1. Điểm khác biệt trong thức ăn hạt của chó và mèo
Không cần có hiểu biết quá nhiều, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy nhu cầu dinh dưỡng của cả chó và mèo đều không giống nhau. Mèo là động vật thuần ăn thịt mặc dù chúng ăn không nhiều như chó. Còn chó lại là động vật ăn tạp, chúng có thể ăn được hầu hết thức ăn giống như con người từ rau, củ đến thịt cá, xúc xích, thậm chí chúng còn có thể ăn kem nữa.
2. Khi chó ăn thức ăn hạt của mèo
2.1. Chó ăn phải thức ăn hạt của mèo sẽ gây nguy hiểm như thế nào?
Chó tuy rất khoái thức ăn của mèo vì thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng cao và chúng có vẻ thơm ngon hơn. Tuy nhiên, chủ cần phải kiên định hơn và không được để chúng ăn thức ăn của nhau bởi vì thức ăn của mèo sẽ gây nguy hiểm rất nhiều cho chó. Khi chúng nạp hàm lượng dinh dưỡng không cần bằng giữa chất xơ, đạm, béo từ thức ăn hạt của mèo sẽ gây những vấn đề về đường tiêu hóa, tăng cân mất kiểm soát, nguy hiểm hơn là viêm tụy.
Khi chó bị viêm tụy, chủ cần phát hiện kịp thời dựa trên những dấu hiệu như: gù lưng, đau bụng, chán ăn, cơ thể yếu ớt, nôn mửa, tiêu chảy, chướng bụng, phát sốt… Khi đó cần nhanh chóng đưa chó đi gặp bác sĩ thú y để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh tình trạng nặng hơn. Đồng thời hãy dừng cho chó ăn thức ăn của mèo và động vật khác.
Chỉ cho chó ăn thức ăn riêng của chúng
2.2. Làm gì khi chó ăn nhầm thức ăn của mèo?
Nếu bạn không cố tình cho chó ăn thức ăn của mèo nhưng bạn tình cờ phát hiện chúng ăn thức ăn hạt của mèo thì hãy nhanh chóng cất thức ăn đó ở nơi chó không thể với tới. Bạn biết đấy, mèo có thể leo trèo còn chó thì không. Hãy bảo quản các túi thức ăn dự trữ ở nơi chó không thể đến được để tránh tình trạng chúng nghịch ngợm và cắn rách túi đựng.
2.3. Chó thường ăn thức ăn gì?
Hiện nay có rất nhiều loại thức ăn hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tiện lợi cho chó như Pedigree, Royal Canin, các loại thức ăn hạt hỗn hợp khác…
Những thực phẩm tươi mà chó có thể ăn bao gồm:
Thức ăn hàng ngày nên có: Tôm, khoai tây, nấm, cơm, thịt gà, gà tây, dừa, táo, bột yến mạch, đậu xanh, ngô, ngũ cốc, bánh mì, dưa hấu, bỏng ngô, cá, trứng, thịt heo, cà rốt.
Thức ăn hàng tuần (có kiểm soát): Cần tây, chuối, xoài, dâu tây, bông cải xanh, phô mai, hạnh nhân, hạt điều, dứa, cà chua.
Thức ăn mà chó không nên ăn: Bánh ngọt, kẹo, đồ uống có cồn, cafe, cacao, sô cô la, hành tỏi, hành tây, nho, bột mì, bột nở, hạt mắc ca, hoa quả chưa bỏ hạt, cam quýt bưởi, bơ, bim bim, khoai tây chiên, thịt xông khói, thịt muối.
3. Khi mèo ăn thức ăn hạt của chó
3.1. Mèo ăn phải thức ăn hạt của chó thì sẽ gây nguy hiểm như thế nào?
Tương tự vậy, chó cũng có thể tự tổng hợp amino acid (Taurine) trong khi đó mèo lại không thể. Khi thiếu thành phần này, mèo có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.
Như đã đề cập ở phần đầu, thức ăn của mèo chứa hàm lượng đạm cao hơn rất nhiều so với thức ăn của chó. Nếu thiếu chất đạm qua thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của mèo.
3.2. Làm gì khi mèo ăn nhầm thức ăn của chó?
Chó và mèo thường khá gần gũi với nhau khi được nuôi cùng một nhà, do đó việc chúng ăn phải thức ăn của nhau không phải là chuyện hiếm. Để đề phòng mèo ăn phải thức ăn hạt của chó, bạn hãy đặt khay thức ăn của chó vào lồng và chốt then lại. Chỉ khi nào đến giờ ăn của chó thì hãy mở cửa cho chúng và ăn.
Hãy cho mèo ăn thức ăn dành riêng cho mèo
3.3. Mèo nên ăn thức ăn gì?
Những loại thức ăn hạt tốt cho mèo có thể kể đến như: Royal Canin, Whiskas, Cat eye, Home cat, các loại thức ăn hỗn hợp khác.
Ngoài ra, các sen hãy bổ sung thêm những loại thức ăn tươi giàu dinh dưỡng khác cho mèo như: thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò, thịt vịt, thịt cừu, trứng, tim, gan, phổi, óc, cật, bầu dục, cá, tôm, rau xanh, hoa quả, măng tây, bông cải xanh, bí đỏ, cà rốt, đậu xanh, dầu cá, bánh mì… được nấu chín
Bạn cũng cần chú ý tránh cho mèo ăn những loại thức ăn sau: Sô cô la, thức uống có cồn, cafe, trà, hạt đậu, thức ăn và đồ uống có chứa tinh dầu chanh, nho, bơ sữa, kem, bánh kẹo nhiều đường, hành, tỏi, hẹ, rau thơm, nấm, bột mì, trứng, thịt cá sống, mỡ, thức ăn dành riêng cho chó…