Chó Ma Cắn Tâm Linh / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Tâm Linh Dòng Họ Nhà Em

Tâm Linh Dòng Họ Nhà Em

Phần 4 : Mèo nhảy qua xác chết

Chuyện này là do mấy cụ cao niên trong nhà kể lại. Cũng cách nay hơn 30 năm. Ít nhiều những yếu tố cũng đã được thêu dệt cho kì ảo hơn. Nhưng chuyện mèo nhảy qua xác chết là hoàn toàn có thật.

Nghe nói dạo ấy là lúc đất nước mới giải phóng. Xã hội vẫn còn nghèo lắm. Chú Tư một người vừa câm vừa điếc được chính quyền cấp cho một cái chòi ngoài cánh đồng ở tạm, chú không có vợ con người thân nên cũng chả mấy ai chú ý đến .

Cũng vì sức khỏe yếu lại mắc bệnh câm điếc cho nên làm nghề man ếch, bắt cua để sống qua ngày. Mà không biết vì lý do gì chú bắt rất tài. Ngày nào cũng đem theo ra chợ một thau đầy cua và giỏ nặng ếch. Ở cùng chú là một con mèo đen đi lạc được chú đem về nuôi.

Con mèo này khá kì lạ ngoại trừ đôi mắt màu lam biếc thì cả người phủ một bộ lông đen mượt. Mỗi bận chú Tư đi đâu. Nó đều lủi thủi theo phía sau. Nó thi thoảng lại kêu lên những tiếng kẻu hãi hùng. Nhiều người dân đi thăm ruộng vào lúc chập choạng tối chỉ nhìn thấy nó thôi tim đã nhảy ra ngoài rồi chứ đừng nói là nghe nó kêu.

Trước chú Tư có nuôi mấy con chó nhỏ. Nhưng không hiểu sao chúng đều sớm đã ngỏm củ tỏi. Chỉ có con mèo là còn bên cạnh chú.

Mà mọi người cũng biết nghề này của chú toàn phải đi đêm đi hôm. Có một hôm chú đi bắt ếch, chẳng biết có phải do trúng gió hay không mà bị đột tử chết ngoài bờ ruộng. Buổi sáng mấy người đi thăm ruộng qua phát hiện ra chú. Lúc này cả người chú Tư đã lạnh ngắt, 2 mắt trợn ngược mồm há hốc.

Mọi người hò nhau khiêng xác chú Tư về. Chú Tư không còn người thân nên một người họ hàng xa đứng ra lo tang ma. Chính quyền, hàng xóm mỗi người xúm lại góp một ít để lo mua cỗ quan tài và làm mâm cơm cúng . Lúc tang gia cũng chả ai nghĩ đến con mèo đen vẫn hay đi cùng chú nữa.

Nhưng đến khi thay quần áo cho chú Tư để chuẩn bị vào quan mới phát hiện ra, dưới chân chú Tư có 2 vết răng nanh của rắn. Lúc này mọi người đều chắc mẩm chú bị rắn độc cắn.

Mấy cụ cao niên trong làng hối nhau :

– Chưa vội cho nó vào quan. Rắn độc cắn sẽ thường tỉnh lại.

– Làng này trước có người bị rắn cắn tắt thở. Đem chôn đến khi bốc mộ, mở quan tài thấy cái xác chết lật nghiêng. Kể mà để thêm vài tiếng có khi cứu được mạng người.

– Cứ để thằng Tư nằm thêm một lúc bên ngoài xem sao. Không cha không mẹ lại câm điếc vẫn sống ngần này tuổi. Thì chưa chắc ông trời bắt nó đi được…….

Nghe các cụ cao niên nói vậy cho nên giờ vô quan của chú Tư được lùi lại mấy tiếng. Sáng hôm sau mới vào quan.

Mấy thanh niên được cắt cử trông giữ thi thể chú Tư. Nhưng lúc đó chỉ nói trông để lỡ không may chú tỉnh dậy thì ới anh em. Thi thể chú Tư đặt giữa cái chòi bên ngọn đèn dầu hiu hắt. Ngoài trời lúc này đã đổ mưa phùn.

Mấy ông ngồi lúc buồn chán quá nên mang cỗ bài ra đánh. Cũng không ai để ý đến thi thể chú Tư.

Lúc này trên mái nhà một con mèo đen kịt, đôi mắt to tròn phát sáng giữa đêm tối. Con mèo rón rén, rón rén đi xuống nền nhà rồi nhảy qua thi thể chú Tư đang nằm bất động. Dĩ nhiên lúc này các chàng trai mải mê đánh bài không thấy chi tiết này.

Chỉ biết sau đó chú Tư bỗng nhiên động đậy. Một thanh niên trong số đó la lớn.

– Ôi chú tư tỉnh lại rồi chúng mày ơi.

– Nhanh gọi mọi người.

Lúc này những người hiếu kì đến ngày một đông. Chú Tư ngồi đó, ánh mắt vô hồn không hề chớp.

Ai cũng nghĩ chú tỉnh vì nọc rắn độc đã phần nào tiêu tan. Chú lại câm và điếc bẩm sinh. Cho nên có hỏi cũng vô ích, để chú một mình chắc nhanh ổn thôi.

Lúc này. Anh em, họ hàng và làng xóm lục tục kéo nhau ra về. Mất ngủ cả đêm chẳng ra việc gì.. Nhưng mà đón người chết trở về cũng tốt. Chú Tư xem ra còn nhiều phúc phần.

Nhưng cũng từ đó trong làng phát sinh nhiều điều kì lạ.

Chó Mèo Chết Có Nên Chôn Không? 2 Góc Nhìn Tâm Linh &Amp; Khoa Học!

Chó mèo chết có nên chôn không? Tất cả thú cưng đều già đi, hoặc gặp phải những sự kiện không lường trước được, những tai nạn, bệnh tật,.. Kết quả là bạn, chủ sở hữu vật nuôi sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là tạm biệt và đưa tiễn đoạn đường cuối, một hành động cuối cùng cho thú cưng của mình.

Nhiều người yêu thú cưng và chọn cách chôn. Tuy nhiên, có một số rủi ro tiềm ẩn khi chôn chó mèo. Cùng Dịch vụ hoả táng thú cưng Kami tìm hiểu thú cưng chết có nên chôn không? Và cách bạn sẽ đối mặt và vượt qua nỗi đau này.

1. Chó mèo chết có nên chôn không theo quan niệm tâm linh

Từ xưa, đã có quan niệm rằng khi thú cưng, chó mèo chết nếu chôn ở nhà thì khi gia chủ rước những bé vật nuôi mới về về, các bé sẽ dễ ốm, còi cọc và có tuổi thọ rất ngắn.

Theo trường phái tâm linh thì chó mèo chết được đem chôn thì phần hồn của các bé sẽ được siêu thoát. Nếu không chôn cất thì phần hồn không siêu thoát và biến thành chó ma. Thực tế chưa có bằng chứng nào xác nhận về thông tin này.

2. Chó mèo chết có nên chôn không theo khoa học

Chôn cất có vẻ là một lựa chọn trân trọng để chăm sóc cho hài cốt thú cưng của bạn. Nhưng thật không may, nó có thể nguy hiểm cho vật nuôi khác theo khoa học chứng minh.

Hàm lượng pentobarbital có thể ảnh hưởng đến các bé chó, mèo và thú cưng khác

Với những chú chó mèo không may bị bệnh hay tai nạn, không thể cứu chữa sẽ được bác sĩ thú ý chọn giải pháp ra đi thanh thản bằng cách gây mê cực mạnh. Tuy nhiên thuốc này chứa pentobarbital, vẫn tồn tại trong cơ thể bị chôn vùi của vật nuôi trong tối đa 1 năm.

Nếu thú cưng của bạn chết vì một căn bệnh có thể lây lan sang động vật khác hoặc thậm chí là con người, chôn xác của chúng cũng có thể gây nguy hiểm. Tuy hiện nay việc tiêm phòng cho chó mèo đã giúp giảm số lượng các bệnh thú cưng nguy hiểm trong cộng đồng, nhưng một số bệnh như parvovirus vẫn xảy ra tạo thành ổ dịch và rất hay lây lan.

Rất may không có nhiều bệnh từ động vật ảnh hưởng đến con người, nhưng vẫn có một số chẳng hạn như salmonellosis và toxoplasmosis – có thể làm cho những người có sức đề kháng yếu bị bệnh.

Ngoài ra một số bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da dễ lây lan và còn là nguyên nhân gây tử vong cho những bé chó mèo nhỏ.

3. Kết luận: Có nên chôn cho mèo khi chết không?

Bạn có thể đã có đáp án riêng của mình từ những nguyên nhân, bằng chứng khoa học ở mục trên. Nhưng nếu không chôn chó mèo thì có thể chọn cách nào khác.

Hiến xác chó mèo cho trung tâm nghiên cứu

Ở nước ngoài, tại các thành phố lớn bạn có thể đăng ký hiến xác chó mèo cho các trung tâm nghiên cứu. Tại đây họ sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi trên động vật để xác định nguyên nhân tử vong của chúng. Cũng như tiến hành nghiên cứu về bệnh tật và phương pháp điều trị bệnh ở động vật.

Điều này giúp các nhà khoa học nghiên cứu sự phát triển và tiến triển của bệnh và phát triển các phương pháp điều trị mới. Tuy nhiên, hiện tại chưa ghi nhận thông tin nơi nào nhận hiến xác chó mèo tại Việt Nam.

Hoả táng thú cưng

Một lựa chọn khác là hỏa táng thú cưng, ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội đều có dịch vụ này. Các dịch vụ rất chuyên nghiệp và phạm vi giá phù hợp với hầu hết các chủ sở hữu vật nuôi. Chi phí có thể thay đổi tùy theo cân nặng của chó mèo. Hoả táng thú cưng có thể tránh những rủi ro ô nhiễm môi trường hoặc bệnh có thể xảy ra với chôn cất chó mèo.

B. Dịch vụ hoả tán thú cưng Kami – tận tâm với người bạn nhỏ

Dịch vụ hoả tán thú cưng Kami là nơi được khách hàng tin tưởng và an tâm gửi gắm các bé thú cưng ở cuối đoạn đường.

Khi quá trình hoả tán thú cưng hoàn thành, nhân viên của Kami sẽ gởi cho bạn hình ảnh, clip quay lại quá trình chuẩn bị và hoả tán cho bé.

Với mức giá chỉ từ 450,000 vnđ cho một bé/ 1-5kg. Lựa chọn Kami bạn có thể yên tâm giúp các bé thú cưng ra đi thanh thản nhất.

Thông tin liên hệ:

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Chỉ gần bạn gọi, trong vòng 2 giờ đồng hồ, nhân viên của Kami sẽ đến nhà vận chuyển bé đi.

C. Đối phó với đau buồn và mất mát

Mỗi con vật cưng một ngày nào đó sẽ chết. Chúng ta thường không biết khi nào, ở đâu và làm thế nào nhưng chúng ta biết rằng rồi sẽ đến lúc tạm biệt người bạn nhỏ của mình.

Đau buồn là phản ứng đối với sự mất mát, đặc biệt là sự mất mát khi người bạn nhỏ không còn nữa, khi tình cảm được hình thành. Có những giai đoạn mà mọi người trải qua khi đối phó với đau buồn. Đây là tất cả một điều bình thường của con người.

Làm thế nào để đối phó với nỗi buồn và mất mát này?

Câu trả lời có thể đơn giản như nhận nuôi một con mèo hoặc chó thay thế. Nếu bạn thấy rằng sự đau buồn này lớn hơn mức bạn có thể đối phó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ một chuyên gia.

Hãy vượt cố gắng qua nỗi đau và tiếp tục cuộc sống của bạn!

Chó mèo chết có nên chôn không? Việc mất con vật cưng có thể khiến bạn là đau lòng, bạn có thể chọn cách hoả táng chó mèo là phương pháp bạn có thể đưa tiễn thú cưng của mình một đoạn đường cuối. Hãy liên hệ cho Kami để chúng tối giúo bạn lo cho bé chu toàn.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ hoả táng thú cưng

Giống Chó Cổ Linh Thiêng

Chó Bắc Kinh (tên tiếng Anh: Pekingese), hay còn được gọi là Phúc Cẩu Vân, đã xuất hiện từ lâu đời. Được mệnh danh là giống chó linh thiêng có thể xua đuổi được tà ma trong truyền thuyết Trung Quốc.

Lịch sử ra đời

Có nguồn gốc từ Trung Quốc hơn 1000 năm trước, chó Bắc Kinh được người dân nơi đây tôn sùng như một vị thánh thần linh thiêng có khả năng xua đuổi tà ma. Trước kia, chúng là con vật nuôi được yêu thích nhất của giới hoàng gia và quý tộc Trung Hoa.

Đến năm 1860, Anh xâm lược Trung Quốc, theo đó, những chú chó linh “Bắc Kinh” cũng bị loại bỏ với lí do bảo vệ chúng khỏi lũ giặc ngoại xâm. May mắn thay, 5 trong số đó sống sót và được đem về vương quốc Anh diện kiến nữ hoàng Victoria. Từ đó, giống Bắc Kinh được lai tạo, phát triển, tồn tại đến ngày nay.

Sau nhiều biến cố lịch sử, mãi đến năm 1909, AKC mới công nhận chó Bắc Kinh là một giống chó độc lập.

Thể chất

Chó Bắc Kinh có vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng vô cùng săn chắc, khỏe mạnh với bộ ngực nở, 4 chân ngắn cứng cáp. Chúng cao 15 – 25 cm, nặng 3 – 6 kg. Cái đuôi luôn cong, cuộn vào thân mình, càng về cuối đuôi, lông càng dày và xù.

Chúng có cái đầu to lớn hơn phần còn lại cơ thể, mõm rộng màu đen, bè ra phía trước làm mặt gãy. Cổ ngắn. Xương hàm khỏe mạnh, hàm dưới hơi trề ra. Chú nhỏ nhỏ này mang một đôi tai hình trái tim xinh xắn, rủ xuống hai bên đầu.

Hai cái mắt đen láy như hai hột nhãn, sáng long lanh. Sở dĩ còn tên gọi khác là chó sư tử vì chúng có chiếc bờm nhỏ xinh quanh vai. Chiếc mũi nhỏ có khả năng đánh hơi cực nhạy bén.

Chó Pekingese khoác trên mình chiếc áo lông tơ dài, rậm và mềm mịn. Bộ lông đồ sộ này làm những chú chó Bắc Kinh không khác gì cục bông mũm mĩm di động, đáng yêu vô cùng. Màu sắc phổ biến ở loài này là trắng, ngoài ra còn có màu trắng pha thêm vàng nâu. Vùng da ở mõm và xung quanh mắt có màu đen đặc trưng

Giống chó này có tuổi thọ từ 10 – 15 năm, thường hay mắc bệnh trật xương bánh chè, lỗ mũi hẹp, xước giác mạc hay viêm da nếp gấp,… Chó Bắc Kinh không chịu được thuốc gây tê, chỉ có thể sinh mổ.

Tính cách

Những chú chó Bắc Kinh có tính cách vui vẻ đáng yêu, xứng đáng là người bạn đồng hành hoàn hảo cho bạn. Chúng có thể trông nhà rất tốt, thích quấn quýt bên chủ nhân và được chủ nhân yêu thương, cưng nựng. Chúng hài hước, biết chia sẻ với chủ nhân bằng cử chỉ âu yếm, dịu dàng.

Chú chó Bắc Kinh có khả năng ăn cực nhiều, tưởng chừng như chúng không biết no vậy. Nhưng đương nhiên là chúng ta không thể để yên cho chú cún ăn thái quá rồi, phải kiềm lại để tránh bệnh thừa cân béo phì.

Ngoài tính cách dũng cảm vốn có, giống chó này cũng có nhiều tật xấu như: khó bảo, hay ghen tị, sợ cô đơn. Chúng có thể biểu lộ mong muốn của mình qua những tiếng sủa ầm ĩ.

Năng động quá mức làm chúng có thể đi bộ tận 4 dặm vào mỗi tối. Chúng ghét bị xiềng xích và ở trong nhà quá lâu.

Cách huấn luyện và chăm sóc chó Bắc Kinh

Bởi tính cách tùy tiện, nên bạn cần huấn luyện chúng khoa học, nhẹ nhàng, thông minh với thái độ dứt khoát ngay từ khi còn nhỏ. Dạy chúng biết điều, những việc phải làm và không học theo thói xấu, thường xuyên dắt chúng đi dạo 30 – 60 phút để giải tỏa ham muốn được đi chơi, giải tỏa năng lượng quá nhiều trong nhà bí bách, khi đó chó Bắc Kinh sẽ trở nên ngoan ngoãn, vâng lời.

Rèn luyện thể chất bằng các bài tập chạy theo sau xe đạp chủ nhân, ném đĩa, nhặt đồ, chạy nhảy vui chơi ở khi đất rộng.

Cần chải lông cho cún cưng mỗi ngày để tránh rối và bết dính. Con cái sẽ rụng lông khi vào mùa. Tắm thường xuyên bằng các loại sữa tắm chuyên dụng giúp bộ lông tơ luôn xinh đẹp, mềm mại, khoảng 1 lần/ tuần. Có thể cân nhắc lấy nước cốt chanh thoa nhẹ lên bộ lông ấy cho thơm tho hơn.

Bàn chân là nơi chạy nhảy nhiều nên vệ sinh, cắt móng chân, đồng thời kiểm tra xem có dị vật bị mắc vào không. Ngoài ra, còn cần vệ sinh và kiểm tra tai, mắt để phát hiện bệnh kịp thời.

Vì khả năng ăn “vô tận” đặc trưng, nên điều bạn phải làm là “hãm” thực đơn lại, cho ăn vừa đủ, tuy nhiên vẫn phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chất xơ như: củ quả, rau xanh.

Chó Bắc Kinh giá bao nhiêu và mua ở đâu uy tín?

Chó Bắc Kinh được ưa chuộng tại Việt Nam bởi mức giá khá rẻ.

1 bé Bắc Kinh không có giấy tờ nguồn gốc chỉ có giá 1 – 2 triệu đồng.

Chỉ cần 3 – 4 triệu đồng, bạn đã có cho mình một chú chó Bắc Kinh thuần chủng tại Việt Nam xinh xắn, đáng yêu rồi.

Với mức giá trên 4 triệu đồng, bạn sẽ sở hữu ngay 1 bé nguồn gốc Trung Quốc với độ thuần chủng 100%, được đảm bảo sức khỏe và tiêm chủng.

Hãy đến với Thú Cảnh Việt – Trại Chó Bắc Kinh Thuần Chủng tại Hà Nội và Tphcm để sở hữu ngay một bé Bắc Kinh thôi nào. Hotline: 0981427586 hoặc nhắn tin zalo hỗ trợ sớm nhất.

3.5

/

5

(

4

bình chọn

)

Cảm nhận của khách hàng về Thú Cảnh Việt

Tìm Hiểu Lý Do Chó Cắn Đồ Đạc Linh Tinh?

Theo một thống kê thú vị, 80% gia đình nuôi chó bị stress vì mức độ phá hoại của chúng. Nhưng khó mà trách vì đó là bản năng vốn có của loài vật bốn chân này. Ngăn cấm một chú chó gặm đồ đạc linh tinh chả khác gì yêu cầu một đứa trẻ sơ sinh không được khóc khi mới ra đời. Vậy chi bằng hãy thử tìm hiểu lý do gốc rễ của hành vi đáng chú ý này, rồi từ đó bạn sẽ có cách trị chó cắn đồ đạc linh tinh thích đáng cho người bạn của mình.

Tìm hiểu thêm về cún cưng của bạn:

Yếu tố di truyền học

Quá trình chọn lọc tự nhiên giúp những con chó có xương hàm khỏe, răng nanh lớn hơn chiếm được ưu thế trong quá trình đi săn. Để đủ sức ngoạm chặt con mồi, loài chó “sáng tạo” ra bài tập riêng là gặm xương. Trong suốt quá trình tiến hóa, loài chó buộc phải gặm xương để tăng cường sự chắc khỏe cho bộ hàm. Cắn xé thức ăn thành miếng nhỏ và phá vỡ cấu trúc xương của con mồi, tận dụng những chất dinh dưỡng từ phần tủy.

Chó nhà ngày nay được con người thuần hóa từ loài chó hoang dã nhưng vẫn còn lưu giữ nhiều đặc tính di truyền, trong đó có gặm xương. Và đây chính là nguồn gốc của hành vi gặm và cắn đồ đạc linh tinh.

Chó không hề có tay

Nhưng khác với con người, chúng không có ý thức phân biệt đồ vật được phép hay không được phép gặm. Chó con thường bị hấp dẫn bởi những đồ vật làm từ cành cây, khúc gỗ. Khi trưởng thành, chúng lại thể hiện bản năng săn mồi với đồ vật làm từ da hoặc mùi động vật. Điều đó giải thích tại sao giày (nhất là loại có mùi) luôn bị chúng cắn xé nhiều nhất.

Chính vì lý do này, những chuyên gia về động vật cũng cân nhắc chúng ta cách lựa chọn đồ chơi cho cho chó gặm. Những loại đồ chơi bằng plastic (nhựa) không phải là lựa chọn lý tưởng cho thú cưng của bạn bởi vì chất liệu và mùi vị không hấp dẫn.

Đừng bỏ lỡ: Tầm quan trọng bất ngờ của xương gặm cho chó Inu

Thay răng hoặc mọc răng khiến chó bị ngứa ngáy

Khi chó cắn đồ đạc hay gặm xương, phần nướu nơi liên tục cọ xát với bề mặt khúc xương sẽ mỏng đi, tạo điều kiện cho chiếc răng đang mọc trồi lên.

Bên cạnh đó, trong xương còn chứa tủy và canxi cung cấp chất béo đi nuôi cơ thể và canxi tốt cho việc phát triển hàm răng của chó. Chính vì vậy, đây là khoảng thời gian chó con bắt đầu luyện tập cơ hàm trước thời điểm trưởng thành hoàn toàn – thời điểm mà mọi con chó đều phải đi săn trong tự nhiên.

Tự tạo niềm vui

Đây là kết luận của Colin Tennant – Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Hành vi Chó và Mèo của Anh đã nghiên cứu hành vi của chó trong suốt 30 năm. Theo ông, bản chất của chó là sinh sống theo cộng đồng.

Chó ngày nay thường bị tách biệt với đồng loại, chỉ nô đùa với con người hoặc ở nhà một mình mỗi khi bạn đi làm. Khoảng thời gian đó khiến chúng cảm thấy bị lo lắng, đôi khi sợ hãi và cắn phá là cách để giải tỏa áp lực. Từ bên trong, cơ thể chúng kích thích giải phóng endorphin, một loại hormone hạnh phúc giữ cho tâm trí của chúng luôn ở trạng thái vui vẻ, tích cực trong lúc nhai. Nhờ vậy, chó cưng của nhà bạn nhanh chóng vượt qua những khoản thời gian nhàm chán bằng cách truy lùng và cắn đồ đạc hấp dẫn.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Như đã đề cập, toàn bộ cuộc sống của chó phụ thuộc vào hàm răng: săn bắt, cắn xé,…nên tự nhiên đã trang bị cho chúng kiến thức của một nha sĩ. Bảo vệ sức khỏe răng miệng là bản năng mạnh mẽ của giống loài này.

Khi chó gặm xương, xương sẽ liên tục cọ xát vào răng cạo bỏ đi lớp mảng bám trên răng và thức ăn thừa ở kẽ răng. Nhờ vậy, hơi thở của chúng sẽ không bị nặng mùi. Đó còn chưa kể đến thức ăn thừa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, cũng giống như trên người, gây ra sâu răng. Cũng không quá khi nói rằng, chưa chắc con người đã có biết chăm sóc sức khỏe răng miệng bằng mấy chú cún cưng này đâu.