Bệnh Sán Chó Là Gì

Xét nghiệm sán chó có nhiều phương pháp, tuy nhiên phương pháp mang lại hiệu quả nhất hiện nay là xét nghiễm miễn dịch ELISA. Qui trình xét nghiệm được thực hiện trên hệ thống máy miễn dịch tự động.

Sán chó là gì?

Tác nhân gây nên bệnh do một loài giun tròn có tên là toxocara, thường ký sinh ở chó và mèo. Do tỷ lện 80% lây nhiễm từ chó nên được gọi là bệnh sán chó.

Nên xét nghiệm bệnh sán chó khi nào?

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : 6 tháng đến 1 năm một lần. Hoặc xét nghiệm sán chó khi có một trong các dấu hiệu sau?

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : khi có dấu hiệu ngứa da kéo dài trị bệnh da liễu không thuyên giảm

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu xuất hiện dấu hiệu đau nhức đầu kéo dài

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu bị ho kéo dài, điều trị ho lâu ngày không dứt

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu mắt bị mờ, nhòe, giảm thị lực một bên

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu bị sốt kéo dài không tìm ra nguyên nhân

Xét nghiệm bệnh sán chó : nếu người mệt mỏi, hay quên, mất tập trung công việc

Xét nghiệm bệnh sán chó : nếu xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy hay đau bụng âm ỉ, kéo dài không rõ căn nguyên.

Bệnh sán chó nên xét nghiệm ở đâu, khi nào có kết quả?

Bệnh sán chó nên xét nghiệm tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán vì tại những phòng khám này được trang bị các thiết bị cần thiết chuyên về bệnh giun sán, sẽ cho ra kết quả nhanh và chính xác.

Nhiều trường hợp xét nghiệm tại cơ sở không chuyên khoa, thời gian 5 đến 10 ngày sau mới có kết quả, mẫu để lâu dễ cho ra kết quả dương tính giả hoặc dương tính chéo, dẫn đến chẩn đoán không chính xác và điều trị không đúng thuốc.

Thời gian nhận kết quả xét nghiệm

Xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán, khi có bệnh các bác sĩ có đủ cơ số thuốc về giun sán để trị bệnh cho bạn. Thời gian trả kết quả xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám bệnh giun sán là sau 3 đến 5 giờ làm việc. Nhanh hơn các phòng khám khác vì không phải gửi mẫu đi nơi khác. Giúp bệnh nhân nhận được kết quả xét nghiệm sán chó sớm, giảm lo lắng cho bản thân và thân nhân.

Phương pháp xét nghiệm bệnh sán chó

Xét nghiệm sán chó có nhiều phương pháp, tuy nhiên phương pháp mang lại hiệu quả nhất hiện nay là xét nghiễm miễn dịch ELISA. Qui trình xét nghiệm được thực hiện trên hệ thống máy miễn dịch tự động.

Nguyên tắc của phương pháp ELISA là là quy trình ủ ba lần, hút và rủa giếng 5 lần. Kỹ thuật phủ giếng với kháng nguyên bài tiết, sau đó ủ với huyết thanh của bệnh nhân được pha loãng. Các kháng thể phản ứng với kháng nguyên sẽ liên kết với giếng tráng. Phương pháp này cho ra kết quả chính xác cao, giảm dương tính giả và dương tính chéo.

Phòng bệnh sán chó như thế nào?

Ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, thịt tái sống.

Không mang giày dép vào nhà sau khi đi dép tiếp xúc với đất cát, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ

Tẩy giun định kỳ cho chó, mèo, nhất là chó con.

Thu dọn phân thú vật nuôi

Rủa tay sạch sau khi đùa giỡn với chó, mèo./.

Mời bạn đọc tham khảo địa chỉ xét nghiệm và trị bệnh sán chó uy tín tại Tp. HCM

Bác sĩ. Thúy Kiều

Chó Bị To Bụng Là Bệnh Gì?

Rất nhiều trường hợp các bạn nuôi chó gặp tình trạng chó của mình bụng phình to không rõ nguyên nhân. Vậy, gặp trường hợp này nên xử lý thế nào?

Trong bài viết này bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về chứng báng bung, to bụng ở chó: Các nguyên nhân khiến bụng chó to. Phương pháp để phân biệt các trường hợp này.

Chó bị to bung, báng bụng (nguồn ảnh : Internet)

Biểu hiện bên ngoài là bụng chó to khác thường, và ngày càng to ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

1. Chó to bụng nhưng không có nước.

Bụng có to nhanh trong vài ngày, chó biểu hiện đau bụng có thể thấy xây xát da hoặc tổn thương. Trường hợp này có thể do cắn nhau, hoặc tai nạn (xe đè, ngã…) khiến gãy xương sườn kín. tổn thương nội tang, hoặc gãy xương sườn.

Do bệnh chướng hơi xoắn dạ dày cấp tính, chó biểu hiện đau đớn, miệng lưỡi nhợt nhạt, mất máu niêm mạc và khó thở.

Bụng phình to 1 vùng, ấn tay vào thấy bùng nhùng, trường hợp này có thể do thoát vị thành bụng do tổn thương, rách cơ thành bụng. Trường hợp này rất dễ gây xoắn ruột và hoại tử ruột.

Bụng to do viêm thận và phì đại tuyến thượng thận, phù tim… có thế gây phù nề toàn thân, thường gặp ở cùng thấp: chân, vùng bụng thấp, vùng ngực. Biểu hiện chó đái ít, thở thể bụng, mệt mỏi, gầy yếu.

2. Chó báng bụng (có nước trong xoang bụng).

Tất nhiên là không tính trường hợp chó mang bầu. Biểu hiện: Chó bụng to khác thường, có dịch bên trong, chó gầy lộ đốt sống lưng, đái ít, nước tiểu có màu xẫm, có thể tiêu chảy nhiều, ăn uống bình thường hoặc giảm ăn, khó thở, khó nằm

Chó bị báng bụng, tích nước trong xoang bụng (nguồn ảnh: Internet)

Trường hợp này thường do 1 số nguyên nhân sau:

– Viêm gan do nhiễm khuẩn, hoặc sán lá gan, hoặc khối u, ung thư gan.

– Bệnh về tim mạch: Suy tim, thiếu dinh dưỡng lâu này, chức năng tim suy giảm.

– Nhiễm ký sinh trùng đường máu.

Cả 2 trường hợp trên đều cần đưa tới bác sỹ thú y do việc xác định nguyên nhân và xử lý đều khá phức tạp.

Ngoài ra, hiện tượng chửa giả cũng khiến bụng chó to lên song trường hợp này dễ nhận biết và phân biệt hơn so với 2 trường hợp trên và gặp ở chó sau phối giống. Chúng tôi sẽ chia sẻ về hiện tượng chửa giả trong một bài viết khác.

Bệnh Xà Mâu Trên Chó Là Gì?

Xà mâu là bệnh ghẻ xảy ra trên da của loài chó. Màu sắc và đốm như có ai đâm vào nên người ta dùng chữ xà mâu để ám chỉ bệnh ghẻ chó.

Qua thời gian, người ta hay dùng xà mâu như là một cách gọi đùa nhưng ít người hiểu được ý nghĩa thực sự. Nếu hiểu chắc người nói khó được yên thân khi mà ví người khác với loại bệnh không lấy gì làm đẹp đẽ và vệ sinh này.

Câu nói đùa thường gặp là [tên người] + xà mâu. Đây là câu phổ biến khi muốn chọc hoặc chửi ai đó. Cũng có khi họ muốn ám chỉ rằng người đó ăn ở không vệ sinh hoặc muốn nói tránh đi căn bệnh ghẻ da mà người đó đang mắc phải.

Bệnh xà mâu hay ghẻ chó không gây hại nhiều đến tính mạng của chó, nhưng nó gây hại cho thanh danh của người nuôi cho nhiều hơn. Vì điều kiện nuôi và chăm sóc thế nào mà để chó bị ghẻ cũng làm đau đầu. Khả năng lây ghẻ chó cho người chưa chắc chắn nhưng người nuôi bị xa lánh là điều chắc chắn. Vì thế, dù có làm gì thì đừng quên đưa cún yêu hay chó yêu nhà bạn đi tiêm ngừa hay chăm sóc da định kỳ.

Xà mâu theo cách gọi y học là bệnh ghẻ trứng cá hay còn gọi là mò bao lông trên chó (Demodicidae). Demodex là một ký sinh trùng ngoài da gây viêm nhiễm nang lông. Demodex canis là một lớp nhện nhỏ có 8 đôi chân có hình con sâu, đặc biệt là chỉ có thể nhìn thấy trên kính hiển vi. Về cách chữa có cách chữa dân gian do bệnh này không phải hiếm gặp, ngoài ra có thể chữa ở các bệnh viện thú y.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để đánh giá cho bài viết này!

Điểm trung bình 3.7 / 5. Tổng lượt đánh giá: 3

Hãy là người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!

“Bị Chó Ma Cắn” Là Bệnh Gì?

Hỏi: Thường xuất hiện những vết bầm tím trên chân tay, không đau, dân gian vẫn gọi là bị “ma cắn”. Xin bác sỹ cho biết đó là hiện tượng gì?

Nhiều bạn đọc

Trả lời: Những vết bầm tím thỉnh thoảng xuất hiện trên da, chính là tình trạng xuất huyết dưới da. Đặc điểm là không đau, không ngứa, lúc đầu thâm tím, sau tái xanh dần rồi hết trong vòng một hai tuần.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, khi mạch máu bị vỡ, nhờ một cơ chế sinh hóa phức tạp, máu sẽ đông lại tại chỗ vỡ, ngăn quá trình chảy máu tiếp tục. Cơ chế này hữu hiệu trong các trường hợp vỡ mạch máu nhỏ, mao mạch. Cơ chế đông máu có sự tham gia của nhiều thành phần: thành mạch máu; tiểu cầu (một loại tế bào máu); nhiều chất sinh hóa được tổng hợp từ gan; một số các vi chất như vitamin K, can xi,…

Bất cứ sự bất thường nào của một trong các thành phần nêu trên đều có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết:

– Do mạch máu: thường gặp nhất là do chấn thương đụng dập làm vỡ mao mạch. Một số các bệnh dị ứng, nhiễm trùng làm giảm sức bền mao mạch cũng gây vết bầm tím. Tình trạng giòn mao mạch bẩm sinh.

– Bệnh tiểu cầu: giảm tiểu cầu vô căn, giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết huyết, giảm tiểu cầu trong các bệnh ác tính như suy tủy, ung thư máu; giảm chất lượng tiểu cầu…

– Rối loạn đông máu: bệnh ưa chảy máu (do thiếu một số yếu tố đông máu); giảm tổng hợp các yếu tố đông máu do suy gan, xơ gan, ngộ độc thuốc; thiếu vitamin K do giảm hấp thu ở ruột, chế độ ăn thiếu chất béo (do vitamin K tan trong dầu mỡ), thiếu chất dinh dưỡng…

Như vậy vết bầm tím có thể là triệu chứng của một trong các bệnh nêu trên. Tuy nhiên đa số trường hợp, ngoài các vết bầm còn kèm các triệu chứng nặng khác buộc người phải đi khám ngay (sốt, mệt, chảy máu răng, chảy máu  mũi, đi cầu ra máu, rong kinh,…). Còn lại một số người chỉ thấy xuất hiện một hoặc vài vết bầm, không kèm triệu chứng gì khác, cơ thể vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Y học gọi là vết bầm tím đơn giản, nguyên nhân không rõ, thường lành tính, có thể quy cho một số nguyên nhân thông thường như giảm sức bền thành mạch do dị ứng, nội tiết, ăn uống thiếu chất béo, kém hấp thu.

Dù sao nếu các vết bầm tím xuất hiện thường hơn, nên đi khám bệnh, làm một số xét nghiệm về máu như huyết đồ, chức năng đông máu, chức năng gan,…để có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân bệnh.

                                                                               BS ĐOÀN VĂN HẢI

Bệnh Sán Chó Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Ra Sao?

Bệnh sán chó là căn bệnh phổ biến ở chó con, ít hoặc không gặp ở chó trưởng thành. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng cún nhưng khiến hệ tiêu hóa chúng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Triệu chứng chủ yếu của căn bệnh này là cún thường xuyên bỏ ăn, nôn mửa dẫn đến còi cọc, ốm yếu.

Sán chó (sán dây) là một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Echinococcus. Chúng thường ký sinh trong đường ruột cún và gây nên những biến chứng nguy hiểm về hệ tiêu hoá.

Bên cạnh đó là một loại ký sinh trùng trên đường ruột chó có tên là Toxocara canis hay Toxocara cati. Chúng là một loại giun tròn hay được gọi là giun đũa ở chó, ông bà ta hay còn gọi là sán chó.

Cún có thể bị nhiễm sán chó qua 4 con đường:

Ăn trực tiếp trứng sán: Cún ăn trực tiếp trứng sán ngoài môi trường. Khi trứng sán được ăn vào bụng, chúng nở thành ấu trùng. Ấu trùng ký sinh ở đường ruột và trở thành sán dây khi trưởng thành. Từ đó chúng bắt đầu sinh ra nhiều trứng hơn.

Ăn phải vật chủ trung gian chứa trứng sán: Ấu trùng sán cũng có thể được tìm thấy trong các vật chủ trung gian như: Bọ chét, ve chó…. Chúng sinh trưởng và phát triển trong ruột của vật chủ trung gian. Thông qua nước bọt của ve, bọ mang trùng để xâm nhập và phát triển trong cơ thể vật chủ chính.

Bị nhiễm trùng trong tử cung: Chó mẹ bị nhiễm sán chó trong quá trình mang thai, ấu trùng có thể đi qua nhau thai đến phổi của những chú chó con chưa sinh dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu.

Bú sữa từ chó mẹ bị nhiễm bệnh: Ấu trùng sán chó cũng có thể được tìm thấy trong mô tuyến vú của chó mẹ nhiễm bệnh. Chúng có thể lây lan sang cho chó con trong thời kỳ cho con bú.

Đối với chó trưởng thành:

Bệnh sán chó thường không hay gặp ở chó trưởng thành. Nếu bị nhiễm bệnh thì triệu chứng cũng không rõ ràng, ít biểu hiện ra bên ngoài. Sán có thể kí sinh nơi thành ruột và sử dụng một số chất dinh dưỡng của chó để sinh tồn. Một số triệu chứng cụ thể khi chó trưởng thành bị nhiễm sán:

Đối với chó con:

Chó con dưới 6 tháng tuổi là những đối tượng dễ mắc phải bệnh sán chó nhất. Dấu hiệu thường gặp là:

Tốc độ tăng trưởng kém, bị thiếu cân, nhỏ con hơn so với các bạn cún đồng trang lứa

Bụng nồi, phình to, trong khi cơ thể gầy gò

Lông mỏng, mọc lưa thưa, xơ xác

Kiểm tra lợi: Cún khỏe mạnh, lợi sẽ có màu hồng tươi tắn. Cún bị nhiễm sán, niêm mạc lợi nhợt nhạt chuyển màu hồng nhạt, lờ lờ

Cún cưng bị thiếu máu, mệt mỏi, ốm yếu.

Không chữa trị kịp thời là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở chó con

Ngoài một số dấu hiệu nhận biết bên ngoài, bạn cũng có thể xác nhận chính xác bệnh sán chó bằng cách xét nghiệm mẫu phân. Tuy nhiên, việc này thường tốn nhiều thời gian và chi phí.

Bệnh sán chó chỉ có thể ngăn ngừa và điều trị bằng các loại thuốc tẩy giun. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc an toàn sau đây:

Lưu ý: Cần đọc kỹ liều lượng trước khi sử dụng cho cún, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

Thuốc tẩy giun Lopatol là loại thuốc tẩy giun cho chó tốt nhất hiện nay. Chủ yếu dành cho chó trưởng thành.

Công dụng: Điều trị dứt điểm các loại giun đũa, giun móc, sán dây, … ở chó.

Liều lượng: 50mg / 1kg trọng lượng cơ thể. Tức là: 1 viên 100mg / 2kg trọng lượng cơ thể. Viên hàm lượng 500mg / 10kg trọng lượng cơ thể.

Đây là một trong những loại thuốc tẩy giun giá rẻ mà chất lượng cao, an toàn tuyệt đối với thú cưng.

Công dụng: Tẩy sạch các loại giun đũa, giun móc, sán dây, sán hạt dưa và giun tròn ký sinh ở chó, mèo.

Liều dùng: 1 viên / 5kg thể trọng. Khoảng 10 viên/ 1 vỉ, 2 vỉ/ 1 hộp.

Lưu ý: Không dùng cho chó bị bệnh về tim, gan, thận.

Thuốc tẩy giun Bio-Rantel

Giá thành rẻ hơn các loại thuốc ngoại nhưng công dụng không hề thua kém. Có thể dùng cho chó nhỏ và chó mẹ mang thai (2 tuần trước sinh).

Thành phần: Trong 1 viên 600mg chứa Praziquantel, Pyrantel Pamoate.

Liều dùng: Tẩy 1 lần duy nhất, 1 viên 600mg / 5kg thể trọng.

Thuốc tẩy giun sán Endogard

Thuốc an toàn cho tất cả các giống chó, kể cả chó nhỏ, chó mẹ mang thai hoặc đang cho con bú.

Công dụng: Tẩy sạch tất cả các loại giun – sán, kể cả giun tim.

Liều dùng: 1 viên / 10kg thể trọng. Để điều trị dứt điểm phải uống 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 24h.

Bạn có thể dễ dàng phòng tránh bệnh sán chó cho cún nếu tuân thủ đầy đủ những lưu ý sau đây:

Vệ sinh chuồng trại, môi trường sống xung quanh thường xuyên bằng thuốc khử trùng

Cho cún ăn chín, uống sôi. Không nên cho ăn đồ tươi sống vì ấu trùng giun, sán đều bị giết chết dưới nhiệt độ sôi 100 độ C.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho cún, tắm rửa thường xuyên bằng các loại sữa tắm chuyên dụng.

Thu dọn phân, chất thải chó thường xuyên. Vì giun đũa thường xuyên thoát ra ngoài môi trường thông qua phân và chất thải của chó.

Tuyệt đối không cho cún tiếp xúc, ăn uống chung với các loại vật nuôi khác nghi bị nhiễm sán chó.

Tẩy giun sán định kỳ cho cún ngay từ khi còn nhỏ. Bạn nên sử dụng các loại thuốc tẩy giun thành phần có chứa Pyrantel Pamoate, Fenbendazole và Praziquantel sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Tham khảo một số loại thuốc tẩy giun phía trên.

Nếu có điều kiện thì nên cho cún đi xét nghiệm phân và nước tiểu định kỳ 6 tháng một lần. Đây là cách giúp cún phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

Lịch tẩy giun sán định kỳ áp dụng cho chó được đưa ra như sau:

Cún được 3 tuần tuổi: Tẩy giun lần đầu. Giai đoạn này nên ngừng cho bú sữa mẹ.

Cún từ 4-8 tuần tuổi: Lặp lại liên tục khi cún được 4,6 và 8 tuần tuổi. Cún dưới 2 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu nên là đối tượng dễ bị nhiễm sán chó nhất.

Cún từ 8 tuần – 6 tháng tuổi: Cách một tháng tẩy giun một lần

Cún từ 6 tháng – 1 năm tuổi: 2-3 tháng lặp lại một lần

Cún từ 1 năm tuổi trở đi: Duy trì đều đặn 6 tháng tẩy giun một lần cho đến cuối đời.

Không nên tẩy giun cho chó khi no. Tẩy trước bữa ăn từ 30 – 40 phút.

Không tẩy giun khi sức khỏe chó không tốt. Chó bị cảm, ốm yếu, đi ngoài, …

Chó mẹ gần sinh không nên tẩy giun dễ bị ảnh hưởng xấu. Có thể đẻ non hoặc làm lưu thai.

Những bé cún đường ruột kém thì sau khi tẩy giun, nên cho uống thêm các loại men tiêu hóa đề cân bằng lại hệ thống vi sinh.

Có thể cho cún tẩy giun theo 3 cách: Uống trực tiếp, nghiền nhỏ trộn vào thức ăn hoặc tiêm thuốc dạng nước.

Tẩy giun bằng đường uống sẽ an toàn với cún hơn so với đường tiêm.

Bệnh sán chó không thể lây nhiễm trực tiếp từ chó sang người cũng như từ người sang người. Bệnh chỉ có thể lây nhiễm gián tiếp nếu con người không may ăn phải những thực phẩm hay nước uống có chứa ấu trùng sán trong đó. Trẻ em thường là đối tượng dễ bị nhiễm sán chó nhất vì chúng thường xuyên chơi đùa dưới đất và dùng tay bốc thức ăn vào mồm. Đó là lý do, việc rửa tay cho trẻ nhỏ trước khi ăn là vô cùng cần thiết.

Khi vô tình nuốt phải trứng sán, chúng có thể ra khỏi đường ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi và hệ thần kinh trung ương của người. Đó là lý do, người bị nhiễm sán chó thường có các triệu chứng như sau:

Nguồn: https://sieupet.com/benh-san-cho-la-benh-gi.html