Chó mang thai bao nhiêu ngày thì đẻ và cách tính thời gian mang thai ở chó
Tính từ ngày bào thai bắt đầu hình thành và làm tổ ở trong tử cung của chó cái là khoảng 58 cho tới 68 ngày. Trung bình là khoảng 2 tháng là chó sẽ đẻ. Tuy nhiên, ở một số dòng chó nhỏ và mang thai ít như Nhật, Bắc Kinh, Chihuahua… thì thời gian mang thai của chúng sẽ kéo dài hơn 2 tháng.
*Chó mang thai tự nhiên: đối với việc cho mang thai tự nhiên (khi đến chu kỳ sinh sản chó đực và chó cái sẽ tự tìm đến để thực hiện giao phối). Đối với chó cái, sau khi chu kỳ kinh nguyệt của chó diễn ra 7 ngày, chúng sẽ bắt đầu vào chu kỳ động dục. Chu kỳ này diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày. Trong những ngày này, chó đực và chó cái sẽ giao phối với nhau. Cho nên, tính thời gian mang thai của chó các bạn sẽ tính trong khoảng giữa các lần giao phối. Cách này sẽ không thể tính chính xác ngày giao phối của chó, thường sẽ bị lệch 2 – 3 ngày.
*Chó đem phối giống: bằng phương pháp này, các bạn có thể tính chính xác ngày thụ tinh. Các bạn chỉ cần dựa vào ngày phối giống và bắt đầu tính ngày thụ thai sau đó một ngày (tinh trùng của chó đực có thể sống trong tử cung của chó cái trong khoảng 24h).
Có biện pháp nào chẩn đoán sớm cho có thai không?
Hiện nay chưa có các thực hành xét nghiệm mẫu máu, nước tiểu nào có thể xác định chó đã có thai hay chưa.
Sớm nhất cũng phải từ 26-35 ngày sau phối giống để xác định có thai bằng thăm khám lâm sàng vùng bụng của các bác sỹ thú y ( độ chính xác khoảng 85% ).
Không được chụp X-quang chó mới mang thai. Chỉ được phép dùng X-quang để xác định số lượng con 45 ngày sau khi mang thai ( chính xác 95% về số lượng thai)
Có thể siêu âm chó mang thai nhưng không có ý nghĩa chẩn đoán vì có thai sau 25 ngày mới có thể siêu âm được và cũng không biết rõ bao nhiêu thai.
Khi nào có thể biết được chó mang thai bằng quan sát các thay đổi tâm sinh lý cơ thể chó?
Khoảng 5 tuần sau phối giống, rất khó xác định chắc chắn chó có thể mang thai hay không bằng cách quan sát thay đổi về phát triển đầu vú, nầm sữa, thay đổi hành vi, tính tình, cách thức ăn uống, ngủ nhiều, lười vận động… Nhiều chủ chó quá mong mỏi sự thành công nên dễ “hoang tưởng” chó đã chửa rồi đợi mãi không thấy đẻ và kết luận ” chửa giả”.
Chỉ sau tuần thứ 5 trở đi mới thấy sự to nhanh, ộ ệ của vùng bụng và bầu vú. Nhưng cũng chỉ rõ rệt với chó chửa nhiều thai, còn chó mẹ mang ít thai ( 1 – 2 thai ) thì bụng chó chỉ thấy to ra rõ rệt vài ngày trước khi sinh.
Chán ăn hoặc bỏ ăn (những chú chó thường chỉ ăn một chút thức ăn, không ăn cơm hoặc có thể bỏ ăn vài bữa). Trong trường hợp này, các bạn nên cho chúng uống thêm sữa và cho chúng ăn những loại thức ăn mà chúng yêu thích.
Mệt và rất hay nằm: sau khi phối giống, chú chó của các bạn xuất hiện những triệu chứng như thế này là rất bình thường. Đừng vì như vậy mà cho chúng uống thuốc-rất nguy hiểm.
Bàu vú phát triển sớm và to nhanh hơn phát triển bụng thì chó chửa ít thai ( gọi là chửa vú ), ngược lại bụng to và bàu vú phát triển vừa phải sẽ mang nhiều thai.
Có thể có sữa trước khi sinh 7- 9 ngày. Tốt nhất 1- 2 ngày trước khi sinh mới có sữa. Màu sữa phải có màu trắng đặc trưng, không trong, vàng ố bẩn mới bảo đảm thai khỏe và sinh sản bình thường. Có sữa quá sớm là dấu hiệu của sảy thai hoặc đẻ non.
Hoặc nếu bạn không nhìn ra những dấu hiệu trên của chó nhà mình, hãy đưa chó đến bác sĩ thú ý và yêu cầu làm các kĩ thuật sau:
Siêu âm: Phương pháp siêu âm có thể giúp bạn nhận ra cô chó nhà bạn đang mang bầu, kể cả ở thời gian đầu. Bác sĩ có tay nghề cao có thể định vị được các chú cún con trong bụng mẹ qua máy quét từ ngày thứ 16 trở đi. Nếu chó của bạn ngoan, quá trình siêu âm sẽ được thực hiện không cần sự trợ giúp của thuốc giảm đau. Nếu chó có bộ lông dày, bác sĩ sẽ loại bỏ một ít lông ở vùng bụng để các đầu dò có thể chạm tới da của chó.
Yêu cầu chụp X quang: Với sự thông dụng và phổ biến của phương pháp siêu âm, thì nhu cầu chụp X quang dường như đang giảm dần. Lý do chủ yếu là do phương pháp này chỉ được tiến hành ở giai đoạn sau của thai kỳ với mục đích xác định xem có bao nhiêu cún con trong bụng mẹ. Trên thực tế, thông tin này rất hữu ích vì người chủ có thể đảm bảo được rằng tất cả cún con đều được sinh ra an toàn hoặc đề phòng được trường hợp cô chó đã vượt cạn xong nhưng vẫn còn một cún con chưa được ra đời.
Kiểm tra máu. Tiêu chuẩn vàng để xem liệu cún yêu có đang ốm nghén hay không là yêu cầu bác sỹ thú y kiểm tra đường huyết. Quá trình này sẽ giúp phát hiện ra Relaxin, hóc môn do nhau thai tiết ra cuối thai kì. Hóc môn này chỉ xuất hiện sau ngày thứ 28 của thai kì. Nếu kiểm tra vẫn cho ra kết quả bình thường, thì rất có khả năng bạn sẽ nhận được kết quả âm tính và cho rằng chó nhà bạn chẳng ốm nghén gì cả. Nhưng hãy cẩn thận vì đó là kết quả sai và sự thật là cô chó đang mang thai đấy. Nếu bạn nhận được kết quả dương tính ở mọi thời điểm, kể cả trước ngày thứ 28, thì khả năng cún yêu nhà bạn có thai là rất cao.
Một số lưu ý khi chó mang thai
1.Chó mang thai bỏ ăn Hiện tượng chó bỏ ăn trong 1 – 2 tuần đầu mang thai là hiện tượng rất bình thường. Trong trường hợp này, các bạn cũng đừng nên ép cún ăn quá nhiều. Các bạn nên tìm hiểu cún thích ăn nhất món gì, cho cún ăn theo khẩu vị và cũng không nên bắt chúng ăn quá nhiều. Nếu như khoảng thời gian nghén của cún nhà bạn kéo dài khiến cún sút cân nhiều, các bạn có thể đem cún đến bác sĩ thú y. Khi đưa đến bác sĩ thú y, các bác sĩ thú y sẽ cho cún bổ sung thêm canxi và lượng vitamin vừa phải (nếu cung cấp quá nhiều sẽ dễ dẫn đến hiện tượng co giật và sốt sữa khi cún sinh con.
2.Đưa chó đang mang thai đi khám bác sĩ Khi chú cún của gia đình bạn mang thai khoảng 1 tháng thì nên đưa chúng đi khám bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp chuẩn đoán được số lượng cún, thời gian sinh và kiểm tra sức khỏe của cún con. Ngoài ra, khi đi khám bác sĩ, các bạn cũng có thể xác định được tình trạng sinh sản của cún có dễ đẻ hay không. Nếu như chú cún nhà bạn khó đẻ, khi đến gần ngày sinh cần phải quan sát thật kỹ để tránh hiện tượng thai chết lưu trong bụng chó đẻ.
Khi cún có những bài tập luyện tập thể thể chất, giúp cho cún khi sinh nở sẽ dễ dàng hơn (phần xương chậu và cơ háng sẽ hoạt động dễ dàng hơn trong chu kì sinh sản.
Trong giai đoạn cún mang thai, mọi người thường có xu hướng cho cún ăn nhiều hơn. Điều này rất dễ dẫn đến chứng bệnh béo phì. Chứng bệnh này vô cùng nguy hiểm cho chó đang mang thai và nhất là trong lúc sinh đẻ ở cún.
4.Chó có thai ra máu đen Trong quá trình mang thai, nếu như chú chó của bạn ra máu đen thì đây là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Nếu xuất hiện hiện tượng này, chắc chắn chú cún của bạn đã mắc phải một số những triệu chứng sau đây:
Dọa sảy thai: hiện tượng này rất dễ gặp khi cún nhà bạn đang ở trong giai đoạn đầu thai kỳ. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, phôi thai vừa hình thành nên việc bám vào thành tử cung còn khá yếu. Nên việc ra máu đen ở đầu thai kỳ có thể là hiện tượng dọa sảy thai. Để hạn chế hiện tượng này, trong thời gian đầu thai kỳ các bạn không nên cho cún hoạt động quá mạnh, chỉ nên cho cún đi lại tránh chạy nhảy.
Thai chết lưu: hiện tượng này vô cùng nguy hiểm đối với những chú chó đang mang thai. Hiện tượng thai chết lưu chính là nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu đen ở chó. Nếu hiện tượng này xảy ra lâu là hiện tượng băng huyết sảy thai, rất dễ dẫn đến tử vong ở chó mẹ.
5.Chó mang thai có nên tắm Trong giai đoạn mang thai ở cún, rất nhiều người đặt ra câu hỏi là có nên tắm cho chó không? Ngay đây chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn:
Trong giai đoạn từ tuần thứ 3 – 7 hoặc 8 các bạn hoàn toàn có thể tắm cho cún. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các bạn nên tắm cho chúng thật nhẹ nhàng, sử dụng sữa tắm thích hợp. Nếu như chú cún của bạn không hợp tác, không nên ép chúng hãy nhẹ nhàng khuyên chúng. Nếu trong toàn bộ quá trình mang thai, cún không được tắm rất dễ dẫn đến hiện tượng ghẻ và các bệnh khác về da. Lưu ý: khi tắm cho cún các bạn thật nhẹ nhàng, tạo cảm giác cho cún thấy thoải mái, tránh khiến chó bị kích động và khó chịu khi tắm.
Trong giai đoạn cuối chu kỳ mang thai và khoảng 1 tháng sau khi sinh, các bạn không nên tắm cho chó mẹ. Như vậy rất dễ đến hiện tượng cảm lạnh, dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai ở chó hoặc sinh thiếu ngày (nếu sinh non, chó con thường dễ chết, khó nuôi hoặc còi cọc).
Chế độ dinh dưỡng cho chó đang mang thai
1. Giai đoạn đầu thai kỳ 1 – 30 ngày đầu Sau khi chó được phối giống 1 ngày chó đến ngày thứ 30 thì đây là giai đoạn đầu trong thai kỳ, trong thời gian này chó cái chưa có các dấu hiệu mang thai, lúc này chó cái cần được cân chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm chất canxi vào khẩu phần ăn, tránh để chó ăn nhiều chất mỡ, không ăn quá no và quá nhiều, thời điểm này không nên thúc chó tăng cân, đặc biệt chú ý đến việc hoạt động của chó, tránh để tình trạng chó vận động quá mạnh hay làm việc quá nhiều, nên tránh cho chó tiếp xúc với những con chó khác, đặc biệt chó lạ.
Đối với một số con chó trong 3 – 4 tuần đầu mang thai sẽ có hiện tượng biến ăn, tuy nhiên triệu chứng này sẽ sớm kết thúc sau khoảng một tuần. Nếu chó vẫn biến ăn và bỏ bữa thì bạn cần phải đưa chúng đến bác sĩ thú y để thăm khám.
2.Giai đoạn giữa thai kỳ từ 31 – 45 ngày tiếp theo Từ ngày thứ 35 – 45 của thai kỳ thì trở đi thì cơ thể của chó mẹ mới bắt đầu có những thay đổi rõ ràng hơn như đầu vú phát triển, bụng bắt đầu to ra, chó ăn nhiều hơn, lười vận động và ngủ nhiều hơn, con chó sẽ có những thay đổi lạ trong hành vi, tính tình. Trong thời kỳ này chó mẹ cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như tăng cường chất đạm, chất sắt và các loại rau củ quả, chú ý không cho chó mẹ ăn quá no trong một bữa mà phải chia nhiều bữa nhỏ, cung cấp nước uống đầy đủ cho chó. Đây là giai đoạn mà chó mẹ rất dễ bị sảy thai nếu không được chăm sóc cẩn thận, cần phải chú ý không cho chó vận động mạnh, chạy nhảy quá nhiều, chó và nơi ở của chó cần phải được giữ vệ sinh sạch sẽ.
3.Giai đoạn cuối thai kì 46 – 63 ngày cuối Ở giai đoạn cuối thai kỳ này chó mẹ cần phải được bổ sung loại thực phẩm Mega-cal theo hướng dẫn của bác sĩ thú y, cung cấp thêm chất canxi cho chó từ xương sụn được hầm mềm lấy nước.
Để chó mẹ có thể sinh nở an toàn, thời điểm này chó mẹ cần phải được cách li khỏi những con chó khác trong nhà và tránh tiếp xúc với những con vật khác ở bên ngoài, chó mẹ cần có chế độ tập luyện thể dục và vận động hợp lý như đi bộ hàng ngày để duy trì thể lực và sức khỏe tốt.
Cần đưa chó mẹ đi khám bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe cho chó mẹ và cả thai nhi, bác sĩ sẽ chuẩn đoán thời gian chính xác chó mẹ sẽ đẻ để có thể chuẩn bị tốt cho cuộc sinh nở.
Lưu ý rằng bạn cần phải ghi chép cẩn thận thời gian chó phối giống để theo dõi và tính ngày chó đẻ.
2633 views