Chó Mèo Cắn Có Được Bảo Hiểm Không / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Tiêm Phòng Chó Dại Có Được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Không?

Tôi cần được tư vấn về mức hưởng bảo hiểm y tế khi tiêm phòng chó dại. Tôi được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo đối tượng hộ nghèo. Ngày 15/3/2020 tôi bị chó dại cắn muốn đi tiêm phòng tại bệnh viện huyện. Cho hỏi: tôi đi tiêm phòng chó dại cắn có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Căn cứ Điều 21 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về phạm vi hưởng bảo hiểm y tế như sau:

” Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

b) Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;

c) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các khoản 9, 13, 14, 17 và 20 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Theo đó, quỹ bảo hiểm y tế chỉ chi trả những chi phí được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 nêu trên. Cụ thể những loại thuốc, dịch vụ được bảo hiểm y tế chi trả được quy định tại Thông tư 13/2019/TT-BYT, trong đó không có vắc xin phòng dại.

Như vậy, tiêm vắc xin phòng bệnh dại sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả. Theo đó, khi thực hiện việc tiêm phòng chó dại cắn này thì bạn sẽ phải tự chi trả 100% chi phí.

Khám sức khỏe có được hưởng bảo hiểm y tế?

Các trường hợp không được BHYT chi trả

Trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về tiêm phòng chó dại có được hưởng bảo hiểm y tế không, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Bị Chó Đẻ Cắn Có Nguy Hiểm Không? Có Cần Chích Ngừa Không?

Nếu khẳng định chó đẻ cắn không nguy hiểm không phải mà nguy hiểm cũng không đúng. Chắc chắn khi bị chó cắn, bạn sẽ bị đau, chảy máu, cần phải giữ vệ sinh sạch sẽ vết cắn tránh bị nhiễm trùng. Nếu con chó đó khỏe mạnh, không vấn đề gì, bạn chỉ cần chờ thời gian cho vết thương lành miệng mà thôi. Ngược lại, chó đẻ mang trong mình virut dại, đương nhiên sẽ tiềm ẩn mối nguy hại không nhỏ đối với sức khỏe và tính mạng của con người. Chỉ cần thiếu cẩn trọng, bị dính virut dại do chó đẻ cắn, khi phát bệnh tỷ lệ tử vong ở người rất cao và nếu có không tử vong cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống thần kinh trung ương. Nhiều người do dính virut dại mà trở thành người điên, kém nhận thức về các vấn đề xung quanh cuộc sống.

Khi bị chó đẻ cắn có cần chích ngừa không

Trước nỗi lo bị bệnh dại, bị nhiễm virut dại, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến việc tiêm phòng dại đầu tiên sau khi bị chó cắn. Qủa thực tiêm phòng dại càng sớm càng tốt nếu như chó có mang trong mình virut. Khi đó vắc xin phòng dại sẽ có hiệu quả nhanh giúp đảm bảo an toàn cho tính mạng con người. Thế nhưng, vắc xin phòng dại như 1 con dao 2 lưỡi vậy. Nếu chó đẻ cắn bạn không có virut dại, nhưng bạn vẫn đi tiêm vắc xin sẽ giống như tự hại mình. Bởi vắc xin phòng dại không tốt cho thần kinh, sẽ phá hủy hệ thần kinh trung ương của bạn nhẹ chỉ khiến bạn giảm trí nhớ, nặng có thể khiến bạn trở lên ngẩn ngơ.

Khi bị chó đẻ cắn có cần chích ngừa không phải phụ thuộc vào việc tìm hiểu, xác định chó có bị bệnh dại hay không dựa vào các lưu ý sau:

+ Chó đã từng được tiêm vắc xin phòng dại hay chưa

+ Chó đẻ đó cắn bạn do hung dữ bảo vệ con, hay bản thân nó đang có những biểu hiện của bệnh dại

+ Tại địa phương nơi con chó đang sống có dịch bệnh dại lan truyền không

Tốt hơn hết khi bị chó đẻ cắn, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để được tư vấn có nên tiêm phòng dại hay không. Đừng nghĩ rằng cứ tiêm phòng dại cho chắc ăn, khi chính điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, trí tuệ của bạn!

Bị Côn Trùng Cắn Sưng Phù Có Nguy Hiểm Không?

Côn trùng có rất nhiều loại. Do đó những vết côn trùng cắn cũng khác nhau. Các biểu hiện phổ biến trong trường hợp này bao gồm: ngứa rát, đau, tê, phỏng da, sưng phồng hoặc tấy đỏ. Chi tiết dấu hiệu nhận biết vết cắn của từng loại côn trùng hay gặp như sau:

Nếu bạn thấy da xuất hiện một vết sưng duy nhất, trong đó có một điểm nhỏ ở chính giữa thì có thể là do ruồi hoặc muỗi cắn.

Khi bị bọ chét cắn, da sẽ bị ngứa và sưng nhỏ thành các nốt. Những vị trí bọ chét đốt chủ yếu là những vùng da mà quần áo tiếp xúc nhiều nhất với da như quanh eo.

Trường hợp bạn thấy da có những nốt sưng đỏ, phồng rộp và ngứa tạo thành hàng thì đây là vết cắn của rệp giường.

Vết chích của kiến lửa làm da sưng lên, có mủ, sau vài ngày sẽ bị phồng rộp.

Dấu hiệu nhận biết vết cắn của bọ cạp là da bị sưng, đỏ và có thể bị đau, tê. Vết cắn của loại côn trùng này rất nguy hiểm, nếu bạn nghi ngờ mình bị bọ cạp cắn thì nên tới các cơ sở y tế ngay lập tức.

Vùng da bị ve cắn có màu đỏ tươi nhưng không gây cảm giác đau, rát.

Vết cắn của chấy là những nốt mẩn đỏ nhỏ, thường hay gặp ở vùng da đầu, trên cổ hoặc đằng sau mang tai.

Bị côn trùng cắn sưng phù có nguy hiểm không?

Với người bình thường, phần lớn các vết cắn của côn trùng sẽ không gây hại tới sức khỏe, các triệu chứng này có thể tự phục hồi sau thời gian ngắn và không để lại biến chứng khác lạ. Tuy nhiên nếu bạn bị côn trùng cắn ở mức độ nặng thì có thể khiến da đau nhức, bứt rứt khó chịu.

Những người có da nhạy cảm thì khi bị côn trùng cắn sưng phù có tỷ lệ cao dẫn tới tình trạng sốc phản vệ hoặc dị ứng. Lúc này toàn thân hoặc một số vị trí nhất định trên da sẽ bị nổi mề đay, phát ban hoặc ngứa, đau nhức. Thậm chí có người còn cảm thấy khó thở, phù nề. Những triệu chứng này được đánh giá là nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Ngoài ra, nếu không có biện pháp y tế can thiệp kịp thời thì sau 6 tiếng đồng hồ từ khi bị côn trùng cắn, nguy cơ nhiễm khuẩn da là khá cao. Đây cũng là một vấn đề nguy hiểm, đặc biệt với những hệ miễn dịch yếu như trẻ em hoặc người cao tuổi.

Bị côn trùng cắn sưng phù ngứa chữa thế nào?

Để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, khi bị côn trùng cắn thì bạn nên có những bước xử lý ban đầu càng sớm càng tốt. Những hướng dẫn sau đây có thể giúp ích cho bạn trong trường hợp này:

Gắp bỏ côn trùng ra khỏi da

Sát trùng vết chích, vết cắn

Sau khi đã loại bỏ côn trùng ra khỏi da, bạn cần rửa vùng da bị thương bằng nước sạch để loại bỏ bớt vi khuẩn. Song song với đó, bạn nên rửa thêm da với xà phòng, thuốc sát khuẩn để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Người bị côn trùng cắn tuyệt đối không được băng kín vết thương mà chỉ cần rửa sạch vùng da tổn thương là được.

Khắc phục vùng da bị côn trùng cắn sưng phù.

Những mẹo nhỏ sau có thể giúp vùng da bị côn trùng cắn mau chóng phục hồi trạng thái ban đầu:

Dùng một cục đá chườm lên vết cắn để giảm tình trạng sưng đỏ.

Bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh côn trùng cắn

Để phòng tránh côn trùng cắn, bạn có thể tham khảo những chỉ dẫn hữu ích sau đây:

Vệ sinh môi trường sống xung quanh

Một trong những điều kiện lý tưởng để côn trùng sinh sôi, phát triển là môi trường ẩm thấp, bẩn. Do đó bạn cần vệ sinh sạch sẽ nhà ở, vườn ao xung quanh hoặc dùng thêm thuốc diệt côn trùng.

Luôn mắc màn khi đi ngủ, kể cả ban ngày

Thói quen móc màn khi đi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa tình trạng côn trùng cắn, nhất là ở khu vực ẩm thấp hoặc thời tiết giao mùa. Với trẻ nhỏ, bạn nên để bé nằm trong cũi, nôi để chống muỗi và các côn trùng khác cắn. Vào buổi tối, bạn có thể đóng cửa sổ hoặc dùng bao chống muỗi để ngăn chặn côn trùng bay vào trong nhà.

Bôi kem chống muỗi vào da

Một số loại kem bôi da sẽ có tác dụng chống muỗi chích nên bạn có thể tận dụng. Tuy nhiên người dùng không nên bôi kem tại những vùng da nhạy cảm như môi, bẹn… Thêm vào đó, bạn nên tránh để kem bôi da dính vào mắt, miệng vì có thể gây hại cho cơ thể.

Mẹo vặt chống côn trùng đốt

Khi bạn đi phượt hoặc du lịch bụi thì có thể tắm bằng thuốc tẩy có tên Pha chlorine. Mùi của loài thuốc này sẽ khiến các côn trùng cảm thấy khó chịu và chúng sẽ không tiến tới gần bạn. Đây cũng chính là lý do mà các hồ bơi thường được sát trùng bằng chlorine.

Đặc điểm sống của côn trùng là sợ nóng và ưa tối. Tuy nhiên một số loại lại rất thích đèn huỳnh quang. Tận dụng đặc tính này, bạn có thể dùng đèn huỳnh quang để dụ chúng tới và tiêu diệt gọn luôn.

Bị Rết Cắn Phải Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không ?

Bị rết cắn phải làm sao, có nguy hiểm không ?

Rết là loài động vật thân đốt, có rất nhiều chân, trung bình số lượng chân của các loài rết thường từ khoảng 20 cho đến 300 chân. Rết có cặp kìm ở trước miệng (được hình thành từ một cặp phần phụ miệng) để tiết nọc độc vào kẻ thù mỗi khi chúng tấn công. Tất cả các loại rết đều có nọc độc, tuy nhiên mức độ ngộ độc còn phụ thuộc vào kích thước của chúng và số lần chúng tấn công. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiển đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời

Nếu bị rết cắn nhẹ, vùng da chỉ bị sưng tấy đỏ và hơi đau nhức, bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách rửa sạch vết cắn bằng xà phòng rồi bôi dầu gió vào là được. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm vết thương trong nước ấm, sau đó uống kháng histamin và giảm đau là đủ. Lưu ý, chỉ nên ngâm nước ở nhiệt độ tối đa không quá 40-50oC để tránh gây bỏng da.

Sẽ không thể xử lý như trên nếu bên nhân có các biểu hiện như:

Triệu chứng tại chỗ: có 2 vết răng hằng sâu, vết cắn sưng đỏ, đau nhức dữ dội, nổi hạch, phù, ngứa

Triệu chứng toàn thân: Cảm thấy buồn nôn, sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, cơ thể tê liệt, mất cảm giác, thở gấp, đau họng….

Thông thường, khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện trên có nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm độc nặng và chất độc đang phát tác. Hầu hết các triệu chứng tại chỗ sẽ tự giảm dần trong vòng 1-2 ngày và các triệu chứng toàn thân nếu có sẽ kéo dài 4-5 giờ. Nên khi phát hiện thấy có những điều bất thường như trên, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chữa trị kịp thời. Tuyệt đối, không được xoa bóp vùng da xung quanh vết thương vì như vậy chất độc sẽ phát tán nhanh hơn.

Nếu rơi vào tình trạng trên mà chần chừ hoặc đưa đến bệnh viện chậm trễ, chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê sâu. Tuy nhiên, nọc độc của nó chỉ làm tê liệt hệ thần kinh đối với những loài côn trùng nhỏ, không đủ mạnh để gây chết người. Hơn nữa, phần lớn các rết cắn là lành tính, thường tự khỏi và hiếm khi để lại di chứng, thậm chí trong những trường hợp nặng bệnh nhân cũng hồi phục trong 2 ngày nên bạn không nên quá lo lắng nếu đã được bác sĩ chăm sóc và điều trị.

Một số cách dân gian giúp trị rết cắn hiệu quả

Dùng nước dãi gà: Sau khi bị rết cắn, phải bắt ngay một con gà sau đó dùng tay hoặc lông gà cho vào cổ họng gà, rút ra lấy dớt dãi gà đó bôi vào chỗ rết cắn, làm như vậy hai ba lần sẽ đỡ đau nhức.Bạn có thể thay thế nước dãi gà bằng nhớt của các loại ốc sên cũng được.

Lấy vài tép tỏi tươi, lột vỏ, đập dập bôi trực tiếp lên vết thương vừa bị rết cắn sẽ giúp hết đau nhanh chóng.

Tước bỏ vỏ cộng khoai môn, giã nhuyễn rồi đem trộn đều với vôi ăn trầu và dầu dừa để đắp vào vết cắn sẽ rất mau khỏi.

Bắt ngay con rết vừa cắn, đập chết lấy ruột của nó bôi vào chỗ bị cắn, chỉ trong giây lát sẽ dịu dần vết đau buốt.

Nhai nhuyễn một nắm mè sống, đắp vào vết thương để làm giảm nhức và buốt.

Bạn có thể dùng các loại rau, lá, cây cỏ trong vườn như: lá rau cần, rau sam, lá ớt, lá bạc hà, cỏ cứt lợn… giã nhỏ đắp lên vết thương, sau đó dùng vải thưa băng rịt lại để mau lành và nhanh khỏi hơn. Nhưng lưu ý là các loại rau, lá trên phải được rửa sạch để tránh nhiễm trùng

Mặc dù, không phải là con vật gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng để tránh rơi vào những trường hợp nguy hiểm khi bị rết cắn, cách đơn giản và tốt nhất cho bạn là nên tránh xa nơi ở và tránh chạm trán với chúng theo những cách như:

Dọn sạch các vật dụng cũ kĩ, dễ bị ẩm mốc như chổi, thảm, đồ gỗ, vải ướt… để rết không có nơi trú ngụ.

Làm sạch môi trường xung quanh nhà, lấp kín các cổng rãnh để tránh trường hợp rết theo đó bò vào nhà.

Không nên cho các bé chơi đùa ở những nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gỗ mục để tránh nguy cơ bị rết tấn công.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi Bị rết cắn phải làm sao, có nguy hiểm không ? Mong rằng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong cuộc sống và biết cách giải quyết hợp lý nhất nếu chẳng may rơi vào các tình huống xấu trên.