Cách Huấn Luyện Rottweiler 2 – 6 Tháng Tuổi

Tùng Lộc Pet – Giai đoạn 2 – 6 tháng tuổi đối với giống chó Rottweiler là giai đoạn huấn luyện khó khăn và phức tạp nhất. Do ở độ tuổi này, Rott rất hiếu động và đôi khi không chịu nghe lời. Vì vậy cần có những biện pháp hợp lý trong việc giáo dục và huấn luyện Rott từ 2 – 6 tháng tuổi

Bước đầu huấn luyện chó Rottweiler

Ở thời kỳ này, việc huấn luyện Rott khá nhẹ nhàng, đó là gia tăng độ thân mật giữa chó con với chủ nhân cũng như tăng cường ý thức cảnh giác của chúng với người lạ mặt. Bắt đầu rèn luyện 1 số thói quen như chăm chỉ di chuyển, hung dữ với người lạ. Tập bơi và biết cách dừng lại khi có lệnh. Luyện tập khứu giác. Đặc biệt, phải làm cho chúng quen với tên của mình.

 Độ tuổi tốt nhất để rèn luyện các phản xạ quyến luyến với con người ở chó Rott là từ 5 – 7 tuần tuổi. Nếu sự gần gũi với con người không được rèn luyện tốt trước 14 tuần tuổi thì sẽ xuất hiện ý thức ngại tiếp xúc với người và chúng ta rất khó để có thể đến gần chúng

Phương pháp huấn luyện chó Rott

Hãy đưa chú Rott con của bạn đi thăm thú ở nhiều địa hình khác nhau, ví dụ như cánh đồng, trong rừng, gần đường, điểm dân cư. Lưu ý rằng nên cho Rott tiếp xúc với các đường phố vắng vẻ, ít náo nhiệt trước khi đưa Rott tới những địa điểm đông đúc hơn. Đây là cách thức tập cho chúng có được sự bình tĩnh nhất trong mọi hoàn cảnh. Nếu trong chuyến đi, có điều gì đó khiến chúng hoảng sợ thì hãy bình tĩnh. đưa chú Rott đến cạnh chính thứ đã làm chúng sợ, cho chúng quan sát kỹ lưỡng vật đó, ngửi vật đó và động viên chúng bằng những cáu vuốt ve hoặc cho đồ ăn (kẹo). Duy trì sự tiếp xúc giữa những chú Rott con với nhau, giữa người huấn luyện với Rott, giữa những chú Rott con và những con đã trưởng thành để đạt được mục đính rèn luyện có hiệu quả cao nhất, các đặc điểm hành vi cần thiết trong quá trình bắt cước. Vì vậy, nên mang theo 1 con chó Rott trưởng thành đi cùng vì ở chó Rott con, các phản xạ tương tự thể hiện rất mạnh mẽ.

Huấn luyện cho Rott quen với vài lệnh đơn giản

Khi gọi Rott con đến và cho chúng kẹo thì phải gọi bằng tên riêng. Tên riêng, đó là kích thích có điều kiện, còn kích thích không điều kiện đó là thức ăn, cần phải sử dụng thêm những cái vuốt ve. Khi gọi Rottweiller, cần phát âm nhẹ nhàng, sau đó cho ăn và vuốt ve chúng. Khi phản xạ có điều kiện đối với tên riêng được thành thạo, hạn chế không cho đồ ăn nữa mà thay vào đó là khẩu lệnh “tốt”. Không được lạm dụng gọi tên riêng mà lại không động viên Rott bằng cử chỉ vuốt ve, bởi nếu không được âu yếm, chúng sẽ dần dần ngừng phản ứng khi được gọi tên.

Tập cho chúng chơi với các đồ vạt như xương ống, gỗ, gậy dài… Đồ vật cần đa dạng về màu sắc, tính chất, cân nặng, để chúng có thể làm quen dần và tìm được bất cứ thứ gì được yêu cầu.

Giai đoạn này cũng có thể cho Rott nhảy qua các chướng ngại vật nhỏ để quen với những thử thách ở giai đoạn huấn luyện sau

Những lưu ý khi huấn luyện Rott

Nên cho Rott mang vác đồ nặng dần để rèn luyện thể lực. Rott là giống chó rất dũng cảm và hiếu động.

Từ tháng thứ 3, nên chia Rott thành nhóm nhỏ (2-3 con/nhóm) để dễ huấn luyện.

Một ngày cho chúng hoạt động từ 3/4 tiếng là hợp lý

Nên đặt cho chúng những cái tên ngắn

[Total:

0

Average:

0

]

Từ 6 Đến 12 Tháng Tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn trong quá trình ăn dặm của bé không giống nhau cả về chất lượng lẫn số lượng. Vì vậy, bố mẹ cần phải nắm được chính xác cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ cho từng mốc thời gian cụ thể từ 6 – 12 tháng tuổi. Cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ ?

Quá trình ăn dặm của trẻ được chia thành từng mốc thời gian cụ thể và ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác biệt rõ rệt về nhu cầu ăn uống. Để biết cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ? Bố mẹ hãy theo dõi bài phân tích của Chuyên gia dinh dưỡng ngay sau đây.

Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi

Theo nghiên cứu của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi, trẻ đã bộc lộ một số dấu hiệu sẵn sàng làm quen với thực phẩm rắn như:

Có thể giữ vững đầu và ngồi thẳng trên ghế cao

Tăng cân rõ rệt so với cân nặng lúc mới sinh

Có thể mở miệng đủ rộng để ngậm một chiếc thìa

Có thể tự di chuyển thức ăn vào miệng

Thức ăn lý tưởng

Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Rau sạch như khoai lang, bí xay nhuyễn

Trái cây ngọt thanh như táo, chuối, đào

Thịt tinh chế như thịt gà, thịt heo, thịt bò

Ngũ cốc

Một lượng nhỏ sữa chua

Mỗi ngày nên cho bé ăn bao nhiêu?

Bắt đầu với khoảng 1 muỗng cà phê thực phẩm nghiền nhuyễn hoặc ngũ cốc. Bạn có thể trộn ngũ cốc với 4 đến 5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa bột.

Sau đó, tăng 1 muỗng canh thức ăn nghiền nhuyễn hoặc 1 muỗng canh ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức hai lần một ngày. Nếu cho ăn ngũ cốc, bố mẹ hãy cho ít nước dần để bé làm quen với thức ăn đặc.

Giai đoạn từ 6 – 8 tháng tuổi

Cũng như khi được 4 – 6 tháng tuổi, giai đoạn này bé đã bộc lộ những dấu hiệu sẵn sàng cho việc học ăn dặm.

Thức ăn lý tưởng

Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Các loại trái cây như chuối, lê, táo, đào, bơ

Rau củ sạch như cà rốt, bí, khoai lang

Thịt tinh chế như thịt gà, thịt heo, thịt bò

Đậu phụ

Một lượng nhỏ sữa chua

Một số loại đậu xay nhuyễn như đậu đen, đậu lăng, đậu xanh,…

Tăng cường ngũ cốc như yến mạch, đại mạch

Mỗi ngày nên cho bé ăn bao nhiêu?

1 muỗng cà phê trái cây, dần dần tăng lên 2 hoặc 3 muỗng canh trong bốn lần cho ăn

1 muỗng cà phê rau cải, dần dần tăng lên 2 hoặc 3 muỗng canh trong bốn lần cho ăn

3 đến 9 muỗng canh ngũ cốc trong 2 hoặc 3 lần cho ăn

Giai đoạn từ 8 – 10 tháng tuổi

Dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm ở giai đoạn này của trẻ rõ ràng hơn, cụ thể:

Lấy đồ vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ

Có thể chuyển thức ăn từ tay này sang tay kia

Cho mọi thứ vào miệng

Di chuyển hàm dưới khi nhai

Thức ăn lý tưởng

Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Một lượng nhỏ phô mai đã được làm sạch và sữa chua

Rau củ nghiền mịn như cà rốt, bí, khoai tây, khoai lang

Trái cây nghiền như chuối, đào, lê, bơ

Thức ăn dễ cầm tay như trứng chiên thái miếng nhỏ, khoai tây nấu chín, mì ống xoắn ốc, bánh mỳ nướng, bánh mỳ sắt lát mỏng

Thực phẩm giàu Protein như thịt nhỏ, thịt gia cầm, cá, đậu hũ, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu đen,…

Bổ sung thêm nhiều ngũ cốc như lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch, ngũ cốc tổng hợp,…

Mỗi ngày nên cho bé ăn bao nhiêu?

1/4 đến 1/3 cốc sữa

1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc để bổ sung chất sắt

3/4 đến 1 chén trái cây

3/4 đến 1 chén rau

3 đến 4 muỗng canh thức ăn giàu Protein

Giai đoạn từ 10 – 12 tháng tuổi

Thời điểm này, hầu hết các bé đã khá thành thục với cầm nắm thức ăn và khả năng ăn uống tiến bộ hơn rất nhiều bởi:

Hoạt động nuốt thức ăn dễ dàng hơn

Có nhiều răng hơn

Không còn đẩy thực phẩm ra khỏi miệng bằng lưỡi

Cố gắng sử dụng thìa

Thức ăn lý tưởng

Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Phô mai đã được làm mềm, sữa chua

Trái cây nghiền hoặc cắt thành các khối nhỏ

Rau củ luộc chín như đậu Hà Lan, cà rốt

Thực phẩm giàu Protein như thịt nhỏ, thịt gia cầm, cá, đậu hũ ,…

Thức ăn dễ cầm nắm như trứng chiên nhỏ, khoai tây nấu chín, mì ống xoắn ốc, bánh mỳ nướng

Tăng cường ngũ cốc như lúa mạch, lúa mỳ, yến mạch và ngũ cốc tổng hợp,…

Vậy giai đoạn này, bé ăn dặm một bữa bao nhiêu là đủ? Con số chắc chắn sẽ khiến bố mẹ bất ngời đấy!

Mỗi ngày nên cho bé ăn bao nhiêu?

1/3 cốc sữa

1/4 đến 1/2 chén ngũ cốc

3/4 đến 1 chén trái cây

3/4 đến 1 chén rau

1/8 đến 1/4 chén thức ăn hỗn hợp

3 đến 4 muỗng canh thức ăn giàu Protein

Mẹo cho bé ăn dặm hiệu quả và an toàn

Để bé thích ứng được với nguồn dưỡng chất mới không phải là sữa mẹ vô cùng khó khăn, thế nên trong quá trình tập cho bé ăn dặm, bố mẹ cần ghi nhớ những điều sau đây:

Nếu bé không ăn những gì bạn cung cấp lần đầu tiên, hãy thử lại sau vài ngày (ít nhất là thử lại 8 lần). Nên chờ hai hoặc ba ngày trước khi cho thức ăn tiếp theo

Hãy ghi lại các loại thực phẩm đã cho bé ăn để nếu xảy ra dị ứng, cuốn nhật ký thực phẩm giúp bạn dễ dàng xác định nguyên nhân. Không nên quá an toàn trong việc giới thiệu thực phẩm mới, hãy cho bé khám phá bất kì thức ăn nào có trên bàn ăn mà bé muốn, chỉ cần đảm bảo mọi hành động của con đều nằm trong tầm kiểm soát của bố mẹ.

Trẻ 6 Tháng Tuổi Ăn Hoa Quả Gì?

Trẻ 6 tháng tuổi ăn hoa quả gì là tốt nhất? Câu trả lời chính là nhóm trái cây có phần thịt quả mềm, giàu chất xơ đó các mẹ ạ!

Trái cây đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bé từ 0 đến 3 tuổi. 6 tháng tuổi là thời điểm vô cùng thích hợp để thêm trái cây vào thực đơn của bé. Lúc này có lẽ nhiều mẹ rất băn khoăn chưa biết nên cho trẻ 6 tháng tuổi ăn hoa quả gì đầu tiên. Chúng ta đều biết rằng, hoa quả chứa rất nhiều loại vitamin và chất xơ có lợi cho đường tiêu hóa của bé, tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm mà mẹ mới có thể cho bé thử ăn một số loại trái cây nhất định.

Trẻ 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết độ tuổi thích hợp để bé bắt đầu quá trình ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Vào thời điểm này, bên cạnh sữa mẹ, cơ thể bé cần được tiếp nạp thêm các dưỡng chất khác từ đa dạng các loại thực phẩm.

Nếu bố mẹ cho bé ăn dặm quá muộn thì điều này có thể gây ra tình trạng thiếu chất, chậm phát triển ở bé. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên vội vàng cho bé ăn dặm quá sớm, bởi vì hệ tiêu hoá của trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn còn rất non nớt và chưa hoàn thiện.

Trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu được trong thực đơn dinh dưỡng dành cho bé. Trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt mà nhiều loại thực phẩm khác không thể cung cấp đủ. Trái cây còn là thực phẩm thân thiện với bé khi hình thức nhiều màu sắc, rất dễ ăn và phù hợp với khẩu vị của bé.

Vậy trẻ 6 tháng tuổi ăn được hoa quả gì?

Vì hệ thống tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi chưa được hoàn thiện và còn rất nhạy cảm, chính vì thế bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn trực tiếp trái cây chưa qua xử lý. Tốt nhất là cho trẻ ăn các loại trái cây đã được nghiền nhuyễn và không quá chua.

Chuối

Chuối là loại trái cây vô cùng bổ dưỡng và dễ dàng tiêu hóa. Trong quả chuối có chứa nhiều calo, giúp bổ sung thêm nguồn năng lượng và góp phần giúp trẻ tăng cân tốt. Chuối cũng chứa một lượng lớn các loại vitamin như vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12), vitamin C, vitamin D, vitamin E và các chất vi khoáng (kali, magie, sắt, fluor, phốt-pho,…) cần thiết cho cơ thể.

Đối với chuối, mẹ chỉ cần nghiền thật nhuyễn là có thể cho bé ăn ngon lành. Ngoài ra, mẹ cũng có thể kết hợp chuối với nhiều loại trái cây khác như quả táo, lê chín hay sữa chua, cháo, yến mạch,… để giúp bé đổi vị các bữa ăn. Với các bé từ 9 đến 10 tháng tuổi thì mẹ không cần nghiền nhuyễn chuối nữa mà có thể cắt khoanh tròn để bé vừa tập bóc nhón vừa ăn.

Nếu mẹ đang thắc mắc rằng giai đoạn ăn dặm thì trẻ 6 tháng ăn hoa quả gì là phù hợp nhất, thì câu trả lời chính là quả bơ. Trong quả bơ có chứa rất nhiều chất béo tốt (chất béo không no), folate, vitamin,… vô cùng có lợi đối với sự phát triển trí tuệ của bé.

Tương tự như cách chế biến chuối, mẹ chỉ cần xay nghiền nhuyễn thịt quả bơ cho bé ăn, hoặc trộn với các loại quả nghiền khác hoặc sữa chua là bé đã có thể ăn được ngay. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể cắt bơ thành các miếng nhỏ và để bé tự bốc nhón để thưởng thức.

Thanh long

Trẻ 6 tháng tuổi ăn hoa quả gì để hỗ trợ tăng cường đề kháng?

Thanh long có chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể và có tác dụng phòng ngừa cũng như làm dịu đi các triệu chứng của bệnh cảm cúm và bệnh sốt xuất huyết vô cùng nguy hiểm ở trẻ em (tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi mắc bệnh thì chỉ cần ăn thanh long là có thể khỏi bệnh, mà thanh long chỉ có tác dụng giúp đề kháng của bé tốt hơn khi bị virus gây bệnh tấn công).

Cách làm món trái cây nghiền để bé tập ăn dặm từ trái thanh long cũng vô cùng đơn giản, tất cả những gì mệ cần làm chỉ là nghiền và rây lọc hạt cho mịn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể ép lấy nước để cho bé uống vì thịt quả thanh long chứa rất nhiều nước.

Xoài chín ngọt

Xoài là món trái cây đặc sản của xứ nhiệt đới có hương thơm hấp dẫn, hương vị ngon ngọt, giàu vitamin A. Tuy có chứa ít chất béo và ít calo nhưng xoài lại rất giàu chất xơ, là nguồn cung cấp vitamin B, vitamin C cũng như các khoáng chất như kali, sắt và protein, cực kỳ có lợi cho sức khoẻ của bé.

Để đưa xoài vào thực đơn của bé, mẹ nên lựa chọn quả xoài chín, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ để xay dễ dàng và mịn hơn. Sữa chua, sữa mẹ hoặc sữa công thức là những thành phần phụ mà mẹ có thể cho thêm vào và xay cùng xoài đến mức nhuyễn là đã có món ăn dặm cực ngon cho bé rồi.

Đu đủ

Đu đủ là loại quả có phần thịt mềm, nhiều chất xơ và enzime tiêu hóa. Vì thế đu đủ là loại hoa quả vô cùng lý tưởng cho bé trong giai đoạn ăn dặm, có khả năng kích thích khả năng ăn uống ở trẻ lười ăn, và đu đủ có thể giúp bé hay bị chứng táo bón có thể nhuận tràng.

Cách chế biến đu đủ cho bé ăn thì vô cùng đơn giản, mẹ hãy lựa quả đu đủ chín, khéo léo bỏ vỏ và hột, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ đem xay nhuyễn. Tương tự với các loại hoa quả trước đó, mẹ có thể kết hợp thêm sữa bột hay sữa mẹ khi xay đu đủ cho bé ăn.

Một số lưu ý khi mẹ cho trẻ ăn trái cây Không phải loại hoa quả nào cũng phù hợp với bé 6 tháng tuổi

Hệ tiêu hóa của trẻ 6 tháng tuổi thực ra vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên vẫn còn khá nhạy cảm. Vì vậy, khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm thì mẹ chỉ nên cho bé làm quen dần với những loại trái cây mềm như chuối, bơ, chuối,…mà ODPHUB đã liệt kê trước đó. Các loại hoa quả cứng và nằm trong danh sách dễ gây dị ứng (như dâu tây, kiwi,…) thì khi bé lớn hơn 12 tháng tuổi rồi mẹ mới nên cho bé ăn vì lúc này hệ miễn dịch cũng như tiêu hóa của bé đã trở nên cứng cáp hơn.

Tránh các loại trái cây có thể gây dị ứng hoặc nguy hiểm cho bé

Trẻ 6 tháng tuổi ăn hoa quả gì thì sẽ dễ bị dị ứng? Ví dụ như quả nho, nho cũng là loại trái cây rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo rằng bố mẹ chỉ nên cho trẻ ăn nho khi trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên vì quả nho hình tròn, đủ nhỏ để khiến bé dễ bị hóc và nghẹt thở, hơn nữa lại có khả năng gây dị ứng cho bé. Tương tự nho, các loại trái cây như dứa, dâu tây, quýt,…chứa nhiều axit chua không tốt cho dạ dày còn mỏng yếu của bé, do đó, mẹ chỉ nên đưa những loại quả này vào thực đơn ăn dặm khi bé lớn trên 12 tháng tuổi.

Cho bé làm quen dần dần Bé nên ăn bao nhiêu trái cây là đủ?

Từ 6 tháng tuổi, bé có thể ăn được khoảng 60gram trái cây nghiền/ngày.

Khi được 1 tuổi, khẩu phần ăn này của bé có thể tăng lên, trung bình khoảng 100gram/ngày.

Từ 2 đến 6 tuổi, bé có thể ăn được khoảng 200gram đến 300gram trái cây/ngày.

Mẹ nên cho bé ăn trái cây đã nghiền nhuyễn vào buổi chiều và cách bữa ăn chính của bé khoảng từ 1 đến 2 tiếng.

Chế biến hoa quả phù hợp cho bé

Sau khi bé mọc răng sữa, mẹ nên cắt trái cây thành những miếng nhỏ để giúp bé rèn luyện khả năng bốc nhón, nhai và nuốt. Tuy nhiên, mẹ không nên cắt hoa quả thành miếng quá lớn để tránh làm bé bị nghẹn.

Trẻ 6 tháng tuổi chưa nhất thiết phải uống nước ép hoa quả. Thứ nhất là do dạ dày của bé chưa đủ lớn để uống quá nhiều nước ngoài sữa mẹ. Thứ hai là do lượng đường trong nước hoa quả có thể cao vượt quá nhu cầu của trẻ và có thể dẫn tới tiêu chảy.

Mặc dù tương tự như rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin và muối khoáng, thế nhưng trái cây không thể là món ăn thay thế hoàn toàn cho rau xanh được. Do đó, lượng trái cây và rau củ cần được cân đối hợp lý trong thực đơn dinh dưỡng của bé mỗi ngày.

Khi mẹ đã nắm rõ được trẻ 6 tháng tuổi ăn hoa quả gì là hợp lý thì mẹ có thể an tâm bổ sung thêm các loại trái cây bổ dưỡng vào khẩu phần ăn dặm cho bé để giúp cung cấp đủ dinh dưỡng và các khoáng chất giúp bé khỏe mạnh và mau lớn.

Bán Chó Poodle Màu Trắng Kem 2 Tháng Tuổi. Bảo Hành 6 Tháng

Thú Kiểng hiện còn mấy bé Poodle trắng pha kem rất là cute này ạ. Các bé hiện gần đủ 2 tháng tuổi, tiêm phùng đủ 2 mũi, được cho ăn OrgaPush tăng sức đề kháng và đã sẵn sàng về nhà mới. Các bé đều được Bảo Hành 1 ĐỔI 1 lên tới 6 Tháng – 180 Ngày.

🤞chính sách bảo hành và hỗ trợ khách hàng :

🤞Bảo Hành tiêu chuẩn 1 đổi 1 trong 90 ngày đối với các bệnh virus (cao nhất VN)

🤞Gói bảo hành 1 đổi 1 nâng cao lên đến 365 ngày

🤞Miễn phí vận chuyển Bắc – Trung – Nam

🤞Tiêu chuẩn tiêm phòng 02 mũi vacxine

🤞Tư vấn chăm sóc trọn đời

🤞 Thanh toán 100% viện phí trong thời gian bảo hành tại trung tâm bảo hành của thú kiểng trên toàn quốc.

🔖 Mọi bé đều được dùng OrgaPush

🏢 Địa Chỉ Đón Các Bé:

(Quý khách vui lòng liên hệ trước khi đến để Thú Kiểng phục vụ được chu đáo nhất!)

Hà Nội: 61 Lạc Hồng – phường Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (Đi ngõ 93 Hoàng văn Thái)

TPHCM: Số 26 – Đường Số 6 – P. Bình An – Quận 2

TPHCM: 118 Nguyễn Thái Bình – P.12 – Quận Tân Bình

💝 Một Vài Đánh Giá Của Khách Hàng 🏢 Địa Chỉ Đón Các Bé:

(Quý khách vui lòng liên hệ trước khi đến để Thú Kiểng phục vụ được chu đáo nhất!)

Hà Nội: 61 Lạc Hồng – phường Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (Đi ngõ 93 Hoàng văn Thái)

TPHCM: Số 26 – Đường Số 6 – P. Bình An – Quận 2

TPHCM: 118 Nguyễn Thái Bình – P.12 – Quận Tân Bình

✌ Thú Kiểng trên Facebook 💬 Đánh Giá Của Khách Hàng

– Dựa trên nhận xét của 31 khách

Đón bé Sam về gần tròn 1 năm mới viết nhận xét. Bé form đẹp chuẩn mỗi tội lúc đón về là 2 tháng tuổi nhưng hơi ốm hơn so với mấy bé cùng trang lứa nhưng khoẻ mạnh phát triển đầy đủ thì cũng không sao. Giờ lớn khoẻ rồi lì kinh khủng :))

Mình có đặt một nhóc boodle bò sữa cuối tháng 9 nhưng bé bị ốm không vận chuyển đi xa được. Đến giữa tháng 10 mới được nhận bé khác. Hơi sốt ruột và hụt hẫng tí, nhưng cún nhận được rất đẹp + khỏe mạnh. Lại được Thú Kiểng xin lỗi bằng bộ lồng bát ăn chải lông các kiểu. Nói chung là vẫn rất hài lòng. Xém chút nữa thì hoàn hảo, nên chỉ để 4 sao thôi.

Mới đón một em scottish tai cụp, bé quá là đáng yêu, cưng kinh khủng. Vừa về nhà thả ra đã chạy lăng xăng, không biết lạ là gì, xục xạo ngóc ngách kiểu tìm đồ ăn ý. Nói chung hài lòng 90%, còn 10% chê vì trả lời tin nhắn hơi chậm. Nhưng chắc tại nhiều tin nhắn quá, nên lần nào cần hỏi gì thì mình cưs gọi ngay và luôn

Cách Nuôi Chó Husky Con 2 Tháng Tuổi Khỏe Mạnh

Chó Husky con trước khi quyết định nuôi, bạn nên dành chút ít thời gian tìm hiểu về lối sống và tính cách của chúng. Đặc biệt với những loài có sự thay đổi lớn về môi trường như giống chó Husky, vốn sống ở miền đất lạnh. Điều này càng đáng được quan tâm khi bạn bắt đầu với những chú Husky con. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nuôi một chú Husky khoảng 2 tháng tuổi khỏe mạnh nhé.

Như đã đề cập ở trên, Husky là giống chó sống ở vùng lạnh, trong khi khí hậu Việt Nam nóng ẩm quanh năm. Vì vậy, để đảm bảo việc các chú Husky có thể hòa nhập và làm quen với khí hậu này, hãy bắt đầu nhận nuôi chúng vào mùa thu mát mẻ hoặc tốt hơn nên là mùa đông.

Giống chó này rất nhạy cảm với thời tiết, nên cần sống trong khu vực bóng râm, thoáng mát. Nuôi chúng trong nhà có trang bị điều hòa là một giải pháp rất đáng xem xét để tránh trình trạng sốc nhiệt cho các em Husky nhỏ.

Husky là giống chó sạch tự nhiên. Chúng có khả năng tự chải chuốt, và có ít mùi. Do đó, bạn chỉ cần tắm em ấy mỗi tháng một lần. Tắm nhiều sẽ khiến chúng bị rụng lông, xơ lông hoặc dễ mắc các bệnh về da. Tuy nhiên, bộ lông dày của Husky sẽ cần được chải thường xuyên.

Bạn nên chải lông cho chó mỗi tuần một lần, cũng nhân cơ hội này, bạn có thể kiểm tra tai và đánh răng cho chúng. Trong mùa rụng lông, việc chải lông hàng ngày sẽ giúp hạn chế lượng lông rụng trong nhà của bạn.

Chó Husky cần được giữ cơ thể luôn khô ráo, tránh để chó bị ẩm ướt, vì vậy bạn có thể sấy khô lông cho chó, thường xuyên cho em ấy phơi nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều tối để dưỡng lông và phòng tránh các bệnh về da và lông. Ngoài ra, các loại dầu tắm cho chó có độ pH thấp sẽ dưỡng lông tốt hơn cho chó Husky.

Những chú chó Husky luôn rất năng động và thường xuyên chạy nhảy. Vì vậy, bàn chân rất quan trọng đối với chúng. Tỉa những lông dài trên bàn chân và giữ cho móng chân của chúng luôn được cắt gọn gàng.

Chú ý, trong móng của loài chó luôn có mạch máu, vì vậy không nên cắt quá ngắn. Nếu bạn không có kinh nghiệm cắt tỉa móng cho chó, tốt nhất nên yêu cầu bác sĩ thú y làm điều đó, hoặc ít nhất là hướng dẫn cho bạn cách làm.

Bởi vì giống chó Husky Siberia thường có xu hướng mắc các bệnh về mắt vì vậy bạn đừng bỏ quên việc kiểm tra này ngay khi chúng còn nhỏ. Cụ thể, Husky thường được chuẩn đoán mắc các bệnh:

Đục thủy tinh thể;

Loạn dưỡng giác mạc, vẩn đục trên giác mạc mà con cái đặc biệt dễ mắc phải;

Bệnh teo võng mạc, tình trạng mắt chó dần thoái hóa cho đến khi bị mù.

Những bệnh này thường do di truyền. Vì vậy, hãy tìm hiểu tất cả mọi thứ về cha mẹ của chú chó con để xem chúng có khả năng xảy ra không.

Về cơ bản theo kinh nghiệm nuôi những em chó này ở thời điểm 2 tháng tuổi thì các bạn nên tuân thủ theo một số những nguyên tắc là cho chó con ăn 4 lần/1 ngày, ăn các bữa sáng, trưa, chiều, tối. Mỗi bữa cách nhau 4 đến 5 tiếng đồng hồ.

Thực đơn chất lượng mỗi ngày

Bữa sáng: Thức ăn khô ngâm nước hoặc sữa khoảng 15-30s;

Bữa trưa: ăn cơm. Có thể mua men tiêu hóa Biotic của người trộn vào thức ăn. 1 ngày 1 gói, 1 gói chia làm 2 lần ăn. Luôn phải có rau trong khẩu phần ăn của thú cưng. Nếu có thể bổ sung trái cây thì càng tốt;

Bữa chiều: ăn cơm như trên hoặc đầu gà đã được hầm thật mềm;

Bữa tối: thức ăn khô ngâm nước khoảng 15-30s.

Những lưu ý trong việc cho Husky ăn

Không ham rẻ mua thực phẩm khô chứa đầy chất phụ gia nhân tạo. Điều này rất quan trọng với chú chó đang lớn. Có thể mua nhãn hiệu nổi tiếng sau: Royal, ANF, Classic được nhiều người tin dùng.

Tránh cho Husky ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, thực phẩm chưa qua chế biến chưa hay những đồ ôi thiu, để lâu ngày dễ khiến chó Husky bị các bệnh đường ruột. Việc chú chó ăn quá no hoặc quá đói sẽ dẫn đến tình trạng chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.

Đôi khi đối với những chú chó có bộ lông đẹp như Husky thì ta có thể cho chó ăn trứng vịt lộn bổ sung đạm, khoáng canxi và vitamin E. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các em cún nhỏ sau khi ăn trứng vịt lộn thấy ngon nên lần sau ăn cơm không có trứng là biến ăn, bỏ luôn cơm. Vì vậy, hãy để em ấy làm quen với thực đơn ở trên trước, sau đó mới bổ sung trứng theo tỷ lệ 1 tuần 1 trứng, và 1 tuần tối đa 3 trứng dành cho em trên 5 tháng tuổi.

Luôn đảm bảo cung cấp bữa ăn vào thời gian quy định và dọn bữa ăn đi khi chó ăn xong. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó sạch sẽ.

Trong khi đó, nước uống cho chó cần phải có sẵn cho chúng tự uống khi chúng khát, nên thay nước thường xuyên 3 lần/ngày.

Với bản tính năng động, chó Husky luôn trong tình trạng dư năng lượng nên cần rất nhiều hoạt động. Vì vậy, chúng rất dễ chán nếu không có nhiệm vụ. Để giúp cho chú Husky vui vẻ, hạnh phúc, bạn sẽ cần đảm bảo nó được chạy nhảy, chơi đùa từ 30 đến 60 phút mỗi ngày. Nếu liên tục nhốt em ấy trong nhà, chúng sẽ không vui, có thể sủa liên tục và cắn xé đồ đạc.

Chăm sóc một em Husky nhỏ chưa bao giờ dễ dàng. Tuy nhiên khi nhìn em ấy ngày ngày vui vẻ, ngày ngày lớn lên chính là thành tựu đền đáp xứng đáng chuỗi ngày vất vả. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức và động lực để chăm sóc em cún ấy tốt hơn.