Chó Khôn Hơn Mèo / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Mẹo Chọn Chó Khôn Giúp Bạn Muôi Dạy Dễ Dàng Hơn

Có là con vật trung thành để trông nhà, những con chó khôn sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống. Vậy làm sao để biệt được đâu là mẹo chọn chó khôn tốt nhất?

Với hàng loạt giống chó khác nhau chọn được một con chó đẹp không khó nhưng chọn được chú chó khôn sẽ khá phức tạp. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn chó khôn vô cùng đơn giản giúp bạn nuôi dạy dễ dàng hơn.

Chọn chó đốm đầu

Người xưa vẫn có câu ” Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt“, đây là câu nói về kinh nghiệm chọn một chú chó. Mẹo chọn chó khôn này đúc kết từ kinh nghiệm dân gian rằng chú chó nào đốm đầu thì sẽ ngoan, biết nghe lời và khôn hơn so với những chú chó đốm đuôi.

Chọn chó con theo chó bố

Mẹo chọn chó khôn nữa đó là bạn quan sát xem chó bố có pahir giống chó khôn hay không. Đối với một con chó con bạn khó có thể thấy được hết các biểu hiện bên ngoài vì khi lớn chúng sẽ thay đổi.

Nhưng có câu nói ” Chó giống cha, gà giống mẹ“, câu này có nghĩa rằng giống chó thường mang các đặc điểm giống chó bố. Nếu con chó bố là giống khôn, thông minh thì tương lai chú cún bạn định chọn chắc chắn không thua kém gì bố của mình.

Chọn chó biết ngửi trước khi ăn

Có những chú chó đưa gì cũng ăn nhưng cũng có những con khi ăn nó phải ngửi kĩ đồ ăn và không phải ai đưa đồ nó cũng ăn, đây mới là giống chó khôn. Mẹo chọn chó khôn cho bạn đó là hãy thử cho chó ăn trước khi mua, nếu chú chó cẩn thận ngửi đồ ăn một hồi mới ăn thì đó là chó khôn biết chọn lọc đồ để ăn, không ăn bừa bãi gây nguy hiểm cho mình.

Chọn chú chó can đảm

Mẹo chọn chó khôn nữa là xem chú chó đó can đảm hay không. Vậy làm sao để biết chú chó đó có đủ dũng cảm? Rất đươn giản bạn hãy sử dụng một chiếc khăn màu nổi bật, đi vào cả đàn chố và dậm chân dọa nạt. Con nào can đảm sẽ vẫn ở lại đó còn con chó nào nhát gan thì sẽ chạy đi hết. Con chó con đảm sẽ giúp bạn giữ nhà tốt hơn và tuyệt đối trung thành với bạn.

Chọn chú chó hay để đuôi bên trái

Theo như mẹo chọn chó khôn của dân gian thì những con chó trong tình trạng tự nhiên mà để đuôi ở bên trái thì bạn hãy chọn nuôi vì đay là con chó thông minh, nhanh nhẹn.

Còn những con chó đuôi để bên phải thì không nên nuôi vì chúng chậm phát triển hơn những con chó khác.

Cách chọn chó khôn này chỉ mang tính chất tương đối nhưng kinh nghiệm dân gian đã chó thấy rằng điều đó cũng đúng trong hầu hết các trường hợp.

Yến My (tổng hợp)

Chó Liệu Có Thông Minh Hơn Mèo ?

Một nghiên cứu mới về trí thông minh của loài chó cho thấy chúng thông minh, nhưng không phải là “đặc biệt thông minh” so với các loài động vật khác.

Trong cuộc tranh luận sôi nổi và dài hơi về việc liệu chó có thông minh hơn mèo, thì một nghiên cứu gần đây đăng trên tạp chí Learning & Behavior cho thấy sự khôn ngoan và trí thông minh của loài chó không vượt trội đáng kể so với các loài động vật khác.

Nghiên cứu mới này chắc chắn sẽ châm ngòi cho một cuộc tranh luận giữa những người yêu chó và các nhà nghiên cứu. Các nhà khoa học đã xem xét các nghiên cứu và dữ liệu hiện có về khả năng nhận thức của động vật, họ đã phát hiện ra rằng chó là loài động vật thông minh và có thể huấn luyện được, nhưng chúng không phải là “siêu thông minh” như hầu hết những người nuôi chó thường hay ca ngợi.

Ý tưởng đằng sau nghiên cứu này được khơi nguồn khi Stephen Lea, giáo sư danh dự ngành tâm lý học tại Đại học Exeter ở Anh, đang là biên tập viên của tạp chí Animal Cognition (Khả năng nhận thức của Động vật), một tạp chí với mục đích lý giải khả năng nhận thức của người và động vật. Theo ông, việc dùng chó làm đối tượng nghiên cứu là khá phổ biến vào những năm 1990 và vẫn tiếp tục cho tới tận bây giờ.

Tiến sĩ Lea nói: “Tôi đã nhận được một số bài báo kể về những việc xuất sắc mà loài chó có thể làm được”. Khi đề cập đến trí thông minh của các loài động vật khác, các nghiên cứu khoa học hầu như rất ít, mặc dù có bằng chứng cho thấy ngựa, tinh tinh và mèo cũng thông minh theo cách riêng của chúng.

“Hầu như tất cả mọi thứ mà một chú chó có thể làm thì những loài động vật khác cũng có thể làm được. Kết quả này khiến tôi khá thận trọng để đi đến một kết luận như là chó là loài động vật đặc biệt [thông minh]”.

Chắc chắn, chúng ta có Chaser, một dòng chó Border collie từ Spartanburg, Scotland, chú đã được huấn luyện để hiểu được 1.022 danh từ. (Chủ của chú, John Pilley, là một nhà khoa học chuyên nghiên cứu về khả năng nhận thức của loài chó, mới qua đời cách đây không lâu). Trước chú, có một chú chó dòng Border collie khác tên là Rico, Rico đã học cách nhận diện được tên của 200 món đồ vật. Nhưng ngoài những ví dụ đó ra, Tiến sĩ Lea đã tự hỏi: Liệu có phải những người yêu chó (và các nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này) đã mặc nhận những vật nuôi của họ sở hữu những khả năng phi thường mà chúng thật ra không sở hữu?

Công bằng mà nói, bác sĩ Lea cho biết ông là một người yêu mèo. Tuy nhiên, ông và Britta Osthaus, một giảng viên lâu năm của Trường Tâm lý học, Chính trị và Xã hội học tại Đại học Canterbury Christ Church ở Anh, đã bắt đầu kiểm chứng giả thuyết này.

Các nhà khoa học nghiên cứu chó cho biết chó được đánh giá cao vì tình cảm thân thiết của chúng. Nhưng liệu chúng có thông minh hơn mèo, ngựa và tinh tinh hay không? Có lẽ là không, họ nhận định. Ảnh: Vetstreet.com

Họ so sánh nhận thức của chó với các loài động vật của ba nhóm tương tự: động vật ăn thịt, động vật kiếm ăn theo bầy và động vật nuôi trong nhà. Trong số những con vật mà họ nghiên cứu, có bao gồm chó sói, mèo, tinh tinh, cá heo, ngựa và bồ câu. Họ đã đi đến kết luận rằng, “nhận thức của loài chó không có gì quá đặc biệt”, TS Lea cho hay.

Ts Lea cho biết chó không biết sử dụng các công cụ, trong khi cá heo, quạ New Caledonia và tinh tinh có thể sử dụng thân cây để nhử mối. Hay chim bồ câu Homing từng được huấn luyện để bay về nhà, đôi lúc phải vượt qua hàng trăm dặm địa hình không quen thuộc.

“Tôi khó có thể nói rằng chim bồ câu thông minh hơn chó; họ không phải là người khổng lồ về trí tuệ”, tiến sĩ Lea nói. “Nhưng nếu bạn muốn vượt một quãng đường 1.000 dặm, tôi tin tưởng vào một chú chim bồ câu hơn một chú chó”.

“Hầu hết mọi thứ mà một chú chó có thể làm, thì những loài động vật khác cũng có thể làm được”, Stephen Lea, vị giáo sư gần đây đã hoàn thành một nghiên cứu về trí thông minh của loài chó. Ảnh: Pinterest

Đồng thời, các loài động vật được thuần hóa khác cũng chia sẻ những đặc điểm tương tự với loài chó. Ngựa, giống với chó, có thể thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Còn mèo thì sao? Chúng có nhiều điểm tương đồng với chó hơn chúng ta tưởng. Tuy vậy, ông nói, sẽ dễ hơn rất nhiều để thấy được sự thông minh ở loài chó bởi vì chúng thích được huấn luyện”. Những chú chó, TS Lea bổ sung thêm, “không thông minh như chúng ta tưởng”.

Bà Mieshelle Nagelschneider, một nhà nghiên cứu về hành vi của mèo ở Portland, Mỹ, cho biết bà luôn tránh đề cập đến việc loài nào thông minh hơn.

Bà cho biết: “Trong nhiều năm qua, tôi phát hiện ra rằng những khách hàng của tôi là các nhà khoa học tên lửa và bác sĩ phẫu thuật thần kinh thường là những người nuôi mèo nhiều nhất. Thông thường họ có từ 13 đến 15 con mèo”.

Bà cũng không bỏ qua việc phân tích bản năng của động vật, mà theo bà là nhân tố tách biệt với trí thông minh. “Loài mèo đã phát triển và biến đổi trong hàng ngàn năm”, bà nói. “Chúng thông minh theo cách riêng của chúng”.

Ngoài ra, bà nói, “tôi muốn có một người bạn đồng hành để yêu thương hơn là một người được coi là thông minh nhất”.

Tuy nhiên theo Clive Wynne, giám đốc Phòng thí nghiệm Khoa học về Chó tại Đại học bang Arizona, chó lại nổi trội điển hình trên phương diện tình cảm. Ông nghĩ rằng kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Lea cũng có những điểm rất đáng lưu ý. “Không phải ông ấy coi thường loài chó. Mà ông đang đặt chúng vào trong bối cảnh để nhận định”.

“Một lần nọ tôi đã viết bài báo gọi con chó của tôi là một đứa ngốc đáng yêu”, Tiến sĩ Wynne nói, hồi tưởng lại một bài viết năm 2017 trên tờ Thời báo New York. “Một gã đã viết cả một bài blog về việc này, về việc tôi là một người kinh khủng như thế nào”.

Về phần mình, bác sĩ Lea đang chuẩn bị đối diện với những luồng phản ứng trái chiều dữ dội không thể tránh. “Chúng tôi không muốn nói rằng chó là những loài động vật ngu ngốc”, ông nói. “Chúng tôi chỉ không cho rằng chúng đặc biệt thông minh”.

Một điều chắc chắn là: Chúng đều là những chú chó tốt.

Mỗi loài động vật đều được tạo hóa sinh ra vì một mục đích nhất định, do đó chúng ta không nên nhìn nhận chúng theo một thước đo rập khuôn cố định, bởi lẽ mỗi loài động vật đều có một vai trò nhất định trong giới tự nhiên này. Sẽ là không chính xác khi sử dụng trí thông minh như là yếu tố đo lường duy nhất giữa loài này với loài khác.

Tác giả: Laura M. Holson, New York TimesNgọc Chi biên dịch

Nghiên Cứu Mới: Chó Thông Minh Hơn Mèo

Ánh Dương

Theo tờ New York Daily News, một nghiên cứu mới từ Đại học Vanderbilt Mỹ được đăng tải trên tạp chí khoa học thần kinh Frontiers in Neuroanatomy cho thấy, chó thông minh hơn mèo vì có nhiều tế bào thần kinh vỏ não hơn mèo.

Các nhà khoa học tại Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã tiến hành phân tích tế bào thần kinh, kích cỡ bộ não và tỷ tệ kích cỡ giữa não và cơ thể của 8 loài động vật ăn thịt gồm chó, mèo, gấu nâu, sư tử, gấu trúc, chồn sương, cầy mangut và linh cẩu.

Kết quả cho thấy, loài nào to hơn và có bộ não lớn hơn không có nghĩa là loài đó có nhiều tế bào thần kinh hơn. Ví dụ, chó có khoảng 530 triệu tế bào thần kinh ở vỏ não trong khi mèo có khoảng 250 triệu tế bào loại này. Chó cũng có nhiều tế bào thần kinh ở vỏ não hơn gấu dù gấu có bộ não lớn hơn. Số tế bào thân kinh vỏ não của gấu cũng chỉ bằng của mèo.

Tế bào thần kinh vỏ não chịu trách nhiệm về khả năng suy nghĩ, lập kế hoạch và các hành vi phức tạp. Do đó, nó được xem là một thước đo độ thông minh của động vật.

Giáo sư tâm lý học và khoa học sinh học Suzana Herculano-Houzel tại Đại học Vanderbilt, người đứng đầu nghiên cứu cho hay: “Tôi tin rằng số lượng tế bào thần kinh tuyệt đối mà một loài thú có được, đặc biệt trong vỏ não, quyết định sự phong phú của tình trạng tâm thần và khả năng của loài đó trong việc dự đoán những gì sắp xảy ra trong môi trường của chúng dựa trên những trải nghiệm trước đó”.

Nghiên cứu cũng nhận thấy, những con chó, mèo, chồn sương đã được thuẩn chủng có cùng tỷ lệ kích cỡ cơ thể so với bộ não như những con đang sống hoang dã.

Theo The Sun, tối ngày 2/12 (giờ địa phương), đường dây cấp cứu 999 và hệ thống gọi cứu thương của Trung tâm Cứu thương vùng Tây Nam nước Anh gặp sự cố, khiến nhiều bệnh nhân không thể gọi xe cấp cứu.

Cụ Bà Hơn 60 Năm ‘Làm Mẹ’ Của Chó, Mèo Hoang

Bà Quý có tên đầy đủ Lê Thị Quý, năm nay đã ngoài 80 tuổi, hiện ngụ ở quận Bình Thạnh, chúng tôi bà sinh ra và lớn lên ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Năm 17 tuổi, bà lấy chồng rồi theo chồng vào Sài Gòn lập nghiệp. Tưởng chừng cuộc sống vợ chồng sẽ viên mãn nhưng khi bà vừa sinh con gái đầu lòng cũng là lúc chuyện tình cảm vợ chồng rạn nứt. Đứa con gái nhỏ bị nhà chồng bắt nuôi, rồi lớn lên ra nước ngoài sống, bà một thân một mình lang thang khắp Sài Gòn.

Thời gian này có lẽ là khoảng thời gian chông gai nhất khi bà phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh. Buồn hơn, đang ở độ tuổi đẹp nhất nhưng bà lại không thể mở lòng mình với bất kỳ chàng trai nào. “Vết thương lòng còn chưa hết, nên không thể tin tưởng để đi thêm bước nữa”, bà Quý tâm sự.

Nhắc về người con gái, bà Quý rầu rĩ, bà không có công nuôi dưỡng lại không được ở với con từ nhỏ, nên con gái không có tình cảm với bà cũng là điều dễ hiểu, bà cũng không trách gì. Đến bây giờ, mỗi lần về Việt Nam, người con cũng không đến nhà bà, vì biết bà nuôi nhiều mèo.

“Con gái chỉ cho cái địa chỉ khách sạn và ngày giờ rồi hẹn tôi đến, vì thương con 9 tháng mang nặng đẻ đau nên tôi vẫn tìm đến, nhưng như vậy giống như những người quen biết chứ không phải mẹ con”, bà tâm sự.

60 năm ‘làm mẹ’ của chó mèo hoang

“Niềm vui bây giờ của tôi chỉ là mỗi sớm thức dậy được nghe tiếng “chí chóe” của “đàn con”, và mỗi lần đi chợ về được chúng ‘hớn hở’ ra chào đón”, bà Quý chia sẻ.

Trong căn nhà nhỏ nồng mùi, ngổn ngang giấy báo, chai lọ, bà Quý cho biết con mèo đầu tiên bà cứu cách đây khoảng 60 năm. Từ ngày đó đến nay, đã cưu mang tất cả bao nhiêu con mèo, chó bà không nhớ rõ.

Hàng ngày, bà Quý dậy từ 5 giờ sáng để dọn dẹp giấy cũ cho ‘các con’ nằm, bà cẩn thận lau sạch sàn, lót báo cho “các con” vui chơi, sau đó cho chúng ăn rồi mới đi chợ. Lúc về, bà lại dọn dẹp và nấu ăn, rồi tắm rửa cho chúng, loay hoay cũng đến nửa đêm mới xong việc.

Bà Quý cho biết, từ ngày mất đi hạnh phúc bà luôn bị ám ảnh bởi tiếng kêu khóc của những chú chó mèo như vắng mẹ. Tiếng kêu làm bà nhớ lại giây phút đứa con gái bé bỏng bị cướp khỏi tay mình. Vậy nên bà đã cưu mang tất cả chó, mèo bị hắt hủi.

Để nuôi được “những đứa con” của mình, bà Quý phải “đặt hàng” đầu tôm, mang cá ở khắp chợ để về hâm lại rồi chia đều cho từng phần cho “các con” trong bữa tối. Một bữa bà Quý cũng phải tốn thêm khoảng 30.000 đồng tiền cá để ‘các con’ ăn được ngon miệng.

Tuổi ngoài 80 thêm vấn đề sức khỏe nhưng bà Quý vẫn “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vì “các con”. Hiện tại, bà đang cưu mang hơn 50 “đứa”, “đứa” lớn nhất đã 21 tuổi rồi. Bà nhớ tên và hoàn cảnh của từng “đứa”. Bà Quý vừa nói vừa chỉ tay vào chú chó màu đen đang sủa inh ỏi: “Đây là con Bi, ngày xưa bằng bị muối hột lại bị tiêu chảy nên người ta bỏ. Tôi mang về nuôi đến giờ thì lớn được như thế nàyi”, “còn kia là con Mi trắng, Mi vàng”,…

Trong số đó, bà Quý thương nhất là con Đô. Bà vừa vuốt ve con Đô vừa kể: “Đô đẹp trai nhất nên lạnh lùng lắm, lại có tính hung hăng nên phải cho ở riêng trong này, nếu không ra ngoài là lại kiếm chuyện ngay. Hôm nay chắc do có khách nên Đô ngại không thèm nói chuyện”.

Nhiều “đứa” lúc mới nhặt về bị ghẻ thì bà Quý tự tay bôi thuốc hàng ngày, “đứa” nào bị bệnh bà cũng tự tay cứu chữa. Lâu lâu lại có “đứa” bệnh nặng làm bà Quý lại mất ngủ cả đêm để canh chừng, bà pha sữa, dẫn đi bác sĩ để mong “con” mau lành bệnh. Hầu hết “những đứa con” bà nhặt về đều chưa mở mắt, bà phải mua núm vú, pha sữa cho từng “đứa” hoặc hướng dẫn chúng bú nhờ một mèo lớn đang mang thai.

Có một số người biết bà Quý nuôi nhiều mèo, họ bảo bà không bình thường, thậm chí còn than phiền, bà Quý hiểu ý nên làm sắt lưới giăng xung quanh nhà, để “các con” không sang nhà hàng xóm. Tuy nhiên, lâu lâu cũng có một vài “đứa” ham chơi, chạy nhảy lung tung, hàng xóm than phiền. Bà chỉ biết im lặng rồi gọi “các con” về.

Nhưng cũng có một số người hiểu và cảm thông mang cho những “đứa con” của bà Quý bao gạo hay bao thức ăn nhanh để lo cho “tụi nó”. “Nhìn những ‘đứa con’ lớn từng ngày là niềm an ủi duy nhất của tôi. Bây giờ mà không nuôi “nó” chắc tôi sống không được”, bà Quý tâm sự.

Khi được hỏi về tương lai của những “đứa con”, bà Quý cho chúng tôi biết bà đã tìm được một người đáng tin tưởng ở Củ Chi để nhờ chăm sóc chúng khi bà nằm xuống. Bà cũng sẽ nhượng cái sạp ở chợ để người “mẹ kế” lấy kinh phí trang trải cho những “đứa con’ của mình.

Đình Tuyên – Vũ Phượng