Chó Poodle Không Chịu Ăn

+ Chó poodle ăn cá được không

1. Vì sao chó Poodle không chịu ăn?

Nuôi thú cưng có thể thú vị nhưng sẽ rất đau đầu cho bạn nếu chẳng may chúng “khó ở” hay bỗng trở nên “khó chiều”. Chó Poodle không chịu ăn là một trong những tình huống như vậy.

Cơ bản, sẽ có những lý do sau đây khiến cho chú Poodle của bạn lười ăn:

Poodle và một số giống chó khác có xu hướng thay đổi hứng thú ăn uống khi môi trường sống thay đổi đột ngột. Đó là lý do mà chú chó Poodle khi bạn mới “rinh” em ấy về từ cửa hàng lại ăn ít đi so với bình thường. Tình trạng này có thể lặp lại khi bạn đưa “em nó” gửi gắm ở nhà người lạ.

Thay đổi cách dạy dỗ và chủ nhân mới cũng có những tác động tương tự như khi thay đổi môi trường sống. Nhưng sự thay đổi về mặt chủ nhân và cách dạy dỗ có tác động mạnh hơn đối với các chú Poodle. Sự lạ lẫm có thể khiến chúng sợ sệt và không thoải mái, ngay cả khi ăn uống. Việc chúng phải xa những người “bạn” ở cửa hàng, người chủ quen thuộc hàng ngày vẫn cho chúng ăn ngon lành là những tác động tâm lý khá lớn. Chúng có thể trở nên buồn bã, kém linh hoạt hơn và ăn uống cũng ít hơn.

Theo thống kê trên tổng số các trường hợp chó Poodle ăn ít hoặc không chịu ăn là xuất phát từ việc có thể đang mắc các bệnh lý sau đây:

– Do bị đau răng: Lúc này, chú Poodle trở nên biếng ăn, biếng nhai, và ít sủa hơn, chảy nhiều nước dãi hơn và có thể bỏ bữa. Đau răng đến từ nhiều nguyên nhân, có thể do bị xương mắc và đâm vào chân răng, do va chạm mạnh ở răng miệng, do bị viêm đau lợi, do mọc răng, răng lung lay, răng gãy,…

– Do bị giun: Các “bé” Poodle dưới 2 tháng tuổi thường rất dễ bị giun, nhất là những “bé” không được tiêm phòng định kỳ. Việc bị giun khiến chúng trở nên chướng nặng bụng và không thấy thèm ăn, thậm chí có cảm giác chán ăn.

– Do bị stress: Chó Poolde lanh lợi và thông minh nên về mặt cảm xúc cũng rất nhạy cảm. Vì thế, đôi khi chúng cũng bị stress, căng thẳng, lo lắng gây mất ngủ, sợ sệt, dễ cáu gắt, hung dữ bất thường. Tình trạng này khiến cho cún cưng bị chán ăn là điều dễ hiểu.

– Do gặp vấn đề đường tiêu hóa

Đường tiêu hóa không tốt và gặp “trục trặc” rất dễ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của vật nuôi. Một số vấn đề đường tiêu hóa thường gặp như: Đầy hơi, khó tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột,…

Nếu bắt “ẻm” ăn mãi một món thì việc Poodle trở nên chán ăn là điều dễ hiểu. Món ăn lặp đi lặp lại trong các bữa ăn hàng ngày dễ khiến cho Poodle “hờ hững” với bữa ăn. Đây là nguyên nhân dễ hiểu mà không chỉ Poodle gặp phải và dẫn đến chán ăn.

Thức ăn đã hết hạn, có mùi, chảy nước, hoặc thức ăn đã thiu,… là những món ăn mà Poodle sẽ dễ dàng bỏ qua bởi khứu giác chính là “món quà” lớn nhất mà loài này được tạo hóa ban tặng.

2. Phải làm gì khi chó Poodle không chịu ăn?

Với tình trạng chó Poodle không chịu ăn bạn sẽ cần xử lý qua 2 bước sau đây:

– Khi “rước” em Poodle về, bạn nên hỏi thật kỹ thói quen và sở thích của cún cưng, không chỉ trong ăn uống mà còn trong thói quen sinh hoạt, sở thích chơi đùa, ổ nằm,… Tất cả những này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của Poodle. Nếu bạn có thể tạo ra cho chúng cảm giác như chỗ ở cũ, không có nhiều thay đổi xảy ra thì khả năng ăn uống sẽ không có nhiều đổi khác

– Tránh cho Poodle ăn vặt trước bữa ăn hàng ngày, khoảng cách giữa các bữa ăn nên hợp lý

– Tất cả những thay đổi trong cách dạy dỗ, sinh hoạt, ăn uống đều nên áp dụng từ từ để Poodle làm quen dần

– Hãy tạo cho Poodle cảm giác yên tâm, an toàn khi được bạn “nuôi dưỡng”

– Hãy đi dạo cùng chúng để tạo tâm lý vui vẻ mỗi ngày. Tâm trạng vui vẻ có thể quyết định đến chất lượng bữa ăn hàng ngày của Poodle.

+ Góc tìm hiểu về chó poodle teacup

+ Nên hay không nên chọn nuôi chó poodle màu trắng?

Chó Không Chịu Ăn Hạt (Thức Ăn Khô) !

Loại thức ăn hạt ( thức ăn khô) là loại thức ăn nhiều dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển dành cho chó. Thức ăn khô cho chó được sản xuất với nhiều hương vị và phù hợp với nhiều loại chó khác nhau. Mặc dù vậy vẫn có những loại chó khó tính như Poodle, Corgi vv… Vậy nguyên nhân tại sao những loại chó này không chịu ăn thức ăn hạt ? Cùng tìm hiểu với .

Chó không ăn khi chúng không thấy đói

Khi bạn cho chó ăn nhưng biểu hiện của chúng là không thoải mái, hứng thú thì hảy để ý có thể chúng chưa đói có thể dẫn đến điều này khi bạn có lịch ăn cho cún quá dày hoặc trong gia đình bạn đã có người vừa cho chó ăn

Thức ăn hạt cho chó bị hỏng

Điều này là khá thường xuyên xảy ra khi nhiều bạn do bị đánh trúng tâm lý ham giá rẻ đã bị các cơ sở bán hàng thiếu uy tín bán các sản phẩm thức ăn cho chó giả hoặc đã hết hạn được bày bán khắp nơi với rất nhiều mức giá khác nhau tuy cùng một sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam

Hương vị thức ăn hạt không hợp khẩu vị

Đây chính là nguyên nhân loại thức khô cho chó có nhiều hương vị đến vậy như thịt bò, vị gà, pate vv… Bởi vậy bạn nên cần ra những nơi bán hàng tín cho chó mèo như hệ thống cửa hàng đồ chó mèo Petcity để được đội ngũ nhân viên bán hàng tư vấn. Tránh lãng phí khi mua về nhưng chó không ăn

Đường tiêu hóa của chó có vấn đề

Một vài trường hợp có thể xảy ra khi đường ruột của chó bị gặp vấn đề như rối loạn tiêu hóa hoặc một bệnh nhất định nào đó khiến chúng biếng ăn. Để đảm bảo sức khỏe cho chó nhà mình bạn có thể thi thoảng cho cún dùng thuốc tẩy giun 1 năm/lần hoặc gặp bác sĩ thú y để được tư vấn dinh dưỡng và khám tổng thể.

Nơi mua thức ăn hạt cho chó chính hãng

Petcity là hệ thống siêu thị dành cho thú cưng hàng đầu Việt Nam chuyên bán các sản phẩm chính hãng. Ship hàng toán quốc

Chó Bị Ốm Không Chịu Ăn

Thật không vui vẻ gì khi nhìn thấy người bạn tốt nhất bị ốm. Chúng phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn, người chủ của chúng mỗi khi bị ốm. Bước đầu tiên cần làm là nhận biết khi nào chó của bạn bị ốm, tiếp theo là xác định mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Một số trường hợp ốm có thể chăm sóc tại nhà cẩn thận, các trường hợp khác cần có sự theo dõi ngay lập tức của bác sĩ thú y. Bất cứ lúc nào bạn không biết chắc, đừng ngại gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi đó là vấn đề giữa sự sống và cái chết.

1. Nhận biết các triệu chứng khi chó bị ốm

Nên theo dõi tình trạng của cho khi bị ốm

Chúng ta nên theo dõi hoạt động hàng ngày của chú chó. Ghi chép lúc nào chó đi vệ sinh, khi nào triệu chứng xảy ra, khi nào chúng ăn uống, v.v… Cách này sẽ giúp định hình các triệu chứng. Đây cũng là công cụ hữu ích để bác sĩ chẩn đoán bệnh của chó.

Nếu chó của bạn bị ốm nhẹ (ăn uống không được tốt trong ngày, bồn chồn, nôn mửa một hai lần, tiêu chảy một đợt), bạn có thể chăm sóc chó cẩn thận tại nhà và gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

2. Một số các triệu chứng của chó bạn nên đưa chúng đến bác sĩ ngay lập tức

Có những triệu chứng cần chăm sóc y tế khẩn trương. Không bao giờ chần chừ mà gọi ngay cho bác sĩ khi gặp những triệu chứng này:

Hôn mê

Chảy máu nhiều

Ăn phải chất độc hại

Nôn mửa và tiêu chảy không ngừng

Gãy xương

Khó thở

Co giật liên tục trong vòng 1 phút

Bí tiểu hoặc đi không ra nước tiểu

Triệu chứng mới hoặc lặp lại ở chú chó đang bị bệnh (như: tiểu đường, bệnh Addison, v.v…)

Các vết sưng tấy lớn trên mặt, mắt hoặc họng.

Hỏi ý kiến bác sĩ đối với những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng bệnh khiến chú chó cảm thấy khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh cần được điều trị. Hãy gọi điện hỏi bác sĩ cách xử lý các triệu chứng sau:

Cơn co giật đơn lẻ kéo dài chưa đến 1 phút

Thỉnh thoảng bị nôn mửa và tiêu chảy kéo dài trên 1 ngày

Sốt

Ngủ lịm quá 1 ngày

Không ăn quá 1 ngày

Khó đại tiện

Đi khập khiễng hoặc đau khi vận động

Uống nước quá nhiều

Bị phù

Nổi u cục bất thường hoặc u cục sưng to hơn

Các triệu chứng hoặc hành vi bất thường khác (run rẩy hoặc rên rỉ)

3. Điều trị, chăm sóc sức khỏe cho chó tại nhà

– Không cho ăn nếu chó của bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh, bạn có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích và gặm xương đồ chơi.

Hãy cho chó của bạn uống nước thường xuyên

– Đảm bảo chó của bạn được uống nước. Không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

– Cho chó ăn thức ăn nhạt trong 1-2 ngày. Sau khi không cho ăn trong 24 giờ và chó của bạn hoạt động bình thường hơn, bạn có thể cho chúng ăn nhạt từ từ trong 1-2 ngày. Chế độ ăn nhạt cho chó bao gồm 1 phần đạm và 2 phần tinh bột dễ tiêu hóa.

Nguồn đạm thường được dùng bao gồm pho mát từ sữa gạn kem hoặc thịt gà (không da và mỡ) hoặc thịt viên luộc.

Loại tinh bột tốt cho chó là cơm trắng.

Cho chó có cân nặng 5kg ăn một chén mỗi ngày (chia thành 4 khẩu phần, cứ 6 giờ ăn một lần).

– Hạn chế chó tập luyện và chạy nhảy. Đảm bảo chó của bạn được nghỉ ngơi nhiều bằng cách hạn chế thời gian tập luyện và chơi đùa của chúng. Dắt chó đi ra ngoài cho thoải mái nhưng đừng để chúng chạy nhảy nếu cảm thấy mệt. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.

– Kiểm soát phân và nước tiểu của chó. Chú ý lượng phân và nước tiểu của chó khi bị ốm. Nếu bạn thường để chó tự đi vệ sinh ở ngoài thì khi chúng bị ốm, hãy dắt chúng đi để bạn có thể quan sát lượng phân và nước tiểu của chúng. Đừng phạt chó của bạn nếu chúng chẳng may đi vệ sinh hoặc nôn mửa trong nhà. Chúng không thể kiểm soát được vì đang bị ốm và có thể lẩn tránh bạn nếu bị phạt.

– Theo dõi sát sao triệu chứng của chó. Đảm bảo bạn theo dõi sát chú chó đề phòng trường hợp triệu chứng xấu đi. Đừng để chó ở một mình trong ngày hoặc vào cuối tuần. Nếu bạn phải đi đâu (ví dụ đi làm), hãy kiểm tra chó 2 giờ một lần. Nếu bạn không sắp xếp được, hãy gọi điện đến bệnh viện dành cho thú cứng để xem liệu họ có chăm sóc chó của bạn tại bệnh viện không. Triệu chứng có thể xấu đi nhanh chóng, các triệu chứng mới hoặc nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ngay lập tức.

– Đừng ngại gọi cho bác sĩ thú y. Nếu bạn không biết chắc triệu chứng của chú chó, hoặc nếu chúng có vẻ yếu đi, hãy gọi điện hỏi bác sĩ.

4. Hãy tạo cho chó của bạn một không gian thoải mái

– Giữ chó ở trong nhà: Đừng để chúng ở ngoài hoặc trong nhà để xe. Chó của bạn có thể gặp vấn đề về kiểm soát thân nhiệt và bạn không theo dõi chúng được kỹ lưỡng khi triệu chứng thay đổi.

– Tạo ổ thoải mái cho chó: Cho chó nằm ổ kèm theo chăn đắp để ở chỗ bạn có thể dễ dàng và thường xuyên theo dõi chúng. Chọn chăn có mùi của bạn đắp cho chó để chúng cảm thấy dễ chịu. Bạn nên chọn chỗ đặt ổ cho chó có sàn nhà dễ cọ rửa như trong nhà tắm hoặc bếp. Nếu chó nôn mửa hoặc đi vệ sinh, bạn có thể dọn dẹp nhanh chóng, dễ dàng.

– Cách li chú chó bị ốm với những chú chó khác: Bạn nên giữ chú chó bị ốm tránh xa những chú chó khác. Cách này sẽ ngăn truyền bệnh. Thời gian yên tĩnh cũng giúp chó của bạn được nghỉ ngơi.

5. Duy trì môi trường an toàn cho chó của bạn

Hãy luôn dùng những lời nói nhẹ nhàng và đầy yêu thương để động viên chó của bạn

Đừng cho chó ăn thức ăn giống như của người. Những thức ăn an toàn cho con người cũng có thể gây tử vong đối với chó. Những sản phẩm như xylitol đặc biệt nguy hiểm cho chó. Chất này có trong thực phẩm không đường và sản phẩm vệ sinh răng miệng. Những thực phẩm có hại khác là bánh mì, sôcôla, quả bơ, đồ uống có cồn, nho, nho khô, tỏi, và những thức ăn khác.

Đừng cho chó uống thuốc dành cho người. Không sử dụng thuốc dành cho người để điều trị cho chó trừ khi bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Những loại thuốc này có thể độc hại đối với chó và khiến chúng ốm nặng hơn.

Loại bỏ những chất độc hại ra khỏi nhà, nơi để xe và sân vườn. Luôn theo dõi chó khi chúng ra ngoài. Để các chất độc hại xa tầm với của chó. Những chất này bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chống đông, phân bón, thuốc kê đơn, thuốc diệt côn trùng và những thứ tương tự. Những chất này có thể độc hại và gây tử vong ở chó.

Và một điều vô cùng quan trọng để giúp chú chó của bạn nhanh khỏi bệnh đó là “Luôn nói chuyện với chú chó một cách nhẹ nhàng và đầy tình yêu thương.”

Tại Sao Mèo Không Chịu Ăn Hạt

Nhận đồng lương Harvey Nash bèo bọt cuối tháng mà trước khi dồn vào trả nợ, việc đầu tiên mình muốn làm là mua cho con Miu gói hạt bé bé. Mọi khi nó toàn được cô giúp việc nấu cho cơm với cá, giờ đây được mời mọc loại hạt đắt tiền, chắc phê lắm. Đổ đầy bát hạt và chứng kiến Miu đại gia ngửi phát run run chân quay đi … đắng thật, cái quái gì xảy ra đây không biết?

Đây là câu chuyện của những năm về trước, giờ đây mình công tác ở cửa hàng bán thức ăn cho mèo và chuyện mèo chê không ăn hạt, mèo không chịu ăn hạt hay có là mèo con cũng không chịu ăn hạt thì ngày nào cũng gặp ^^.

Loài mèo có nhiều lí do để gặp khó khăn khi được cho ăn hạt. Những lý do ấy đến từ tập tính của mèo, từ thói quen sinh hoạt, cũng có thể do sức khỏe, do chính thức ăn hạt cho mèo.

Để hiểu tại sao mèo không ăn hạt, trước hết ta xem lại thức ăn hạt cho mèo là gì?

Thức ăn hạt khô cho mèo là thức ăn được chế biến công nghiệp từ các thành phần giàu năng lượng và chất béo, cung cấp calo cho nhu cầu hàng ngày của mèo. Thức ăn hạt đóng gói có thể được chế biến từ ngũ cốc như ngô, khoai, lúa mì. Trong khi một số loại hạt khác làm từ thịt, cá.

Chính vì được sản xuất công nghiệp, có công thức chung và không thay đổi – thức ăn hạt tạo nên một hương vị không đổi khiến mèo bị nghiện – quen với hương vị và khó thay đổi.

Cũng có một số mèo dễ tính và không kén chọn mùi vị hạt, trong khi đa phần mèo đã quen thấy khó thay đổi khẩu vị.

Chú ý khi mèo không chịu ăn hạt:

Nếu hạt đã ngâm nước không nên được để quá 1 giờ đồng hồ, sau 1 giờ mà mèo vẫn không ăn thì toàn bộ hạt nên được đổ đi.

Chỉ ngâm nước từng chút ít hạt và chia làm nhiều bữa cho mèo ăn để tránh lãng phí nếu mèo không ăn hết.

Ta cùng điểm qua những lý do có thể cho việc mèo không chịu ăn hạt.

Đầu tiên bạn cần chắc chắn là mèo có sức khỏe tốt. Nếu mèo vẫn thường ăn uống tốt mà đột nhiên thấy bé không ham ăn nữa, đây là điều cần được quan tâm ngay lập tức – đặc biệt là với những bé mèo thừa cân. Nếu gần đây mèo trở nên gầy hơn, bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, thì đó là dấu hiệu của bệnh nào đó – hoặc có thể đơn giản chỉ là bị .

Sức khỏe răng, lợi cũng gây ra việc mèo bỗng dưng từ chối ăn hạt, có thể mèo bị đau răng, bị sưng lợi và trở nên sợ hãi mỗi khi ăn.

Mèo bị tiêu hóa kém hoặc bị búi lông.

2 vấn đề sức khỏe này luôn phổ biến ở mèo, ngoài các lí do khác thì lý do phổ biến nhất lại chính là do mèo ăn loại hạt kém chất lượng lâu ngày, những sản phẩm hạt kém chất lượng có khả năng tiêu hóa thấp, ngoài ra còn có thể đưa vào bụng mèo những chất hóa học gây khó tiêu hóa.

Xử lý khi mèo ốm không ăn hạt:

Ngâm hạt với nước dùng gà, nước ấm, nước hầm xương trong 20 phút rồi đưa mèo ăn.

Khi mèo hoặc bị búi lông, cần xem xét thay đổi loại hạt.

Tham khảo các loại hạt tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ chống búi lông.

2/ Mèo nhiễm thói quen xấu.

Có thể loại thức ăn hạt mà bạn đang cho mèo ăn không đủ hấp dẫn, trong khi thời gian gần đây bạn thường xuyên cho mèo ăn thêm nhiều thịt, cá, pate và các loại bánh thưởng hoặc gel dinh dưỡng ngon miệng. Đây là lúc để gạt bỏ thói quen xấu đó: ngừng cho ăn mọi đồ ăn thêm cho đến khi mèo chịu quay lại ăn hạt.

Xử lý mèo chê không ăn hạt:

Cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ đều đặn hàng ngày, thực hiện đúng lịch cho ăn. Ngừng cho ăn các thức ăn, đồ ăn vặt bên ngoài.

Giúp mèo nhận thấy đây là lựa chọn duy nhất mà nó cần phải tôn trọng.

Mèo đánh giá cao sự tiện nghi tốt hơn của cuộc sống, đặc biệt là làm bất cứ điều gì chúng muốn, bất cứ khi nào chúng muốn. Khi môi trường sống của một chú mèo bị xáo trộn, mèo ta có thể coi đó là một mối đe dọa và cũng mất luôn cảm giác ngon miệng. Nuôi thú cưng mới, nhà mới có em bé, chuyển đến nhà mới là những đổi thay khiến mèo ngừng ăn ngay cả loại thức ăn yêu thích.

Đổi loại thức ăn mèo mới: Mèo đang quen ăn một loại hạt khô từ lâu nhưng bỗng được đổi một loại thức ăn hạt khác. Đây cũng là lí do khiến mèo rụt rè hơn khi ăn loại thức ăn mới, bất kể loại thức ăn hạt mới tốt hơn hay kém hơn loại cũ. Việc khó làm quen với thức ăn mới này có thể xuất phát từ mùi vị lạ, tỉ lệ protein và chất béo thay đổi.

Xử lý mèo bỏ ăn vì thay đổi môi trường sống:

Làm quen với một thói quen mới có thể cũng lâu, nhưng thời gian sẽ giúp chú mèo lấy lại sự thoải mái với môi trường xung quanh và ăn uống trở lại nhờ tình yêu thương và sự cưng nựng từ phía chủ nuôi.

5/ Nước – có đủ nước cho mèo uống không?

Lại một trường hợp rất bình thường nhưng sen mèo có thể vô tình quên mất, mèo rất cần nước để tiêu hóa được thức ăn hạt, nếu sen quên cung cấp nước sạch, mèo tất nhiên sẽ bỏ ăn rồi. Nhưng ngoài ra, việc quên nước sạch của mèo rất nguy hiểm và có nguy cơ gây hại lớn cho hệ tiêu hóa.

6/ Chất lượng hạt.

Thành phần nguyên liệu khác nhau là điều tạo nên sự khác biệt về chất lượng giữa các loại hạt.

Sau đó, nguồn gốc và cách xử lý nguyên liệu khác nhau gây nên khác biệt về mùi hương giữa các thương hiệu thức ăn khác nhau dù sử dụng cùng một loại thành phần nguyên liệu, ví dụ như quá trình xử lý, ép ngô thành bột hoặc quá trình xử lý cá và tạo hương liệu.

Mèo có thể từ chối ăn một thực phẩm khi mà nó cảm thấy loại thực phẩm ấy quá chán.

Nên chọn thay đổi những loại hạt cùng tầm chất lượng, cùng tầm giá.

Lựa chọn thời điểm thay đổi hạt thích hợp:

Khi mèo có thai, mới đẻ con.

Khi mèo đang đói hoặc vừa mới sau giai đoạn bỏ ăn.

7/ Mèo con không chịu ăn hạt.

Tại sao mèo con không ăn hạt?

Mèo con quen loại hạt khác.

Mèo con khi ở với chủ cũ đã quen ăn loại hạt hay thức ăn khác, khi mới sang nhà mới bé lo lắng và dễ không muốn ăn thử loại hạt có mùi vị lạ, bạn cần hỏi kĩ chủ cũ về loại thức ăn mèo vẫn hay ăn để đảm bảo không gây nguy hiểm cho mèo.

Mèo con chưa biết ăn hạt.

Có thể mèo con chưa được giới thiệu để quen với thức ăn cho mèo, trong trường hợp này bạn cần hướng dẫn để mèo con tập làm quen với thức ăn hạt, chúng mình đã có bài hướng dẫn cách giúp mèo con tập ăn hạt với tham khảo từ Royal Canin.

Mèo Không Chịu Ăn Hạt Phải Làm Sao?

Nguyên nhân khiến mèo không chịu ăn hạt và cách khắc phục 1. Do thay đổi loại hạt

Thức ăn hạt khô cho mèo là loại thức ăn được chế biến công nghiệp từ các thành phần giàu năng lượng và chất béo, giúp cung cấp calo cho nhu cầu hàng ngày của mèo. Chính vì được sản xuất công nghiệp, có công thức chung và không thay đổi nên thức ăn hạt tạo nên một hương vị không đổi khiến mèo bị nghiện, tức là quen với hương vị và khó thay đổi. Thực tế có một số mèo dễ tính và không kén chọn mùi vị hạt, nhưng đa phần mèo đã quen ăn thì sẽ rất khó thay đổi khẩu vị.

Cách xử lý: Bạn có thể cho mèo ăn loại thức ăn hạt cũ, không cần thay đổi loại hạt.

2. Mèo bị ốm

Nếu mèo vẫn thường ăn uống tốt mà đột nhiên bé không ham ăn nữa thì bạn cần chú ý. Nếu thấy mèo bỏ ăn, trở nên gầy hơn, bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, thì đó là dấu hiệu của bệnh nào đó – hoặc có thể đơn giản chỉ là bị búi lông.

Vấn đề về răng, lợi cũng gây ra việc mèo bỗng dưng từ chối ăn hạt. Có thể mèo bị đau răng, bị sưng lợi nên chúng sẽ lười ăn.

Mèo bị tiêu hóa kém hoặc bị búi lông là khá phổ biến khiến mèo bỏ ăn hạt. Bên cạnh đó cũng có thể do mèo ăn loại hạt kém chất lượng lâu ngày, những thức ăn rẻ tiền này thường chứa các chất có hại gây khó tiêu hóa cho mèo khiến chúng biếng ăn.

Cách xử lý: Ngâm hạt với nước dùng gà, nước ấm, nước hầm xương trong 20 phút rồi đưa mèo ăn. Khi thấy mèo khó tiêu hóa hoặc bị búi lông, cần xem xét thay đổi loại hạt. Bạn có thể tham khảo các loại hạt tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ chống búi lông cho mèo.

2. Mèo nhiễm thói quen xấu

Thức ăn hạt sẽ không hấp dẫn bằng các loại thức ăn tươi như cá thịt, pate… và nếu bạn thường xuyên cho mèo ăn thêm nhiều thịt, cá, pate và các loại bánh thưởng hoặc gel dinh dưỡng ngon miệng thì chúng sẽ có thói quen xấu bỏ ăn hạt để ăn các đồ ăn vặt này. Nếu mèo nhiễm thói quen xấu đó, bạn hãy ngừng cho ăn mọi đồ ăn thêm cho đến khi mèo chịu quay lại ăn hạt.

Cách xử lý: Cho mèo ăn nhiều bữa nhỏ đều đặn hàng ngày theo đúng lịch cho ăn và ngừng cho ăn các thức ăn, đồ ăn vặt cho mèo khác. Điều này sẽ giúp mèo nhận thấy hạt là lựa chọn duy nhất mà nó cần phải tôn trọng.

3. Thay đổi môi trường sống

Khi môi trường sống của một chú mèo bị xáo trộn, chúng có thể coi đó là một mối đe dọa và cũng mất luôn cảm giác ngon miệng. Trong một số trường hợp ví dụ như bạn nuôi thêm thú cưng mới, nhà mới có em bé, hoặc chuyển đến nhà mới cũng có thể khiến mèo bỏ ăn ngay cả loại thức ăn yêu thích.

Bên cạnh đó, việc đổi loại thức ăn hạt mới cũng có thể khiến mèo bỏ ăn, cho dù loại thức ăn hạt mới tốt hơn hay kém hơn loại cũ. Điều này có thể xuất phát từ mùi vị lạ, tỉ lệ protein và chất béo thay đổi.

Cách xử lý: Cần cho mèo có thời gian để lấy lại sự thoải mái với môi trường xung quanh và ăn uống trở lại nhờ tình yêu thương và cưng nựng từ phía chủ nuôi.

4. Đồ ăn mèo cũ, bẩn

Mèo là loài vật khá sạch sẽ và nếu bạn không giữ được sự sạch sẽ và tươi mới của bát thức ăn có thể sẽ khiến chúng bỏ không chịu ăn hạt.

Cách xử lý: Luôn rửa sạch bát ăn cho mèo và bỏ thức ăn cũ, cung cấp thức ăn hạt mới cho mèo nếu hạt để quá lâu mèo không ăn hết.

5. Không đủ nước cho mèo uống

Mỗi lần mèo đều uống rất ít nước nhưng chúng lại rất cần nước để tiêu hóa được thức ăn hạt. Nếu bạn quên cung cấp nước sạch, mèo sẽ thường bỏ ăn. Việc quên nước sạch của mèo cũng rất nguy hiểm và có nguy cơ gây hại lớn cho hệ tiêu hóa của mèo.

Cách xử lý: Chủ nuôi cần thay nước ít nhất 1 lần/ngày cho mèo và giữ bát nước sạch sẽ, nếu để dính lông mèo, bụi bẩn hay thức ăn vào bát nước chúng sẽ không chịu uống nước.

6. Chất lượng hạt

Thành phần nguyên liệu khác nhau sẽ tạo nên sự khác biệt về chất lượng giữa các loại hạt. Bên cạnh đó, nguồn gốc và cách xử lý nguyên liệu khác nhau cũng gây nên khác biệt về mùi hương giữa các thương hiệu thức ăn khác nhau dù sử dụng cùng một loại thành phần nguyên liệu. Ví dụ như quá trình xử lý, ép ngô thành bột hoặc quá trình xử lý cá và tạo hương liệu. Và mèo có thể từ chối ăn một loại hạt khi mà nó cảm thấy loại hạt này quá chán.

Cách xử lý: Nếu thay đổi thức ăn cho mèo bạn nên chọn thay đổi những loại hạt cùng tầm chất lượng, cùng tầm giá và lựa chọn thời điểm thay đổi hạt thích hợp như khi mèo có thai, mới đẻ con. Hoặc khi mèo đang đói hay vừa mới sau giai đoạn bỏ ăn.

Nguyên nhân khiến mèo con không chịu ăn hạt và cách khắc phục

Khi bạn mới đón mèo con về, có thể chúng sẽ không chịu ăn hạt. Điều này có thể do:

1. Mèo con quen loại hạt khác

Mèo con khi ở với chủ cũ có thể đã quen ăn loại hạt hay thức ăn khác, khi mới sang nhà mới bé lo lắng và không muốn ăn thử loại hạt có mùi vị lạ.

Cách xử lý: Bạn cần hỏi kĩ chủ cũ về loại thức ăn mèo vẫn hay ăn để đảm bảo không gây nguy hiểm cho mèo.

2. Mèo con chưa biết ăn hạt

Có thể mèo con chưa được chủ cũ cho ăn hạt nên chưa biết ăn. Trong trường hợp này bạn cần hướng dẫn để mèo con tập làm quen với thức ăn hạt thông qua bài viết CÁCH TẬP CHO MÈO CON ĂN HẠT TỐT NHẤT