Chó Hay Cắn Tay Chủ / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Các Lý Do Chó Con Cắn Tay Chủ Và Cách Trị Chó Con Cắn Tay

Chó con cắn tay, gót chân của chủ là hành vi bình thường, tuy nhiên đây là tật xấu cần được “dạy dỗ” từ nhỏ. Các cách xử lý hiệu quả tật chó con cắn tay chủ.

Chó con đáng yêu nhưng rất nghịch ngợm. Chúng tò mò, khám phá thế giới bằng miệng và dành thời gian để tìm hiểu, điều tra hay nhai gặm đồ vật.

Bàn tay hay gót chân của con người, đặt biệt là trẻ con là một trong những “đối tượng” hấp dẫn đối với chó con.

Tuy nhiên, hành động có vẻ dễ thương này nên cần được xử lý từ nhỏ để chó con từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

1. Nguyên nhân chó con cắn tay, gót chân chủ

Một trong những niềm vui lớn nhất của chó con là được chơi đùa cùng chủ. Trong lúc đó, việc chó con cắn tay và gót chân rất hay xảy ra.

Nguyên nhân phổ biển là:

– Chó con đặc biệt bị thu hút bởi các vật thể chuyển động, bàn chân di chuyển hay các hành động xoa đầu, vuốt ve cũng khiến chúng phấn khích và nghĩ rằng bạn đang chơi đùa với chúng.

– Chó con thường trải qua quá trình mọc răng khó chịu trong 2-3 tháng. Trong thời gian này, chúng luôn tìm mọi thứ để có thể cắn, nhai, không ngoại trừ đó là bàn tay hay gót chân của chủ.– Lúc nhỏ, trong bầy đàn của mình chó con thường chơi giỡn bằng miệng hay răng và giữ thói quen đó khi về nhà mới.– Đối với nhóm chó chăn gia súc như: Corgi, Border Collie, Becgie Đức, thì việc đuổi theo và cắn gấu quần hay gót chân là thói quen.

Trẻ nhỏ thường dễ bị các giống nhỏ này đuổi theo nhất vì Cún nghĩ đó là động vật chúng cần chăn đuổi. 

2. Cách xử lý tật cắn tay, gót chân hiệu quả ngay

Việc chó con cắn tay, gót chân là hết sức bình thường, nhưng sẽ dần trở thành thói quen xấu và có thể nguy hiểm hơn theo thời gian trưởng thành của chó con.

Vậy nên cần nghiêm khắc và kiên nhẫn dạy dỗ để xử lý được tật xấu này sớm.

– Khi chó con cắn tay, hành động đầu tiên là làm chó con dừng ngay hành động của chúng. Nếu chó con đuổi theo gót chân bạn đang di chuyển, hãy dừng lại, nếu chó con cắn tay hãy rút tay lại và đẩy Cún ra. Cùng với mệnh lệnh “Đừng”, “Không được” để Cún ngay lập tức.

Tuy nhiên, với những chú chó lớn hơn một tí, khi bạn đẩy chúng ra, ngăn chúng không được cắn tiếp lại có thể làm chúng phấn khích hơn và tiếp tục cắn mạnh bạo hơn.

Khi đó, bạn có thể dùng “biện pháp mạnh” hơn là dùng tay đánh nhẹ vào mõm hoặc dùng tờ báo cuộn tròn và đánh.

Tờ báo cuộn tròn khi đánh sẽ gây ra tiếng động lớn nhưng không gây đau, điều này có thể làm Cún sợ hơn vì chó thường sợ tiếng động to hơn là sợ đau.

– Sử dụng chuồng sắt “cách li”, hoặc dây cột cố định chó con trong 30 phút, hoặc cho ra ngoài sân và đóng cửa lặp lại mỗi khi chó con cắn tay, chân, dần dần chúng sẽ tự hiểu đó là hành động sai và sẽ bị phạt.

– Sử dụng bình xịt có mùi hoặc các sản phẩm có tác dụng làm cho chó con cảm thấy khó chịu khi nghe mùi và không còn cắn nữa.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm có tên như “bình xịt ngăn chặn thói quen xấu của chó”, “bình xịt chống chó nhai đồ”, … với các thành phần không gây hại cho thú cưng.

Các loại bình xịt chống chó nhai, cắn

3.Các lưu ý khi chó con cắn tay

– Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào để xử lý tật chó con cắn tay/gót chân thì nên bắt đầu từ sớm ngay khi bạn thấy chó con có hành vi này.

– Khi gặp chó con cắn tay/chân bạn cần tránh: trừng phạt thể xác như đánh mạnh vào mõm, bịt miệng để Cún đau và nhớ đời… những việc này dễ gây tổn thương cho Cún hoặc tạo ra sự sợ hãi và gây hấn với chó con có thể làm chúng hung hăng hơn.

– Ngoài ra, việc cắn tay có thể là Cún buồn chán, muốn thu hút sự chú ý của chú thế nên hãy dành thời gian để chơi các trò vận động giải phóng năng lượng với chúng hoặc bạn có thể chuẩn bị cho chúng đồ chơi riêng để chúng phân tán sự chú ý đối với tay chân người hoặc trẻ con.

4. Các câu hỏi phổ biến

 Tại sao chó con cắn tay, gót chân?

Chó con tò mò, khám phá thế giới bằng miệng và dành thời gian để tìm hiểu, điều tra hay nhai gặm đồ vật. Bàn tay hay gót chân của con người, đặt biệt là trẻ con là một trong những “đối tượng” hấp dẫn đối với chó con.

 Chó con cắn tay có nên đánh không?

Khi gặp chó con cắn tay/chân bạn cần tránh: trừng phạt thể xác như đánh mạnh vào mõm, bịt miệng để Cún đau và nhớ đời… những việc này dễ gây tổn thương cho Cún hoặc tạo ra sự sợ hãi và gây hấn với chó con có thể làm chúng hung hăng hơn.

 Cách hiệu quả để ngăn chặn chó con cắn tay, gót chân

Khi chó con cắn tay, hành động đầu tiên là làm chó con dừng ngay hành động của chúng.

Nếu chó con đuổi theo gót chân bạn đang di chuyển, hãy dừng lại, nếu chó con cắn tay hãy rút tay lại và đẩy Cún ra.

Cùng với mệnh lệnh “Đừng”, “Không được” để Cún ngay lập tức.

– Sử dụng chuồng sắt “cách li”, hoặc dây cột cố định chó con trong 30 phút, hoặc cho ra ngoài sân và đóng cửa lặp lại mỗi khi chó con cắn tay, chân, dần dần chúng sẽ tự hiểu đó là hành động sai và sẽ bị phạt.

– Sử dụng bình xịt có mùi hoặc các sản phẩm có tác dụng làm cho chó con cảm thấy khó chịu khi nghe mùi và không còn cắn nữa.

Cách Dạy Chó Không Cắn Tay Chủ Như Thế Nào An Toàn Hiệu Quả

Cắn là một trong những bản năng tự nhiên của loài chó, tuy nhiên việc chó cắn bậy có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng mà chúng ta cần phải lưu ý. Trong quá trình chăm sóc cho chó, cho phép chó con tập cắn mà không có những biện pháp ngăn cản thì rất có thể chúng sẽ gặp vấn đề về cách cư xử khi trưởng thành. Các bạn có thể tưởng tượng rằng, một vết cắn yêu của một chú chó trưởng thành có thể trở nên nghiêm trọng như thế nào nếu chúng không ý thức được hành vi của mình. Chính vì thế khi bạn quyết định bắt đầu nuôi một chú chó thì nên tìm hiểu về cách dạy chó không cắn tay chủ trước tiên.

Hướng dẫn cách dạy chó không cắn tay chủ

Hiểu được những hành vi của chó con

Biết cách để chó con không cắn: Chó con thường không thể nào nhận biết được bản thân nó cắn như thế nào, chính vì thế mà chúng thường cắn rất hăng mà không hiểu được điều này có tác hại gì. Chó con có thể học được cách cắn khi chơi đùa với đồng loại, đôi khi chúng cắn nhau quá mức chịu đựng mà bắt đầu kêu la ăng ẳng. Và khi chúng cảm thấy đau thì sẽ bắt đầu ngừng lại cuộc chơi. Ở những lần chơi tiếp theo khi chúng cắn quá nhiều và nhận được phán ứng tương tự như vậy thì chúng sẽ tự động nhận ra cắn có thể làm người khác bị thương, lúc này chúng sẽ điều chỉnh lại hành vi của nó.

Dùng lời khen khi huấn luyện: Khi bạn quyết định chọn một cách dạy chó con không cắn tay chủ, các bạn cần lưu ý về lượng thời gian có thể dành ra cho việc huấn luyện chúng.

Chơi với chó con đến khi chúng cắn bạn: Khi bị chú con của mình cắn, bạn hãy bắt trước tiếng ăng ẳng của chó. Âm thanh có thể to và sắc bén, như tiếng kêu đau đớn của chó. Tiếp đến các bạn đứng dậy và ngừng chơi với chúng, điều này có thể giúp chú chó của bạn nhận ra rằng hành động của nó là không thể nào chấp nhận được.

Yêu cầu đầu tiên của các cách dạy chó không cắn tay chủ là sự kiên nhẫn và cẩn trọng.

Để tay thả lỏng khi chúng cắn bạn: Giật tay lại do đau là một phản xạ tự nhiên của con người, tuy nhiên việc làm này có thể khuyến khích chú chó chơi thô bạo và tiếp tục cắn mạnh hơn. Khi tay bạn di chuyển, điều này giống như là bạn đang khuyến chúng săn mồi, đây cũng là lý do khiến chúng cố gắng cắn bạn tiếp. Mặt khác, việc bạn để tay thả lỏng sẽ làm chúng cảm thấy không thú vị khi vui chơi.

Tiếp tục chơi với chó: Nếu chú chó tiếp tiếp tục cắn bạn một lần nữa, bạy hãy hét lên và khiển trách chúng thật nghiêm khắc hoặc ngừng chơi với chúng. Các bạn không nên lặp lại quá trình như vậy quá 3 lần trong vòng 15 phút.

Khen thưởng khi có hành động tích cực: Giữa việc cắn một cách vô ý, nếu chú chó liếm hay cố thực hiện một điều gì đó để làm bạn vui thì nên khen thưởng chúng vì điều này. Chú chó của bạn cần được khen, thưởng để mang lại những phản hồi tích cực nhất như không được cắn.

Giảm sức chịu đựng với độ mạnh của một cú cắn: Nếu bạn cố gắng truyền đạt đến chúng rằng, cắn mạnh là một điều không thể nào chấp nhận được thì ở những lần sau chúng có thể sẽ cắn nhẹ hơn. Các bạn cứ tiếp tục cố gắng ngăn cản những lần cắn mạnh và cứ giữ như vậy cho đến khi chúng biết điều chỉnh lực cắn thì thôi.

Hãy ưu tiên chọn cách dạy chó không cắn tay chủ an toàn

Khi huấn luyện cho chó các bạn cần phải kiên nhẫn vì quá trình này có thể kéo dài, đặc biệt với những giống chó có bản năng săn mồi mạnh mẽ. Phương pháp này chắc chắn sẽ có hiệu quả nhưng có lẽ bạn sẽ phải chịu khá nhiều vết cắn trong suốt quá trình huấn luyện.

cách dạy chó không cắn tay chủ

cách huấn luyện chó không cắn tay

Review Cắn Lên Đầu Ngón Tay Anh

Review Cắn Lên Đầu Ngón Tay Anh

Tác giả: Tô Cảnh Nhàn

CP: Lục Thời x Sở Dụ

Chuyển ngữ: Cát Cánh

[Lạnh lùng, đẹp trai, đánh nhau giỏi, học thần công x xinh đẹp tự luyến, tính cách tốt, học tra thụ] 1. 1v1, HE, Vườn trường ngọt văn. Ngọt, ngọt, ngọt ~~ Sủng, sủng, sủng ~~~ 2. Công có chút cố chấp, không thích không nên xem. 4. Khi yêu nhân vật chính đã thành niên.

Một tác phẩm mới được edit hoàn của tác giả Tô Cảnh Nhàn (mẹ đẻ của Nghe nói mỗi ngày đều phát kẹo, Nghe nói tôi rất nghèo nè) về đề tài thanh xuân vườn trường.

Phải nói là mình rất thích không khí trong truyện, đúng là thời cấp 3, tuy lúc nào cũng bận rộn thi cử, học hành nhưng lại là khoảng thời gian trong trẻo và đáng nhớ nhất.

Cắn Lên Đầu Ngón Tay Anh có mang một chút hơi hướng chữa lành. Cả Lục Thời và Sở Dụ đều có gia đình không hạnh phúc, nhờ một thay đổi bất ngờ mà mới đến gần nhau.

Hai con người đối lập, khác biệt như một trắng một đen, một thiếu gia học tra nhà giàu nứt đố đổ vách, mẹ mua cả một trường tư lập chỉ để cậu trải qua những năm tháng cao trung bình an, từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, tính cách sáng sủa như ánh mặt trời; một học bá lạnh lùng, tàn nhẫn, bá đạo, sống trong một khu phố có hỗn tạp đủ loại người, đánh nhau đua xe, đấu võ trường, chưa gì chưa thử, sống trong tối tăm bùn lầy không thể tự thoát.

Thế nhưng sự thật là gì?

Học tra vì không có mục tiêu, vì từ nhỏ đã được “nhắc nhở” không cần cố gắng làm gì, vì hai anh chị của cậu đã có thể đảm đương gia tộc, cậu có giỏi hơn nữa cũng chưa chắc đã vượt được họ mà lại còn gây ra trành giành tài sản, Sở Dụ bị mẹ nhốt vào một cái lồng vàng, yêu cầu duy nhất là không cần gây ra bất cứ chuyện gì khiến bà bận tâm, vì bà không có tinh lực quản cậu, vì cậu không đáng để bà dành thời gian đầu tư. Kể cả thế, Sở Dụ vẫn yêu thương mẹ vô cùng, bà đã từng là mục tiêu để cậu phấn đấu, chỉ mong bà để ý tới mình một chút. Thế nhưng tất cả thứ cậu nhận lại chỉ là lời chỉ trích của mẹ mình, như một cọng rơm đè chết lạc đà, khiến cậu chấp nhận sự thật mình đã bị vất bỏ từ lâu rồi, cho dù cậu có thương bà thế nào, thì thứ bà có thể cho cậu vĩnh viễn là một lộ trình bằng phẳng chứ không phải tình thương mẹ con nên có.

Quá khứ Lục Thời có chút khúc chiết, cũng đã từng là một đứa trẻ ngây thơ, vô tư, nhưng những tội lỗi dơ bẩn của người lớn đã giết chết con người ấy Anh tự lập, tự mình dò dẫm từng bước đi tìm sự thật, bắt những con người kia trả giá, nhưng khi dò dẫm trong bóng tối như thế, chính tay giết chết một bản thân ngu ngốc thiên chân có bao nhiêu đau khổ đây? Hận kẻ thù một, hận mình nhận giặc làm cha gấp mười. Chính anh cũng chán ghét chính mình, mình sinh ra như một khởi nguồn của tội lỗi, sai lầm, chán ghét đứa trẻ ngu ngốc lấy lòng người khác kia. Anh chán ghét mình, chán ghét dòng máu chảy trong cơ thể mình, thế nên khi biết Sở Dụ cần máu anh để tồn tại, điều đó đã mở ra một cánh cửa mới: anh phải làm cậu cần anh, cậu ỷ lại anh. Tiểu quái vật của anh chỉ được hút máu anh, mà không phải ai khác. Tiểu quái vật có gì đáng sợ chứ, những trò dơ bẩn con người làm ra anh còn chưa chứng kiến đủ sao?

Nói về Sở Dụ khi phát hiện ra mình phải hút máu người, cũng hoang mang rối loạn mất phương hướng lắm, nhưng may mà người chia sẻ bí mật ấy với cậu lại là Lục Thời, một con người không hoàn mỹ, một mảnh ghép không hoàn chỉnh nhưng lại vừa vặn trùng khớp với những gì cậu cần.

Cậu ỷ lại anh, và anh cần sự ỷ lại ấy để tồn tại.

Anh là mục tiêu của cậu, mà vừa vặn thay, cậu cũng chính là ước mơ, mong muốn và hi vọng của anh.

Sở Dụ nâng cằm, vẻ mặt, ngữ khí rõ ràng kiêu ngạo cùng chiếm giữ, “Lục Thời, từ giờ trở đi, em muốn thứ khiến anh trằn trọc đêm không thể ngủ, nghĩ tói nhớ tới, đều chỉ có thể là em, chỉ một mình em.” Trong đêm tối, ánh mắt cậu vừa tỏa sáng vừa kiên định. Em là đồng lõa của anh. Em đồng ý ở bên anh. Em sẽ giữ lấy anh, sẽ không để anh lấn sâu xuống. Em muốn từ nay trở đi anh chỉ nghĩ tới nhớ tới một mình em. (Edit: Cát Cánh)

Một điểm cộng nữa cho truyện là không khí thanh xuân tươi mát ngập tràn, hoặc do mình già đầu rồi nên rất hoài niệm không khí bận rộn mà vô tư ấy.

Quá khứ của Lục Thời cũng khá hợp lý, khá logic cho sự thay đổi tính cách nhân vật.

Về phần lí do thức tỉnh huyết thống của Sở Dụ, tác giả không giải thích gì, có lẽ bà ý lười nghĩ luôn, dù gì tôi đặt thiết lập ấy để hai đứa còn về với nhau, mấy người biết thế là được rồi ~(‾▿‾~).

Kết truyện cũng khá nhanh, mà cũng có thể do mấy đứa vẫn còn trẻ, mình muốn có thêm nhiều ngoại truyện nữa cơ.

Hm, phần âm mưu dương mưu cuối truyện với mình có hơi hời hợt, dù sao thì việc Lục Thời một học sinh cấp 3 đùa bỡn xoay nguyên dàn bô lão trong lòng bàn tay cũng khiến mình thấy hơi ảo

Bản edit của nhà Cát Cánh đã hoàn nè

Chó Cắn Chủ Và Hướng Dẫn Để Chủ Kết Thân Với Chó

Bất kỳ ai yêu chó cũng vui mừng khi có chó bầu bạn hay thất vọng khi chó cắn chủ. Cái cảm giác khi bạn đang trong một mớ hỗn độn và rồi em chó xuất hiện với đôi mắt như biết nói, vẻ mặt đầy thấu cảm, tựa đầu lên đùi bạn và mang đến sự thư thái bình yên? Nhưng không may làm sao, bạn chợt nhận ra chú chó nhà mình không “dễ chịu” như chú chó trên mạng. Trái ngược với sự hào hứng và gần gũi của bạn, chú chó cứ thờ ơ, xa cách, không chịu vâng lời khi bạn huấn luyện. Thậm chí chó cắn chủ để tỏ thái độ chống đối và sủa inh ỏi khắp nhà.

Nguyên nhân khiến chó cắn chủ

Đôi khi giữa chó và người cũng cần các giai đoạn điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Nên cứ mỗi khi bạn dợm nghĩ “Chú chó này chẳng thích mình gì cả”, hãy tự nhắc bản thân nhớ rằng loài chó chỉ đang cần thêm thời gian để làm quen với chủ. Cần phải kiên nhẫn để gây dựng niềm tin và thói quen. Thế nên, bạn chỉ cần giữ vững vai trò của thủ lĩnh đầu đàn và chú chó sẽ dần nồng nhiệt hơn với bạn.

Nhưng nếu như bạn đã nuôi chó từ lâu, và rồi bỗng dưng bạn nhận thấy “Có vẻ nó không còn thích mình nữa rồi”. Sự thay đổi trong một mối quan hệ gắn bó lâu dài như vậy thì thật đáng lo ngại.Khi đang bị bệnh, chó có thể có những biểu hiện lạ như chán ăn, ủ rũ…nên rất có thể đây là lý do. Đừng ngần ngại mang thú cưng nhà mình đến gặp bác sĩ thú y.

Tuy thế, sức khỏe không phải là xuất phát điểm duy nhất của một mối quan hệ lạnh lùng. Bỗng nhiên, một chú chó cắn chủ sau đó thể hiện sự cách xa đối với bầy đàn có thể đang trải qua một loạt các trạng thái cảm xúc như là sự ghen tị, lo lắng hay trầm cảm. Môi trường nhà bạn dạo gần đây có gì khác biệt không? Có lẽ ai đó đang chuyển về sống chung nhà với bạn chăng (hay rời đi)? Bạn không còn đi dạo với chó nhiều như đó giờ? Bất cứ thay đổi nào trong thói quen, kể cả những gì nhỏ nhặt, có thể là nguồn cơn khiến một chú chó ghét chủ của mình.

Bên cạnh đó, nguyên tắc tối quan trọng là bạn cũng đừng quên tôn trọng cá tính riêng của loài chó. Và đừng chỉ nghĩ “Chắc là nó hết thích mình rồi” trong khi sự thật là bản tính của chúng khác hẳn kỳ vọng của loài người.

Một ví dụ điển hình từ trang Vetstreet: “Vài chú chó thích được cưng nựng và vỗ về nhưng có những loài chỉ chịu được một hai cái đụng chạm. Nếu chú chó nhà bạn không ưng được chiều chuộng mà bạn thì cứ hay chạy xộc đến ôm ấp, lẽ dĩ nhiên là chúng sẽ chừa bạn ra.”

Cuối cùng là, tuổi tác cũng đánh dấu một vai trò quan trọng trong sự xa cách. Một chú cún hoạt bát đang dần bước đến tuổi già có lẽ sẽ ưa nằm ườn trên sàn thay vì chạy nhong nhong theo trái bóng. Một chú chó thay đổi hành vi không có nghĩa là chú ta không còn muốn dành thời gian bên bạn nữa mà có lẽ chú đang tập thích nghi với tuổi già đấy thôi.

Mẹo làm sao để chó quý chủ

1. Dành thời gian giúp chó làm quen chủ mới

Bên cạnh việc cho ăn và săn sóc sức khỏe, điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho chú cún của mình là dành thời gian huấn luyện. Khi bắt đầu nhận nuôi một chú chó hẳn bạn sẽ tự hỏi làm cách nào để chó quen chủ mới? Hãy bắt đầu bằng việc âu yếm và trò chuyện với chú, tắm rửa chải lông. Đừng ngại ngần lăn ra sàn và đùa giỡn cùng chú chó nhà mình để chú dần quen với sự hiện diện của bạn.

Nếu bạn dành cho chó nhà mình sự quan tâm chân thành, bạn sẽ không nhận được gì khác ngoài sự gắn bó mạnh mẽ. Và khi chó nghĩ rằng bạn là một người chủ vui tính tận tình, chú sẽ dần loại bỏ cảm giác “ghét” hay ý định cắn chủ mà càng cố gắng nhiều hơn để làm vui lòng bạn.

Các bài huấn luyện là cơ hội để giống chó chứng tỏ mình thông minh nhường nào. Loài chó vốn thích dùng não để vận động, nhưng đáng buồn thay nhiều chủ lại từ bỏ việc huấn luyện chó ngay khi thú cưng của họ chỉ mới thành thạo các câu lệnh đơn giản. “Giáo dục thường xuyên” thông qua các bài tập thông minh giúp cả chủ và chó cùng đồng lòng hướng về một mục tiêu mà không phải sống dưới áp lực của sự hoàn hảo. Ngoài ra, xét về góc độ cá nhân thì huấn luyện chó mang lại cho bạn cơ hội tuyệt vời để cải thiện khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm.

Có lẽ bạn sẽ không ngừng ngợi khen chú chó nhà khi bạn vừa mới nhận nuôi chó, nhưng còn về sau này thì sao? Khen ngợi một chú cún là cách cực kỳ dễ để chú thấy là bạn trân quý chú ra sao và khuyến khích chú luyện tập các bài huấn luyện tốt hơn.

Có vô số cơ hội thường ngày để bạn có thể khen thưởng bằng đồ chơi hoặc bánh thưởng chó. Khi chú đi vệ sinh đúng chỗ, không nhảy nhót lung tung ở chốn công cộng, đi đứng vừa phải khi dạo bộ với bạn, khi chú không sủa gây với chó hàng xóm, và khi chú lặng yên chờ bạn đổ đầy bát thức ăn cho chú. Lời khen không cần phải “sến” tận chín tầng mây, chỉ một câu đơn giản “Đúng rồi, giỏi lắm!” đi cùng nụ cười rạng rỡ là đã đủ để chó quý chủ.

3. Chơi trò chơi để tạo sự gắn kết

Chơi với chú chó không chỉ là việc cả hai “dần” nhau một trận cho mệt. Hòa vào cuộc vui và chơi như thể cả hai thực sự là bạn bè của nhau. Đừng chơi với tâm lý sợ hãi về khả năng em chó cắn chủ. Đây là một cách tuyệt vời để đẩy nhanh quá trình kết thân và củng cố nhận thức cho chó rằng bạn chính là người đến mang niềm vui. Hãy sáng tạo và làm chó bất ngờ với những trò độc đáo, chú chó của bạn sẽ không biết trò gì sẽ diễn ra tiếp theo đâu.

Nếu chó thích chơi trò ném banh, hãy gia tăng độ thú vị bằng cách sử dụng nhiều loại bóng, hay ném nhiều quả thay vì chỉ một để bóng không ngừng xuất hiện quanh chú chó.

Huấn luyện chó nguyên tắc chơi kéo co (thả và nắm theo lệnh của bạn) và thử nhiều loại đồ chơi kéo co. Nhưng nếu chú chó nhà bạn có phần háo thắng, có lẽ bạn nên bỏ qua và chơi thử trò tiếp theo.

Lắp một dây cót phía sau món đồ chơi ưa thích của chú chó và để chú đuổi theo sau như một con mèo.

Chơi trò trốn tìm, để chú phải tìm kiếm bạn khắp ngôi nhà và trong sân.

Thử giấu một món đồ của chú và khiến chú phải dùng khứu giác của mình để tìm ra chúng.

Cốt lõi của các trò chơi gắn kết đội hình là hai bên cam kết chơi bằng cả sự háo hức và tập trung của mình. Vì vậy hãy cất điện thoại đi và nhào vô chơi nào!

Dù chú chó của bạn trung thành thế nào thì cũng rất có thể chú chó đó cắn chủ của mình. Vậy nên, bí quyết là hãy giữ sự bình tĩnh trong quá trình nuôi dạy và huấn luyện chó. Hãy cho chúng thời gian để thích nghi với môi trường cũng như tìm hiểu lý do thực sự. Không phải vô cớ mà chó có những hành vi xung đột như cắn chủ. Chó cũng như người, luôn có thay đổi tâm lý và cần đến tình yêu thương.