Chó Mang Bầu Bao Nhiêu Ngày / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Mang Thai Bao Nhiêu Ngày Tháng Thì Đẻ?

+ Kích thước của chó cái

+ Số lượng chó con mang thai trong bụng chó mẹ

+ Lứa đẻ

+ Tuổi thọ trung bình của chó cái

Theo đó, chó cái càng to thời gian mang thai càng lâu hay chó cái mang thai nhiều chó con thời gian mang thai càng ngắn, chó mang thai lần đầu tiên sẽ ngắn ngày hơn so với chó mẹ đã mang thai nhiều lần. Trung bình, 1 con chó cái sẽ có thời gian mang thai giao động từ 59 ngày đến 67 ngày tính từ ngày giao phối thành công đến ngày trở dạ sinh con. Với thời gian này, 1 năm 1 chú chó có thể sinh từ 2 đến 3 lứa khác nhau.

Giai đoạn mang thai, chó cái có khá nhiều thay đổi như bầu vú phát triển hơn, tính tình trở lên hung giữ hơn. Cơ thể của chó mẹ cũng như sức khỏe của chó mẹ thời điểm mang thai cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Khi mang thai, chó mẹ cần được cung cấp, bổ sung nhiều dưỡng chất hơn để có đủ dưỡng chất nuôi bào thai. Bắt đầu từ ngày thứ 45 mang thai, xương của chó con đã hình thành và bạn có thể mang chó mẹ đi siêu âm để nắm được chó mẹ đang mang bao nhiêu chú chó con trong bụng.

Từ ngày thứ 28 đến 42 mang thai, chó con lớn nhanh trong bụng gia tăng thể tích nhiều lần nên chó mẹ sẽ tiêu thụ 160% số lượng thức ăn bình thường. Ngoài chế độ ăn uống tốt, chó mẹ cũng cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Nếu đang nuôi chung chó mẹ với những chú chó khác, nên tách riêng chó mẹ ra để dễ dàng chăm sóc. Nếu chó mang thai lần đầu và có những dấu hiệu lạ, hãy đem chó tới khám tại các phòng khám thú y để theo dõi tốt cho sức khỏe của cả chó mẹ lẫn chó con.

Trong giai đoạn từ 59 đến 65 ngày, bạn cần chú ý nhiều hơn đến chó mẹ, bởi bất cứ lúc nào chó mẹ cũng có thể sinh. Thông thường, trước khi sinh vài ngày, vú của chó mẹ bắt đầu tiết sữa non. Chuẩn bị trước ổ tại nơi kín đáo để chó mẹ yên tâm sinh con. Nếu chó mẹ có dấu hiệu khó sinh, hãy gọi đến trung tâm thú y để được trợ giúp.

Hy vọng qua bài viết, các bạn có thể kiến thức bổ ích về vấn đề cún cưng của bạn mang thai khi nào đẻ.

Tác Dụng Của Quả Óc Chó Với Bà Bầu. Nên Ăn Bao Nhiêu Quả Óc Chó Một Ngày?

Mang thai là khoảng thời gian chị em phụ nữ phải thận trọng theo dõi hơn bao giờ hết. Những gì bạn làm, những gì bạn nên ăn và không nên ăn trong khi mang thai có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của thai nhi.

Có rất nhiều loại thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng dành cho bà bầu để em bé có thể phát triển tốt nhất!

…một trong những loại đó là quả óc chó.

Là loại thực phẩm khá đắt đỏ nhưng tác dụng của quả óc chó với bà bầu có thể khiến nhiều mẹ phải bất ngờ.

Sử dụng quả óc chó điều đặn trong quá trình mang thai cực kì hữu hiệu trong việc bổ sung các dưỡng chất cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy sẽ giúp con sinh ra thông minh hơn.

#1. Giúp bổ sung chất béo tốt cần thiết cho cơ thể

Phụ nữ mang thai thiếu chất béo hoặc không thích ăn dầu mỡ động vật, thì hạt óc chó là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Bổ sung chất béo mà không gây tăng cân cho bà bầu nếu ăn đủ lượng vì trong 100g hạt óc chó Mỹ chứa khoảng 65g chất béo, 15g protein, 654 kcal.

Hàm lượng chất béo thực vật trong quả óc chó được coi là một nguồn chất béo tốt, không cholesterol đáp ứng nhu cầu chất béo hàng ngày cho cơ thể.

Về lâu dài giúp hạ thấp mức cholesterol trong máu bằng cách cung cấp một lượng lớn HDL trong máu (một loại cholesterol tốt), giúp bà bầu bổ sung những dưỡng chất cần thiết trong suốt thai kỳ.

#2. Giàu axit béo Omega 3 tốt cho trí não thai nhi

Thành phần axit hữu cơ và axit béo Omega 3 có trong quả óc chó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì chất béo cấu trúc, giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện não bộ của thai nhi và trẻ nhỏ.

Giúp quá trình hình thành võng mạc và cung cấp rất nhiều tăng trưởng có lợi cho hệ thống thần kinh, giúp ổn định hành vi, tăng cường trí nhớ và phát triển nhận thức của trẻ.

Sau này vì nó chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ.

Các khoáng chất như kali, selen, canxi, đồng, kẽm, sắt, magie được tìm thấy trong quả óc chó đều quan trọng cho sự phát triển tốt nhất cho não bộ của bé.

#3. Cung cấp nguồn protein thực vật tốt cho cơ thể

Protein một thành phần rất quan trọng trong thời kỳ mang thai.

Giúp não bộ, các bộ phận khác của bé hoạt động và phát triển khỏe mạnh; cần thiết cho sự phát triển của cơ, xương, da, tóc, mắt và các bộ phận cơ thể khác.

Giúp sản sinh đủ số lượng tế bào máu và cung cấp sắt cho cơ thể, một chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Bà bầu cần tiêu thụ khoảng 70 gram protein mỗi ngày (khoảng 1g protein cho mỗi kg trọng lượng).

Protein được tìm thấy có trong các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt gà, thịt lợn, cá, ngũ cốc, đậu đỗ, lạc và các loại hạt khác.

#4. Axit ellagic giúp bà bầu giảm stress hiệu quả

Bên cạnh niềm hạnh phúc được lên chức mẹ, rất nhiều mẹ bầu phải đối mặt với những căng thẳng tâm lý.

Do lo lắng sự phát triển của con, do mệt mỏi, ốm nghén, đau nhức cơ thể và những vấn đề xung quanh cuộc sống hàng ngày.

Những thay đổi của cơ thể cộng thêm suy nghĩ ngày càng chồng chất dẫn đến nguy cơ bị stress trong thai kỳ là rất lớn

…và nạn nhân hứng chịu không ai khác chính là bạn và bé con trong bụng.

Và bạn có biết?

Trong quả óc chó rất giàu các chất chống oxy hóa và axit ellagic có tác dụng giảm stress hiệu quả.

Nên khi bà bầu sử dụng thường xuyên óc chó giúp giảm thiểu tối đa và phòng tránh tình trạng stress, không lo sợ căng thẳng, mệt mỏi và tránh được các bệnh trầm cảm khi đang mang thai.

Ngoài ra để hạn chế căng thẳng, giúp tâm lý thoải mái, mẹ bầu có thể:

Ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, chất xơ

Không tham công tiếc việc

Ngủ đủ giấc

Tập thể dục nhẹ nhàng

#5. Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai vào khoảng tuần thứ 20, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt giúp thai lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng gây một số rủi ro đến quá trình sản xuất của insulin của người mẹ.

Đây có thể được coi là kháng insulin.

Sẽ là điều tốt nếu mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì nồng độ đường trong máu ngưỡng an toàn.

Nhưng trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát.

Do đó, phải cần hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc phải làm cả hai.

Có 1 vài dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ như là: liên tục có cảm giác thèm ăn và buồn đi tiểu, hoặc ăn nhiều vẫn bị giảm cân, cảm thấy khô miệng, khát nước…

Nồng độ insulin cải thiện đáng kể nhờ sự hiện diện của chất béo không bão hòa trong quả óc chó. Từ đó giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường do Insulin có tác dụng khống chế lượng đường trong máu.

Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục, mẹ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ mà không cần dùng thuốc.

#6. Giúp ổn định và giảm huyết áp cao khi mang thai

Huyết áp cao có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà mẹ và thai nhi. Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào thời gian mang thai khi bị cao huyết áp và mức độ tăng huyết áp của thai phụ.

Chế độ ăn uống lành mạnh kiểm soát huyết áp cho bà bầu. Khi cơ thể được duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh thì thai nhi càng khỏe mạnh.

Bổ sung tăng cường các loại rau xanh, các loại hạt giàu vitamin cần thiết cho thai nhi, và lượng canxi điều độ giúp bà bầu trở nên khỏe mạnh.

Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 có trong cá, quả óc chó, đậu phụ hoặc gan cá,…

Quả óc chó là một lựa chọn khá tốt cho bà bầu!

Bởi trong quả óc chó chứa arginine, một axit amin mà cơ thể thường dùng để sản xuất oxit nitric nhằm tăng cường máu lên não và từ đó điều chỉnh huyết áp.

Có tác dụng giảm thiểu nguy cơ xơ cứng thành mạch máu và duy trì được độ mềm dẻo, linh hoạt của các thành mạch.

Loại hạt này còn chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa và alpha-linolenic acid (ALA), một axít béo omega thực vật rất tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện và ổn định nhịp tim.

#7. Melatonin trong óc chó giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn

Trong suốt thời kỳ mang thai, các thai phụ thường phải đối mặt với chứng mất ngủ, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thai kỳ.

Ăn quả óc chó khi mang thai giúp mẹ có một giấc ngủ sâu do quả óc chó gây ra sự tiết của hoocmon melatonin giúp giấc ngủ ngon hơn.

Cơ thể thường tiết ra melatonin vào khoảng thời gian tương tự mà bạn ngủ mỗi đêm, báo cho não những tín hiệu cho thấy rằng công việc đã được thực hiện đủ, cơ thể mệt mỏi và cần ngủ.

Vào buổi tối mỗi ngày ăn vài hạt óc chó sẽ giúp ngăn ngừa chứng mất ngủ ở phụ nữ mang thai hiệu quả hơn là uống một cốc sữa ấm.

Bạn có thể tự massage cho chính mình hoặc nhờ chồng thực hiện, để tăng cường sự kết tình cảm giữa bố mẹ và con yêu.

Mình đã làm theo những hướng dẫn trong khóa học Massage Mẹ và Bé và chính nhờ phương pháp này đã giúp mình cảm thấy được thư giãn hơn rất nhiều.

#8. Giúp mẹ duy trì nguồn sữa dồi dào sau sinh cho con

Để có nhiều sữa cho con bú sau khi sinh, các mẹ có thể thường xuyên ăn quả óc chó đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Khi có bầu do sự thay đổi hoóc môn trong cơ thể, nên các mẹ bầu thường có cảm giác rất hay đói và thèm ăn.

Nhiều bà bầu vì sợ mập, sợ bị béo phì sau khi sinh em bé. Cho nên không dám ăn thêm mặc dù cảm thấy vẫn còn khi vừa mới ăn xong.

Để giải quyết được vấn đề này các bà bầu nên bổ sung các loại hạt dinh dưỡng như: quả óc chó, hạt mắc ca, hạt hạnh nhân… không những giúp bổ sung nhiều chất cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp mẹ bầu dễ dàng vượt qua các cơn thèm ăn.

#9. Tăng cường hệ miễn dịch mẹ bầu khi mang thai

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ có xu hướng suy giảm so với bình thường.

Chính vì thế mẹ bầu dễ nhiễm bệnh hơn, nhất là bệnh cảm cúm vì sức đề kháng của cơ thể mẹ không còn được khỏe mạnh như trước.

Việc ốm nghén cũng sẽ khiến mẹ bầu không thể ăn uống được nhiều, dẫn đến suy giảm sức đề kháng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Giúp mẹ duy trì một sức khỏe tốt nhất trong quá trình mang thai.

#10. Giảm nguy cơ táo bón cho mẹ bầu

Táo bón khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Khoảng 40% phụ nữ bị táo bón trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc hay men tiêu hóa.

Táo bón sẽ gây cảm giác rất khó chịu, bụng lúc nào cũng căng tức và đầy bụng, không có cảm giác muốn ăn. Nếu để tình trạng bệnh kéo dài sẽ rất ảnh hưởng tới em bé, và hơn nữa sẽ dễ dẫn đến bị bệnh trĩ rất khó chữa trị.

Mẹ bầu cần uống nhiều nước, chịu khó vận động và quan trọng hơn là điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, chọn những thực phẩm giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa (ngũ cốc, các loại hạt, cam, chanh và các cây họ đậu).

Kết quả cho thấy tăng đáng kể lượng lợi khuẩn gồm lactobacillus, roseburia và ruminococcaceae so với nhóm không ăn.

Những vi khuẩn này có lợi cho đường tiêu hóa, giúp phòng chống táo bón và đặc biệt ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Bà bầu ăn quả óc chó hàng ngày sẽ giúp nuôi dưỡng và phát triển các lợi khuẩn để giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.

#11. Vitamin E và các bệnh viêm nhiễm ở vùng kín

Vitamin E giúp bảo vệ và duy trì cấu trúc màng tế bào, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, duy trì huyết áp tốt, thúc đẩy hệ thống miễn dịch.

Vitamin E là loại vitamin cần thiết để duy trì nét tươi trẻ của làn da cũng như giúp ngăn ngừa khô âm đạo.

Vitamin E cũng được tìm thấy nhiều trong các loại dầu có lợi như dầu dừa, dầu oliu… các loại thực phẩm gồm mầm lúa mì, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, quả óc chó…

Ngoài ra còn giúp chị em có làn da mịn màng, tươi trẻ, lưu thông mạch máu tốt và chống lão hóa hiệu quả.

Quả óc chó ăn như thế nào cho đúng cách

Dùng kìm kẹp quả óc chó, sau đó ăn trực tiếp phần nhân phần vẩy ở giữa bỏ.

Các mẹ bầu có thể dùng quả óc chó như một món ăn vặt. Bạn có thể ăn bất cứ lúc nào. Nhất là lúc đói, có thể dùng quả óc chó làm một món ăn vặt thay vì các thực phẩm tăng cân khác.

Ngoài ra, có thể dùng óc chó làm bánh, làm nhân sôcôla, ép lấy dầu, dùng với sữa tươi, trộn với kem hoặc sữa để làm bánh, hay pha chế trực tiếp vào sinh tố trái cây.

Ngon hơn khi bỏ óc chó vào lò vi sóng với nhiệt độ 160 độ rồi lấy ra bóc ăn, sẽ có vị thơm và bùi hơn, tạo thêm hương vị và đa dạng trong ăn uống cho bà bầu.

Bà bầu nên ăn quả óc chó từ tháng thứ mấy

Tác dụng của quả óc chó đối với bà bầu đã được khẳng định. Tuy nhiên rất nhiều mẹ vẫn còn hoang mang trong việc nên ăn quả óc chó từ tháng thứ mấy thì hợp lý và đảm bảo an toàn.

Có một số mẹ, người nhà lại phản đối việc ăn hạt óc chó khi mang thai 3 tháng đầu tiên.

Điều này là hoàn toàn sai lầm!

Các mẹ có thể ăn quả óc chó trước, trong và sau khi mang thai đều rất tốt cho mẹ và bé.

Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn thì việc sử dụng quả óc chó hàng ngày giúp gia tăng khả năng thụ thai.

Trong giai đoạn mang thai, sử dụng quả óc chó thường xuyên giúp giảm cảm giác buồn nôn trong giai đoạn nghén và giúp bé phát triển thông minh vượt bậc.

Còn quả óc chó sử dụng sau sinh giúp mẹ gia tăng chất lượng sữa.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu quả óc chó một ngày

Hạt óc chó tốt cho bà bầu nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ mang lại tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sự phát triển của mẹ và bé.

Vậy bà bầu ăn bao nhiêu quả óc chó một ngày là đủ?

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyên rằng, bà bầu nên ăn 6 đến 8 quả óc chó 1 ngày là tốt nhất.

Nếu bạn ăn quá nhiều óc chó trong ngày có thể gây ra tình trạng tiêu chảy cho bà bầu, còn nếu bạn ăn quá ít sẽ không cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.

Nhiều nghiên cứu ở các bà mẹ ăn quả óc chó trong quá trình mang thai thì các bé được sinh ra có chỉ số IQ cao hơn và tránh được các tình trạng hen, dị ứng.

Vì vậy, thêm một ít óc chó vào khẩu phần ăn hàng ngày là bạn đã góp phần tạo môi trường tốt nhất cho bé phát triển.

Chó Mang Thai Bao Nhiêu Ngày Thì Đẻ Và Mẹo Giúp Bạn Nhận Biết Chó Sắp Đẻ

Chó mang thai bao nhiêu ngày thì đẻ và cách tính thời gian mang thai ở chó

Tính từ ngày bào thai bắt đầu hình thành và làm tổ ở trong tử cung của chó cái là khoảng 58 cho tới 68 ngày. Trung bình là khoảng 2 tháng là chó sẽ đẻ. Tuy nhiên, ở một số dòng chó nhỏ và mang thai ít như Nhật, Bắc Kinh, Chihuahua… thì thời gian mang thai của chúng sẽ kéo dài hơn 2 tháng.

*Chó mang thai tự nhiên: đối với việc cho mang thai tự nhiên (khi đến chu kỳ sinh sản chó đực và chó cái sẽ tự tìm đến để thực hiện giao phối). Đối với chó cái, sau khi chu kỳ kinh nguyệt của chó diễn ra 7 ngày, chúng sẽ bắt đầu vào chu kỳ động dục. Chu kỳ này diễn ra trong khoảng 3 – 5 ngày. Trong những ngày này, chó đực và chó cái sẽ giao phối với nhau. Cho nên, tính thời gian mang thai của chó các bạn sẽ tính trong khoảng giữa các lần giao phối. Cách này sẽ không thể tính chính xác ngày giao phối của chó, thường sẽ bị lệch 2 – 3 ngày.

*Chó đem phối giống: bằng phương pháp này, các bạn có thể tính chính xác ngày thụ tinh. Các bạn chỉ cần dựa vào ngày phối giống và bắt đầu tính ngày thụ thai sau đó một ngày (tinh trùng của chó đực có thể sống trong tử cung của chó cái trong khoảng 24h).

Có biện pháp nào chẩn đoán sớm cho có thai không?

Hiện nay chưa có các thực hành xét nghiệm mẫu máu, nước tiểu nào có thể xác định chó đã có thai hay chưa.

Sớm nhất cũng phải từ 26-35 ngày sau phối giống để xác định có thai bằng thăm khám lâm sàng vùng bụng của các bác sỹ thú y ( độ chính xác khoảng 85% ).

Không được chụp X-quang chó mới mang thai. Chỉ được phép dùng X-quang để xác định số lượng con 45 ngày sau khi mang thai ( chính xác 95% về số lượng thai)

Có thể siêu âm chó mang thai nhưng không có ý nghĩa chẩn đoán vì có thai sau 25 ngày mới có thể siêu âm được và cũng không biết rõ bao nhiêu thai.

Khi nào có thể biết được chó mang thai bằng quan sát các thay đổi tâm sinh lý cơ thể chó?

Khoảng 5 tuần sau phối giống, rất khó xác định chắc chắn chó có thể mang thai hay không bằng cách quan sát thay đổi về phát triển đầu vú, nầm sữa, thay đổi hành vi, tính tình, cách thức ăn uống, ngủ nhiều, lười vận động… Nhiều chủ chó quá mong mỏi sự thành công nên dễ “hoang tưởng” chó đã chửa rồi đợi mãi không thấy đẻ và kết luận ” chửa giả”.

Chỉ sau tuần thứ 5 trở đi mới thấy sự to nhanh, ộ ệ của vùng bụng và bầu vú. Nhưng cũng chỉ rõ rệt với chó chửa nhiều thai, còn chó mẹ mang ít thai ( 1 – 2 thai ) thì bụng chó chỉ thấy to ra rõ rệt vài ngày trước khi sinh.

Chán ăn hoặc bỏ ăn (những chú chó thường chỉ ăn một chút thức ăn, không ăn cơm hoặc có thể bỏ ăn vài bữa). Trong trường hợp này, các bạn nên cho chúng uống thêm sữa và cho chúng ăn những loại thức ăn mà chúng yêu thích.

Mệt và rất hay nằm: sau khi phối giống, chú chó của các bạn xuất hiện những triệu chứng như thế này là rất bình thường. Đừng vì như vậy mà cho chúng uống thuốc-rất nguy hiểm.

Bàu vú phát triển sớm và to nhanh hơn phát triển bụng thì chó chửa ít thai ( gọi là chửa vú ), ngược lại bụng to và bàu vú phát triển vừa phải sẽ mang nhiều thai.

Có thể có sữa trước khi sinh 7- 9 ngày. Tốt nhất 1- 2 ngày trước khi sinh mới có sữa. Màu sữa phải có màu trắng đặc trưng, không trong, vàng ố bẩn mới bảo đảm thai khỏe và sinh sản bình thường. Có sữa quá sớm là dấu hiệu của sảy thai hoặc đẻ non.

Hoặc nếu bạn không nhìn ra những dấu hiệu trên của chó nhà mình, hãy đưa chó đến bác sĩ thú ý và yêu cầu làm các kĩ thuật sau:

Siêu âm: Phương pháp siêu âm có thể giúp bạn nhận ra cô chó nhà bạn đang mang bầu, kể cả ở thời gian đầu. Bác sĩ có tay nghề cao có thể định vị được các chú cún con trong bụng mẹ qua máy quét từ ngày thứ 16 trở đi. Nếu chó của bạn ngoan, quá trình siêu âm sẽ được thực hiện không cần sự trợ giúp của thuốc giảm đau. Nếu chó có bộ lông dày, bác sĩ sẽ loại bỏ một ít lông ở vùng bụng để các đầu dò có thể chạm tới da của chó.

Yêu cầu chụp X quang: Với sự thông dụng và phổ biến của phương pháp siêu âm, thì nhu cầu chụp X quang dường như đang giảm dần. Lý do chủ yếu là do phương pháp này chỉ được tiến hành ở giai đoạn sau của thai kỳ với mục đích xác định xem có bao nhiêu cún con trong bụng mẹ. Trên thực tế, thông tin này rất hữu ích vì người chủ có thể đảm bảo được rằng tất cả cún con đều được sinh ra an toàn hoặc đề phòng được trường hợp cô chó đã vượt cạn xong nhưng vẫn còn một cún con chưa được ra đời.

Kiểm tra máu. Tiêu chuẩn vàng để xem liệu cún yêu có đang ốm nghén hay không là yêu cầu bác sỹ thú y kiểm tra đường huyết. Quá trình này sẽ giúp phát hiện ra Relaxin, hóc môn do nhau thai tiết ra cuối thai kì. Hóc môn này chỉ xuất hiện sau ngày thứ 28 của thai kì. Nếu kiểm tra vẫn cho ra kết quả bình thường, thì rất có khả năng bạn sẽ nhận được kết quả âm tính và cho rằng chó nhà bạn chẳng ốm nghén gì cả. Nhưng hãy cẩn thận vì đó là kết quả sai và sự thật là cô chó đang mang thai đấy. Nếu bạn nhận được kết quả dương tính ở mọi thời điểm, kể cả trước ngày thứ 28, thì khả năng cún yêu nhà bạn có thai là rất cao.

Một số lưu ý khi chó mang thai

1.Chó mang thai bỏ ăn Hiện tượng chó bỏ ăn trong 1 – 2 tuần đầu mang thai là hiện tượng rất bình thường. Trong trường hợp này, các bạn cũng đừng nên ép cún ăn quá nhiều. Các bạn nên tìm hiểu cún thích ăn nhất món gì, cho cún ăn theo khẩu vị và cũng không nên bắt chúng ăn quá nhiều. Nếu như khoảng thời gian nghén của cún nhà bạn kéo dài khiến cún sút cân nhiều, các bạn có thể đem cún đến bác sĩ thú y. Khi đưa đến bác sĩ thú y, các bác sĩ thú y sẽ cho cún bổ sung thêm canxi và lượng vitamin vừa phải (nếu cung cấp quá nhiều sẽ dễ dẫn đến hiện tượng co giật và sốt sữa khi cún sinh con.

2.Đưa chó đang mang thai đi khám bác sĩ Khi chú cún của gia đình bạn mang thai khoảng 1 tháng thì nên đưa chúng đi khám bác sĩ. Việc làm này sẽ giúp chuẩn đoán được số lượng cún, thời gian sinh và kiểm tra sức khỏe của cún con. Ngoài ra, khi đi khám bác sĩ, các bạn cũng có thể xác định được tình trạng sinh sản của cún có dễ đẻ hay không. Nếu như chú cún nhà bạn khó đẻ, khi đến gần ngày sinh cần phải quan sát thật kỹ để tránh hiện tượng thai chết lưu trong bụng chó đẻ.

Khi cún có những bài tập luyện tập thể thể chất, giúp cho cún khi sinh nở sẽ dễ dàng hơn (phần xương chậu và cơ háng sẽ hoạt động dễ dàng hơn trong chu kì sinh sản.

Trong giai đoạn cún mang thai, mọi người thường có xu hướng cho cún ăn nhiều hơn. Điều này rất dễ dẫn đến chứng bệnh béo phì. Chứng bệnh này vô cùng nguy hiểm cho chó đang mang thai và nhất là trong lúc sinh đẻ ở cún.

4.Chó có thai ra máu đen Trong quá trình mang thai, nếu như chú chó của bạn ra máu đen thì đây là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm. Nếu xuất hiện hiện tượng này, chắc chắn chú cún của bạn đã mắc phải một số những triệu chứng sau đây:

Dọa sảy thai: hiện tượng này rất dễ gặp khi cún nhà bạn đang ở trong giai đoạn đầu thai kỳ. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, phôi thai vừa hình thành nên việc bám vào thành tử cung còn khá yếu. Nên việc ra máu đen ở đầu thai kỳ có thể là hiện tượng dọa sảy thai. Để hạn chế hiện tượng này, trong thời gian đầu thai kỳ các bạn không nên cho cún hoạt động quá mạnh, chỉ nên cho cún đi lại tránh chạy nhảy.

Thai chết lưu: hiện tượng này vô cùng nguy hiểm đối với những chú chó đang mang thai. Hiện tượng thai chết lưu chính là nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu đen ở chó. Nếu hiện tượng này xảy ra lâu là hiện tượng băng huyết sảy thai, rất dễ dẫn đến tử vong ở chó mẹ.

5.Chó mang thai có nên tắm Trong giai đoạn mang thai ở cún, rất nhiều người đặt ra câu hỏi là có nên tắm cho chó không? Ngay đây chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn:

Trong giai đoạn từ tuần thứ 3 – 7 hoặc 8 các bạn hoàn toàn có thể tắm cho cún. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các bạn nên tắm cho chúng thật nhẹ nhàng, sử dụng sữa tắm thích hợp. Nếu như chú cún của bạn không hợp tác, không nên ép chúng hãy nhẹ nhàng khuyên chúng. Nếu trong toàn bộ quá trình mang thai, cún không được tắm rất dễ dẫn đến hiện tượng ghẻ và các bệnh khác về da. Lưu ý: khi tắm cho cún các bạn thật nhẹ nhàng, tạo cảm giác cho cún thấy thoải mái, tránh khiến chó bị kích động và khó chịu khi tắm.

Trong giai đoạn cuối chu kỳ mang thai và khoảng 1 tháng sau khi sinh, các bạn không nên tắm cho chó mẹ. Như vậy rất dễ đến hiện tượng cảm lạnh, dễ dẫn đến hiện tượng sảy thai ở chó hoặc sinh thiếu ngày (nếu sinh non, chó con thường dễ chết, khó nuôi hoặc còi cọc).

Chế độ dinh dưỡng cho chó đang mang thai

1. Giai đoạn đầu thai kỳ 1 – 30 ngày đầu Sau khi chó được phối giống 1 ngày chó đến ngày thứ 30 thì đây là giai đoạn đầu trong thai kỳ, trong thời gian này chó cái chưa có các dấu hiệu mang thai, lúc này chó cái cần được cân chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm chất canxi vào khẩu phần ăn, tránh để chó ăn nhiều chất mỡ, không ăn quá no và quá nhiều, thời điểm này không nên thúc chó tăng cân, đặc biệt chú ý đến việc hoạt động của chó, tránh để tình trạng chó vận động quá mạnh hay làm việc quá nhiều, nên tránh cho chó tiếp xúc với những con chó khác, đặc biệt chó lạ.

Đối với một số con chó trong 3 – 4 tuần đầu mang thai sẽ có hiện tượng biến ăn, tuy nhiên triệu chứng này sẽ sớm kết thúc sau khoảng một tuần. Nếu chó vẫn biến ăn và bỏ bữa thì bạn cần phải đưa chúng đến bác sĩ thú y để thăm khám.

2.Giai đoạn giữa thai kỳ từ 31 – 45 ngày tiếp theo Từ ngày thứ 35 – 45 của thai kỳ thì trở đi thì cơ thể của chó mẹ mới bắt đầu có những thay đổi rõ ràng hơn như đầu vú phát triển, bụng bắt đầu to ra, chó ăn nhiều hơn, lười vận động và ngủ nhiều hơn, con chó sẽ có những thay đổi lạ trong hành vi, tính tình. Trong thời kỳ này chó mẹ cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng như tăng cường chất đạm, chất sắt và các loại rau củ quả, chú ý không cho chó mẹ ăn quá no trong một bữa mà phải chia nhiều bữa nhỏ, cung cấp nước uống đầy đủ cho chó. Đây là giai đoạn mà chó mẹ rất dễ bị sảy thai nếu không được chăm sóc cẩn thận, cần phải chú ý không cho chó vận động mạnh, chạy nhảy quá nhiều, chó và nơi ở của chó cần phải được giữ vệ sinh sạch sẽ.

3.Giai đoạn cuối thai kì 46 – 63 ngày cuối Ở giai đoạn cuối thai kỳ này chó mẹ cần phải được bổ sung loại thực phẩm Mega-cal theo hướng dẫn của bác sĩ thú y, cung cấp thêm chất canxi cho chó từ xương sụn được hầm mềm lấy nước.

Để chó mẹ có thể sinh nở an toàn, thời điểm này chó mẹ cần phải được cách li khỏi những con chó khác trong nhà và tránh tiếp xúc với những con vật khác ở bên ngoài, chó mẹ cần có chế độ tập luyện thể dục và vận động hợp lý như đi bộ hàng ngày để duy trì thể lực và sức khỏe tốt.

Cần đưa chó mẹ đi khám bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe cho chó mẹ và cả thai nhi, bác sĩ sẽ chuẩn đoán thời gian chính xác chó mẹ sẽ đẻ để có thể chuẩn bị tốt cho cuộc sinh nở.

Lưu ý rằng bạn cần phải ghi chép cẩn thận thời gian chó phối giống để theo dõi và tính ngày chó đẻ.

2633 views

Bị Chó Cắn Phải Theo Dõi Bao Nhiêu Ngày?

Khi bị chó cắn thường có 2 trường hợp là chó thường và chó dại. Bị chó thường cắn thì ít nguy hiểm hơn, còn nếu bị chó dại cắn nếu không được xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm tới tính mạng. Do đó cần phải theo dõi để xác định chó có bị dại hay không? Có cần tiêm vắc xin phòng dại không? Vậy, bị chó cắn phải theo dõi bao nhiêu ngày?

Cần theo dõi bao lâu khi bị chó cắn?

Bị chó cắn phải theo dõi bao nhiêu ngày? Khi bệnh nhân bị chó cắn sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1-4 ngày, nhiều nhất là 1 tháng nhưng rất hiếm. Nếu là chó dại thì sẽ phát dại trong khoảng từ 7-40 ngày. Từ 7-10 ngày sau khoảng thời gian bị chó cắn là thời gian phát dại phổ biến nhất. Do đó, sau khi bị chó cắn, bạn nên theo dõi từ 10-15 ngày về con chó cắn bạn cùng với những biểu hiện trên cơ thể.

Cần theo dõi những gì khi bị chó cắn?

Trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi bị chó cắn, bạn phải theo dõi con vật và sức khỏe của mình. Cụ thể như sau:

Đây là yếu tố quan trọng để quyết định có nên đi tiêm phòng hay không? Nếu cho dại chỉ sống trong khoảng 10 ngày sau khi lên cơn dại cắn người. Trọng bụng con vật xuất hiện đá, thủy tinh, những vật cứng khác khi mổ ra.

Đặc biệt chó dại thường có biểu hiện khác thường. Hung dữ hơn, chảy nhiều nước dãi hơn, sủa nhiều và trước khi chết các chi bắt đầu liệt dần. Trong trường hợp không thể theo dõi chó thì nên đi tiêm vắc xin phòng dại ngay sau khi bị cắn.

+ Theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân:

Nếu bạn bị chó dại cắn, bị nhiễm vi rút dại thì chúng sẽ phát triển từ lớp mô dưới da, cơ bắp hoặc những dây thần kinh ngoại biên. Sau đó mới di chuyển vào tủy sống và não khiến người bệnh có dấu hiệu rối roạn.

Nếu bị chó dại cắn bệnh sẽ diên biến theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 1-5 ngày: Thường có biểu hiện như sốt, chán ăn, chóng mặt. Giai đoạn 2 có biểu hiện như: huyết áp tăng hặc giảm, ngại nước, ngại gió, vã mồ hôi…nặng nhất là có thể gây tử vong. Chính vì thế nếu bạn thấy có những biểu hiện xấu về sức khỏe thì nên tới cơ sở y tế ngay.

Bị chó cắn phải theo dõi bao nhiêu ngày? Bạn nên theo dõi con vật và tình trạng sức khỏe của bản thân từ 10-15 ngày để có biện pháp xử lý kịp thời.