà còn là người bạn, người thân trong gia đình. Nhưng trên đời này, không có cuộc gặp gỡ nào không phải chia ly, rồi sẽ đến một ngày, “người bạn” ấy sẽ rời xa chúng ta.

Hoả thiêu chó mèo và đưa vào nghĩa trang thú cưng nhanh chóng trở thành một dịch vụ quan trọng đối với cộng đồng người yêu động vật. Nghĩa trang chó mèo được xem là nơi an nghỉ sau cùng của thú cưng và một nơi an ủi chủ vật nuôi mỗi khi nhớ đến chúng.

Nghĩa trang thú cưng tại Pháp nổi tiếng thế giới

Nghĩa trang động vật tại Pháp có tên được dịch ra là “Nơi yên nghỉ của chó mèo và các vật nuôi khác”, nằm nép mình ở vùng ngoại ô Paris (Pháp), cạnh thị trấn Asnieres-sur-Seine. Nơi này có tuổi đời 120 năm, thu hút gần 4.000 khách tham quan mỗi năm. Đến đây, bạn có thể bắt gặp mộ của Rin Tin Tin, con chó đóng phim nổi tiếng nhất lịch sử Hollywood.

Đa số mộ ở nghĩa trang này dành cho chó hoặc mèo. Tuy nhiên, nếu đi lòng vòng đủ lâu, bạn có thể thấy mộ phần của chim, cá hay thậm chí là sư tử. Nhiều bia mộ chỉ khắc tên, không ghi rõ loài khiến khách tham quan tò mò con vật nào được chôn bên dưới.

Nghĩa trang chó mèo đầy tình thương tại Hà Nội

Những người không yêu quý chó, mèo thì nghĩ việc xây dựng nghĩa trang cho chúng là việc làm lãng phí tiền bạc, thời gian. Thế nhưng, ông Nguyễn Bảo Sinh (SN 1940) bỏ qua những lời mỉa mai từ nhiều người, ông đã cho xây dựng nghĩa trang chó mèo từ một hốc đất chôn cất chú chó thân yêu của ông.

Ông Sinh chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng, tình yêu bao dung nhất chính là yêu ngay cả khi những thứ mình yêu đã không còn tồn tại. Ở thành phố này, việc nuôi nấng, chăm sóc một vật nuôi bất kỳ không phải là chuyện quá khó khăn nhưng khi chúng mất đi, để tìm được nơi chôn cất lại không hề dễ dàng.”

Vì những trăn trở và khao khát một nơi an nghỉ cho thú cưng, nghĩa trang thú cưng của ông Sinh đã thu hút số lượng lớn những người yêu động vật ngày nay.

Dịch vụ hoả thiêu thú cưng tại TP HCM

Trước tiên bạn không thể tự tiện hoả táng chó mèo. Bạn có thể liên hệ với một số phòng khám thú ý, dịch vụ an táng cho mèo tại TP HCM để được hỗ trợ và chỉ dẫn.

Khi các bé mất, bạn hãy đặt bé nằm ngay ngắn trong một cái hộp êm ái và ấm áp. Đặt những món đồ vật bé thích hằng ngày, tuy nhiên, tránh đặt những đồ vật khi hoả thiêu sẽ gây hại. Bạn có thể hỏi các bác sĩ thú y để nắm rõ các quy trình và lợi ích từ hình thức mai táng này.

Hiện nay, phòng khám thú y Thi Thi Pet đã có dịch vụ hỏa táng thú cưng trọn gói. Với kinh nghiệm nhiều năm, chúng tôi đảm bảo sẽ giúp thú cưng của bạn an nghỉ bình yên. Dịch vụ an táng thú cưng của chúng tôi ra đời với mục đích đảm bảo việc hỏa táng thú cưng đúng cách bằng phương pháp hiện đại nhất.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004 Email: vovietlinh@gmail.com

Hạnh Nguyễn

Bạn Là Người Yêu Chó Hay Yêu Mèo?

Bạn là người yêu chó hay yêu mèo?

Thế giới chia ra hai nhóm người: những người yêu chó và những người yêu mèo. Bạn thuộc về nhóm người nào? Hãy làm bài test này và khám phá ra.

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Bạn muốn diễn tả mình bằng từ ngữ nào hơn?

Tự lập

Cởi mở

Tôi muốn diễn tả mình bằng một từ ngữ khác

apost.com

Những Câu Chuyện Huyền Thoại Về Vật Nuôi: Chó Có Phải Là Người Bạn Thân Nhất Của Con Người Không?

Khi nói đến mối quan hệ giữa chó và con người, thuật ngữ “người bạn tốt nhất của con người” thường được nhắc đến để mô tả sự tương quan giữa hai bên. Nhưng có phải loài chó thực sự là bạn tốt nhất của con người? Chúng ta có nên đặt niềm tin vào quan niệm phổ biến này không?

Các nhà nghiên cứu, người huấn luyện chó và bác sĩ thú y đều cho rằng chó là người bạn thân thiết của con người.

Để hiểu được sự gắn kết ngày nay giữa con người và loài chó thì phải quay về những thế kỷ trước đây, vào lúc xuất hiện những tương tác ban đầu giữa thợ săn du mục và chó sói. Không ai biết tại sao con người và chó sói lại gặp nhau ngay từ thuở xa xưa, nhưng một khi mối quan hệ đó được thiết lập, con người đã hòa đồng rất nhanh với chó sói bởi vì chó sói đáp trả lại con người theo cách giống như loài chó. Như vậy, rõ ràng là con người xem trọng chó từ xa xưa.

Khi chó được thuần hóa, chúng được nuôi dạy để trở thành lực lượng lao động, giúp con người đủ loại công việc từ chăn gia súc đến săn bắn. Con người và loài chó đã cùng nhau trưởng thành qua các thời kỳ phát triển của thế giới. Nếu bạn nghĩ về mục đích nuôi chó, chúng là một phần của nhóm lao động, thậm chí vào 100 năm về trước. Dù bạn đang làm gì để kiếm sống thì con chó của bạn đã giúp bạn làm điều đó.

Một người huấn luyện chó cho biết chúng thực sự đọc được nét mặt của chúng ta. Điều đó có vẻ khó tin, nhưng bạn có thể làm một phép thử đơn giản để kiểm nghiệm. Hãy nhìn con chó của bạn, đừng nói gì cả và chỉ mỉm cười. Đảm bảo bạn sẽ nhìn thấy chú chó yêu mến vẫy đuôi.

Cách con người tương tác với chó có ảnh hưởng lớn đến thái độ tổng thể của nó. Chó hoàn toàn có thể thấu hiểu khi khuôn mặt bạn ánh lên niềm hạnh phúc. Tình bạn giữa con người và loài chó cũng được hình thành trên cơ sở này. Chó sẽ biết khi nào chủ rất buồn và chúng sẽ rất thận trọng vào những lúc ấy.

Đáng buồn thay, dù những con chó có thể nhận thức được cảm giác đang hiện hữu của chủ, nhưng ngược lại, không phải lúc nào chủ cũng có sự quan tâm và chú ý như vậy đối với chó. Chó liên tục tự hỏi liệu chủ hạnh phúc hay buồn. Do đó, chúng ta cũng nên nhìn vào những con chó của mình và nói: ‘Bạn có cảm thấy ổn không?’, ‘Bạn có thoải mái trong tình huống này không?” Chó là bạn thân nhất của con người. Nhưng con người nên nỗ lực hơn để thể hiện tình bạn với chó.

Bất kể những sai sót của con người như nhắn tin khi đưa chó đến công viên hoặc cắt giảm thời gian chơi ngắn ngủi để theo dõi Netflix thì những chú chó vẫn là người bạn trung thành và đáng mến của họ. Phải thừa nhận rằng thật tốt khi có một ai đó xem chúng ta là người quan trọng nhất trên thế giới.

Riêng Việc Slogan “Chó Là Bạn, Không Phải Thức Ăn” Được Đáp Lại Bằng “Chó Là Bạn, Không Phải Là Tôi”…

Riêng việc slogan “Chó là bạn, không phải thức ăn” được đáp lại bằng “Chó là bạn, không phải là tôi” – đủ để thấy 2 phe ăn và không ăn thịt chó chưa bao giờ nhân nhượng nhau trong quá trình tranh cãi. Cái này phải nói rõ là không chỉ ở Việt Nam mà phong trào “chó quyền” nó mang tầm quốc tế.

Thịt chó từng được tiêu thụ mạnh ở khắp nơi trên thế giới và gần đây gói gọn hơn trong khu vực châu Á (đa phần ở Hàn, Trung và Việt).

Ai cũng có quyền chọn cho mình thức ăn ưa thích, miễn nó không vi phạm pháp luật. Chó, bò, heo, gà… nhìn nhận ở góc độ thực phẩm là như nhau. Việc bạn ăn một miếng bắp bò nhúng giấm về cơ bản không khác gì việc gặm cái đùi chó thui rơm.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ đơn giản như thế.

Ngoài việc chọn thức ăn hợp pháp thì con người ta cũng có quyền chọn thú nuôi hợp pháp, có người nuôi bò sát, có người nuôi chuột hamter, có người nuôi con heo như thú cưng… nhưng người nuôi chó luôn chiếm đa số. Ok chưa đã?

Thời kỳ đói kém, dinh dưỡng thiếu hụt nên người ta ăn thịt chó để bù đắp cho sức khỏe. Giờ văn minh rồi, thức ăn ê hề nên người ta thường chọn thực phẩm được nuôi, trồng, kiểm dịch đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn có người chọn món thịt chó năm xưa để tiếp tục tiêu dùng. Ai cũng có lý cả, người ăn chó bây giờ không hẳn nghèo, và người ăn thịt siêu thị chưa hẳn giàu. Vấn đề có thể nằm ở sở thích.

Đối với người yêu thương chó, họ xem chó như thành viên trong gia đình, cách đây 10 năm, thấy người nuôi chó mặc quần áo cho chó, tỉa móng chân cho chó thì quả là “kệch cỡm, lố lăng”, nhưng trong đời sống kinh tế hiện tại, điều đó quả là bình thường luôn. Vì sao? Vì văn minh lên nên tình yêu thương nó quảng đại hơn chứ sao.

Em xinh đẹp như thế nhưng lại đem lòng yêu một người vừa xấu, vừa lăng nhăng, vừa vô tâm… người ngoài nhìn vào tiếc cho em lắm. Thế nhưng trong mắt em, thằng ấy là tất cả. Em cố gắng đến mấy cũng không thể cắt nghĩa được tình cảm của mình. Chỉ biết yêu là vô điều kiện. Thế thôi. Tình cảm con người với nhau còn khó minh định, huống gì giữa người và thú nuôi. Em có gào thét cách mấy về sự đáng yêu của chó thì trong mắt người thèm thịt chó nó vẫn là 7 món trong chiều mưa.

Vốn dĩ cách nhìn khác nhau thì làm sao có tiếng nói chung bây giờ?

Một cô gái hoàn toàn có thể khước từ tình cảm của chàng trai chỉ vì chàng ăn thịt chó. Điều này không có gì khó hiểu và oan ức cả. Đơn giản vì cô ấy xem anh là loại người thuộc tuýp văn minh vô tình, bạc nghĩa trong hệ quy chiếu của cô ấy. Và chang trai kia hoàn toàn có quyền gào thét, trách cứ cô ấy khi đang nhâm chi chén rựa mận cùng chiến hữu của mình.

Nhu cầu thịt chó giảm trên quy mô toàn cầu, người trẻ giờ ít ăn thịt chó hơn thế hệ cha, anh… đó là quy luật văn minh chứ không ai bắt ép cả. Người nuôi chó ở Việt Nam đa phần ít bán chó làm thịt vì họ quý chó. Chính vì thế “nghề trộm chó” mới tồn tại dai dẳng lâu nay.

Mất con gà, con vịt thì họ bỏ qua nhưng câu mất con chó mà bị bắt quả tang thì thường kèm theo án mạng. Đơn giản thằng câu chó chỉ nhìn thấy tiền và người nuôi đó chỉ nhìn thấy tình. Mày treo cổ tình yêu của họ thì đừng trách họ treo cổ mày lên. Chó bây giờ không còn là chó – người bây giờ không hẳn là người.

Anh Ba chỉ nói thế này. Cây cỏ có loại chuyên để làm kiểng như mai, lan, cúc, hồng… thì cũng có loại chuyên dùng để nhúng lẫu. Không ai đem cành mai chiếu thủy đi nhúng lẩu riêu cua bắp bò cả, mặc dù pháp luật không cấm.

Súc sanh cũng có loại chuyên để làm thịt như heo, bò, gà, vịt… cũng có loại chuyên dùng làm thú nuôi như chó, mèo.

Anh chị nào thích thì cứ ăn, đó là quyền của anh chị vì anh chị đã trả tiền đầy đủ cho suất ăn đó. Nhưng cầm đôi đũa gắp miếng thịt 90% đầy oán khí, nước mắt của người chủ mất vật nuôi thì không hay cho lắm nên Anh Ba không ăn thịt chó.

Tưởng tượng trẻ con, người lớn đi học, đi làm về nhà gọi tên con Vàng, con Ky, con Bông… không thấy đâu, ra sân nhà chỉ còn sót lại miếng bả và ê hề nước dãi. Miếng ăn như thế Anh Ba nuốt không trôi.

Có người bảo thịt chó là món ăn truyền thống, thậm chí còn trích lời lãnh tụ khi xưa nói về món này… nhưng Anh Ba nói rồi, đóng khố cũng là truyền thống nhưng bây giờ tiếp khách quốc tế không ai còn mặc khố nữa. Truyền thống là sự chuyển dời cho phù hợp chứ không phải là bất biến.

Tóm lại, các bạn trẻ nghe lời Anh Ba – thế hệ 195x của Anh Ba đa phần thiếu đói nên ăn uống có phần phóng túng hơn. Giờ chúng mình văn minh rồi, thức ăn ê hề – lựa cái gì phổ biến, được kiểm dịch tử tế rõ ràng để ăn.

Anh Ba có anh bạn, đợt đi Singapore mấy ngày liền ăn đồ Tây, qua ngày thứ 3 ảnh sượng trân cái mặt lên. Hỏi ra mới biết ảnh thèm thịt chó, dồi heo với mắm tôm… Ảnh bảo ở Việt Nam ảnh ăn 1 lần cả mét dồi cũng được… Anh Ba hỏi thế ăn được 3 mét không? Ảnh nói không được…

Thức ăn cũng chỉ là thức ăn.Ừ, ngon đến mấy ăn nhiều cũng ngấy thôi.

Cách duy nhất để đỡ ngấy là ăn uống giản đơn thôi…

Đôi khi, Kẻ thù của người này nhưng lại là người yêu của người khác. Chó với mèo không phải là bạn của bạn, nhưng nó là bạn của người khác.

Bên chửi cứ chửi, bên ăn cứ ăn, một vòng luẩn quẩn chưa bao giờ dứt… đó mới là đặc sản nước nhà…

Share: Anh Ba Sài Gòn #hong