Ăn Không Tiêu Phải Làm Sao

Ăn không tiêu phải làm sao

Ăn không tiêu phải làm sao? Ăn không tiêu là hiện tượng rối loạn tiêu hóa với các cảm giác khó chịu ở vùng bụng trên. Ăn không tiêu khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu với các triệu chứng điển hình như chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, trào ngược, đầy bụng, nóng bụng… do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa.

Ăn không tiêu là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu

Nguyên nhân do thói quan sinh hoạt

Thói quen ăn uống: Ăn quá nhiều thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, đồ ăn nhanh… cùng một lúc, ăn nhanh, nhai không kỹ tạo gánh nặng lên dạ dày, thói quen xem phim làm mất tập trung, vừa ăn vừa nói chuyện nuốt quá nhiều không khí gây đầy hơi chướng bụng.

Ngoài ra ăn nhiều thành phần chứa nhiều chất béo khiến dạ dày bị quá tải , phải hoạt động với công suất lớn hơn, khó khăn trong quá trình tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa làm việc chậm chạp hơn bình thường, từ đó gây tình trạng khó tiêu.

Ăn không tiêu phải làm sao?

Ảnh hưởng tâm lý: Thường xuyên stress, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài rất dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, làm việc không hiệu quả gây nên tình trạng ăn không tiêu đầy hơi.

Lạm dụng thuốc tây: Sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh liều cao, thuốc giảm đau… có thể gây tác dụng phụ khiến người bệnh ăn không tiêu khó thở, đầy hơi, khó chịu.

Thói quen xấu: Thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích, đồ uống có cồn như rượu bia, hút thuốc là nhiều… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ăn không tiêu đầy hơi.

Nguyên nhân do bệnh lý

Sỏi mật: Sỏi là vật rắn hình thành trong túi mật, khiến cơ quan này không có khả năng tiết ra các chất tiêu hóa thức ăn trong ruột non. Ăn không tiêu, khó tiêu hóa chính là một trong những dấu hiệu bệnh.

Đại tràng co thắt: Tình trạng rối loạn chức năng đại tràng có thể khiến người bệnh đối mặt với triệu chứng ăn không tiêu, đầy hơi, táo bón, chướng bụng, tiêu chảy, thường xuyên đau bụng….

Trào ngược dạ dày: Cơ thực quản mở ra và đóng lại khi thức ăn di chuyển vào dạ dày. Nếu ăn quá nhiều mà chiếc “nắp” này lại hoạt động quá yếu thì sẽ khiến thức ăn, acid, pepsin, dịch vị dạ dày trào ngược trở lại gây hiện tượng ợ chua, ợ hơi, đắng miệng, ăn không tiêu.

Những bệnh lý có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ăn không tiêu

Viêm loét dạ dày: Triệu chứng ăn không tiêu là một trong những dấu hiệu phổ biến của người bị viêm loét dạ dày, kèm theo các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, chán ăn…

Ung thư dạ dày: Ung thư là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng con người. Khi gặp các triệu chứng như đầy đụng, căng bụng, đau bụng, ăn không tiêu, sụt cân, chán ăn, đi ngoài phân đen… thì lúc này tế bào ung thư có thể đã xâm nhập vào lớp niêm mạc dạ dày.

Ăn không tiêu nên làm gì

Điều trị ăn không tiêu

Sử dụng thuốc: Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ cơ đơn các thuốc như thuốc tiêu hóa, chống đầy hơi hoặc điều hòa co bóp dạ dày.

Ăn uống, sinh hoạt điều độ để cải thiện ăn không tiêu Phòng ngừa ăn không tiêu

Uống ít nhất mỗi ngày 2 lít nước

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin và chất xơ như trái cây, rau xanh tốt cho tiêu hóa

Ăn chậm, nhai kỹ, chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ

Tránh các loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa

Hạn chế đồ uống có gas hoặc có cồn

Không nên ăn trước khi đi ngủ vì có thể khiến hệ tiêu hóa quá tải

Ngủ đủ giấc, tăng cường vận động.

Mèo Không Chịu Ăn Hạt Phải Làm Sao?

Nguyên nhân khiến mèo không chịu ăn hạt và cách khắc phục 1. Do thay đổi loại hạt

Thức ăn hạt khô cho mèo là loại thức ăn được chế biến công nghiệp từ các thành phần giàu năng lượng và chất béo, giúp cung cấp calo cho nhu cầu hàng ngày của mèo. Chính vì được sản xuất công nghiệp, có công thức chung và không thay đổi nên thức ăn hạt tạo nên một hương vị không đổi khiến mèo bị nghiện, tức là quen với hương vị và khó thay đổi. Thực tế có một số mèo dễ tính và không kén chọn mùi vị hạt, nhưng đa phần mèo đã quen ăn thì sẽ rất khó thay đổi khẩu vị.

Cách xử lý: Bạn có thể cho mèo ăn loại thức ăn hạt cũ, không cần thay đổi loại hạt.

2. Mèo bị ốm

Nếu mèo vẫn thường ăn uống tốt mà đột nhiên bé không ham ăn nữa thì bạn cần chú ý. Nếu thấy mèo bỏ ăn, trở nên gầy hơn, bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, thì đó là dấu hiệu của bệnh nào đó – hoặc có thể đơn giản chỉ là bị búi lông.

Vấn đề về răng, lợi cũng gây ra việc mèo bỗng dưng từ chối ăn hạt. Có thể mèo bị đau răng, bị sưng lợi nên chúng sẽ lười ăn.

Mèo bị tiêu hóa kém hoặc bị búi lông là khá phổ biến khiến mèo bỏ ăn hạt. Bên cạnh đó cũng có thể do mèo ăn loại hạt kém chất lượng lâu ngày, những thức ăn rẻ tiền này thường chứa các chất có hại gây khó tiêu hóa cho mèo khiến chúng biếng ăn.

Cách xử lý: Ngâm hạt với nước dùng gà, nước ấm, nước hầm xương trong 20 phút rồi đưa mèo ăn. Khi thấy mèo khó tiêu hóa hoặc bị búi lông, cần xem xét thay đổi loại hạt. Bạn có thể tham khảo các loại hạt tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ chống búi lông cho mèo.

2. Mèo nhiễm thói quen xấu

Thức ăn hạt sẽ không hấp dẫn bằng các loại thức ăn tươi như cá thịt, pate… và nếu bạn thường xuyên cho mèo ăn thêm nhiều thịt, cá, pate và các loại bánh thưởng hoặc gel dinh dưỡng ngon miệng thì chúng sẽ có thói quen xấu bỏ ăn hạt để ăn các đồ ăn vặt này. Nếu mèo nhiễm thói quen xấu đó, bạn hãy ngừng cho ăn mọi đồ ăn thêm cho đến khi mèo chịu quay lại ăn hạt.

Cách xử lý: Cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ đều đặn hàng ngày theo đúng lịch cho ăn và ngừng cho ăn các thức ăn, đồ ăn vặt cho mèo khác. Điều này sẽ giúp mèo nhận thấy hạt là lựa chọn duy nhất mà nó cần phải tôn trọng.

3. Thay đổi môi trường sống

Khi môi trường sống của một chú mèo bị xáo trộn, chúng có thể coi đó là một mối đe dọa và cũng mất luôn cảm giác ngon miệng. Trong một số trường hợp ví dụ như bạn nuôi thêm thú cưng mới, nhà mới có em bé, hoặc chuyển đến nhà mới cũng có thể khiến mèo bỏ ăn ngay cả loại thức ăn yêu thích.

Bên cạnh đó, việc đổi loại thức ăn hạt mới cũng có thể khiến mèo bỏ ăn, cho dù loại thức ăn hạt mới tốt hơn hay kém hơn loại cũ. Điều này có thể xuất phát từ mùi vị lạ, tỉ lệ protein và chất béo thay đổi.

Cách xử lý: Cần cho mèo có thời gian để lấy lại sự thoải mái với môi trường xung quanh và ăn uống trở lại nhờ tình yêu thương và cưng nựng từ phía chủ nuôi.

4. Đồ ăn mèo cũ, bẩn

Mèo là loài vật khá sạch sẽ và nếu bạn không giữ được sự sạch sẽ và tươi mới của bát thức ăn có thể sẽ khiến chúng bỏ không chịu ăn hạt.

Cách xử lý: Luôn rửa sạch bát ăn cho mèo và bỏ thức ăn cũ, cung cấp thức ăn hạt mới cho mèo nếu hạt để quá lâu mèo không ăn hết.

5. Không đủ nước cho mèo uống

Mỗi lần mèo đều uống rất ít nước nhưng chúng lại rất cần nước để tiêu hóa được thức ăn hạt. Nếu bạn quên cung cấp nước sạch, mèo sẽ thường bỏ ăn. Việc quên nước sạch của mèo cũng rất nguy hiểm và có nguy cơ gây hại lớn cho hệ tiêu hóa của mèo.

Cách xử lý: Chủ nuôi cần thay nước ít nhất 1 lần/ngày cho mèo và giữ bát nước sạch sẽ, nếu để dính lông mèo, bụi bẩn hay thức ăn vào bát nước chúng sẽ không chịu uống nước.

6. Chất lượng hạt

Thành phần nguyên liệu khác nhau sẽ tạo nên sự khác biệt về chất lượng giữa các loại hạt. Bên cạnh đó, nguồn gốc và cách xử lý nguyên liệu khác nhau cũng gây nên khác biệt về mùi hương giữa các thương hiệu thức ăn khác nhau dù sử dụng cùng một loại thành phần nguyên liệu. Ví dụ như quá trình xử lý, ép ngô thành bột hoặc quá trình xử lý cá và tạo hương liệu. Và mèo có thể từ chối ăn một loại hạt khi mà nó cảm thấy loại hạt này quá chán.

Cách xử lý: Nếu thay đổi thức ăn cho mèo bạn nên chọn thay đổi những loại hạt cùng tầm chất lượng, cùng tầm giá và lựa chọn thời điểm thay đổi hạt thích hợp như khi mèo có thai, mới đẻ con. Hoặc khi mèo đang đói hay vừa mới sau giai đoạn bỏ ăn.

Nguyên nhân khiến mèo con không chịu ăn hạt và cách khắc phục

Khi bạn mới đón mèo con về, có thể chúng sẽ không chịu ăn hạt. Điều này có thể do:

1. Mèo con quen loại hạt khác

Mèo con khi ở với chủ cũ có thể đã quen ăn loại hạt hay thức ăn khác, khi mới sang nhà mới bé lo lắng và không muốn ăn thử loại hạt có mùi vị lạ.

Cách xử lý: Bạn cần hỏi kĩ chủ cũ về loại thức ăn mèo vẫn hay ăn để đảm bảo không gây nguy hiểm cho mèo.

2. Mèo con chưa biết ăn hạt

Có thể mèo con chưa được chủ cũ cho ăn hạt nên chưa biết ăn. Trong trường hợp này bạn cần hướng dẫn để mèo con tập làm quen với thức ăn hạt thông qua bài viết CÁCH TẬP CHO MÈO CON ĂN HẠT TỐT NHẤT

Chó Biếng Ăn Phải Làm Sao?

Chó biếng ăn lâu ngày khiến sức khỏe suy giảm và vô cùng nguy hiểm. Do đó bạn cần nhận ra nguyên nhân vì sao để có thể chữa chó biếng ăn ngay lập tức, tránh tình trạng trên kéo dài.

Vì sao chó biếng ăn?

– Nguyên nhân vì thói quen hay tâm lý

Nếu trong gia đình có người thân gặp tai nạn hay mất cũng khiến chó ủ rũ buồn rầu, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó biếng ăn.

– Chó bị bệnh khiến biếng ăn

+ Bệnh do giun sán: Ở chó nhỏ hơn 2 tháng tuổi gặp bệnh này nhiều nhất, còn chó lớn hơn thì không gặp nhiều. Do vậy, nếu trong thời gian dài bạn chưa đi tẩy giun cho những chú chó ở nhà, hãy đi tẩy ngay để chó khỏe mạnh và ăn uống ngon miệng hơn.

+ Bệnh răng miệng ở chó: Chó biếng ăn do bị đau về răng, chúng hay bị nôn và đi ngoài rất nhiều nên cơ thể rất yếu. Ngay lúc này, đừng chần chừ nhiều, bạn hãy mang chó đi khám răng miệng ngay và thay đổi thức ăn sang dạng dễ ăn để chó ăn ngon miệng hơn.

Chó biếng ăn do bị bệnh về răng miệng, giun sán.

Chó biếng ăn phải làm sao?

Ngay khi có dấu hiện chó lười ăn trên bạn cần lưu ý để chữa ngay lập tức:

– Đưa chó đi khám bác sỹ, việc thăm khám sẽ giúp phát hiện ra những nguyên nhân chính xác vì sao chó biếng ăn và cơ thể khó chịu. Từ đó giúp chó khỏe mạnh và thích thú với việc ăn uống trở lại.

– Bạn nên cố gắng xây dựng những thói quen ăn uống tốt cho chó bằng cách rút ngắn thời gian ăn uống lại. Vì khi ăn uống trong thời gian cố định, chúng sẽ sớm hiểu ra mình chỉ được phép ăn và uống trong khoảng thời gian cho phép nên sẽ tăng hiệu suất ăn uống trở lại.

– Việc tạo một không gian yên tĩnh, riêng tư cũng là một biện pháp để giúp chó tập trung hơn, ăn uống cũng tốt hơn. Vì khi bị phân tán trong lúc ăn bởi những vật khác xung quanh, chó sẽ biếng ăn và ham chơi hơn.

– Một vấn đề bạn cũng cần hết sức lưu ý, không nên đổi thức ăn một cách đột ngột. Nếu trong trường hợp bạn muốn thay đổi thức ăn sang dạng ngon hơn, hấp dẫn hơn thì cũng nên thay đổi một cách chậm rãi, từ từ.

Chó Kén Ăn Phải Làm Sao

Nếu con chó của bạn luôn luôn kén ăn, đừng quá phải lo lắng. Hãy làm các bước sau đây

Trước khi bạn mang một con chó về nhà, hãy đưa ra một kế hoạch chăm sóc chó đúng dinh dưỡng. Bạn và gia đình cần phải ngồi xuống và quyết định những quy tắc sẽ là gì, thì Murray Murray nói. Tất cả các bạn phải ở trên cùng một trang. Nếu mẹ cho thức ăn vào đĩa, nhưng bố chơi theo luật, nó sẽ không hiệu quả. Nếu một thành viên trong gia đình kiên quyết với thức ăn của mọi người, thì hãy đồng ý trộn vào một số lựa chọn tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như rau ít béo kibble.

Không cho ăn từ bảng

Dọn dẹp bàn ăn sẽ khiến con chó của bạn tránh thức ăn khô hoặc đóng hộp và giữ các lựa chọn tiết nước bọt hơn. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như viêm tụy . Ngoài ra, sự đa dạng hoặc thay đổi chế độ ăn uống có thể gây ra tiêu chảy , cũng như củng cố hành vi không phù hợp của ăn xin.

Giữ thức ăn cho chó và thức ăn của mọi người riêng biệt.

Đừng bao giờ quy chung thức ăn của bạn với thức ăn cho chó, chanh Hoppe nói. Bạn phải giữ nó rất riêng biệt. Nếu không, họ sẽ bắt đầu nghĩ rằng họ cũng có thể ăn thức ăn của họ và của chủ sở hữu của họ. Con chó của bạn chỉ nên ăn thức ăn trong bát của mình và không bao giờ thấy thức ăn được lấy từ đĩa của bạn hoặc từ thứ gì đó bạn đang chuẩn bị cho mình.

Bám sát một lịch trình.

Cho chó con ăn hai đến ba lần mỗi ngày, theo khuyến cáo của bác sĩ thú y. Dần dần tăng khối lượng thức ăn khi bạn giảm tần suất cho ăn khi chó con trưởng thành. Con chó trưởng thành của bạn nên được cho ăn một hoặc hai lần mỗi ngày mà không để thức ăn ra ngoài trong một khoảng thời gian ngắn. Để đảm bảo các phần bằng nhau cho mỗi khẩu phần, sử dụng cốc đo. Nếu bạn chọn kết hợp thực phẩm cho người khỏe mạnh, hãy trộn nó vào kibble. Sự đa dạng có thể là gia vị của cuộc sống cho con người, nhưng tính nhất quán là chìa khóa cho răng nanh của bạn.

Điều gì nếu bạn bắt đầu sai?

Sẽ không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại, nhưng nếu bạn muốn chuyển con chó của mình ra khỏi món thịt bò và đồ ngọt, và để thực hiện một cách nghiêm ngặt, bạn nên thực hiện từng bước một.

Đây là một điều khó khăn và đòi hỏi 100% sự tuân thủ của cả gia đình. Cô đề nghị giảm bớt thức ăn cho mọi người và tăng thức ăn cho chó từng chút một cho đến khi con chó của bạn hoàn toàn không có thức ăn của con người.

Trong khi bạn đang trộn thức ăn, tốt nhất nên sử dụng thức ăn cho chó đóng hộp thay vì thức ăn khô. Bằng cách đó, thú cưng của bạn không thể tách ra và chỉ ăn thức ăn của mọi người.

Ngoài ra bạn nên tham khảo những cách huấn luyện chó để giúp bạn có thể dạy bảo chúng dễ dàng hơn, và dĩ nhiên là chó sẽ bớt kén ăn hơn

#1 Chó Biếng Ăn Phải Làm Sao

Có rất nhiều nguyên do để giải mã cho lý do tại sao chó biếng ăn. Lý do có thể là vì bé cún được gia đình quá nuông chiều nên hình thành nên thói quen xấu, đôi khi là do sức khoẻ không ổn định hoặc bị thay đổi môi trường đột ngột dẫn đến căng thẳng. Lúc này tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi khiến bé không còn cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng bỏ bữa.

1. Chó biếng ăn do thói quen xấu

Chó là loài vật thông minh, đáng yêu và trung thành với chủ. Chính vì vậy nhiều chú chó được chủ vô cùng chiều chuộng, nói chung là gần như là “muốn gì được nấy”. Cũng vì rất thông minh nên các chú chó có thể nhận biết và hình thành các thói quen xấu khi chủ nhân quá nuông chiều.

Chó biếng ăn do hình thành thói quen xấu.

Việc quá nuông chiều có thể dẫn đến tính vô kỷ luật và khiến cún cưng trở nên hư đốn. Hơn nữa, việc biếng ăn, bỏ ăn dài ngày có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của thú cưng.

Nếu chú cún nhà bạn đột nhiên bỏ bữa liên tục thì rất có thể em ấy đang gặp vấn đề về sức khỏe. Khi thấy cún nhà bạn có một trong những triệu chứng sau thì nên đưa bé đến gặp bác sĩ thú y ngay để kịp thời chữa trị:

Bỏ ăn liên tục, chỉ uống nước.

Mắt có thể xảy ra hiện tượng đổ ghèn, sung huyết, rụng lông nhiều thành từng mảng,…

Luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, không vận động, thậm chí còn nôn ra bọt trắng.

Một số lý do dẫn đến tình trạng chó kén ăn thường thấy là: nhiễm giun sán, một số vấn đề về răng lợi hoặc tiêu hoá,… Đây là những căn bệnh không phổ biến đối với chó, thường gặp nhiều ở chó con dưới 1 tuổi nhiều hơn – độ tuổi có sức đề kháng chưa cao.

Nếu trong trường hợp chó bỏ ăn do vấn đề về răng thì bạn có thể tạm thời cho chúng ăn những loại thức ăn mềm hơn, giúp chúng nhai dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận quan sát các biểu hiện lạ, nếu tình hình nghiêm trọng thì nên dẫn chú chó đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời phát hiện và xử lý bệnh (nếu có).

Nếu cún biếng ăn không phải bị bệnh giun hoặc đau răng thì trường hợp cao chó đã bị ốm. Lúc này bạn cần đưa nó đến ngay bác sĩ để thăm khám và có phương pháp chăm sóc đúng cách.

3. Chó lười ăn do thay đổi môi trường sống

Một số chú chó lười ăn, tiêu chảy, nôn oẹ nếu bị thay đổi môi trường sống đột ngột khiến chúng bị căng thẳng.

Lúc này các chú chó phải làm quen tất cả mọi thứ lại từ đầu: chủ mới, bạn mới, nhà mới, âm thanh lạ,… Các yếu tố này khiến chúng bị hoang mang, bỡ ngỡ trong thời gian đầu và gây ra tình trạng biếng ăn.

4. Chó lười ăn bị cảm giác đầy bụng

Đối với dinh dưỡng hằng ngày của cún cưng, bạn cần lựa chọn những loại thức ăn dễ tiêu, được chế biến sạch sẽ và có nguồn gốc rõ ràng để tránh trường hợp các bé bị khó tiêu dẫn đến cảm giác không ngon miệng.

Ngoài ra, bạn không nên để bạn bè, gia đình cho cún cưng ăn những loại thức ăn để qua ngày hoặc những mẩu thức ăn rơi vãi trên sàn.

Nếu trong gia đình có tồn tại một hoặc vài thú cưng khác thì bạn phải đảm bảo không để cún cưng ăn nhầm những loại đồ ăn của những vật nuôi này. Đối với chó con, bạn phải đậy kín tất cả thùng rác trong nhà thật kỹ, tránh cho chúng lục lọi đồ ăn còn sót lại, dẫn đến vấn đề đầy bụng và khiến chó con biếng ăn.

5. Chó lười ăn do tâm lý chán nản

Cũng giống như con người, các chú chó luôn muốn được đổi mới thực đơn, được ăn những món ăn đa dạng hơn. Nếu bạn chỉ liên tục cho chúng ăn một món trong thời gian dài, những người bạn 4 chân này có thể cảm thấy chán nản khi đến bữa ăn, khiến chó con biếng ăn. Điều này lâu dần gây ra việc phải ăn miễn cưỡng, có thể dẫn đến “tuyệt thực” để phản đối.

II. Chó biếng ăn, chán ăn phải làm sao?

Để không xảy ra hiện tượng chó biếng ăn chủ nhân nên huấn luyện thói quen dùng một loại thức ăn cho chó chính ổn định ngay từ nhỏ. Khi cho ăn, để cho chó tạo thành thói quen tập trung ăn uống. Giới hạn trong 30 phút phải ăn xong. Sau đó phải thu dọn bát ăn đi luôn, không được để chó có thói quen xấu thích ăn thì ăn, không thích liền để ăn sau từ nhỏ.

Trong những tuần đầu sau khi về nhà mới ngay cả khi chú chó con nhớ mẹ, nhớ đàn mà ăn kém cũng không được bỏ đi thực đơn do chủ cũ gợi ý. Không nên cho chó ăn vặt, đồ ăn vặt tốt nhất chỉ dùng sau khi chúng làm được một việc tốt nào đó. Muốn thay đổi thức ăn cho chó con chỉ nên làm từ từ, tránh thay đổi đột ngột.

Cần siết chặt kỉ luật mỗi khi cho cún ăn. Có thể thay đổi vị trí cho ăn. Thời gian cho ăn là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Hoặc sau khi tập thể dục 2 tiếng. Định rõ thời gian và khẩu phần thức ăn cho cún. Nếu cún không ăn thì lần tiếp theo đồ ăn sẽ giảm 50%. Và khi ăn lại chỉ tăng 10%. Tần suất cho ăn cụ thể như sau:

Nếu là khi chó lười ăn do bị bệnh nên hỏi bác sĩ thú y để được tư vấn chế độ dinh dưỡng. Với những trường hợp chó biếng ăn vì đang trong quá trình phục hồi sức khỏe thì bạn không nên ép chúng quá trong giai đoạn này. Thay vào đó bạn nên tìm hiểu một số loại thuốc bổ cho chó biếng ăn.

Một trong những sản phẩm thuốc bổ hay được khuyên dùng là dùng Gel dinh dưỡng cho chó (của hãng Nourse hoặc Vegebrand), đây là một sản phẩm gel dinh dưỡng để bổ sung cho chó. Chỉ cần 2 muỗng Gel là cún của bạn đã có đầy đủ chất cho 1 ngày. Cún cưng mau khỏi bệnh và phục hồi một cách nhanh chóng.

Với những trường hợp chó bỏ ăn thông thường, bác sĩ thú y có thể kích thích cảm giác ngon miệng của cún bằng thuốc. Tiêm Catosal (của Bayer) là một trong những loại thuốc phổ biến kích thích ăn uống. Hoặc nếu không muốn tiêm, bạn có thể mua men tiêu hóa Enterogermina dạng ống của Pháp có bán tại các hiệu thuốc.

III. Những cách trị chó biếng ăn đơn giản 1. Nguyên nhân do thói quen xấu

Để bé cún nhà bạn bỏ được thói quen lười ăn, bạn nên dừng ngay những hành động nuông chiều vô điều kiện. Điều đầu tiên chính là huấn luyện chúng phải ăn đúng giờ, đúng bữa.

Lần một bạn hãy để một chén đồ ăn vừa đủ và đặt thời gian dùng bữa trong khoảng 20 – 30 phút. Sau khoảng thời gian này, nếu chú chó tỏ thái độ biếng ăn nên ăn ít hoặc bỏ ăn thì bạn nên đem chén thức ăn đó đi. Chú ý, tuyệt đối không cho bé ăn gì cho đến bữa tiếp theo hoặc la mắng chúng, khiến chúng sợ hoặc nhờn với phương pháp này.

Lần tiếp theo, bạn cũng chuẩn bị một chén thức ăn mới như vậy. Nếu bé không ăn thì tiếp tục làm như lần một, còn nếu bé bắt đầu ăn tiếp thì bạn có thể ước chừng lượng thức ăn bé cần cho bữa ăn tiếp theo. Sau khi bị đói và không thể năn nỉ được chủ nhân thì cún cưng, đặc biệt là chó con sẽ tự nhận ra là chúng phải ăn đúng bữa, không còn có thể làm nũng và chê đồ ăn nữa, từ đó loại bỏ được vấn đề chó con biếng ăn.

2. Nguyên nhân do sức khoẻ không tốt

Khi nhận thấy những biểu hiện bên ngoài cho thấy chú chó nhà bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, bạn nên đưa bé đến cơ sở thú ý gần nhất để có được chẩn đoán chính xác và cách điều trị hiệu quả nhất.

Các biểu hiện bên ngoài có thể kể đến như:

Tinh thần chán nản, cơ thể mệt mỏi.

Không chịu ăn, chỉ uống nước và nôn ra bọt trắng.

Rụng lông nhiều, mắt có đổ ghèn, sưng huyết.

Không vận động thường xuyên như hằng ngày.

Sau khi được chữa trị bởi bác sĩ, các chú chó sẽ bước vào giai đoạn phục hồi sức khoẻ. Trong quá trình hồi phục bạn có thể dùng một số phương pháp sau để giúp chú cún cưng nhanh chóng bình phục và có lại cảm giác thèm ăn:

Cho bé uống nhiều nước: Khi cơ thể bị cảm sốt hoặc tiêu chảy sẽ dẫn đến tình trạng mất nước, lúc này bạn cần khuyến khích bé bổ sung đủ lượng nước giúp nhanh chóng giải độc, làm mát cơ thể. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho bé uống nước nếu đang trong tình trạng nôn mửa.

Gia giảm thức ăn nhạt: Nếu cún nhà bạn đang trong quá trình hồi phục sau cơn bệnh thì chưa nên cho bé quay lại chế độ ăn như bình thường ngay. Trong những ngày đầu nên để bé ăn các đồ ăn mềm, dinh dưỡng, dễ tiêu và có vị nhạt. Sau đó mới từ từ để bé quay lại với thực đơn hằng ngày.

Hạn chế vận động, chạy nhảy: Cần để cho chó có thời gian nghỉ ngơi thoải mái, mau chóng lấy lại sức. Hạn chế những hoạt động mạnh gây mất sức, kéo dài thời gian hồi phục. Nếu sợ chúng chán nản thì có thể dắt đi dạo cho khuây khoả.

3. Nguyên nhân do lạ lẫm với môi trường sống

Nếu chó biếng ăn do bị thay đổi môi trường sống bất ngờ thì bạn cần cho bé thời gian để làm quen từ từ, lúc này hãy dành thời gian riêng với chúng nhiều hơn để chúng dần quen và tin tưởng bạn.

Bạn có thể thử các hoạt động sau để giúp bé thoải mái, vui vẻ hơn khi sống trong căn nhà mới:

Thiết kế chỗ ngủ thoải mái cho cún, có thể đặt thêm một đồ vật quen thuộc của bạn ở cạnh để chúng mau chóng quen mùi.

Dắt chó cưng ra ngoài khi đi làm việc vặt sẽ giúp có cơ hội quan sát thế giới bên ngoài, trở nên tự tin và hứng thú khám phá hơn, nhanh chóng chấm dứt tình chó biếng ăn.

Giới thiệu chó với từng thành viên trong gia đình. Có thể tất cả mọi người đến hào hứng gặp thành viên mới ngay lập tức. Tuy nhiên gặp quá nhiều người một lúc có thể chú chó hoảng hốt, nên tốt nhất là nên để bé làm quen với từng người một.

Từ từ tạo cơ hội cho chú cún gặp các bạn vật nuôi khác trong gia đình: Việc ngay lập tức phải chia sẻ không gian với những bạn thú cưng khác trong nhà cũng là một trong những nguyên nhân khiến chú chó bị sốc. Bạn nên tạo cơ hội cho chúng gặp nhau và tiếp xúc mỗi ngày một chút, tránh cho tình trạng bỡ ngỡ và xung đột khi “đang yên đang lành lại bị chia lãnh thổ”.

Cập nhật tin tức nóng hổi tại fanpage: https://www.facebook.com/fautovietnam/