Chó Không Mở Được Mắt / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Khi Nào Chó Con Mở Mắt?

Có thể các sen chưa biết, mèo mở mắt sau 10 – 14 ngày để nhìn mặt mẹ mèo. Thỏ được 10 – 12 ngày tuổi thì mở mắt. Mẹ chuột Hamster phải đợi nửa tháng mới thấy đàn con mở mắt. Còn với các chó thì sao?

Vì sao chó con mới sinh không mở mắt?

Loài chó thường sinh nhiều con mỗi lứa, trung bình 2 – 3 con, có khi tới 10 con. Các nhà khoa học cho rằng đây là nguyên nhân vì sao chúng thường đẻ sớm vì nếu các bé cún yêu tiếp tục “trưởng thành” trong bụng mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự sống và hoạt động kiếm ăn của mẹ.  Vậy nên, các bé cún con sinh ra chưa mở mắt. Trong những ngày đầu các bé phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Các nhóc tìm núm vú mẹ bằng mũi nên khứu giác rất phát triển. 

Bao lâu thì chó con mở mắt?

Thực tế là những chú cún con mới sinh cũng sẽ mất khoảng 10  – 16 ngày tuổi để mở mắt nhìn thấy thế giới bên ngoài. Nhưng cũng sẽ có nhiều trường hợp cún con có thể mở mắt sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến vài ngày. Vì thế nếu như bạn thấy các bé quá 10 ngày rồi mà vẫn chưa mở mắt thì bạn cũng không nên quá lo lắng miễn sao chúng vẫn sống khỏe mạnh, bú sữa mẹ tốt là được.

Chó con sau khi mở mắt vài ngày đầu chúng sẽ không thực sự nhìn rõ hẳn mà phải mất vài ngày để thích nghi và làm quen. Ban đầu, các bé chỉ phân biệt được sự di chuyển của những đối tượng ánh sáng và dần dần mới nhìn thấy hình ảnh đầy đủ. 

Giống chó cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian mở mắt và tốc độ phát triển của thú cưng.

Một số mốc thời gian quan trọng của cún yêu mà sen nên biết

Các bé cún dưới 1 tuần tuổi: Thời điểm này, cún con mới sinh không thể tự ổn định nhiệt độ cơ thể của mình vì thế các bạn thấy cún con mới sinh liên tục rúc vào mẹ và rúc vào nhau để sưởi ấm. Cún mẹ thường liếm những chú chó con của mình để giao tiếp với chúng và cũng để gắn kết tình cảm mẹ con với những chú cún con. Cún con khi mới sinh sẽ có kích thước khác nhau nhưng về cơ bản chúng sẽ dần phát triển cân xứng nhau khi trưởng thành. Cún con mới sinh sẽ có thể ngửi và cảm nhận đây là 2 giác quan chính để chúng tìm thấy mẹ để nhận sự chăm sóc từ mẹ. Sữa của cún mẹ sản sinh ra trong những ngày đầu tiên cho chó con sẽ có rất giàu kháng thể để giúp chó con tăng cường miễn dịch. Vì thế mà những ngày đầu sen nên để cho cún con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Khi cún con được 1 – 2 tuần tuổi: Cún con sẽ ngủ nhiều trong hầu hết mọi thời gian trong ngày, khi chúng thức dậy chúng thường sẽ bú mẹ. Cún con cần nhiều năng lượng để phát triển và thúc đẩy những thay đổi trong cơ thể. Khi cún bò, loay hoay để di chuyển đến khu vực gần mẹ thì chúng sẽ được phát triển cơ bắp mạnh mẽ hơn, khi mạnh mẽ hơn chúng sẽ tranh nhau bú mẹ và bò lên cơ thể của mẹ và cả các anh chị em của mình. Đây cũng là khoảng thời gian mà các con sen hay hỏi rằng bao giờ thì những chú chó con này có thể mở mắt và câu trả lời như ở trên các bạn đã biết là mất khoảng 2 tuần.

Cún được 2 – 4 tuần tuổi: Sau khi cún yêu mở mắt ra được một vài ngày thì chúng cũng có thể nghe thấy. Lúc đầu tai của cún con bị bịt kín khi mới sinh ra nhưng chỉ sau 2 – 4 tuần là chúng có thể mở ra. 

Mắt nhìn thấy, tai nghe thấy sẽ giúp chó con làm quen và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Ở giai đoạn này cún con có thể nghe thấy tiếng mẹ và tiếng của các chú cún con xung quanh khác và chúng bắt đầu học hỏi về ngôn ngữ loài vật của mình. Cún con có thể đi lại khi chúng đạt từ 18 – 21 ngày tuổi, chúng sẽ đi khắp nơi vì thế mà sen nên theo dõi chúng.  

Ở tuần tuổi thứ 3, bé yêu đang trong giai đoạn phát triển và chuyển tiếp vì vậy chúng trở lên tự lập hơn và chơi đùa với nhau, quan tâm chú ý đến các đồ ăn rắn và các loại thức ăn khác. Trong giai đoạn này bé cũng bắt đầu mọc răng.

Khi Nào Mèo Con Mở Mắt? Có Phải Mèo Con Mở Mắt Từ Luc Mới Sinh?

Khi nào mèo con mở mắt? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn có được cái nhìn sâu sắc hơn không chỉ về thị lực của một chú mèo con mà dựa vào đó, bạn còn có thể đoán được độ tuổi của mèo để có cách chăm sóc mèo con mới sinh tốt nhất.

Không phải chú mèo con nào sinh ra cũng được sống trong một gia đình yên ấm, có những chú mèo sẽ được mẹ ở bên cạnh chăm sóc nhưng cũng không ít những chú mèo con phải sống trong cảnh mồ côi. Bạn đã từng trải qua hoặc đã từng nghĩ một ngày nào đó bạn sẽ nhận nuôi một chú mèo con bị bỏ rơi như vậy? Khi đó, điều mà bạn cần phải biết đầu tiên đó chính là độ tuổi của mèo để có kế hoạch nuôi nấng thật phù hợp.

Khi được sinh ra, mèo con nhắm chặt mắt, đây là điều kiện để cặp mắt của mèo con tiếp tục phát triển sau sinh. Mèo con khi mới sinh rất nhạy cảm với ánh sáng, chính vì vậy mà bạn thường thấy mèo mẹ sẽ sinh con ở những nơi kín đáo và không có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Và tất nhiên bạn sẽ phải che chắn cho những chú mèo con cho đến khi chúng thực sự sẵn sàng.

Mèo con sẽ dần tập thích nghi với ánh sáng môi trường từ trong bóng tối chứ không trực tiếp đi ra ngoài ánh sáng ngay, lúc này chúng sẽ dần mở mắt. Trong những tuần đầu tiên sau khi sinh, mèo con rất dễ bị nhiễm trùng mắt. Khi được 2 tuần tuổi, đôi mắt của mèo con hoàn toàn mở ra và chúng bắt đầu khám phá mọi thứ xung quanh.

Tất cả những chú mèo con khi mới sinh ra đều không thể nhìn nghe, tự ăn và tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể. Và một sự thật mà không phải ai cũng biết là tất cả mèo con sinh ra đều có đôi mắt màu xanh. Mặc dù tất cả các chú mèo khi trưởng thành sẽ có những màu sắc khác nhau nhưng khi sinh ra thì tất cả chúng đều bắt đầu với một chút màu xanh lam và biến đổi thành màu mắt trưởng thàng sau 6 tuần tuổi.

Phải làm gì khi tìm thấy một chú mèo con với đôi mắt nhắm nghiền

Khi bạn tìm thấy một chú mèo con trong tình trạng mắt nhắm thì điều đầu tiên mà bạn nên làm là đưa nó đến gặp bác sĩ thú y. Một chú mèo sơ sinh mồ côi đang nhắm mắt cần được chăm sóc cả ngày đêm. Vì mắt mèo con chỉ mở hoàn toàn khi được 2 tuần tuổi, nên khi chúng vẫn còn nhắm mắt thì bạn cần biết khi nào mèo con mở mắt và dành sự chăm sóc đặc biệt cho chúng.

Giây phút chú mèo sơ sinh bước vào cuộc đời bạn, nó sẽ cảm nhận được bằng việc chạm và ngửi. Bạn hãy cố gắng di chuyển mèo con một cách nhẹ nhàng, cung cấp đủ độ ấm cần thiết và cho ăn với chế độ ăn phù hợp nhất theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Như vậy là với việc biết được khi nào mèo con mở mắt, bạn có thể dễ dàng đoán được tuổi của mèo con và có cách chăm sóc tốt nhất cho mèo cưng rồi đấy.

Chó Con Mấy Ngày Mở Mắt Theo Lẽ Tự Nhiên?

Xem thên:

+ Tuổi thọ của chó poodle kéo dài trong bao năm?

+ Bệnh care ở chó – Tổng hợp đầy đủ thông tin từ A-Z

1. Tại sao chó con mới đẻ lại không mở mắt?

Về sự mở mắt ở mỗi loài động vật sẽ khác nhau. Chó con sinh ra không mở mắt ngay do nhiều yếu tố. Nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là sự tăng trưởng và phát triển của não.

Đối với chó (động vật có vú) nuôi con bằng sữa mẹ khi còn nhỏ, tốc độ phát triển của não không thay đổi.

2. Chó con mấy ngày mở mắt?

Những chú cún con sinh ra cần khoảng 10-16 ngày tuổi để mở mắt, nhìn ngắm thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chó con mở mắt sớm hơn hoặc muộn hơn thời gian trên vài ngày.

Như vậy, băn khoăn có mới đẻ mấy ngày mở mắt đã được giải đáp rồi đúng không?

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian mở mắt và tốc độ phát triển chó

Thật tuyệt vời khi những chú cún con được ra đời phải không?

Tuyệt vời hơn bạn được trải nghiệm đầy đủ quá trình phát triển của chó từ khi bắt đầu chào đời, mở mắt, đi lại, chạy nhảy, cai sữa, ăn dặm,… 4 yếu tối ảnh hưởng đến thời gian mở mắt của chó con mới đẻ như:

Chó con mới sinh chưa thể mở mắt ngay, không nhìn thấy gì cả. Chó mẹ phải liếm chó con của mình để giao tiếp với chúng và gắn kết tình cảm mẹ con.

Chó con mới sinh có thể ngửi và cảm nhận. Đây là 2 giác quan chính để chúng tìm thấy mẹ để nhận sự chăm sóc từ mẹ.

Trong thời gian đầu chó sẽ ngủ nhiều, chỉ thức dậy khi bú mẹ. Đây cũng là giai đoạn chó có thể bò, loay hoay di chuyển đến khu vực gần mẹ, và chó con mở mắt chính trong giai đoạn này.

Sau khi chó vượt qua giai đoạn trên, bạn sẽ không còn băn khoăn chó con mấy ngày mở mắt nữa. Chó lúc này đã bắt đầu nhìn thấy xung quanh, có thể nghe, và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh rồi.

Thời điểm chó nhìn rõ ràng mọi thứ, bạn hoàn toàn có thể huấn luyện và dạy chó những bài tập cơ bản đầu tiên.

4. Cách nuôi chó con mới mở mắt

Chó mới sinh non nớt khiến bạn lo lắng chó con mấy ngày mở mắt để tự lập được các hoạt động riêng tư.

Tuy nhiên, với giải đáp phía trên chắc chắn bạn đã yên tâm hơn về quá trình phát triển của cún. Để hỗ trợ cún tốt nhất trong quá trình chó mở mắt, bạn cần đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho cún con. Cụ thể:

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe, sự phát triển của chó con khi chưa mở mắt. Sữa mẹ giàu kháng thể, các loại vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp con chống lại các loại bệnh.

Do đó, chăm lo cho chó mẹ, cho mẹ ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp sự phát triển của con tốt hơn, chó con sẽ sớm mở mắt.

Chó con chưa mở mắt, hệ tiêu hóa của chó vô cùng yếu, chưa hoàn thiện, nên nếu sử dụng sữa ngoài cho cún sẽ trực tiếp gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Chuẩn bị chuồng: Nên cho chó con nằm chung chuồng với mẹ.

Chuẩn bị bát đựng, thức ăn: Khi chó con mới mở mắt bạn chuẩn bị nước và đồ ăn để chó làm quen dần.

Đảm bảo nhiệt độ phòng: Đảm bảo nhiệt độ sống tốt bằng cách điều chỉnh nhiệt độ trông nhà và ở trong chuồng. Nếu thời tiết quá lạnh nên sử dụng đèn sưởi chuyên dụng để cân bằng.

Vệ sinh chuồng chó sạch sẽ: Môi trường sống tốt, chuồng chó đủ ấm, đủ sạch sẽ chó sẽ phát triển tốt hơn.

Cách Nuôi Chó Con Khi Mới Đẻ, Chưa Mở Mắt Đến 1

I. Các giai đoạn phát triển của chó con

Sau khi rời khỏi bụng mẹ, cơ thể cún con còn rất non nớt, các cơ quan chức năng đang trong quá trình hoàn thiện nên trong vòng 2 ngày đầu, phần lớn thời gian chúng dành để ngủ và bú mẹ. Các chú cún con lúc này chỉ có các cử động đơn giản như co duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu…

Vì chưa mở mắt nên chó con chủ yếu dựa vào xúc giác và khứu giác để lần tìm đến bầu sữa của chó mẹ. Trong khoảng thời gian này, chó mẹ sẽ đảm nhận nhiệm vụ vệ sinh cho đàn con của mình bằng cách liếm láp khắp cơ thể, nhất là ở khu vực hậu môn và lỗ thoát tiểu nhằm kích thích hoạt động bài tiết của chó con.

1 tuần sau khi ra đời

Khe tai bắt đầu mở, cún con dần phát triển thính giác. Cơ bắp cũng dần cứng cáp hơn, chúng có thể chập chững đi những bước ngắn.

Sau 2 tuần tuổi

cún con mở mắt, thị giác cũng như thính giác từng bước hoàn thiện. Lúc này chúng đã mạnh dạn hơn và đi được nhiều hơn.

Khi chó con tròn 3 tuần – 1 tháng tuổi

Chúng bắt đầu mọc răng sữa. Giai đoạn này chó mẹ sẽ dần cai sữa cho chó con vì mọc răng khiến việc bú sữa thường sẽ gây khó chịu cho chó mẹ.

Hàm răng của chó con sẽ tiếp tục mọc cho đến khoảng 2 tháng tuổi là mọc hoàn chỉnh. Các cơ quan chức năng cũng dần phát triển. Đến khi đạt 6 tháng tuổi, cún con đã trở thành chó trưởng thành.

Môi trường bên ngoài với biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao cùng với các yếu tố như gió, mưa, bụi bẩn khá khắc nghiệt đối với chó con và dễ khiến chúng mắc bệnh, thậm chí gây tử vong. Vậy nên kể từ thời điểm ra đời cho đến khi mở mắt, những chú cún con thường chỉ quanh quẩn bên chó mẹ để được bú sữa và sưởi ấm.

1. Nhiệt Độ

Ngoài tạo điều kiện cho cún con được ở cạnh mẹ, bạn hãy lưu tâm đến việc điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong nhà, nhất là khu vực gần với ổ đẻ của chó mẹ. Thân nhiệt của chó con được giữ ở mức 34.5 – 36 0 C là ổn định. Việc điều chỉnh này nhằm mục đích giúp chó con không bị quá nóng hoặc quá lạnh để có thể thích ứng với những thay đổi phức tạp của thời tiết bên ngoài.

2. Vệ Sinh

Bên cạnh việc giữ ấm hoặc làm mát cho khu vực chỗ ở của cún con theo điều kiện thời tiết, bạn đừng quên dọn dẹp, lau chùi ổ đẻ, thay giấy báo hoặc chăn lót thường xuyên.

Tuy nhiên bạn không nên tắm cho chó con dưới 3 tháng tuổi dù chúng có bẩn đến thế nào. Thay vào đó hãy dùng khăn ẩm lau chùi cơ thể chúng, hoặc để mặc cho chó mẹ làm vệ sinh bằng cách dùng lưỡi liếm toàn thân chó con thì bộ lông của chúng lại sạch sẽ và thơm tho như cũ.

Bạn cũng nên giữ khu vực ổ đẻ luôn thông thoáng, tránh ẩm ướt, tránh gió lùa dễ gây bệnh cho cún. Đặc biệt không nên để cún con nằm ở phòng máy lạnh, ở gần khu vực gần cầu thang hay có bậc cao vì cún chưa mở mắt nên có thể bò lung tung rồi té ngã.

1. Cho cún Bú Sữa Mẹ Hoàn Toàn trong 3 Tuần Đầu

Sữa của chó mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của cún con. Đặc biệt là lớp sữa non được sản xuất ra ngay trong những ngày đẩu tiên sau khi chó mẹ “vượt cạn”. Lớp sữa non này rất giàu kháng thể và chất dinh dưỡng, chính là nguồn thức ăn hoàn hảo cho cún con mới chào đời.

Trường hợp chó mẹ ít sữa hoặc mất sữa sớm mới nên dùng thêm những sản phẩm sữa chuyên dụng dành cho chó con. Nếu buộc phải cho chó con ăn sữa ngoài thì nên dùng sữa dinh dưỡng PetWhey đã được tách hoàn toàn Lactose để không gây tiêu chảy – https://petitvietnam.com/san-pham/petwhey-sua-dinh-duong/

Không nên cho cún con ăn dặm thức ăn ngoài sữa trong giai đoạn này. Hệ tiêu hóa của chó sơ sinh chưa có khả năng tiêu hóa được các thức ăn cứng. Răng cũng chưa mọc nên chưa thể nghiền nhỏ thức ăn.

2. Từ 3 tuần tuổi tới 40 ngày tuổi

Có loại BobbyMum-1 và BobbyMum-2 dùng cho các giai đoạn khác nhau, bạn lưu ý để tránh mua nhầm. KHÔNG dùng các loại bột ăn dặm của em bé cho cún con vì có chứa thành phần lactose, chó con không tiêu hóa được loại đường này sẽ gây tiêu chảy nặng.

3. Từ 40 ngày tuổi đến khoảng 2.5 tháng tuổi

Từ 1 tháng trở đi, chó con có thể tập ăn thức ăn xanh để bổ sung chất xơ và vitamin. Ngoài ra bạn có thể cho cún ăn thêm các loại củ xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ như khoai tây, cà rốt, các loại đậu để bổ sung đạm thực vật, các chất khoáng đa lượng và vi lượng cần thiết.

1. Chuồng cho chó

Mặc dù bạn có thể làm giường nằm cho chó con, nhưng việc để chó mẹ và cả chó con nằm trong chuồng là rất cần thiết để tránh chó con bò đi lung tung dễ bị ngã hoặc bị dẫm đạp, lại vừa quản lý tốt khu vực chó con đi vệ sinh để bạn dễ dàng lau dọn.

Có thể nhà bạn đã có sẵn một chiếc chuồng dành cho chó mẹ, tuy nhiên với tốc độ phát triển rất nhanh của đàn chó con, chả mấy chốc mà chiếc chuồng cũ sẽ trở nên chật chội. Bạn hãy sắm một chiếc chuồng lớn hơn, không những để chó mẹ có thể đứng ngồi thoải mái trong chuồng, mà đàn chó con cũng có không gian để vận động.

2. Bát đựng nước và thức ăn cho chó

Chó con khi bắt đầu ăn dặm sẽ cần bát đựng nước cũng như thức ăn. Bạn nên lựa chọn các chất liệu không độc hại như sứ, inox hoặc nhựa an toàn. Tốt nhất là hãy mua bát inox, vừa gọn nhẹ lại bền lâu.

3. Sữa tắm, lược chải lông, bấm móng chân

Chó con trên 3 tháng tuổi là đã có thể làm quen với nước và tắm táp. Vốn dĩ da chó và da người không giống nhau, bạn không nên dùng dầu gội và sữa tắm của người để dùng cho cún con vì như thế sẽ khiến da cún bị khô ráp và dễ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng và vi rút. Thay vào đó, bạn nên chọn loại sữa tắm dịu nhẹ dành riêng cho chó ở cửa hàng vật nuôi, cùng với bộ lược chải lông và bấm móng chân để làm đẹp cho em cún yêu.

4. Bàn chải và kem đánh răng

Chăm sóc răng miệng hằng ngày cho cún cưng là góp phần giúp cún không mắc phải các bệnh răng miêng. Răng miệng khỏe mạnh sẽ giúp cún khỏe mạnh, thoải mái và sống lâu hơn. Vì vậy, bạn hãy đến cửa hàng đồ dùng thú cưng để sắm bộ bàn chải và kem đánh răng dành riêng cho chó với các kích cỡ dành cho cún cưng và chó trưởng thành.

Đồ chơi có tác dụng giúp cún con thỏa mãn bản năng gặm, cắn, giúp chúng giải trí giết thời gian và đồng thời góp phần cho răng cún chắc khỏe. Bạn có thể mua các loại đồ chơi gặm hình xương, đồ chơi phát ra tiếng kêu hoặc thú nhồi bông. Tuy nhiên bạn không nên mua đồ chơi làm từ da sống, từ nilon hoặc cao su.

6. Vòng đeo cổ, bảng tên và dây dắt

Khi những chú cún con đã cứng cáp và có thể cùng bạn ra ngoài đi dạo, đừng quên đeo vòng cổ cho cún kèm bảng tên có ghi rõ địa chỉ liên lạc của bạn để đề phòng những trường hợp cún yêu đi lạc.