Chó Không Đi Cầu / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chủ Dẫn Đi Chơi Cầu Kính Trung Quốc, Chó Không Dám Nhúc Nhích

Tuyển sinh: Học Bổng học tiếng Trung quốc 1 năm 2021 – 2022. Học Bổng CSC, Học Bổng Khổng tử, Học bổng tỉnh, học bổng trường cho Học bổng Du Học Trung Quốc 2021 – 2022 tại Nam Kinh, Chiết Giang, Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây…

Du học tiếng Trung quốc 1 năm, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ – Miễn phí 100% toàn bộ học phí, Ký túc xá, Bảo hiểm y tế, Hỗ trợ sinh hoạt phí 2000 tệ – 3500 tệ/ tháng – Học bổng CSC, Học bổng khổng tử, Học bổng trường

Con chó quá hoảng sợ đến nỗi chỉ dám nằm trên mặt cầu kính ở Trung Quốc, để chủ cầm dây kéo đi. Cá suối nướng, thịt lợn rừng hay cá hồi là các đặc sản nổi tiếng ở vùng cao Tây Bắc.Hơn 50 món chay nổi tiếng từ Bắc vào Nam được giới thiệu đến thực khách trong “Đêm hội Trăng thu”. Ngoài một triệu vé 0 đồng của Vietjet, một số hãng còn mở bán vé giá rẻ, tạo điều kiện cho du khách đi nước ngoài ngắm lá đỏ.Sự kiện hấp dẫn thực khách vì màn biểu diễn khéo léo của đầu bếp và những món ăn nổi tiếng của Nhật Bản, Việt Nam.Du khách phải mất một tuần để chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp ở Công viên Quốc gia Trương Gia Giới, bối cảnh ngoài đời thực của phim Avatar.

Angel, giống chó Samoyed 3 tháng tuổi, mới đây được chủ đưa đi chơi tại khu thắng cảnh trên đỉnh Jiushanding, thuộc dãy Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

Khi đi qua cầu kính ở độ cao hơn 1.000 m, Angel không dám di chuyển mà chỉ nằm dạng tứ chi, buộc cô chủ phải kéo đi một đoạn trước khi bế nó suốt chặng còn lại.

Một người bạn của cô chủ cho biết, ban đầu Angel vẫn ổn nhưng khi nhìn xuống vực sâu dưới lớp kính thì nó hoảng loạn. “Chắc chắn Angel mắc chứng sợ độ cao. Những người khác có thể nghĩ như thế thật đáng yêu và buồn cười”, anh nói trên Kan Kan News.

Cây cầu kính trên đỉnh Jiushanding rộng 2 m, dài 320 m, xây men theo vách núi, theo Sở Du lịch Thiên Tân. Khu du lịch này mở cửa từ tháng 6/2017 với giá vé 55 nhân dân tệ (gần 200.000 đồng) một lượt.

Nhiều khu thắng cảnh vùng núi tại Trung Quốc cũng cho xây dựng cầu đáy kính để hấp dẫn du khách. Những công trình này đem lại cảm giác thót tim cho khách, đôi khi cả những giây phút dở khóc dở cười khi trải nghiệm.

Thông tin cần thiết

Dạy Chó Đi Vệ Sinh Vào Bồn Cầu Thành Công 100% Dễ Làm

Bạn đang muốn dạy chó đi vệ sinh vào bồn cầu sau khi mới nhận nuôi một bé cún dễ thương. Hay bạn đã từng xem được hình ảnh những chú chó thông minh biết đi vệ sinh trong Toilet? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ thành công 100% với những bước đơn giản.

Chó con nếu không được dạy dỗ cẩn thận, bạn sẽ phải rất vất vả và bực mình khi phải thu dọn bãi chiến trường mà chúng vệ sinh lung tung. Trong khi thú vui nuôi chó đang được yêu thích thì với những môi trường sống chật hẹp lại không hề đơn giản. Chó đi vệ sinh không đúng chỗ là việc khiến rất nhiều người nuôi mệt mỏi. Cho nên, việc dạy chó biết đi vệ sinh đúng chỗ là điều mà bất kể người nuôi nào cũng muốn thực hiện.

Dấu hiệu chó muốn đi vệ sinh

Chó mèo thường có những biểu hiện rất cụ thể, dễ dàng nhận biết mỗi khi chúng muốn đi vệ sinh. Bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian tìm hiểu, quan sát tập tính của chúng là sẽ nhận ra ngay. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào những biểu hiện sau đây để nhận biết, tránh cho chúng ị bậy ra nhà giúp dễ dàng hơn cho việc huấn luyện chó đi vệ sinh vào bồn cầu.

Sau khi ngủ dậy,

Trước hoặc sau khi ăn.

Khi vừa được tháo xích hoặc ra khỏi chuồng.

Những thời điểm này chính là lúc chó cưng của bạn muốn đi vệ sinh nhiều nhất đấy.

Dạy chó đi vệ sinh tầm tuổi nào thích hợp?

Chó còn quá nhỏ hoặc đã già thì việc huấn luyện sẽ rất khó khăn. Tốt nhất bạn nên dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ ngày từ lúc chúng được 3 tháng tuổi trở lên. Từ độ tuổi này, chó đã có khả năng nhận biết được biểu lộ cảm xúc của chủ nhân. Một khi chó đã ý thức được sự tức giận của bạn, chúng sẽ tự hiểu việc mình làm là đúng hay sai.

Cách dạy chó đi vệ sinh vào bồn cầu

Có thể xích chó vào một chỗ bắt chúng nằm im, sau một vài giờ thì dắt chó vào nhà vệ sinh chỗ bồn cầu để chúng tự ngửi thấy mùi phân của mình ở đó. Tập tính của loài chó là không vệ sinh ra nơi chúng ngủ nên các bạn không cần phải lo lắng là nó ị ra chuồng đâu. Cần thực hiện nhiều lần để tạo thành thói quen, lâu dần cún cưng của bạn sẽ biết đi vệ sinh đúng chỗ.

Quan trọng nhất là phải bạn thật kiên trì lặp đi lặp lại những hành động khiến chó dần dần tự ý thức được phải đi vệ sinh vào đâu. Điều này là điều quan trọng nhất trong việc huấn luyện chó đi vệ sinh vào bồn cầu.

Cách huấn luyện chó đi vệ sinh hàng ngày.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thời gian biểu sau đây để có thể huấn luyện cho chó đi vệ sinh vào bồn cầu. Nếu các bạn huấn luyện đúng theo các bước này thì chú chó của bạn sẽ nhanh chóng đi vệ sinh đúng chỗ thôi. Mình đảm bảo thành công 100% nếu các bạn làm theo.

Sáng thức dậy các bạn dẫn chó đến chỗ đi vệ sinh, bồn cầu. Cho chúng vệ sinh tầm 10 phút.

Sau khi vệ sinh song cho chúng chơi tự do khoảng 30 phút, lúc này các bạn có thể chơi đùa với chúng hoặc đi làm bữa sáng, ăn sáng.

Cho chó ăn uống rồi sau đó phải cất ngay đồ ăn thừa, nước uống đi. Kể cả nó không ăn hết cũng cất hết.

Tùy theo thời gian biểu, làm việc của bạn khi bạn về thì lúc này các bạn thả chó ra và đưa chúng ra chỗ vệ sinh, bồn cầu.

Tiếp tục cho chúng ăn, uống và cất ngay đồ ăn, uống ngay khi chúng ăn song.

Cho chúng nô đùa 30 phút hoặc chơi với chúng trong khoảng thời gian này

Tiếp tục dẫn chúng ra nơi cần đi vệ sinh.

Lúc này thì tùy vào thời gian biểu của bạn và bạn cho chó ăn 2 hay 3 bữa. Nếu là 2 bữa thì trời đã tối, rồi thì sau khi cho chó đi vệ sinh song bạn nhốt chó vào chuồng. Nếu 3 bữa thì bạn lại tiếp tục lặp lại bước 1 đến 4 và sau đó là nhốt chó vào chuồng.

Lời kết

Bệnh Chó Ma Cắn Có Phải Là Bệnh Xuất Huyết Giảm Tiểu Cầu Hay Không?

Ngày xưa, khi chưa có khoa học hiện đại để xét nghiệm hay siêu âm thì các vết bầm tím của những người bệnh thường bị dân gian liệt vào “bệnh chó ma cắn”. Vậy có thể nói bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là “bệnh chó ma cắn” hay không?

Ngày xưa khi  chưa có khoa học hiện đại để xét nghiệm hay siêu âm thì các vết bầm tím của những người bệnh thường bị dân gian liệt vào “bệnh Chó ma cắn”. Vậy có thể nói bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là “bệnh chó ma cắn”  hay không? 

Các hơn đây chục năm tôi còn nhớ khoảng năm 2005  một đồng nghiệp kể cho tôi về một người chị họ rất xinh đẹp quê ở xứ Thanh vừa mất vì bị ” bệnh chó ma cắn”. Cô ấy kể chị ấy còn trẻ lắm mới có hơn 20 tuổi chưa có gia đình, ban đầu trên chân tay chị ấy xuất hiện những vết bầm tím rồi chuyển sang màu xanh, màu đỏ, màu vàng, rồi những mảng đám đó tự lặn mất trong một thời gian ngắn, sau đó lại xuất hiện nhiều hơn khắp toàn thân, tay chân và cả mặt. Cả làng còn xa lánh bảo cô ấy bị “bệnh chó ma cắn” đừng đến gần kẻo lây. rồi sau đó đến lúc vào đợt kinh nguyệt cô ấy bị máu chảy không ngừng xuất huyết nhiều quá và cuối cùng đã chết.  Câu chuyện đau lòng đó cứ theo tôi hoài trong ký ức và  tôi  vẫn nghĩ là có “bệnh chó ma cắn”. Sự việc đó đã in vào trong tâm khảm của tôi nó khiến tôi lâu lâu lại nhớ về cô gái đáng thương ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời bị mắc căn bệnh hiểm nghèo ” bệnh chó ma cắn”

Cho đến năm 2012 khi tôi bắt đầu tiếp xúc với việc cung cấp thảo dược do công thức Bác sĩ Hoàng Xuân Ba và Công ty Thảo Mộc Hương sản xuất tôi được trực tiếp tư vấn và gặp rất nhiều bệnh nhân nào viêm xoang, bệnh viêm khớp bệnh viêm dạ dày, bệnh viên gan B… Trong đó có một sản phẩm đặc biệt là Bloodwell hỗ trợ điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Lúc đó tôi bắt đầu tìm hiểu về sản phẩm về phác đồ điều trị hỗ trợ như thế nào cho hiệu quả và căn bệnh mà tôi phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu đó chính là bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Tôi mới  liên tưởng và nhớ lại về cô gái 20 tuổi bị “bệnh chó ma cắn” đã mất hơn 7 năm trước. Tôi cảm xót xa nuối tiếc cho thân phận của một con người. Họ sinh ra ở thời đểm Y học đã phát hiện ra bệnh này  từ rất lâu rồi thế nhưng lúc đó thông tin còn chưa có nhiều, và người thân gia đình lại ở những làng quê lạc hậu và cái ” bệnh chó ma cắn”  lại được dân gian truyền từ bao đời nên sự ra đi của cô gái trinh nguyên đó quả là đáng tiếc. Bởi Từ năm 1999 Nhóm bác sĩ Tiến sĩ Hoàng Xuân Ba đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Bloodwell chữa thành công cho nhiều bệnh nhân tại Mỹ khi họ đang sử dụng phương pháp điều trị tây Y không đáp ứng. 

Vì vậy tôi xin chia sẻ cho các Quý vị về những đặc điểm của bệnh chó ma cắn trong dân gian xưa chính là một trong những căn bệnh sau trong đó có bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.

Cũng có thể xẩy ra bệnh lý về viêm mao mạch hay vỡ mao mạch. Trong điều kiện sinh lý bình thường, khi mạch máu bị vỡ, nhờ một cơ chế sinh hóa phức tạp, máu sẽ đông lại tại chỗ vỡ, ngăn quá trình chảy máu tiếp tục. Cơ chế này hữu hiệu trong các trường hợp vỡ mạch máu nhỏ, mao mạch. Cơ chế đông máu có sự tham gia của nhiều thành phần: thành mạch máu; tiểu cầu (một loại tế bào máu); nhiều chất sinh hóa được tổng hợp từ gan; một số các vi chất như vitamin K, can xi,…jiuyll

 

Bất cứ sự bất thường nào của một trong các thành phần nêu trên đều có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết:

 

nguyên nhân do mạch máu: thường gặp nhất là do chấn thương đụng dập làm vỡ mao mạch. Một số các bệnh dị ứng, nhiễm trùng làm giảm sức bền mao mạch cũng gây vết bầm tím. Tình trạng giòn mao mạch bẩm sinh.

 Bệnh thứ 2 là: 

– Bệnh tiểu cầu: Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết , giảm tiểu cầu trong các bệnh ác tính như suy tủy, ung thư máu; giảm chất lượng tiểu cầu…

Bệnh về  rối loạn đông máu:

– Rối loạn đông máu: bệnh ưa chảy máu (do thiếu một số yếu tố đông máu); giảm tổng hợp các yếu tố đông máu do suy gan, xơ gan, ngộ độc thuốc; thiếu vitamin K do giảm hấp thu ở ruột, chế độ ăn thiếu chất béo (do vitamin K tan trong dầu mỡ), thiếu chất dinh dưỡng…

 

Như vậy vết bầm tím có thể là triệu chứng của một trong các bệnh nêu trên. Và bệnh chó ma cắn trong dân gian cũng chính là một trong những bệnh kể trên trong đó có bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu (theo khoa học hiện đại). Tuy nhiên đa số trường hợp, ngoài các vết bầm còn kèm các triệu chứng nặng khác buộc người phải đi khám ngay (sốt, mệt, chảy máu răng, chảy máu  mũi, đi cầu ra máu, rong kinh,…). Còn lại một số người chỉ thấy xuất hiện một hoặc vài vết bầm, không kèm triệu chứng gì khác, cơ thể vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Y học gọi là vết bầm tím đơn giản, nguyên nhân không rõ, thường lành tính, có thể quy cho một số nguyên nhân thông thường như giảm sức bền thành mạch do dị ứng, nội tiết, ăn uống thiếu chất béo, kém hấp thu.

 

Dù sao nếu các vết bầm tím xuất hiện thường hơn, nên đi khám bệnh, làm một số xét nghiệm về máu như huyết đồ, chức năng đông máu, chức năng gan,…để có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân bệnh.

Nếu trường hợp đi khám bị bệnh xuất xuyết giảm tiểu cầu thì ngoài  việc sử dụng thuốc tây Các Bác sĩ Tiến sĩ Viện ứng dụng Dị ứng Hoa kỳ khuyên rằng nên sử dụng kèm thêm sản phẩm ITP Bloodwell được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược nhằm hỗ trợ tăng tiểu cầu lên một cách đáng kể, giúp sinh sản tiểu cầu, lương huyết cầm máu nhanh, an tòan tuyệt đối không bị tác dụng phụ.

Có thể dùng lâu dài sau điều trị cấp tính. Loại bỏ dần thuốc tây chỉ dùng thảo dược ITP Bloodewll đối với bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu mãn tính.

ITP Bloodwell giúp tăng cường sinh sản

tiểu cầu,

hỗ trợ điều trị suy giảm tiểu cầu

Hãy mở máy và gọi ngay vào

 

Hotline: 0932 638 166 (Zalo – 0938 006 088)

 

để được tư vấn về 

Thực phẩm chức năng Bloodwell cho bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu  chúng tôi

Địa chỉ: 

83/4 Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Cầu Tự Sát Của Chó Ở Scotland

Vài chục con chó đã chết do nhảy khỏi một cầu tại Scotland trong nửa thế kỷ qua và người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến chúng thực hiện hành vi đó.

Từ những năm 1950, khoảng 50 con chó bất ngờ nhảy xuống từ độ cao 15 m khi đi ngang qua cầu và tử vong. Ước tính 600 con chó khác may mắn sống sót sau cú nhảy nhưng nhiều con vẫn tìm cách nhảy tiếp.

Vị trí mà mọi con chó đứng trước khi nhảy nằm giữa hai đoạn tường phòng hộ cuối cùng bên mạn phải của cầu. Một điều kỳ lạ nữa là phần lớn chúng tự sát vào ngày nắng và không mây. Những con chó đều thuộc giống mũi dài như collie, retriever và labrador.

Khoảng 50 con chó đã nhảy khỏi cầu Overtoun trong 5 thập kỷ qua. (Ảnh: Oddity Central)

Hiệp hội Ngăn chặn Hành động tàn ác đối với động vật Scotland (SSPCA) gọi những vụ tự sát của chó trên cầu Overtoun là “bí ẩn đau lòng”.

“Rất nhiều chủ của những con chó tự sát đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân khiến chúng nhảy khỏi cầu”, SSPCA thông báo.

Ben là tên một con chó giống collie từng nhảy khỏi cầu vào năm 1995 khi nó đi dạo cùng ba người. Con vật không hề thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào trước và trong lúc đi dạo. Nhưng tới vị trí giữa hai tường phòng hộ cuối ở mạn phải cầu, đột nhiên nó nhảy xuống. Con vật rơi xuống những tảng đá cách cầu chừng 15m ở bên dưới. Chân và xương sống lưng của Ben gãy, còn hàm của nó vỡ. Khi ba người chủ mang con vật tới nhà bác sĩ thú y, ông kết luận rằng ông không thể cứu sống nó.

Cầu Overtoun bắc qua suối Overtoun Burn và có độ cao 15m. (Ảnh: Oddity Central)

Kenneth Meikle, một người khác, cũng từng chứng kiến tình huống tương tự với con chó của ông.

“Tôi đang đi dạo cùng lũ trẻ và con chó Hendrix thì đột nhiên nó nhảy khỏi cầu. Con gái tôi hét lên và tôi chạy xuống bờ sông để bế nó lên. Ngày hôm sau bác sĩ thú y đã cứu được nó. Hendrix may mắn vì nó rơi xuống một vạt rêu dày”, Meikle kể.

Người ta đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích nguyên nhân khiến cầu Overtoun trở thành “điểm tự sát ưa thích của chó”. Một lãnh chúa có họ Overtoun đã xây cầu vào năm 1895. Cầu bắc qua suối Overtoun Burn và có độ cao 15m. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất là một hoặc nhiều linh hồn đang lang thang trên cầu. Một truyền thuyết đã đề cập tới cầu Overtoun, theo đó cầu là nơi mà thiên đường và hạ giới gần nhau nhất. Do linh cảm của chó nhạy hơn người, chúng cảm nhận sự hiện diện của thiên đường ở phía trên một cách rõ ràng nên mất khả năng kiểm soát hành vi.

David Sands, chuyên gia về tâm lý động vật, cho rằng mùi hương của động vật bò dưới cầu thu hút chó nhảy xuống. Theo ông, những con chó đánh hơi thấy mùi của chồn nâu, chồn thông hoặc một số động vật có vú khác. Chúng nhảy chồm lên thành cầu và trượt chân ngã do mặt đá vát nghiêng.

Chồn nâu tỏa ra mùi hôi rất nồng từ tuyến hậu môn. Loài vật này kéo tới sinh sống trong khu vực từ thập niên 1950, trùng khớp với thời gian xảy ra các vụ chó nhảy cầu đầu tiên. Giả thuyết này cũng giúp lý giải tại sao chó chỉ nhảy khỏi cầu vào những ngày trời quang khi mùi hôi của chồn phát tán mạnh nhất.

Cầu Overtoun là nơi diễn ra nhiều vụ tự sát của chó nuôi. (Ảnh: Tuul.tv).

Để kiểm tra giả thuyết, Sands tiến hành hàng loạt thí nghiệm trong một chương trình tài liệu về cây cầu, trong đó những con chó có thể lựa chọn đuổi theo mùi của chồn, sóc hoặc chuột. Kết quả là 70% chó tham gia thí nghiệm đuổi theo chồn, chứng tỏ mùi của loài này rất hấp dẫn đối với chúng.

Giải thích tại sao hiện tượng tự sát không xảy ra ở các cây cầu khác dù chồn sống gần sông suối trên khắp Scotland, Sands cho rằng nguyên nhân nằm ở chính thiết kế của cây cầu với lan can cao hơn phần lớn chó nuôi, khiến chúng không thể nhìn thấy mặt dốc ở bên kia. Bị lôi cuốn bởi mùi của chồn, những con chó nhảy lên lan can và nghĩ rằng chúng sẽ đáp xuống mặt đất cứng mà không ngờ chúng sẽ bị trượt chân và ngã chết.

Hiệp hội ngăn chặn tội ác với động vật Scotland từng tiến hành điều tra nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nhưng không thành công. Ngày nay, người nuôi động vật được khuyến khích dắt chó bằng dây khi đi qua cầu Overtoun để tránh tai nạn không mong muốn.