Chó Là Để Yêu Thương / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Nuôi Chó Là Để Cảm Nhận Tình Yêu Thương

~~~

NUÔI CHÓ LÀ ĐỂ CẢM NHẬN TÌNH YÊU THƯƠNG (*)

(*) Tựa đề bài viết lấy từ một câu trong cuốn Đắc Nhân Tâm. Còn bài viết gốc, MMun đã viết từ 3 năm trước và tựa khi đó là “Viết cho một người bạn đang sống ở thiên đường”.

Kiki thân, mày chắc là nhớ tao lắm phải không, tao cũng thế. Tao nhớ và yêu mày nhiều thật nhiều. Tao nghĩ là mày đang chạy nhảy, đùa giỡn ở đâu đó trên thiên đường, bởi vì đó là chỗ dành cho mày. Một người bạn tốt của tao.

Tao với mày, như hai người bạn mà lại có tình nghĩa như cha và con. Tao là cha, mày là con, tao chăm mày từ khi mày vừa lọt lòng mẹ. Ngày đầu tiên về nhà, mày bụ sữa, em chã và dễ thương lắm. Tao thương mày còn nhỏ, để dành tiền mua sữa về bón cho mày uống. Khi mày cứng cáp lên một tí, cũng chính tay tao băm thịt, nấu cháo cho mày ăn. Ngồi nhìn mày “thực thi nhiệm vụ” cho đến khi cái đĩa sứ trở nên láng coóng… Khi ấy mày còn nhỏ lắm, mày sẽ không thể nhớ được cảnh ba chị em tao quây tròn quanh mày để cổ vũ mỗi khi mày mon men bò tới cái bậc thềm sau bếp và cố sức leo lên.

Không biết mày có đủ sức và đủ cứng cáp để thực hiện việc đó hay không nhưng tao thì cầm lòng chẳng đặng nên thường xốc nách mày và nhẹ nhàng đặt lên trên ấy, sau vài lần mày cố công và vấp ngã. Giờ ai đem lại niềm vui nhỏ nhoi ấy cho tao và ai sẽ là người giúp mày đứng dậy?

Nhà tao nghèo, mày cũng khổ, phải ăn cả cám gà. Tao thương mày lắm nhưng biết phải làm sao? Bà nội thì nói rằng đó là món ăn yêu thích của mày chứ chẳng có ai ép uổng. Có lẽ là thế thật nên mày béo lắm, tao càng lúc càng thấy khó khăn khi muốn ẵm mày Ki ạ. Mày là một con chó thông minh nhưng mày hiền và nhát quá. Ngày mày lên 3 tuổi, có hai thằng nghiện lợi dụng lúc bà nội quên không đóng cửa sau nhà đã lẻn vào bắt mày đi mất. Buổi chiều đi học về, tao không thấy mày ra cửa mừng tao; vào nhà tao không thấy mày trốn trong gầm tủ đứng; xuống bếp tao cũng chẳng thấy bóng dáng mày. Bà nội nói rằng mày bị bắt đi rồi và tao muốn khóc. Tao không muốn mất đi một người bạn là mày.

Tết năm rồi về Hải Phòng, mọi người kể với tao rằng thằng S – cái thằng đã bắt mày – đã bị kết án tù chung thân với tội danh buôn ma túy. Tao không vui mà cũng chẳng buồn, cái tên của nó làm cho tao lại thấy nhớ mày. Tao biết rằng, lần này sẽ không có mày ra chào mừng tao như những lần khác nữa. Về Hải Phòng, tao sẽ lại dậy thật sớm. Tao lại chạy bộ trên những con đường gồ ghề ở dưới bờ đê, chạy trên con đường trải nhựa ở đường băng dưới sân bay và tao chỉ chạy một mình. Sẽ không có người bạn nhỏ – là mày – chạy bộ cùng tao. Cũng chẳng có ai đùa giỡn với tao dưới con mương ngòai cửa sông trước khi lết bộ về nhà để rồi tụi bạn phải ghen tị vì thấy tao có một người bạn thật dễ thương, thông minh và tinh nghịch.

KiKi à, đã có lúc tao ước rằng giá như tao có thể hiểu được hết những suy nghĩ của mày. Hiểu được hết những gì máy muốn nói mỗi khi ngước cặp mắt long lanh ươn ướt của mày lên nhìn tao. Gặp ai tao cũng khoe về mày như một báu vật đối với thằng học sinh nghèo là tao. Tao buồn cười mỗi khi cả nhà ăn cơm mày lại rón tén từ dưới bếp chạy lên nhà và chui tọt vào gầm bàn ngòai cửa để “trông nhà”. Đấy là bà nội nói thế chứ tao biết thừa mày nhát như cáy, sợ cả kẻ trộm thì làm sao trông được nhà? Mày nằm ở dưới đó mà cái mặt quay về mâm cơm, nhìn trộm tao, để rồi khi thấy tao lườm một cái là mày lại quay đi chỗ khác… được một, hai phút lại tiếp tục nhìn trộm về phía mâm cơm.

Tao cũng trẻ con đâu kém gì mày nhỉ, hễ có khách là hai thày trò bắt đầu trình diễn. Tao gọi “Ki, lên trông nhà cho anh” là mày ngoan ngõan chui vào gầm bàn. Tao nói “thôi vào gầm tủ đi” là mày lại cun cút chui ra và chuyển vào gầm tủ, nằm bẹp dí xuống dưới đất rồi chìa hai cái chân trước ra để gối mặt lên đó và nhòm tao khoe thành tích. Tao cầm chiếc dép nhựa quăng ra ngòai đường là mày mở to mắt nhìn tao, ngập ngừng rồi vẫn nằm im một chỗ chờ đợi. Chỉ đến khi tao nhờ vả “Ki ra lấy đồ anh làm rơi ngòai đường kìa” thì mày mới ba chân bốn cẳng phi ra ngòai đường ngọam chiếc dép về thả ở cửa rồi lại chui tọt vào gầm bàn chờ tao ra ban thưởng một chầu ôm ấp.

Tao thương mày nhất nhà và mày cũng quấn quít với tao hơn tất thảy mọi người. Ngày khăn gói vào Sài Gòn, tao cố gắng dậy thật sớm, không muốn ai giật mình tỉnh giấc vì tao sợ sự chia ly, chỉ có bà nội mở cửa cho tao lầm lũi đi ra. Ông xích lô đi được dăm bước, tao quay lại nhìn bà nội đang cố đẩy mày vào nhà để đóng cửa vì sợ mày sủa lên vài tiếng thì chị gái và em trai tao thức giấc. Cám ơn mày đã tiễn tao đi xa và xin lỗi mày vì tao đã không thể làm được việc đó với mày. Tao xin lỗi…

Qua “nhà mới” được không tới 7 tuần thì mày bệnh và không ăn uống gì được nữa. Phải chăng đó là cách tốt nhất để thể hiện sự trung thành? Giá như lúc đó tao có ở Haiphong, mày sẽ không như thế. Giá như lúc đó tao có ở Hải Phòng thì mày sẽ vẫn là bạn của tao. Giá như lúc đó tao ở Hải Phòng, thì ngày hôm nay, tao sẽ không phải viết về một kỷ niệm buồn trong cái ngày mà mày đã ra đi mãi mãi.

Một cơn gió thổi nhẹ làm người ta phải rùng mình, một tiếng chó sủa ma văng vẳng trong đêm làm tao chìm đắm trong những miên man cảm xúc về một thứ tình cảm phức tạp và đầy mâu thuẫn…

via Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook

Cách Để Vệ Sinh Vết Thương Cho Chó

1

Đưa đi khám thú y ngay nếu chó bị thương ở mắt. Bất kỳ vết đứt hay thương tổn ở mắt nào cũng có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn cho thị lực của chó. Để tăng khả năng phục hồi, bạn nên đưa chó đi khám thú y ngay để xử lý và điều trị.

2

Đưa chó đi khâu vết thương nếu vết thương quá sâu. Nếu vết thương có vẻ nghiêm trọng và không thể tự lành, bạn cần đưa chó đi khám thú y ngay. Những vết thương đâm sâu qua da và ảnh hưởng đến cơ, gân và lớp mỡ bên trong cần được xử lý chuyên nghiệp. Sau khi đánh giá, bác sĩ thú y có thể khâu vết thương cho chó để giúp vết thương mau lành.

3

Đưa đi khám thú y nếu chó bị cắn. Các vết cắn có thể gây tổn thương cho mô và rất khó hồi phục, do đó miệng vết thương cần được bác sĩ thú rửa và nặn dịch lỏng bên trong sau khi gây mê cho chó. Miệng của động vật là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn nên chó có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng ngay cả khi vết cắn không có vẻ gì là nghiêm trọng.[6]

Các vết cắn có thể gây tổn thương cho mô và rất khó hồi phục, do đó miệng vết thương cần được bác sĩ thú rửa và nặn dịch lỏng bên trong sau khi gây mê cho chó. Miệng của động vật là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn nên chó có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng ngay cả khi vết cắn không có vẻ gì là nghiêm trọng.

4

Nhờ bác sĩ thú y nặn dịch lỏng hoặc mở ổ vết thương nếu cần thiết. Nếu vết thương chứa đầy dịch lỏng và không chịu lành lại, bạn nên yêu cầu bác sĩ thú y nặn hết dịch lỏng ra. Bên cạnh đó, bác sĩ thú y cũng sẽ tiến hành phẫu thuật mở ổ để loại bỏ các mô bị tổn thương hoặc nhiễm trùng ra khỏi khu vực bị thương. Bác sĩ thú y cần gây mê cho chó khi tiến hành cả 2 thủ thuật trên.

5

Hỏi bác sĩ thú y về thuốc kháng sinh. Thuốc này có thể điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng – nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Bác sĩ thú y có thể đánh giá vết thương, xác định các dấu hiệu nhiễm trùng và trao đổi về việc cho chó dùng thuốc kháng sinh nếu cần thiết.

Chó Lớn Tuổi – Yêu Thương Và Chăm Sóc Nhiều Hơn

CHÓ LỚN TUỔI – YÊU THƯƠNG VÀ CHĂM SÓC NHIỀU HƠN

Chú chó của bạn bắt đầu xuất hiện những mảng lông trắng và xám, chúng đã già và điều đó nhắc nhở rằng dòng đời của chó ngắn hơn chúng ta rất nhiều.

May mắn thay, nhờ vào kiến thức và quá trình nghiên cứu về dinh dưỡng cho chó ngày càng phát triển, chúng ta đã có thể giúp chú chó của mình sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.

Khi nào chó bắt đầu bước sang giai đoạn cao tuổi?

Đối với những con chó lớn tuổi, các tế bào bắt đầu có dấu hiệu phân hủy nhanh hơn những gì cơ thể chúng có thể tái tạo và phục hồi. Thời gian bắt đầu quá trình này sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của chó, ví dụ với giống chó nhỏ có xu hướng lão hóa chậm hơn những giống chó lớn. Những giống chó khác nhau sẽ có phương pháp chăm sóc khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như lối sống, thể lực, các bệnh mãn tính…

Khi nào chó được xem là lớn tuổi (ảnh: www.cityzoo.vn)

Tuổi chó so với tuổi người như thế nào?

Dấu hiệu của chó lớn tuổi

Ngoài những đốm lông trắng và xám, còn nhiều dấu hiệu khác về thể chất biểu hiện dấu hiệu lão hóa ở chó, bao gồm:

Tăng cân (thường do hoạt động ít);

Giảm cân (thường do thiếu sự thèm ăn);

Nốt dưới da;

Mất thính giác (không phản ứng nhanh như tiếng nói hoặc tiếng ồn);

Mất thị lực (tầm nhìn bị suy giảm).

Các vấn đề về sức khoẻ như viêm khớp, bệnh nha khoa (mất răng hoặc viêm lợi), bệnh tim (giảm khả năng tập thể dục, suy nhược), giảm chức năng thận (tăng tiêu thụ nước và tiểu tiện) hoặc không kiềm chế được

Hình ảnh dấu hiệu chó già yếu (ảnh: www.cityzoo.vn)

Chế độ dinh dưỡng cho chó

Chó trưởng thành và chó già có nhu cầu ăn khác nhau vì cơ thể và lối sống của chúng đang thay đổi. Chúng thường ít hoạt động hơn, chính vì vậy mà một chế độ ăn uống có lượng protein cao và lượng calo thấp sẽ giúp duy trì khối lượng cơ. Chúng cũng cần có axit béo Omega-3 giúp kháng viêm và giảm đau khớp.

Ngoài ra, khẩu phần ăn lý tưởng của những chú chó này cần có đầy đủ vitamin C, E, beta-carotene giúp bổ sung những chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch.

Tìm hiểu về thức ăn cho chó

Thăm khám bác sĩ thú y

Khi chó bắt đầu giai đoạn lớn tuổi, hãy thăm khám bác sĩ thú y thường xuyên. Bác sĩ  thú y có thể theo dõi quá trình và tư vấn phương pháp hỗ trợ giúp hạn chế các triệu chứng lão hóa.

Yêu Chó Để Thấy Lòng Rộng Mở

* Những chú chó dạy ta điều gì?

Có người nói với tôi rằng: “Những người yêu động vật thường có trái tim quảng đại”. Một người khác lại nói: “Những chú chó dạy ta cách yêu thương. Nếu không thể yêu được động vật và trẻ con có lẽ người ta cũng chẳng thể yêu thương ai”. Tôi thấy đúng hết – mà không biết những ai ăn thịt chó có thấy “đụng chạm” bùi ngùi rồi bỗng dưng… nghĩ lại, sẽ thôi ăn thịt loài vật được xem là bạn của con người nữa. Tôi còn thấy những người yêu thương loài vật không chỉ nhân hậu mà còn hài hước. Điều đáng quý là họ luôn biết làm cho cuộc sống của mình lạc quan, tích cực hơn. Bạn có tin không, ngôi nhà có những chú chó luôn có những niềm vui kỳ lạ, bất ngờ với những chú chó cưng. Có lần nghe MC Quỳnh Hương kể về hai chú chó trong nhà, tôi không thể nào nhịn được cười vì sự hài hước trong góc nhìn đầy yêu thương của chị. Quỳnh Hương bảo, có lúc đi làm về mệt nhìn thấy hai đứa ngồi bệt ngoài sân đợi là thấy lòng mềm lại. Mà chị cũng có con nhỏ, công việc luôn bận rộn chứ có phải rảnh rang gì lắm đâu. Nhưng chị bảo, những chú chó cho mình niềm vui nhiều hơn là mình tưởng.

Trên facebook tôi có một người bạn hành nghề thú y, cũng vô cùng yêu thương loài vật. Dõi theo những chia sẻ của bạn, tôi thấy một tâm hồn nhân ái, rộng mở, tích cực và luôn lạc quan. Công việc của bạn vất vả không kém các bác sĩ cấp cứu người. Có khi nửa đêm đang chuẩn bị lên giường ngủ thì khách gọi năn nỉ cứu giùm con chó đang cơn nguy kịch. Có khi đang trên đường về quê chơi cũng nghe khách hốt hoảng nhờ lên phố sớm để chó mẹ kịp lên bàn mổ. Còn lịch “cắt bi”, triệt sản thì hầu như bạn nhận mỗi ngày. Nhiều lúc nhìn bạn mồ hôi mồ kê thở dốc sau một ca mổ khó mà thương. Có lúc bạn bật khóc vì không cứu được đủ đàn 6 con chó trong bụng mẹ. Lương y như từ mẫu, nhưng bác sĩ thú y không chỉ là từ mẫu mà đôi khi còn phải là chú hề, là nhà tâm lý luôn biết cách xoa dịu cho những con vật đáng thương đang chịu đau đớn mà không thể nghe hiểu tiếng người. Bạn làm nghề cũng gần 10 năm rồi, chăm sóc, cứu mổ chữa trị cho không biết bao nhiêu chú chó đủ chủng loại. Ở nhà bạn cũng nuôi chó, trang cá nhân toàn lời lẽ “bêu rếu” chú chó nghịch phá khắp nhà. Nhưng đọc dòng trạng thái nào của bạn cũng buồn cười, cách bạn gọi chú chó là “cụ”, là “anh”, cách bạn năn nỉ “cụ đừng phá nhà để con yên tâm đi làm” hay cách bạn chăm chút nấu nước lá cho chó tắm thơm lông, rồi (trời ơi) đến ngày sinh nhật chú chó bạn còn mua cả bánh kem về cho chụp hình post facebook. Tình yêu của người đàn ông không phải bằng lời nói mà bằng hành động có lẽ là đây. Ngày nào cũng thấy bạn kể tội chú chó cưng nhưng chia sẻ nào cũng đầy sự quan tâm, tình yêu thương và cực kỳ hài hước. Chỉ có “trái tim quảng đại” mới có thể nhìn việc chó nhà ăn trộm thịt cũng thành ra “nhờ vậy ta được bữa ăn chay”. Chỉ có lòng yêu thương động vật cao quý mới có thể khiến bạn sau mỗi lần mổ đều chú ý gọi điện hỏi thăm khách rằng “Bé Mẹt nay ăn uống nhiều chưa?”, “Cu Tèo còn rên đau không?”, “Có gì mang bả ra chích thuốc”… Lúc nào ngồi cà phê mà nghe bạn điện thoại là tôi cũng không thể nhịn cười. Dù biết rõ tỏng tòng tong các “đối tượng” mà bạn đề cập đến là những chú chó, nhưng nhịn làm sao nổi khi vui chuyện lên bạn dùng những đại từ kiểu như “thằng chả, thím hai, tiểu thư”… dành cho những chú chó cưng. Có khi chỉ mỗi đề tài “chó” thôi mà chúng tôi nói hoài không hết – chính xác là tôi ngỏng cổ cò lên nghe bạn kể chuyện tiếu lâm.

Bạn làm tôi nhớ mình cũng từng có một chú chó yêu, hồi mười mấy năm trước. Nhà xin về nuôi từ lúc nó mới dọ dẫm tập đi cho đến khi già nua, bệnh tật rồi qua đời. Tên nó là Ú Lùn – chị gái tôi đặt cho vì lúc mang nó về nom nó vừa ú vừa lùn. Màu lông – nói theo tông màu tóc nhuộm bây giờ – có lẽ là cam vàng mật ong. Lông xù. Con Ú Lùn ăn khỏe, và cũng năng động không kém gì cô chủ suốt ngày tìm cách bày trò. Tôi không biết chơi với tôi nó có vui không, nhưng hễ vắng tôi là nó đi kiếm. Tôi đi học buổi sáng, trưa về đã thấy nó ngồi sẵn ngoài cửa nhát thấy bóng là chạy bổ nhào ra xoắn đuôi cả lên. Con Ú Lùn chưa cứu cá chết đuối trong ao nhưng cũng từng ăn vụng thịt, làm đổ nồi canh, làm bẩn hết sàn nhà vì cái tội dầm mưa sình lầy rồi mang toàn bộ “dấu chân người hùng” đi từ nhà trước tới nhà sau như thể bàn chân ngà ngọc ấy phải được in dấu khắp nơi mới xứng mặt anh hùng. Mà có đánh nó được đâu, mỗi lần dứ dứ cái cây lên là nó nhìn tôi bằng vẻ mặt thảm thương vô số tội, như thể muốn nói rằng đánh đi đánh đi rồi “bà” sẽ phải… hối hận cả đời. Đôi mắt như “biển hồ đầy” của nó lúc nào cũng khiến tôi mềm lòng, nổi nóng lắm cũng chỉ dậm chân một phát, quất cây vào… vách hò hét ra oai vậy thôi chứ có đánh nó được roi nào.

Năm tôi lên thành phố học, con Ú Lùn được chở theo về nhà chị gái ở ngoại ô. Nhà phố không có khu vườn và cánh đồng, con Lùn bị xích lại. Nó đến tuổi có người yêu mà ngày ngày vẫn bị xích ngoài hiên chỉ rộng tầm 3m2, hết đi loanh quanh lại nằm buồn bã. Nhà chị có trẻ nhỏ chưa biết bò nên Ú Lùn cũng không được vào nhà, sợ bay lông. Tôi mỗi ngày nhìn nó buồn cũng chỉ biết buồn theo nó, chứ biết làm sao khi chỉ cần thả ra sơ sẩy một chút là trộm sẽ mang nó đi. Buổi chiều anh rể tôi hay dẫn nó đi dạo, có lần nó nhìn thấy dòng kênh lúp xúp bóng dừa nước, nó tưởng quê nhà bèn giằng thốc ra khỏi anh, chạy băng băng về phía dòng kênh lao xuống bơi liên hồi qua bờ bên kia. Tôi hết hồn bỏ tô cơm chạy theo, chỉ biết đứng bên này bất lực gọi Ú Lùn, Ú Lùn mà nó không quay lại. Lúc đó tôi mới nhận ra rằng mang theo nó về thành phố là sai lầm lớn nhất. Tôi tước đi tuổi thơ lộng gió của nó, lấy mất của nó cả cánh đồng mà lẽ ra nó xứng đáng thuộc về. Tôi ngồi bên bờ kênh chảy nước mắt. (Sau này tôi biết rằng có những yêu thương sai cách cũng sẽ khiến người mình thương đau lòng đến chừng nào).

Mãi mãi trong suốt cuộc đời tôi cũng không biết được con chó của tôi đã nghĩ gì.

Bây giờ thì thân xác nó là cát bụi rồi. 10 năm của nó bằng trăm năm của một người. Nhưng hạnh phúc của nó có lẽ chỉ được 1 năm thôi. Đó là khi còn được sống trong những ngày thênh thang lộng gió ở cánh đồng. Còn 9 năm tiếp theo, đời luẩn quẩn trong sợi dây buộc cổ, trong khoảnh sân hẹp và mọi khao khát bản năng đều bị kìm nén lại trong những tối bạn đến tìm chỉ biết đứng ngoài hàng rào nhìn vào, thả cho nhau những tiếng kêu thống thiết mà chỉ có chó mới hiểu. Tôi hay nói đùa, Juliet không ra ngoài được, các Romeo về nhà đi. Nhưng tôi hiểu rằng sống cuộc đời mình ở phố đã khó rồi, Ú Lùn sao có thể sinh con thêm. Nhũ mẫu là tôi chẳng bao giờ có thể mở cửa ra. Con chó của tôi cứ thế sống mòn, rồi chết già – khép lại một cuộc đời buồn như đôi mắt nó mỗi lần nhìn tôi đi đâu xa về. Nỗi mừng vui không còn là cách nhảy chồm chồm cắn áo như xưa nữa, chỉ có khuôn mặt giãn ra như cách một người trưởng thành đón một người trưởng thành trở về nhà. Con Ú Lùn khiến tôi thấy mình có tội – dù rằng chính Ú đã dạy tôi bài học lớn nhất về tình yêu thương. Một tình yêu thương vô điều kiện. (Dù sau này tôi cũng đã trao đi yêu thương vô điều kiện trong cuộc đời, nhưng đời vô thường luôn có lý do cho những được mất, trả vay).

Sau này, đi bất cứ nơi nào được gặp những chú chó, tôi đều cười với chúng, thậm chí là nói lời chào. Lúc nào cũng như nhìn thấy bóng dáng Ú Lùn trên hình dung của những chú chó khác. Nỗi thương và mất mát một chú chó đã gắn bó với mình quá lâu cũng day dứt như mất đi một người bạn tốt, như mất một yêu thương. (Tôi đã từng mất đi con mèo yêu nhất, rồi chú chó yêu nhất, cuối cùng là người thương nhất. Những cái mất khác nhau, nhưng chung nhau là nỗi buồn. Có cả nỗi nhớ và day dứt – lặng yên như những hạt bụi đã nằm như tro tàn dưới đáy đại dương xanh).

Có giai đoạn trọ ở chung cư cũ trên đường Trương Định, chiều về tôi hay ngồi lại với chú chó già bị què chân trái, phía sau. Chú không đi được, chỉ nằm luẩn quẩn ngoài bãi xe với đôi mắt u buồn. Thật ra chó cũng như người, nếu được sống đủ đầy hạnh phúc thì khuôn mặt, đôi mắt nó cũng tươi vui, lạc quan. Ngược lại người sẽ luôn nhìn thấy nỗi man mác buồn bã trên khuôn mặt không biết nói tiếng người. Hồi đi Phú Quốc, ghé bè nuôi hào gặp chú chó của biển, tôi cũng nhớ hoài. Đa phần chó thường ngại người lạ, nhưng chú chó này lại sẵn sàng nằm lăn ra cho bọn tôi gãi lông. Tôi nghĩ nó cũng như trẻ mồ côi thiếu tình thương. Anh chủ nói nó ở đây suốt với anh, cũng đâu biết chơi gì, loanh quanh trên nhà bè giữa trời gió sóng nước. Khi nào về bờ thì anh ôm nó theo. Vậy mà cũng có khi nó nhớ bờ, tàu khách nhổ neo đi là nó nhào luôn xuống nước bơi theo. Thương trào nước mắt.

Mỗi người sinh ra đều có số phận riêng. Chó có lẽ cũng vậy. Có những chú chó ăn ngon mặc đẹp sống sung túc giàu sang nhưng cũng có những chú chó sống vất vả, đói rách lang thang. Mà sang hay hèn, được tắm chải lông được chăm sóc sức khỏe định kỳ hay cứ phơi lông ngoài đồng ngoài sương ngoài gió cũng được, miễn là các chú chó được sống tự do, đừng bao giờ bị trộm giết thịt. Vậy đã là một diễm phúc và biết ơn con người lắm rồi.

Ở nhiều nước phương Tây, chó luôn được coi trọng. Còn ở nước mình, sao mà xót xa. Năm 2015, Liên minh Bảo vệ chó châu Á có sang Việt Nam mở chiến dịch “Về đi Vàng ơi!”, với sự tham gia làm đại diện của nhiều gương mặt trẻ nổi tiếng. Người ta mở diễn đàn, tạo chiến dịch ký tên, rồi đăng tải đoạn phim đau lòng về hàng nghìn chú chó bị bắt, đưa đến lò mổ và giết thịt. Chiến dịch tạo được làn sóng kêu gọi người Việt hãy ngừng ăn thịt chó, vì “chó là bạn, không phải thức ăn”. Cộng đồng mạng một thời cũng dậy sóng khi phân chia thành hai phía: bên bảo vệ, bên phản ứng. Phía bảo vệ lên án phía ăn thịt chó. Rầm rầm rộ rộ, cuối cùng khi chiến dịch Vàng ơi về đi! tạm lắng, người ta không còn nghe tin Liên minh Bảo vệ chó châu Á đến Việt Nam thêm lần nào nữa. Trong số những câu chuyện về loài vật, có lẽ chó là loài để lại nhiều hình ảnh đẹp đẽ và xúc động nhất về tình yêu thương và lòng trung thành. Đã từng có những bộ phim từ câu chuyện thật lấy hết nước mắt của người xem: chú chó Hachiko đợi chủ cho đến chết ở nhà ga Shinbuya – Nhật Bản, chú chó nằm phủ phục bên mộ chủ sau khi chủ qua đời, hàng loạt câu chuyện về những chú chó dũng cảm hy sinh cứu chủ, mới đây nhất là chú chó Dayko qua đời vì kiệt sức sau khi đào bới cứu được 6 người sau trận động đất ở Ecuador… Loài vật thông minh này sống tình cảm, đầy đức hy sinh, lại dễ thương và luôn mang niềm vui đến cho con người. Vậy mà tôi cũng không thể hiểu sao người ta lại có thể nỡ nào giết thịt. Nỡ nào…

Tiểu QuyênTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 410