Chó Không Chịu Ăn Chỉ Uống Nước / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Mèo Không Chịu Ăn, Bỏ Ăn Chỉ Uống Nước Phải Làm Sao?

Coi thường tình trạng mèo bỏ ăn là khá nguy hiểm vì có thể chúng là biểu hiện của bệnh lý. Trong quá trình chăm sóc mèo cưng bạn hãy chú ý đến từng biểu hiện của mèo, xử lý đúng cách khi mèo không chịu ăn, bỏ ăn chỉ uống nước phải làm sao? Để giúp chúng trở lại bình thường.

Nguyên nhân mèo bỏ ăn

Nếu một ngày chú mèo của bạn bỗng dưng thờ ơ với đồ ăn mà chỉ uống nước thì bạn hãy tìm rõ nguyên nhân. Nếu chúng chỉ bỏ ăn một hoặc hai bữa thì không sao nhưng đến khi bỏ ăn vài ngày thì nguy hiểm.

Loài meo ưa thích sự yên tĩnh, thân quen. Nếu gia đình có thêm thành viên hoặc xáo trộn đồ đạc sẽ khiến mèo hoảng sợ, nhất thời không quen với không khí mới dẫn đến chán ăn, cảm thấy hoảng sợ khi ăn.

Đôi khi nguyên nhân lại xuất phát từ chính sự chăm sóc của các con Sen. Có thể do chiều boss mà bạn cho ăn nhiều đồ ăn ngon, lạ và ít khi thay đổi khẩu vị của chúng. Đến khi bận rộn, khan hiếm đồ ăn bạn cho ăn đam bạc chúng sẽ từ chối, đình công để được cho ăn như trước đây. Bạn nên hạn chế nuông chiều, cho ăn đồ ăn đa dạng.

Nếu mèo đang được hàng ngày gần gũi với bạn mà bỗng dưng bạn bận rộn, đi xa khiến chúng bị sốc tâm lý nên buồn bực, chán ăn. Cách điều chỉnh là hãy chuẩn bị tâm lý vững vàng cho thú cưng của bạn.

Mèo bỏ ăn do bệnh lý khá nguy hiểm. Lúc này bạn cần xác định nguyên nhân là chúng đang mắc phải những căn bệnh gì. Dấu hiệu bỏ ăn có thể đang là thời kỳ ủ bệnh của mèo. Nguyên nhân có thể mèo bị giảm bạch cầu, bị giun sán khiến cơ thể mệt mỏi chán ăn.

Những nguyên nhân do bệnh lý thì cần đưa mèo đến cơ sở thú y để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Không tự phán đoán hoặc dùng thuốc không có hướng dẫn khá nguy hiểm.

Chăm sóc mèo bỏ ăn

Trường hợp mèo bỏ ăn bệnh lý thì bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi đến khi chúng đi vào quỹ đạo ban đầu của nó. Nếu do bệnh lý thì hãy đến phòng khám thú ý. Khi mèo bỏ ăn tránh để chúng hoạt động nhiều, nên nhốt vào chuồng để chúng nghỉ ngơi về theo dõi thêm. Hãy thử cho chúng ăn những thức ăn có mùi vị hấp dẫn để kích thích mèo ngửi và nếm thức ăn.

Mèo Con Không Chịu Uống Sữa

Chúng ta đã có nhiều bài viết chia sẻ về vai trò của sữa đối với mèo. Đặc biệt đối với mèo con, sữa là thực phẩm tốt nhất, an toàn nhất bé được cung cấp. Thế nhưng, nhiều người cho rằng mèo thích uống sữa – điều này chẳng qua giống như nói phụ nữ thích hoa hồng, nam giới thích phụ nữ… có thể chỉ là cách nói theo quan niệm và không phải lúc nào cũng đúng.

I. Mèo con uống sữa.

1) Chọn loại sữa cho mèo con.

Tùy vào đó là loại sữa gì. Mèo con hưởng lợi nhiều nhất từ sữa của mẹ chúng, nhưng khi không thể bú sữa mẹ thì sữa công thức dành cho mèo là lựa chọn hợp lý nhất. Thế giới nói mèo con thiếu những enzyme cần để tiêu hóa lactose trong sữa bò.

Đặc biệt là sữa tươi, cho mèo con uống sữa tươi không đúng cách có thể khiến mèo bị tiêu chảy, mất nước và trở nên mệt mỏi. Đây cũng là lí do không cho mèo con ăn sữa tươi.

Cũng bởi dạ dày nhạy cảm của mèo con, nên các loại sữa như sữa đậu nành, sữa vừng hay hạnh nhân cũng không cung cấp dinh dưỡng mèo cần, các món sữa này có tỉ lệ axit amin khác biệt và không phù hợp làm thực phẩm chính.

2) Sữa công thức cho mèo là gì.

Sữa công thức KMR ( Kitten milk replacer – ) là loại sữa với công thức được sản xuất thương mại và chứa các thành phần cần thiết cho cơ thể đang phát triển của mèo con và được sản xuất để tái tạo sữa mèo mẹ càng nhiều, càng giống càng tốt. Sữa công thức thay thế cho mèo con có khác biệt hoàn toàn với sữa cho người.

Mời bạn xem phân tích Sữa Công Thức Cho Mèo Con để phân biệt sự khác nhau giữa sữa cho mèo – sữa cho mèo con và sữa của người vẫn uống.

Mèo trưởng thành có cần uống sữa?

Ngoài ra, có nhiều cách để bổ sung Canxi cho mèo, chứ không nhất thiết phải cho mèo lớn uống sữa để bổ sung canxi.

3) Tại sao mèo không chịu uống sữa?

Mèo con uống sữa gì? Có phải sữa nào mèo cũng uống được?

1. Sữa không phù hợp với mèo.

Nếu không để ý, bạn có thể mắc sai lầm nghiêm trọng ví như việc cho mèo uống sữa tươi khó tiêu hóa, hay sữa có nhiệt độ không phù hợp (nóng hoặc lạnh quá), tệ hơn là sữa đã bị hỏng sau một thời gian ngắn để bên ngoài. Điều này càng cần được chú ý với môi trường nuôi ẩm ướt, hay khi thời tiết oi bức. Mèo không chịu uống sữa trong trường hợp này là đúng, vì nó có thể bị tiêu chảy và rất dễ chết sau khi uống sữa.

Loại sữa tốt để cho mèo con ăn:

Nhiệt độ sữa khi mèo bắt đầu uống từ 35 – 37 độ C.

Thay thế và bỏ hoàn toàn lượng sữa thừa trong vòng 48 giờ.

Mèo con tốt nhất nên được uống sữa công thức thay thế, ngoài sữa công thức thì hạn chế cho mèo con uống các loại sữa khác: Trên thực tế, vẫn có thể sử dụng sữa bột nguyên kem pha đúng cách cho mèo ăn làm bữa phụ. Ngoài ra, lựa chọn cho ăn khẩn cấp có ở mục 5.

2. Mèo chưa biết uống sữa.

Làm gì khi mèo con không chịu uống sữa? Có thể chú mèo con đã được bú mẹ, và nó quen với việc ấy chứ không biết liếm sữa từ bát. Mèo không quen với việc uống sữa từ bát nên sẽ bỏ nguyên cả bát sữa.

Cho mèo con bú bình và huấn luyện mèo uống sữa:

Nếu mèo con chưa biết liếm chân, bạn chỉ có lựa chọn pha sữa vào bình và bế mèo tự cho bé bú.

Khi mèo con đã biết liếm chân, bạn pha ít sữa một vào đĩa nông, để bên cạnh mèo và đặt mèo hướng đầu vào đĩa sữa.

Bôi sữa vào phía sau hoặc lòng bàn chân trước của mèo con để bé làm quen với sữa qua phản xạ liếm chân.

3. Mèo con ảnh hưởng bởi stress hoặc bệnh tật.

Mèo con bị stress có thể bỏ ăn uống hoàn toàn, để tránh trường hợp nguy hiểm này mời bạn tham khảo bài viết điều cần biết khi nuôi mèo con .

4. Mèo đã quen uống nước lọc hoặc có khẩu vị khó thay đổi.

Như chúng ta biết thì mèo là sinh vật của thói quen và nề nếp, chú mèo mang sẵn bản năng này cũng không sẵn sàng chấp nhận khi nó được tiếp cận với sữa, nước hoa quả hay bất kì loại nước uống nào có mùi vị lạ lẫm.

Tập cho mèo uống sữa:

Bôi sữa vào phía sau hoặc lòng bàn chân trước của mèo con để bé làm quen với sữa qua phản xạ liếm chân.

5. Làm gì khi bạn chưa có sữa thay thế để nuôi mèo con?

Sử dụng nước gạo không vo / rửa, đây là nước có được khi bạn nấu cơm. Nấu gạo trắng trong nước và gạn bỏ bã chỉ lấy phần nước. Nước cơm có tinh bột (năng lượng) trong nó và không nhuận tràng, và có thể là một giải pháp tạm thời khi chưa có sữa thay thế.

4) Cách giúp mèo uống sữa.

Chú ý: Nhiệt độ sữa thích hợp cho mèo con là từ 35 đến 37 độ C.

Chó Poodle Không Chịu Ăn

+ Chó poodle ăn cá được không

1. Vì sao chó Poodle không chịu ăn?

Nuôi thú cưng có thể thú vị nhưng sẽ rất đau đầu cho bạn nếu chẳng may chúng “khó ở” hay bỗng trở nên “khó chiều”. Chó Poodle không chịu ăn là một trong những tình huống như vậy.

Cơ bản, sẽ có những lý do sau đây khiến cho chú Poodle của bạn lười ăn:

Poodle và một số giống chó khác có xu hướng thay đổi hứng thú ăn uống khi môi trường sống thay đổi đột ngột. Đó là lý do mà chú chó Poodle khi bạn mới “rinh” em ấy về từ cửa hàng lại ăn ít đi so với bình thường. Tình trạng này có thể lặp lại khi bạn đưa “em nó” gửi gắm ở nhà người lạ.

Thay đổi cách dạy dỗ và chủ nhân mới cũng có những tác động tương tự như khi thay đổi môi trường sống. Nhưng sự thay đổi về mặt chủ nhân và cách dạy dỗ có tác động mạnh hơn đối với các chú Poodle. Sự lạ lẫm có thể khiến chúng sợ sệt và không thoải mái, ngay cả khi ăn uống. Việc chúng phải xa những người “bạn” ở cửa hàng, người chủ quen thuộc hàng ngày vẫn cho chúng ăn ngon lành là những tác động tâm lý khá lớn. Chúng có thể trở nên buồn bã, kém linh hoạt hơn và ăn uống cũng ít hơn.

Theo thống kê trên tổng số các trường hợp chó Poodle ăn ít hoặc không chịu ăn là xuất phát từ việc có thể đang mắc các bệnh lý sau đây:

– Do bị đau răng: Lúc này, chú Poodle trở nên biếng ăn, biếng nhai, và ít sủa hơn, chảy nhiều nước dãi hơn và có thể bỏ bữa. Đau răng đến từ nhiều nguyên nhân, có thể do bị xương mắc và đâm vào chân răng, do va chạm mạnh ở răng miệng, do bị viêm đau lợi, do mọc răng, răng lung lay, răng gãy,…

– Do bị giun: Các “bé” Poodle dưới 2 tháng tuổi thường rất dễ bị giun, nhất là những “bé” không được tiêm phòng định kỳ. Việc bị giun khiến chúng trở nên chướng nặng bụng và không thấy thèm ăn, thậm chí có cảm giác chán ăn.

– Do bị stress: Chó Poolde lanh lợi và thông minh nên về mặt cảm xúc cũng rất nhạy cảm. Vì thế, đôi khi chúng cũng bị stress, căng thẳng, lo lắng gây mất ngủ, sợ sệt, dễ cáu gắt, hung dữ bất thường. Tình trạng này khiến cho cún cưng bị chán ăn là điều dễ hiểu.

– Do gặp vấn đề đường tiêu hóa

Đường tiêu hóa không tốt và gặp “trục trặc” rất dễ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của vật nuôi. Một số vấn đề đường tiêu hóa thường gặp như: Đầy hơi, khó tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột,…

Nếu bắt “ẻm” ăn mãi một món thì việc Poodle trở nên chán ăn là điều dễ hiểu. Món ăn lặp đi lặp lại trong các bữa ăn hàng ngày dễ khiến cho Poodle “hờ hững” với bữa ăn. Đây là nguyên nhân dễ hiểu mà không chỉ Poodle gặp phải và dẫn đến chán ăn.

Thức ăn đã hết hạn, có mùi, chảy nước, hoặc thức ăn đã thiu,… là những món ăn mà Poodle sẽ dễ dàng bỏ qua bởi khứu giác chính là “món quà” lớn nhất mà loài này được tạo hóa ban tặng.

2. Phải làm gì khi chó Poodle không chịu ăn?

Với tình trạng chó Poodle không chịu ăn bạn sẽ cần xử lý qua 2 bước sau đây:

– Khi “rước” em Poodle về, bạn nên hỏi thật kỹ thói quen và sở thích của cún cưng, không chỉ trong ăn uống mà còn trong thói quen sinh hoạt, sở thích chơi đùa, ổ nằm,… Tất cả những này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của Poodle. Nếu bạn có thể tạo ra cho chúng cảm giác như chỗ ở cũ, không có nhiều thay đổi xảy ra thì khả năng ăn uống sẽ không có nhiều đổi khác

– Tránh cho Poodle ăn vặt trước bữa ăn hàng ngày, khoảng cách giữa các bữa ăn nên hợp lý

– Tất cả những thay đổi trong cách dạy dỗ, sinh hoạt, ăn uống đều nên áp dụng từ từ để Poodle làm quen dần

– Hãy tạo cho Poodle cảm giác yên tâm, an toàn khi được bạn “nuôi dưỡng”

– Hãy đi dạo cùng chúng để tạo tâm lý vui vẻ mỗi ngày. Tâm trạng vui vẻ có thể quyết định đến chất lượng bữa ăn hàng ngày của Poodle.

+ Góc tìm hiểu về chó poodle teacup

+ Nên hay không nên chọn nuôi chó poodle màu trắng?

Chó Bỏ Ăn Chỉ Uống Nước Phải Làm Sao? Làm Sao Để Chó Con Ăn Nhiều?

Chó bỏ ăn do thói quen ăn uống

Hành động của bạn trong quá trình nuôi chó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách, thói quen của chúng và rồi sẽ gây ra hiện tượng chán ăn. Trong đó sẽ rơi vào 2 trường hợp:

1. Cho ăn không đúng giờ

Bạn bỏ lơ, không chú ý nhiều đến giờ cơm của chúng, cho ăn tùy hứng sẽ khiến chó cảm thấy không hứng thú khi ăn, chán ăn.

Với trường hợp này, bạn cần rèn luyện để đưa chúng vào khuôn khổ, hình thành thói quen ăn uống đúng giờ giấc giống như một phản xạ có điều kiện. Ví dụ, tới giờ ăn buổi sáng, trưa hoặc tối, mỗi khi chuẩn bị cho ăn bạn gõ bàn 3 nhịp chẳng hạn, dần dần nếu nghe gõ 3 nhịp vào bàn chúng sẽ tự động tìm đến vị trí của mình để ăn.

2. Do quá chiều chuộng trong ăn uống

bạn quá chiều chuộng chúng trong quá trình ăn uống. Một số chú được chủ cho ăn những thức ăn rất sang chảnh như thịt, trứng lộn,…Sau đó nếu bạn cho chúng ăn “kém sang” một tí, chúng sẽ tỏ ra rất chảnh, không thèm ăn, bỏ ăn như một hành động biểu tình chống đối.

Với những chú chó này, bạn cần thực hiện biện pháp mạnh bằng cách cắt giảm thức ăn và độ ngon của thức ăn của chúng. Vì nếu để lâu dài chúng sẽ hư. Ví dụ, ngày đầu bạn cho chó ăn cơm với cá thay vì thịt, nếu chúng không ăn vì chê thức ăn không ngon, bạn đổ thức ăn đi.

Tới bữa sau, bạn vẫn cho thức ăn vào đó, nhưng chỉ cho lượng thức ăn bằng một nửa của bữa trước. Nếu chó vẫn không ăn, bạn tiếp tục giảm dần lượng thức ăn cho đến khi chúng chịu ăn. Hành động này sẽ khiến chó cảm thấy đói và hiểu cảm giác bị đói. Khi đó chúng sẽ tự động ăn trở lại.

Ngoài ra, với cả hai trường hợ trên, bạn cũng có thể đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để tiêm thuốc kích thích tiêu hóa, điều trị biếng ăn.

Chó bỏ ăn do tâm lí

Tâm lí ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen ăn uống của cún. Khi chúng gặp phải một cú sốc lớn, ví dụ như chủ nhân của chúng đi xa, quan đời, hoặc rời xa mẹ, anh em, bạn bè của mình…chúng sẽ thấy thiếu vắng, buồn, nhớ nhung và từ đó bỏ ăn.

Trong trường hợp này, bạn cần chú ý đến cún nhiều hơn. Để hạn chế tình trạng này bạn cần cung cấp một chế độ ăn khoa học và bắt chúng tuân thủ. Nếu cún bỏ ăn liên tục trong 2 – 3 ngày, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để tham khảo ý kiến. Tiêm thuốc kích thích thèm ăn để cún ăn trở lại.

Đây là nguyên nhân phổ biến, thường gặp nhất khi chó bỏ ăn. Trong số các bệnh khiến chó biếng ăn, có hai khả năng bạn sẽ dễ dàng suy đoán ra được.

Trường hợp thứ 2 là do chúng bị đau răng. Biểu hiện khi chó bị đau răng là thường bỏ ăn chỉ uống nhiều nước do không nhai được các thức ăn cứng. Trong trường hợp này bạn có thể điều chỉnh thức ăn, cho chúng ăn những thứ mềm, dễ nuốt hơn.

Nếu đổi thức ăn mềm mà cún vẫn không ăn chứng tỏ chúng đang gặp phải một vấn đề khác. Lúc này, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ để kiểm tra để biết cụ thể chúng đang mắc phải chứng bệnh gì để kịp thời điều trị.

Một trường hợp nữa, khi chó bị thương, vừa làm phẫu thuật xong, sức khỏe yếu chúng sẽ cảm thấy ăn không ngon và không hứng thú ăn uống. Lúc này, bạn chỉ cần cho chúng ăn một lượng vừa phải thức ăn nhưng lượng dinh dưỡng trong đó phải tăng cao để giúp chúng nhanh hồi phục sức khỏe. Và đặc biệt không ên ép buộc chúng phải ăn trong giai đoạn này.

Để kích thích ăn uống ở cún cưng của mình, giúp chúng phát triển cân đối, khỏe mạnh bạn nên áp dụng một số phương pháp sau để chúng ăn nhiều hơn.

Cho chó ăn các bữa đúng thời gian, hợp lí để hình thành phản xạ có điều kiện cho chó. Nên cho chúng ăn vào buổi sáng và tối, thời điểm tâm trạng chúng đang rất thoải mái.

Không nên cho chúng ăn một bữa quá nhiều mà nên chia thành nhiều bữa.

Thay đổi vị trí ăn.

Thường xuyên cho chó đi dạo để giải phóng năng lượng.

Đa dạng hóa thức ăn cho chó để tránh gây ngán, kích thích chó ăn ngon như: cơm, thịt, cá, trứng, thức ăn hỗn hợp dạng bột, dạng viên,… Nên sử dụng các thực phẩm như thực phẩm khô, thực phẩm dạng nước dành riêng cho chó đề hợp khẩu vị và đảm bảo dinh dưỡng.

Triệt sản cho chó đực, khi đó bản năng sinh tồn (ăn uống) sẽ mạnh hơn bản năng duy trì nòi giống, giúp chó ăn ngon.