Chó Khôn Là Gì / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Husky Là Chó Gì? Cách Nuôi Và Huấn Luyện Chó Husky Khôn Ngoan

Chó Husky có nguồn gốc từ vùng Đông Bắc Siberia nước Nga nơi có khí hậu lạnh giá nhất trên thế giới. Người Chukchi ở vùng này là người phối giống ra Husky để giúp họ kéo xe tuyết và sinh tồn ở vùng đất khắc nghiệt này.

Giống chó Husky này có chiều cao trung bình vào khoảng 52 – 55cm và trọng lượng khoảng 20 – 25 kg. Vì sống ở vùng khắc nghiệt nên các chú chó Husky có bộ lông khá dày và màu lông phổ biến là trắng – đen. Màu của chiếc mũi chó sẽ khác nhau tùy theo màu lông và đổi màu theo thời gian. Chúng có đôi mắt hình quả hạnh nhân hơi xếch, đuôi nhỏ và dài, tai hình tam giác và luôn hướng về phía trước.

Chó Husky được đánh giá là một trong những loài chó cảnh đẹp và được ưa chuộng nuôi nhất hiện nay. Giá của một chú chó Husky không hề rẻ. Chúng có thể lên tới vài chục triệu/ 1 con.

    Cách chọn giống chó Husky

    Chọn giống là một bước rất quan trọng để có được những chú chó Husky khỏe mạnh và có ngoại hình đẹp. Để có được điều này cần chú ý chọn những chú chó thuần chủng. Người nuôi cần chú ý những điều sau:

    – Chọn những chú chó Husky có thân hình cân đối và kích thước lớn và nặng, cổ lớn, ngực săn chắc, chân to và cao.

    – Chú ý quan sát vùng mặt của những chú chó Husky và chọn những con có mắt xếch hình hạnh nhân, mũi và mõm dài và nhọn, tai hướng về phía trước. Đây là những chú chó rất thông minh và hoạt bát.

    – Chọn những con Husky có đuôi dài và rậm lông, có màu trắng ở cuối đuôi. Và khi di chuyển phần đuôi này phải dựng đứng lên thì mới đạt chuẩn là một chú chó đẹp.

      Cách nuôi chó Husky

      Chó Husky là loài chó xuất xứ từ những vùng có độ khắc nghiệt cao, nhiệt độ giá lạnh, thức ăn khan hiếm. Vì thế khi nuôi chúng ở điều kiện khác cần chú ý những điều sau:

      3.1. Thức ăn cho chó Husky

      – Chó Husky con từ 1 – 2 tháng tuổi thì cho ăn cơm nhão trộn với thịt nạc. Hoặc người nuôi cũng có thể mua những thức ăn khô ngâm mềm với nước mắm. Thời gian này tuyệt đối không được cho chúng ăn những thức ăn cứng. Nó sẽ ảnh hưởng tới dạ dày của chó Husky sau này, nguy hiểm hơn có thể bị đường ruột và chết.

      – Những chú chó Husky từ 3 – 6 tháng có thể tăng lượng cơm và các loại thịt, trứng, rau củ, thức ăn thô …. Cần cung cấp đủ và đa dạng chất dinh dưỡng cho chó phát triển. Thức ăn của chó husky không nên nấu quá nhuyễn hay quá loãng.

      – Khi chó Husky từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày. Khẩu phần thức ăn của chó là các thực phẩm nhiều canxi từ thịt, xương, nội tạng động vật, protein, đạm, thức ăn khô dành cho chó lớn, các loại rau xanh, củ quả… Những thức ăn này sẽ giúp cho chó tăng trọng lượng cơ thể, phát triển cơ, xương chó chắc khỏe hơn.

      3.2. Cách nuôi chó

      Husky

      dưới 2 tháng tuổi

      Khi mua chó Husky nhỏ dưới 2 tháng tuổi trước hết bạn cần đưa chó đến các trạm thú y để tiêm phòng một cách đầy đủ.

      Có một vấn đề trong việc chăm sóc chó Husky dưới 2 tháng tuổi đó là việc tắm cho chó. Khi sinh sống ở vùng khí hậu nóng ẩm thì độ ẩm cao cùng bụi bẩn sẽ khiến lông chó nhanh bị bết dính hơn. Chính vì thế tắm là điều cần thiết, tuy nhiên bạn không nên tắm cho chó con khi mới mang về mà nên để chó quen dần rồi mới tắm.

      Chó Husky trong giai đoạn này đa phần chưa mọc răng đủ. Vì thế bạn chỉ nên cho chúng ăn cháo nấu với nước hầm xương, hoặc thức ăn khô đã ngâm mềm khoảng 5 phút. Không nên cho chó ăn thức ăn quá cứng sẽ làm ảnh hưởng tới đường ruột và răng miệng chúng.

      3.3. Cách Nuôi chó trên 2 tháng tuổi

      Ở độ tuổi này chó Husky nhỏ bắt đầu phát triển chính vì thế khẩu phần ăn cần phải được người nuôi chú trọng. Một bữa ăn của chó cần có đầy đủ chất đạm, tinh bột, chất xơ để chó có thể phát triển một cách tốt nhất. Càng lớn tỷ lệ khẩu phần ăn cần phải tăng chất đạm hơn, để chó phát triển cơ bắp và khung xương một cách tốt nhất. Ngoài ra người nuôi còn có thể cho chó ăn thêm các bữa phụ như sữa chua, phô mai để tăng thêm canxi.

      Đến khoảng 9 tháng tuổi chó Husky bắt đầu phát dục thì cho ăn thêm trứng vịt lộn, bổ sung dầu cá để tăng cường khả năng sinh lý.

      Ngoài chế độ ăn thì cũng nên chú ý tắm và chải lông hàng ngày để giữ bộ lông đẹp nhất cho chó và hạn chế các bệnh ngoài da.

      Kiểm tra các bộ phận trên cơ thể chó thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

      Trong giai đoạn này người nuôi chó Husky cần phải đặc biệt chú ý tới sự sinh trưởng và phát triển của chó. Thời kỳ động dục đầu tiên ta nên bỏ qua. Sau vài lần mới cho chó phối giống và mang thai để đảm bảo sức khỏe cho cả chó mẹ và chó con.

        Cách huấn luyện chó

        Husky

        4.1. Huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ

        Bước 1: Đầu tiên theo dõi hành động hàng ngày của chó và lập một thời gian biểu. Nếu chó kêu, sủa, cào đất… thì chúng có thể buồn đi vệ sinh và ngày hôm sau bạn cần điều chỉnh theo thời gian này.

        Bước 2: Theo đúng thời gian đó dắt chó đi vệ sinh đúng nơi bạn định sẵn. Sau đó ra lệnh cho chúng đi vệ sinh.

        Bước 3: Lặp đi lặp lại trong vòng 1 tháng là chó Husky sẽ có thói quen đi vệ sinh ngay thôi.

        4.2. Cách dạy chó ngồi

        Để huấn luyện chó Husky ngồi theo hiệu lệnh của bạn, chúng ta nên làm như sau:

        – Để chó đứng đối diện và cho nó nhìn thấy phần thưởng mà chúng đạt được nếu thực hiện đúng yêu cầu.

        – Đặt phần thưởng sát vào mũi chó từ từ kéo lên cao để nó khuỵu chân về sau hướng mõm theo. Nếu chó chưa thành thạo thì dùng tay ấn xuống và hô khẩu lệnh “ngồi”. Nếu chó ngồi yên thì thưởng cho nó.

        – Thực hiện khoảng 10 – 15 lần thì sẽ thành công.

        Lưu ý: Tất cả các cách huấn luyện trên bạn cần thực hiện cho chó thường xuyên và chúng phải thực hiện theo hiệu lệnh của bạn. Hãy thưởng thức ăn mà chúng yêu thích nếu chúng thực hiện tốt và phạt nếu chúng vi phạm. Luôn giữ kỷ luật mọi lúc mọi nơi đối với chó Husky.

          Các bệnh thường gặp ở chó Husky

          Chắc chắn khi mới nuôi chó Husky bạn sẽ cho chó đến kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng các loại vacxin phòng dịch, tẩy giun sán ở các trạm thú y. Bản thân những chú chó này cũng khỏe mạnh và ít bệnh tật. Tuy nhiên trong quá trình nuôi cũng có nhiều tác động bên ngoài khiến những chú chó này bị bệnh.

          Những bệnh thường gặp ở loài chó này là các bệnh ngoài da, về mắt như teo võng mạc, mờ mắt, suy giáp, đục thủy tinh thể. Các bệnh về đường ruột như táo bón hoặc chó bị bệnh cảm. Bạn cần theo dõi thường xuyên để nắm bắt được bệnh của chúng kịp thời và có biện pháp chữa trị kịp thời.

          Camnangnuoitrong.com

Cẩu Lương Là Gì? Cơm Chó Là Gì? Ăn Cẩu Lương Là Gì?

Cẩu lương là gì?

Cẩu lương (từ Hán Việt) nghĩa là thức ăn chó.

Theo nghĩa đen từ Trung Quốc thì rất ít người sử dụng từ “cẩu lương” cho để gọi “thức ăn cho chó”.

Mà ở Trung Quốc, cẩu lương là một từ lóng dùng để chỉ hành động thân mật, tình cảm ngọt ngào của cặp đôi yêu nhau thể hiện trước những người độc thân.

Tiếng Trung Quốc là: 狗粮, phiên âm là: /gǒu liáng/

Là một từ ghép. Trong đó:

Cẩu (từ Hán Việt): nghĩa Thuần Việt là con chó.

Lương (từ Hán Việt): nằm trong từ Lương thực, có nghĩa Thuần Việt là thức ăn.

Các cụm từ cẩu lương hay dùng

Cẩu độc thân: là từ giới trẻ Trung Quốc gọi đùa người độc thân

Rải/ Phát cẩu lương: thể hiện tình cảm ngọt ngào trước mặt những người độc thân.

Ăn cẩu lương: những người độc thân (phải) nhìn thấy những cảnh tình cảm ngọt ngào của cặp đôi yêu nhau.

Ví dụ: Hôm nay là lễ tình nhân, đừng rải cẩu lương nữa! Cẩu lương này tôi không ăn đâu!

Ngược cẩu: Hành động mà các cặp đôi show tình cảm thân mật được coi là hành động ngược đãi đối với những người độc thân.

Ví dụ: Đừng rải cẩu lương nữa! Thật là ngược cẩu mà

Mua cẩu lương: việc nhìn thấy các cặp đôi thể hiện tình yêu với nhau.

Ví dụ: Hôm nay cậu là đứa mua cẩu lương à! Tội nghiệp quá!

Từ “Cẩu lương” không chỉ được giới trẻ nhắc đến nhiều trong truyện, video trên Tiktok và mạng xã hội.

Một chút cẩu lương trên Tiktok

Mà từ “Cẩu lương” đã thường xuyên xuất hiện trong các Show truyền hình và phim ảnh Trung Quốc.

Bệnh Sán Chó Là Gì

Xét nghiệm sán chó có nhiều phương pháp, tuy nhiên phương pháp mang lại hiệu quả nhất hiện nay là xét nghiễm miễn dịch ELISA. Qui trình xét nghiệm được thực hiện trên hệ thống máy miễn dịch tự động.

Sán chó là gì?

Tác nhân gây nên bệnh do một loài giun tròn có tên là toxocara, thường ký sinh ở chó và mèo. Do tỷ lện 80% lây nhiễm từ chó nên được gọi là bệnh sán chó.

Nên xét nghiệm bệnh sán chó khi nào?

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : 6 tháng đến 1 năm một lần. Hoặc xét nghiệm sán chó khi có một trong các dấu hiệu sau?

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : khi có dấu hiệu ngứa da kéo dài trị bệnh da liễu không thuyên giảm

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu xuất hiện dấu hiệu đau nhức đầu kéo dài

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu bị ho kéo dài, điều trị ho lâu ngày không dứt

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu mắt bị mờ, nhòe, giảm thị lực một bên

Nên xét nghiệm bệnh sán chó : nếu bị sốt kéo dài không tìm ra nguyên nhân

Xét nghiệm bệnh sán chó : nếu người mệt mỏi, hay quên, mất tập trung công việc

Xét nghiệm bệnh sán chó : nếu xuất hiện dấu hiệu tiêu chảy hay đau bụng âm ỉ, kéo dài không rõ căn nguyên.

Bệnh sán chó nên xét nghiệm ở đâu, khi nào có kết quả?

Bệnh sán chó nên xét nghiệm tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán vì tại những phòng khám này được trang bị các thiết bị cần thiết chuyên về bệnh giun sán, sẽ cho ra kết quả nhanh và chính xác.

Nhiều trường hợp xét nghiệm tại cơ sở không chuyên khoa, thời gian 5 đến 10 ngày sau mới có kết quả, mẫu để lâu dễ cho ra kết quả dương tính giả hoặc dương tính chéo, dẫn đến chẩn đoán không chính xác và điều trị không đúng thuốc.

Thời gian nhận kết quả xét nghiệm

Xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám chuyên về bệnh giun sán, khi có bệnh các bác sĩ có đủ cơ số thuốc về giun sán để trị bệnh cho bạn. Thời gian trả kết quả xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám bệnh giun sán là sau 3 đến 5 giờ làm việc. Nhanh hơn các phòng khám khác vì không phải gửi mẫu đi nơi khác. Giúp bệnh nhân nhận được kết quả xét nghiệm sán chó sớm, giảm lo lắng cho bản thân và thân nhân.

Phương pháp xét nghiệm bệnh sán chó

Xét nghiệm sán chó có nhiều phương pháp, tuy nhiên phương pháp mang lại hiệu quả nhất hiện nay là xét nghiễm miễn dịch ELISA. Qui trình xét nghiệm được thực hiện trên hệ thống máy miễn dịch tự động.

Nguyên tắc của phương pháp ELISA là là quy trình ủ ba lần, hút và rủa giếng 5 lần. Kỹ thuật phủ giếng với kháng nguyên bài tiết, sau đó ủ với huyết thanh của bệnh nhân được pha loãng. Các kháng thể phản ứng với kháng nguyên sẽ liên kết với giếng tráng. Phương pháp này cho ra kết quả chính xác cao, giảm dương tính giả và dương tính chéo.

Phòng bệnh sán chó như thế nào?

Ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, thịt tái sống.

Không mang giày dép vào nhà sau khi đi dép tiếp xúc với đất cát, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ

Tẩy giun định kỳ cho chó, mèo, nhất là chó con.

Thu dọn phân thú vật nuôi

Rủa tay sạch sau khi đùa giỡn với chó, mèo./.

Mời bạn đọc tham khảo địa chỉ xét nghiệm và trị bệnh sán chó uy tín tại Tp. HCM

Bác sĩ. Thúy Kiều

Làm Sao Để Chọn Được Chó Khôn? Các Dấu Hiệu Để Nhận Biết Chó Khôn

I. Cách nhận diện chó khôn khi chúng còn nhỏ

1. Chọn giống chó

Chó hiện có rất nhiều chủng loại khác nhau với những chức năng chuyên biệt. Trước khi lựa chọn được một chú chó khôn, bạn cần xác định bạn muốn chúng khôn trong lĩnh vực nào và giống chó bạn sẽ chọn mua là gì. Ví dụ:

– Nếu bạn muốn một chú chó trông nhà tốt, phản ứng nhanh nhẹn: bạn nên chọn mua một chú Pitbull, Shiba Inu, Phú Quốc, Rottweiler, Doberman, Akita Inu, Xoáy Thái, Bắc Hà, Mông Cộc,….

– Nếu bạn muốn một chú chó nhỏ thông minh bầu bạn, để làm thú cưng: bạn nên chọn những chú chó cảnh như Poodle, Chihuahua, chó Phốc Sóc, chó Shih Tzu, Pug mặt xệ,…

– Nếu bạn muốn một chú chó nghiệp vụ tốt: bạn nên chọn Becgie, Doberman, Rottweiler, Malinois, Golden, Labrador ….

2. Dấu hiệu nhận diện chó khôn khi còn nhỏ

Để nhận diện được một chú chó khôn trong số những chú chó như nhau, bạn nên lưu ý những đặc điểm sau:

1. Kiểm tra nguồn gốc chó bố mẹ, nếu chó bố mẹ khỏe mạnh, từng được vinh danh ở những Show chó quốc tế hoặc trong nước thì thế hệ F1 của chúng chắc chắn sẽ tốt hơn so với con của những chó bố mẹ khác.

2. Kiểm tra màu lông (nếu chó không thuộc giống thuần chủng nào). Theo kinh nghiệm dân gian, nên lựa chọn những chú chó có một trong những đặc điểm lông sau:

Có đốm ở trên đầu hoặc 2 đốm nhỏ ngay trên mắt (chó 4 mắt)

Lông trắng, đen hoặc vàng toàn thân. Hoặc nếu thân trắng, đầu vàng thì quá tốt.

Trên lưng có xoáy.

Mu bàn chân có lông trắng (ở cả 4 chân).

5. Mũi ướt, lưỡi đốm.

6. Dấu hiệu đặc biệt khác: những chú chó có những dấu hiệu riêng sau sẽ thông minh hơn những chú chó khác, cụ thể:

Trong trạng thái tự nhiên, đuôi nghiêng về bên trái.

Khi ngủ, chó ngủ nằm ngửa theo tư thế giả chết, bốn chân chảng ra bốn góc.

Chó con sinh một (chó mẹ chỉ sinh được 1 con).

Dựa vào một số kinh nghiệm dân gian trên, khi mua chó bạn sẽ chọn lựa cho mình được một chú chó thông minh, nhanh nhẹn để nuôi.

II. Cách nhận diện một chú chó khôn khi trưởng thành

Trong quá trình chú chó của bạn lớn lên, bạn có thể biết chú chó của mình có khôn hay không qua những biểu hiện hằng ngày của chúng như:

1. Thích chạy nhảy, chơi đùa. Đặc biệt thích chơi những trò chơi như nhặt banh, ném dĩa,…và chinh phục trò chơi với thành tích tuyệt vời.

2. Thường xuyên gây rắc rối như hay phá phách, tò mò về mọi thứ xung quanh, thích đào bới, lục lọi,…Với trường hợp này bạn nên mua cho chúng nhiều thứ đồ chơi hoặc cho chúng đi chơi để giảm sự buồn chán, phân tán sự chú ý.

3. Xử lí vấn đề thông minh: chúng có thể tự mở tủ lạnh lấy thức ăn bạn thường cho chúng ăn được cất ở vị trí cố định trong đó, tự tìm đồ ăn,..tự xử lí và phản ứng khi có những sự cố trong gia đình. Ví dụ như trẻ con sắp ngã, chúng sẽ chạy đến để đỡ ngay dưới, hoặc khi có người lạ tiếp cận chúng sẽ có cách báo chủ hoặc tự phòng vệ…

4. Sống tình cảm, biết cách biểu lộ cảm xúc, giao tiếp với chủ: những chú chó thông minh sẽ có khả năng nghe hiểu con người rất tốt, chúng biết vui cùng chủ, biết làm những hành động để an ủi khi chủ buồn, biểu lộ sự giận dỗi hoặc biết dùng hành động để chủ biết mình cần đi vệ sinh (khi ra ngoài) để chủ biết chẳng hạn.