Chó Hay Cắn Người / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Hay Cắn Kiểu Người Như Thế Nào?

Tiến sĩ Stanley Coren, giáo sư khoa Tâm lý Đại học British Columbia (Canada) cho rằng, những người tâm lý bất ổn thường trở thành mục tiêu bị cắn vì họ khiến những con chó ở gần không thoải mái.

Một chàng trai trẻ trong độ tuổi 20 từng chia sẻ với chuyên gia tâm lý Stanley Coren, giáo sư khoa Tâm lý Đại học British Columbia (Canada) rằng:” Tôi không biết tại sao nhưng lũ chó luôn chọn tôi là mục tiêu tấn công. Chỉ mới vào thứ ba tuần trước thôi, tôi đang vội tới chỗ hẹn ăn trưa. khi đi qua một phụ nữ đang dắt con chó chăn cừu Đức thì con chó bỗng nhiên lao tới cắn vào chân tôi”, chàng trai thở dài rồi kể tiếp. “May mắn, vết thương không quá nghiêm trọng, chỉ là vết ngoài da, chảy máu một chút. Người phụ nữ bối rối xin lỗi tôi, bản thân cô ấy cũng bất ngờ vì đã nuôi con chó này hai năm rưỡi nhưng chưa từng thấy nó cắn ai “.

bị chó cắn một phần do tính cách của con người. (Ảnh: minh họa)

Trong lúc nghe vị khách chia sẻ, tiến sĩ Stanley Coren quan sát ngôn ngữ cơ thể của anh ta. Ông nhận thấy rằng chàng trai rất hay xoa má và vuốt tóc trong lúc kể chuyện. Anh này cũng chớp mắt nhiều hơn người bình thường, hay có hành động bặm môi, nắm chặt tay, liên tục đổ người từ bên này sang bên kia. Đây đều là những dấu hiệu của sự lo âu, căng thẳng.

” Các nhà tâm lý học lâm sàng tin rằng nếu một cá nhân có biểu hiện quá nhiều hành vi gắn với cảm xúc trong một thời gian dài, thì điều đó có thể là đặc điểm tính cách của họ chứ không đơn giản là phản ứng với tình huống tức thời“, tiến sĩ Coren lý giải. ” Lúc đó trong đầu tôi lóe lên ý tưởng là có thể anh ta không lo lắng vì sợ chó cắn mà đang gặp vấn đề tâm lý “.

Đây là kết luận từ một nghiên cứu được đăng tải trên ” Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng”. Nghiên cứu do nhóm chuyên gia từ Đại học Liverpool tiến hành, đứng đầu là nhà dịch tễ học Carri Westgarth, nhằm tìm hiểu có những đặc điểm nào khiến con người thường xuyên hoặc ít bị cắn và hiện tượng bị chó cắn có phổ biến không?

Nghiên cứu từ gần 700 người dân ở Cheshire (Anh), nhóm nghiên cứu kết luận bị chó cắn không phải là hiện tượng phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 19 vụ trên 1.000 người mỗi năm và đa số không cần tới can thiệp y tế. Thông thường, những con chó thường tấn công người lạ.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Liverpool cũng chưa giải thích được vì sao người tâm lý bất ổn lại hay bị chó cắn. Nhưng theo tiến sĩ Coren thì cho rằng sự lo lắng, bất an khiến cơ thể họ phát ra các pheromones (phân tử mùi có ý nghĩa sinh học). ” Một số pheromones có thể giúp chó bình tĩnh hơn những không loại trừ khả năng cũng có những pheromones khiến nó trở nên hung hăng hơn “, ông phân tích.

Bên cạnh đó, giống như chàng trai tìm đến tiến sĩ Coren, người tâm lý bất ổn thường có nhiều hành vi khiến chó chú ý hơn.

Chưa kể, nhiều nghiên cứu chỉ ra cảm xúc có thể lây lan. Nhìn một người đang bất an và lo sợ sẽ khiến chúng ta dễ không được thoải mái. Có nhiều khả năng chó cũng cảm nhận được điều tương tự. Tiến sĩ Coren kết luận rằng, những người tâm lý bất ổn thường trở thành mục tiêu bị cắn vì họ khiến những con chó ở gần không thoải mái.

Chó Pitbull Có Mấy Loại? Có Hay Cắn Người Không? Giá Bao Nhiêu?

1/ Chó Pitbull là chó gì? Có bao nhiêu loại?

Đầu rộng

Mắt hình quả hạnh

Xương hàm và răng chắc khỏe

Tai ngắn

Thân hình vuông vức, cơ bắp

Bạn có biết rằng cái tên chó Pitbull không phải bắt nguồn từ một địa danh hay bất cứ một ai phát hiện ra kiểu chó này không. Thực tế cái tên này bắt nguồn từ một bộ môn thể thao tàn ác và đẫm máu ở vương quốc Anh hồi thế kỷ 19.

Tại Vương quốc Anh vào thế kỷ 19 thì người ta không có nhiều trò giải trí, tiêu khiển như bóng đá hay bóng chày như chúng ta ngày nay. Chính vì vậy không hiểu từ đâu mà họ nghĩ ra một bộ môn thể thao rất đẫm máu được gọi là bull-baiting và bear-baiting.

Đó là một trò chơi mà người ta sẽ cột những con bò tót hoặc gấu lại bằng dây xích trong một khu vực kín (tiếng lóng là “pit”), sau đó sẽ thả một số vào để tấn công chúng và cái người ta mong đợi chính là việc những con chó bị hất tung lên trời rồi cuối cùng con bò hoặc gấu sẽ chết do kiệt sức. Và đây cũng chính là cái cách mà cái tên chó Pitbull được ra đời.

Sau khi bị chính phủ cấm tuyệt đối mọi hình thức tàn ác này thì những người đam mê lại nghĩ ra thú vui tiêu khiển của họ bằng cách cho những chú chó Pitbull này đi săn chuột. Họ nhốt toàn bộ một số lượng lớn chuột vào một vòng tròn và thi xem con chó nào sẽ giết được nhiều chuột nhất

Cho tới ngày nay thì chúng vẫn “đảm nhiệm” rất đa dạng vai trò của mình như chó cảnh, chó nghiệp vụ, chó săn hoặc thậm chí chó tội phạm. Vai trò nào thì sẽ tùy thuộc vào cách mà người chủ của nó huấn luyện cho nó và cũng chính vì lý do này mà chó Pitbull thường bị hiểu lầm là một con chó hung tàn.

2/ Đặc điểm ngoại hình của các giống chó Pitbull hiện nay

Thông thường những chú là kết quả lai tạo giữa giống chó Bulldog và chó sục. Chúng sẽ thừa hưởng được sức mạnh, sự dẻo dai của chó Bull và thừa hưởng sự tinh khôn, nhanh nhẹn của chó sục, tạo ra một giống chó mạnh mẽ.

Mặc dù người ta vẫn tin rằng có rất nhiều giống chó có thể được coi thuộc dòng Pitbull, tuy nhiên cho tới ngày nay thì người ta cũng mới chỉ công nhận 4 dòng chó sau đây nằm trong danh sách này.

American Pit Bull Terrier (Chó sục Pitbull Mỹ – giống phổ biến nhất)

American Staffordshire Terrie

American Bully

Staffordshire Bull Terrier

Nếu tinh ý thì theo như ảnh phía trên, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng chỉ có giống chó sục mỹ (American Pit Bull Terrier) thì mới có từ Pitbull ngay trong tên phải không. Đó cũng chính là bởi chúng là giống duy nhất được số lượng lớn hiệp hội cũng như con sen công nhận là đại diện chính thức cho cái tên Pitbull này.

Mặc dù trong bài viết này có lẽ Ngân sẽ nói nhiều hơn về giống American Pitbull Terrier bởi nó là đứa được tìm mua và quan tâm nhiều nhất, nhưng những đặc điểm cơ bản của 3 giống còn lại Ngân sẽ cố gắng mô tả dễ hiểu nhất cho bạn.

Trong số 4 chú chó được công nhận thuộc dòng dõi Pitbull thì giống American Pit Bull Terrier là đứa có thân hình cân đối và thể thao nhất. Chúng cao nhất trong “hội” với chiều cao từ 43 – 53cm và nặng chỉ khoảng 15 – 30 kg. Ngoài ra toàn bộ những đặc điểm khác về thân hình như cơ bắp cuồn cuộn, hàm răng chắc khỏe, đôi mắt hình quả hạnh, tai cụp và ngắn của chúng cũng không khác gì những người anh em cùng họ khác.

Thực ra thì đúng là mũi xanh hay mũi đỏ cũng chỉ là sự khác nhau về màu mũi và lông mà thôi, còn tất cả các đặc điểm khác thì hầu như chúng đều giống nhau. Chỉ có điều rằng với tỷ lệ 10 chú chó Pitbull con sinh ra thì có tới 7, 8 chú mang mũi xanh rồi nên từ đó mới có việc nhiều con sen nâng giá đối với những chú chó mũi đỏ lên.

American Staffordshire Terrier hay còn gọi tắt là Amstaff tuy có một chút khác biệt về ngoại hình so với APBT nhưng để phân biệt hai đứa này thì thực sự khó. Theo nhiều con sen có kinh nghiệm thì kể cả những người chơi lâu năm cũng rất khó xác định một chú Pitbull sẽ thuộc dòng nào trong 3 đứa APBT, Amstaff hoặc Stafford bởi chúng quá giống nhau.

Một chú Amstaff có thể có cân nặng dao động từ 28 – 40 kg và chiều cao khoảng 43 – 48 cm, vì thế nên đây là đặc điểm duy nhất để bạn phân biệt Amstaff với APBT và chỉ có thể phân biệt khi chúng đã trưởng thành (chứ lúc còn nhỏ con nào chả giống nhau).

Staffordshire Bull Terrier về bản chất còn được coi là tổ tiên của những chú Amstaff, lý do là bởi cả hai giống chó này đều có nguồn gốc từ vùng Staffordshire, Anh. Vào những năm 1800, một số người Anh di cư sang Mỹ đã mang theo giống chó này và cũng chính bởi dòng Staffordshire này chưa được công nhận vào thời điểm đó nên người ta đã lai tạo, cải thiện chúng thành giống chó Amstaff có phần to lớn và mạnh mẽ hơn như ngày nay.

American Bully thực chất là sản phẩm lai tạo giữa chó Bulldog Mỹ và Pitbull. Chúng có ngoại hình cơ bắp giống y như APBT và đôi khi còn có phần to hơn. Tuy nhiên chúng lại tương đối lùn và đầu có xu hướng to về bề ngang. Chính vì vậy khi nhìn những chú Bully bạn sẽ có cảm giác chúng to hơn khá nhiều so với APBT thông thường.

1 bên thì chỉ công nhận American Pitbull Terrier là đại diện duy nhất của giống chó Pit

1 bên thì cho rằng bất cứ chú chó có ngoại hình tương tự như APBT đều thuộc Pit.

Xoắn não quá phải không :)). Vì vậy bài viết này Ngân sẽ tập trung chỉ nói về giống APBT thôi nha, vì dù sao phe công nhận APBT là Pitbull ở Việt Nam cũng tương đối nhiều mà.

3/ Đặc điểm tính cách của chó Pitbull? Chúng có cắn người không?

Sau hàng loạt tin chó Pitbull cắn chết người hoặc động vật khác xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam thì Ngân tin rằng nhiều bạn đang nghĩ rằng đây là một giống chó dữ, một giống chó nguy hiểm. Quả thực thì Ngân cũng từng cảm thấy khá bất an mỗi khi đi gần hay đứng cạnh một con chó Pit như vậy.

Tuy nhiên theo nhiều người chuyên chơi dòng chó này tại Việt Nam cũng như trên thế giới cho biết rằng: “ĐÚNG! Chúng quả thực là một giống chó mạnh mẽ, hiếu chiến và hiếu thắng hơn bất kỳ giống chó nào khác bạn từng gặp. Tuy nhiên sự hung dữ đó có xảy ra hay không sẽ nằm ở cách mà người chủ của nó huấn luyện và dạy bảo”

Cũng đúng thôi, bất kỳ giống chó nào và ngay cả con người cũng thế, mỗi khi rơi vào hoàn cảnh căng thẳng, nguy hiểm hoặc được nuôi dưỡng trong một môi trường “xã hội đen” thì đương nhiên tính khí cũng trở nên hung tàn hơn, dễ nổi nóng hơn.

Và bạn có biết không, rất nhiều người trên thế giới còn xác nhận rằng, họ cảm thấy yên tâm khi để cho một chú chó Pitbull được huấn luyện trông chừng mấy đứa nhóc của họ. Bởi chúng sẽ tự dưng trở thành một bảo mẫu cực kỳ tuyệt vời cũng như vô cùng mạnh mẽ, điều mà không “ông ba bị” nào muốn dây vào. Con bạn có thể vô tư chơi đùa một mình giữa một bầy chó khác mà không phải lo sợ chúng “dám” tấn công.

Vì vậy, dù biết rằng chúng có hung dữ hay không phụ thuộc vào cách chủ nhân huấn luyện thì bạn cũng nên tự bảo vệ bản thân bằng cách không nên trêu đùa hoặc tới quá sát chúng mà không có sự giám sát của chủ nhân. Ngoài ra nếu bạn sở hữu những chú chó Pitbull thì cũng nên huấn luyện thật kỹ và đeo rọ mõm cho chúng mỗi khi ra nơi công cộng.

Là một chú chó khá đặc biệt nên chế độ dinh dưỡng cũng như cách chăm sóc giống chó Pitbull cũng có phần khác biệt so với nhiều giống chó khác. Cụ thể như sau:

Chế độ dinh dưỡng của một chú chó Pit cần phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ phát triển của chúng.

Nếu chúng mới sinh được khoảng từ 2 – 4 tháng, mới dứt sữa mẹ thì tốt nhất bạn nên duy trì chế độ ăn cũng như loại thực phẩm mà người chủ trước đang cho chúng ăn. Hoặc nếu vì lý do nào đó mà bạn không biết thì có thể cho chúng ăn cơm nát, thịt heo, bò, gà xay nhuyễn nấu chín và ngoài ra có thể xay nhỏ rau trộn vào cho chúng (Pitbull không khoái ăn rau đâu nha). Bạn nên cho chúng ăn chừng 4 bữa/ ngày ( Sáng – Trưa – Xế chiều – Tối)

Khi chúng được từ 4 – 6 tháng tuổi thì bạn nên tăng cường cho chúng ăn các loại thịt bổ sung năng lượng và hạn chế tinh bột, chất béo để tránh thừa cân. Ngoài ra nên bắt đầu cho chúng gặm các loại xương để gia tăng canxi, bổ sung sức mạnh cho hàm, khớp cắn.

Nhìn qua thì bạn cũng có thể thấy hơi đau ví khi cho chó Pitbull ăn rồi phải không. Nhưng đã chịu chơi thì phải chịu chi thôi :D.

Và hơn nữa nên lựa mấy ngày nắng nắng mà tắm cho chúng nha, để chúng ra phơi nắng một lúc là khô. Chứ ngồi cầm máy sấy như với mấy con mèo thì có mà rã tay nha!

5/ Chó Pitbull giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Tuy là dòng chó không mấy hiền lành nhưng muốn sở hữu một chú chó Pitbull thì bạn cũng cần chi ra số tiền không mấy dễ chịu đâu.

Ở phân khúc cao hơn, từ 10 – 15 triệu thì bạn sẽ sở hữu được các em Pitbull nhập khẩu từ Thái Lan. Tuy nhiên phân khúc này đối với giống Pit lại rất ít con sen quan tâm bởi chúng cũng không quá nổi bật so với các em Pit Việt Nam, chỉ được cái mác thương hiệu thôi nên rất ít người hỏi mua những em như này.

Còn đối với các sen đại gia hoặc sen con buôn thì thường sẽ chọn phân khúc cao cấp (50 – 60 triệu). Đây là những em Pit được nhập từ châu Âu. Tại đây các sen sẽ yên tâm rằng chúng 100% là thuần chủng và sẽ đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân.

Còn thực sự vương giả hơn thì các sen có thể tham khảo những em Pitbull tới từ châu Mỹ. Những em này ngoài giấy tờ tùy thân đầy đủ ra thì ngoại hình, tính cách gần như thuộc hàng xịn sò 100%. Tuy nhiên, để mua được những em này, ngoài tiền ra bạn còn phải chứng minh được cho tổ chức AKC rằng bạn đủ khả năng nuôi và đào tạo chúng nữa cơ.

Tại Sao Mèo Hay Cắn? Nguyên Nhân Của Hoạt Động Hay Cắn Ở Mèo

Tại sao mèo hay cắn là câu hỏi mà khá nhiều người nuôi mèo băn khoăn. Rất nhiều chú mèo khi được vuốt ve, âu yếm lại có hành động cắn lại tay của chủ. Tại sao vây? Nhiều người nghĩ rằng đây là biểu hiện của một chú mèo hư. Vậy những nhận định này là đúng hay sai và thực hư như thế nào? Cùng Nutrience tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay!

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thói quen cắn chủ chính là một trong những cách giúp mèo cưng thể hiện được tình cảm, phản ứng khi tự vệ hay cho bạn biết các thông tin khách như chúng bị ốm đau, hay tổn thương trên cơ thể. Cụ thể như sau:

Có những âm thanh mèo không thích: Những tiếng động bất ngờ và khó chịu như tiếng chó sủa, máy hút bụi, máy sấy,… có thể khiến mèo bị giật mình và làm chúng phản xạ tự nhiên bằng cách cắn vào tay của bạn. Vì vậy bạn cần lưu ý không khiến mèo bị giật mình, khi sấy lông cho mèo thì chỉ nên để máy sấy ở chế độ nhẹ nhất.

Sờ vào những vùng nhạy cảm trên cơ thể mèo: Rất nhiều chú mèo không thích bị sờ vào các vùng như ngực, chân sau, … Nếu bạn có lỡ tay đụng vào những bộ phận này của mèo cưng mà bị mèo cưng cắn thì đừng vội la rầy tại sao mèo hay cắn vì thực sự lỗi là ở bạn đấy.

Mèo đang nuôi con nhỏ: Khi mèo đang nuôi con nhưng bạn lại xâm nhập vào địa phận của chúng một cách “bất hợp pháp” và thò tay vào để đụng chúng thì tất nhiên mèo mẹ sẽ không còn giữ được bình tĩnh. Ngoài ra nếu mèo của bạn đang chiến tranh hoặc vờn nhau với một chú mèo khác mà bạn bất thình lình ngăn cản thì khả năng mèo quay sang tấn công bạn cũng sẽ cao lên.

Mèo bị xích hoặc nhốt: Mèo nếu bị nhốt lâu ngày sẽ dễ bị thay đổi tính nết, việc ức chế thần kinh khiến chúng trở nên hung hăng hơn trước và có thể sẽ cắn chủ. Do vậy, bạn cần lưu ý không nên xích mèo mà hãy để chúng tự do tận hưởng cuộc sống của mình.

Gặp phải các vấn đề sức khoẻ: Bạn cũng cần lưu ý các trường hợp khi mèo đột nhiên cắn bạn vì có lẽ mèo đang bị thương ở đâu đó mà bạn lại lỡ động vào các vết thương này. Bên cạnh đó, mắc bệnh dại cũng khiến mèo tấn công bất kỳ lúc nào, không kể bạn là người lạ hay là chủ của nó. Trường hợp này bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để khám và điều trị kịp thời.

Thực sự không phải tự nhiên mà mèo lại hành động như vậy mặc dù cho bạn đã nhắc nhở và răn đe nhiều lần. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao mèo hay cắn như vậy rồi chứ?

Làm gì để kiểm soát tình trạng mèo hay cắn?

Đối với mèo con, chúng sẽ hay cắn vì răng đang trong giai đoạn mọc và bị ngứa, đặc biệt là trong giai đoạn từ 3 – 4 tháng tuổi. Do vậy, bạn không nên dùng tay để chơi với mèo con và cho chúng cắn tay của mình, khiến điều này trở thành thói quen. Tốt nhất là nên sử dụng các đồ vật để chơi đùa với mèo như cần câu nhử mồi (có thể mua tại các cửa hàng bán đồ thú cưng). Nhử mèo để khiến chúng hứng thú với việc bắt mồi nhưng không cho cắn.

Vì Sao Chó Hay Cắn Trẻ Em?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ là đối tượng tấn công đặc biệt của chó.

Mỗi năm nước ta xảy ra rất nhiều vụ con người bị chó tấn công, thậm chí có những vụ bị chó cắn rất thương tâm. Trong số đó đa số đối tượng bị chó cắn chủ yếu là trẻ em.

Trẻ em có nhiều khả năng bị thương nặng do vết cắn vì kích thước cơ thể nhỏ, không nhận thức được những hành động nên và không nên khi ở gần một chú chó. Hầu hết các nạn nhân bị chó cắn khi chơi đùa với những chú chó quen mặt, nên việc giáo dục ý thức phòng tránh bị chó cắn cho người dân và con em chúng ta là vô cùng cần thiết.

Mới đây nhất, tại thị trấn Lương Bằng (Kim Động, Hưng Yên) xảy ra một vụ bé trai tên T (khoảng 7 tuổi) khi đi ngang qua khu vực sân vận động Kim Động cũ đã bị một đàn chó tấn công. Sau đó, cháu bé đã tử vong do vết thương quá nặng. Điều quan trọng mọi người cần chú ý là bất kì một chú chó nào cũng có khả năng cắn bậy và việc hiểu biết những lý do phổ biến tại sao chó cắn bậy có thể giúp chúng ta ngăn chặn chúng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao hiện nay phần lớn những vụ bị chó tấn công mà đối tượng chủ yếu là trẻ em.

Vì sao chó hay cắn trẻ?

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Danh Quang, Huấn luyện viên chó (Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ Tokio, Gò Vấp TP.HCM), cho biết, chó là loài động vật có tập tính bảo vệ những thứ thuộc sở hữu của nó (thức ăn, nước uống, chó con), bảo vệ chỗ nghỉ của mình và bảo vệ chủ, tài sản của chủ. Qua quá trình huấn luyện, anh nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ là đối tượng tấn công của chó. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

– Chó bị sợ hãi vì đứa trẻ vừa có hành động nào đó (ôm ghì lấy nó hoặc tiếp cận nó quá nhanh).

– Chó và đứa trẻ chơi đùa quá mạnh khiến chó bị phấn khích. Chó coi đứa trẻ như con mồi khi đứa trẻ chạy nhảy, la hét quanh nó.

– Chó không còn kiên nhẫn với những trò nghịch của trẻ, hay trẻ nô đùa với chó khi đang bị thương.

– Đứa trẻ làm chó bị đau hoặc giật mình khi dẫm lên người nó hoặc giật lông, tai, đuôi…

Biểu hiện của chó trước khi cắn

Cũng theo HLV Quang, thông thường, chó có những biểu hiện cảnh báo trước khi cắn, nhưng những biểu hiện tinh tế này bị nhiều người bỏ qua.

Một chú chó có thể tỏ ra rộng lượng với những trò nghịch lặp đi lặp lại của đứa trẻ, nhưng vào một ngày nào đó nó lại cắn đứa trẻ và làm tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Do đó, chúng ta nên chú ý quan sát những biểu hiện của chó để phòng khi bị tấn công, điển hình như:

– Chó tự nhiên đứng dậy và di chuyển ra khỏi đứa trẻ, chó quay mặt đi khỏi đứa trẻ.

– Trong mắt của chó xuất hiện những hình bán nguyệt màu trắng.

– Chó ngáp, liếm sườn khi đứa trẻ lại gần chơi.

– Chó đột nhiên cào hoặc tự liếm người nó.

– Chó sắp cắn có thể gầm gừ, nhe nanh, lông gáy dựng, tai hướng về phía trước.

Tai của chó thường ghìm chặt ra sau, lông trên lưng dựng đứng lên và trợn trắng mắt. Hành động ngoác miệng rộng và nhe răng là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất.

Những hành động cảnh giác của chó ví dụ như đứng bẩt động không phản ứng khi bạn sờ vào hoặc nhìn thẳng vào mắt bạn là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chúng có thể cắn người.

Cạnh đó, anh Quang cũng khuyến cáo, nếu thấy chó có những biểu hiện nêu trên có nghĩa là bạn đã được cảnh báo, chó có thể cắn nếu nó cảm thấy không còn cách nào khác để tự bảo vệ mình. Đồng thời cha mẹ phải luôn giám sát các tương tác giữa trẻ và chó, tránh để trẻ chơi một mình với chó, nhất là chó không phải nhà mình.

Cần làm gì sau khi bị chó cắn?

Sau khi bị chó cắn, các bạn cần sơ cứu ngay lập tức, sau đó thì phải chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để có thể điều trị. Các bạn cần thực hiện theo các quy trình sau:

Bước đầu tiên cần xử lý khi bị chó cắn đó chính là tiến hành rửa vết thương trực tiếp bằng nước hoặc xà phòng dưới vòi nước chảy trong khoảng 15 phút. Càng tốt hơn nữa nếu có cồn 70% hoặc cồn iod. Các bạn tuyệt đối không được sử dụng bất cứ chất sát trùng, thuốc kháng sinh nào khác để băng bó vết thương.

Sau khi hoàn thành bước 1. Các bạn hãy đến với bước 2, đó là lập tức mang bệnh nhân tới các bệnh viện gần nhất để có thể chữa trị kịp thời.

Bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?

Chó cắn bạn có thể là chó thường hay chó dại. Nếu là chó thường cắn thì ít nguy hiểm nhưng nếu là chó dại thì cực kỳ nguy hiểm. Khi bị chó dại cắn, các bạn cần xử lý kịp thời và chính xác để có thể tránh để lại hậu họa. Chính vì vậy, việc theo dõi tình trạng của chó cắn bạn để có thể xử lý đúng cách là điều hoàn toàn quan trọng.

Theo dõi để biết chó có bị dại không. Nếu bị dại thì các bạn lập tức phải đi tiêm vacxin, còn nếu không dại thì không nhất thiết phải đi tiêm vacxin. Nếu chó không bị dại mà bạn đi tiêm vacxin là một sai lầm rất lớn bởi tiêm vacxin sẽ khiến chỉ số thông minh IQ của các bạn bị giảm đi khá nhiều.

Theo nhiều chuyên gia y tế, các bệnh nhân nếu bị chó cắn sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh là 1 đến 4 ngày là chó dại thì cơn dại sẽ phát tán trong khoảng thời gian từ 7 đến 40 ngày. Đáng chú ý, khoảng thời gian 7 – 10 ngày sau khi bị chó cắn là khoảng thời gian phổ biến nhất để bệnh dại lên cơn. Một khi bị chó dại cắn thì các bạn nên theo dõi tình trạng của chó và các biểu hiện để có thể đưa ra những phương án xử lý hợp lý nhất.

Đối với những trường hợp bị cắn một cách khá nghiêm trọng, ở các vùng nhạy cảm như cổ, mặt, mắt hay bộ phận sinh dục thì cần tới ngay các cơ sở y tế để có thể kịp thời theo dõi. Đối với những trường hợp bị xây xước nhẹ, nằm ở xa các bộ phận nhạy cảm và không ra máu thì các bạn có thể về nhà và theo dõi trong vòng nửa tháng.

Theo dõi như thế nào sau khi bị chó cắn?

Trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi bị chó cắn thì các bạn cần dõi theo tình trạng của con chó đã cắn, dõi theo tình hình diễn biến sức khỏe để xem bạn có thể bị dại không.

Theo dõi con chó:

Theo dõi con chó cắn bạn là điều rất quan trọng. Thông thường, con chó mắc bệnh dại cũng chỉ sống được trong 10 ngày sau khi lên cơn dại cắn người. Khi mổ bụng chúng ra thì sẽ thấy những vật cứng như thủy tinh, đá,… trong bụng nó.

Các con chó dại thường có những có những biểu hiện khác thường so với những chú chó bình thường. Chó dại sẽ hung dữ hơn, sủa nhiều hơn và giọng khàn hơn, nhiều nước dãi hơn. Khi sắp chết thì bộ phận của chó dại sẽ bắt đầu liệt dần. Trong trường hợp mà không thể theo dõi tình trạng của chó thì bạn nên tiến hành tiêm vắc xin để có thể điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Theo dõi tình trạng bản thân:

Nếu bị chó dại cắn, các bệnh nhân sẽ nhiễm virus dại từ vết cắn. Từ đó, tế bào virus sẽ phát triển và lớn dần từ lớp mô dưới da, các dây thần kinh hoặc cơ bắp. Sau đó, tế bào virus sẽ di chuyển vào tủy sống khiến não của các bệnh nhân sẽ có những biểu hiện rối loạn thay đổi. Khi bị chó dại cắn, diễn biến bệnh dại của người bệnh sẽ hướng theo 2 giai đoạn cụ thể.

Trong khoảng 1 đến 5 ngày đầu tiên, các bạn sẽ bị chán ăn, chóng mặt và gây sốt.

Ở giai đoạn 2, các bệnh nhân sẽ bị nặng hơn giai đoạn 1. Lúc đó huyết áp người bệnh sẽ giảm hoặc tăng khá bất thường, người bệnh sẽ bị vã mồ hôi và rất ngại gió, ngại nước,… và đến giai đoạn nặng nhất, người bệnh sẽ bị tử vong. Các bạn phải đến ngay với cơ sở y tế nếu cảm thấy tình trạng xấu.

Làm sao để tránh bị chó cắn?

Ngăn chặn hành vi chó cắn người phải bắt đầu từ chó trong gia đình của bạn bằng cách hãy là một chủ nuôi có trách nhiệm.

Nếu bạn không có ý định nhân giống thì hãy triệt sản chó của mình để giảm nguy cơ xuất hiện hành vi cắn bậy.

Thường xuyên vận động và chơi đùa cùng chúng để củng cố mối liên kết giữa chủ nuôi và thú cưng, bên cạnh đó còn giúp tiêu hao hầu hết năng lượng dư thừa có thể chuyển hoá thành các năng lượng thần kinh xấu.

Tuy nhiên, cần tránh những trò chơi bạo lực như đấu vật hoặc kéo co có thể dẫn đến các vấn đề về bản tính chiếm hữu và thống trị của chó.

Huấn luyện cho chó của bạn biết những mệnh lệnh cơ bản như “đứng im, “ngồi xuống, “đến” và “thả ra”.

Tiêm ngừa đầy đủ và đúng hạn cho chó cưng của bạn phòng những trường hợp xấu nhất xảy ra.

Ở một vài tiểu bang của Hoa Kì, một chú chó chưa được tiêm ngừa nếu cắn người có thể sẽ phải lãnh án tử. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ chuyên môn từ bác sĩ thú y nếu chó cưng của bạn có bất kì dấu hiệu nào của hành vi bạo lực. Hãy dành thời gian cho việc chỉ dạy con trẻ cách hành xử khi ở gần những chú chó, cần phải chú ý điều gì và phải làm gì khi bị chó tấn công.

Cách phòng tránh chó cắn người

Hiểu tính chiếm hữu của chó

Bảo vệ tài sản là vấn đề thường gặp và “tài sản” của những chú chó trong trường hợp này có thể là bất cứ thứ gì từ đồ chơi, thức ăn, lãnh thổ hay thậm chí là chủ nuôi. Giống chó bảo vệ và giống chó chăn thường có xu hướng cắn người vì lý do bảo vệ tài sản, nhưng hành vi này có thể xuất hiện ở bất kì một chú chó nào.

Chủ nuôi nên huấn luyện những chú chó của mình từ nhỏ để hạn chế những hành vi bảo vệ thái quá này. Dạy chó lệnh “thả ra” (“bỏ xuống”, “bỏ ra”) rất hữu dụng trong việc giảm tính chiếm hữu đồ vật ở chó. Có thể loại bỏ tính chiếm hữu thức ăn ở chó bằng cách dạy chó phải đợi đến khi bát ăn của chúng được đặt xuống. Dạy chó ngồi hoặc nằm xuống và dạy chúng di chuyển thức ăn của mình sau đó trả về chỗ cũ. Hãy thử tiếp cận bát ăn của chó và làm một vài hành động đối với thức ăn trong đó để chúng hiểu rằng việc ai đó tiếp cận bát ăn không phải là điều xấu. Và quan trọng phải dạy con trẻ không được làm phiền những chú chó đang ăn hay đang chơi đùa với những thứ chúng yêu thích.

Hiểu: Khi sợ hãi chó sẽ cắn người

Chó thường cảm thấy sợ hãi đối với người lạ ví dụ như bác sỹ thú y và nhân viên giao hàng hoặc với những tình huống lạ lẫm. Không bao giờ được tiếp cận chó lạ và hãy đảm bảo con em của bạn cũng biết điều này. Chó bị giật mình có thể cắn người.

Hãy dạy trẻ em không bao giờ được hành động lén lút hoặc làm phiền một chú chó đang ngủ. Cho chó hoà nhập xã hội từ sớm rất quan trọng, việc này giúp những chú cho con tiếp xúc được với nhiều người lạ, những động vật khác và trải nghiệm các tình huống khác nhau, giảm thiểu sự hình thành nỗi sợ hãi ở chó.

Ví dụ, lần đầu tiên đưa chó của mình đi thú y, bạn hãy làm cho chuyến đi giống như một chuyến dã ngoại để tạo cho chó con cảm giác thân thiện ngay từ đầu đối với bệnh viện và các bác sĩ thú y. Để trong hộp thư một ít bánh thưởng và nhắn với nhân viên giao hàng hãy cho chú chó con của bạn ăn mỗi khi đến giao hàng.

Đề phòng: Chó bị đau có thể cắn bậy

Những cơn đau có thể khiến chú chó thân thiện nhất cắn bậy. Nếu chó của bạn mắc chứng loạn sản hông, viêm tai hay bất kì căn bệnh mãn tính nào, hãy hướng dẫn cho con trẻ tránh những vùng đau nhức của chó và đối xử nhẹ nhàng với chúng. Nếu chó của bạn cáu kỉnh không rõ lý do, có thể chúng đang bị đau, hãy mang chúng đến gặp bác sĩ thú y để phát hiện ra bệnh lý sớm nhất có thể.

Hiểu bản năng làm mẹ của chó đẻ

Chú chó được huấn luyện tốt nhất cũng có thể trở thành chú chó cắn người khi chúng có chó con. Hãy cẩn thận và tôn trọng thiên chức làm mẹ của chó cái mới sinh chó con. Dạy trẻ em không được tiếp cận chó con khi đang có chó mẹ ở cùng và bản thân bạn cũng phải thận trọng khi tiếp xúc với chúng. Và đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị cho chó mẹ và chó con một nơi ở khiến chúng cảm thấy an toàn, thoải mái.

Cẩn trọng với bản năng đuổi theo con mồi của chó

Là một bản tính khác của chó bạn cần phải cẩn trọng, khi chạy hoặc đạp xe ngang qua một chú chó có thể khiến chúng đuổi theo bạn.

Hãy cẩn thận với khu vực bạn thường đạp xe hoặc chạy bộ, nếu thấy một chú chó lang thang hãy cố gắng tránh mặt chúng.

Nếu bạn bị chó rượt theo, việc tốt nhất cần làm là dừng lại và đứng thẳng người đối mặt với nó.

Hết sức cẩn trọng với những chú chó như vậy nhưng không được nhìn thẳng vào mắt chúng, điều này được xem là một sự thách thức.

Chúng có thể tiến đến, đánh hơi mùi của bạn nhưng sau cùng sẽ thấy bạn không thú vị và chuyển sang tìm thứ khác.

Nếu bạn bị đẩy ngã, hãy cuộn tròn cơ thể, bảo vệ mặt, ngực và cổ.

Hãy dạy con trẻ những điều tương tự và thực hành bằng những tình huống giả định.

Tamlinh.org (tổng hợp)