Chó Hay Cắn Đồ Phải Làm Sao / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Khi Bị Chó Cắn Phải Làm Sao? 2022

Các loại vết thương do chó cắn

Khi chó cắn, chúng sẽ dùng răng trước để ngậm chặt nạn nhân, trong khi những răng khác sẽ kéo xé vùng da xung quanh vết cắn. Kết quả là da bạn có thể có một vết thương sâu, gây thủng bởi răng trước và vùng da trầy xước hay rách xung quanh.

Đối với trẻ em, vì cơ thể nhỏ nhắn nên vùng thường hay bị cắn là cổ, mặt, đặc biệt là môi, mũi, má. Trong khi đó tay, cánh tay, cẳng chân và bàn chân là những nơi thường bị cắn ở người lớn.

Cách xử lý vết thương nhỏ

* Rửa sạch vết thương ngay lập tức: bằng cách để vết thương dưới vòi nước ấm trong vài phút để vết thương được rửa sạch.

* Giúp máu chảy ra khỏi vết thương: nếu vết cắn chưa làm bạn chảy máu, bạn có thể chà sát nhẹ vùng da bị cắn để máu chảy ra. Việc này giúp ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

* Uống thuốc giảm đau: bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hay ribuprofen để giảm đau và viêm, sưng tấy.

Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng

Những dấu hiệu cho thấy vết thương nhiễm trùng như:

Vết cắn trở nên đau hơn

Đỏ và sưng tấy xung quanh vết cắn

Rỉ dịch hay mủ từ vết cắn

Sốt cao hơn 38°C, kèm lạnh run

Sưng hạch bạch huyết

Nếu bạn nghĩ rằng vết chó cắn bị nhiễm trùng, bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức. Vì một vài vết cắn động vật sẽ trở thành ổ nhiễm trùng nguyên phát, gây nên nhiều tình trạng nguy hiểm tính mạng như nhiễm trùng huyết, hay viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, viêm màng não.

Khi nào bạn cần khám bác sĩ?

Bạn cũng nên đi khám nếu vết cắn ngay tại bàn tay, bàn chân, khớp, gân hay dây chằng, mặt hay da đầu, bộ phận sinh dục hay mũi, tai. Nếu bản thân bạn đang mắc bệnh đái tháo đường, HIV hay bệnh gan, những căn bệnh này khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, hay những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên đi khám ngay và cần được bác sĩ điều trị.

Cách Trị Kiến Cắn An Toàn. Vết Cắn Sưng To, Ngứa, Làm Mủ Phải Làm Sao?

Cách trị kiến cắn an toàn nên biết. Khi vết cắn sưng to làm mủ thì nên làm gì?

Hầu như vết kiến cắn thường sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên cũng đừng xem thường mà rước họa vào thân. Hôm nay Việt Thống sẽ chia sẻ kinh nghiệm cách trị kiến cắn an toàn cho mọi người. Cũng như cách xử lý khi vết cắn của kiến làm mủ và nhiễm trùng.

1. Vì sao vết cắn của kiến sưng to và đau nhức?

Khi kiến cắn, đôi hàm của chúng kẹp chặt vào phân biểu bì của da. Sau đó phần ngòi chích bên dưới hàm sẽ chích và bơm nọc độc vào bên trong biểu bì. Chính chất độc này khiến cho cơ thể bị phản ứng, gây ra sưng tấy, đau nhức và ngứa ngáy.

Trong những trường hợp nặng, có nhiều người bị nhiễm trùng từ vết kiến cắn. Vết thương sẽ trở nên sưng to hơn, đau nhức hơn, ngứa kinh khủng và có dấu hiệu làm mủ.

Bởi vì vậy khi bị kiến cắn đừng xem thường. Hãy tìm hiểu cách trị kiến cắn an toàn để tránh những hậu quả xấu nhất xảy ra.

[su_youtube url=”https://www.youtube.com/watch?v=pzihmuPPXcM” height=”460″ title=”Bé gái bị sốc phản vệ khi bị kiến cắn”]

2. Triệu chứng khi bị kiến cắn

2.1 Vết cắn sưng to, ngứa ngáy và đau nhức

Các loại kiến bình thường vết cắn thường không quá nghiêm trọng. Vết cắn sẽ bị sưng và gây ra ngứa ngáy khó chịu. Đôi khi vết cắn sẽ đau nhức dữ dội nhưng chỉ kéo dài khoảng vài giờ là khỏi.

Tuy vào cơ địa của mỗi người thì vết cắn sẽ sưng to, đau nhức, có thể mưng mủ. Thời gian lành kéo dài lên đến vài ngày.

2.2 Vết cắn bị sưng và mưng mủ

Những loại kiến có nọc độc thì vết thương sẽ nghiêm trọng hơn. Chúng sẽ sưng to hơn và mưng mủ nhiều hay ít là tùy cơ địa của mỗi người.

Dấu hiệu vết kiến cắn mưng mủ:

Xung quanh miệng vết cắn từ 2mm – 3mm xuất hiện vùng da đỏ và ngày càng lan rộng.

Vết cắn sưng to và đau nhức sau 2 ngày vẫn không có dấu hiệu giảm.

Ngay vết cắn xuất hiện bọng mủ màu vàng hoặc trắng đục.

Đặc biệt nếu trẻ em bị kiến cắn sẽ quấy khóc, không ngủ được.

Lưu ý: hiện tượng mưng mủ chứng tỏ vết kiến cắn đang bị dị ứng hoặc nhiễm trùng. Vì vậy cần phải có cách trị kiến cắn hiệu quả để giảm bớt những triệu chứng và chuyển biến xấu xảy ra.

2.3 Vết cắn bị ngứa

Một biểu hiện khác tuy không nặng những cũng là nỗi ác mộng của rất nhiều người. Vết cắn xuất hiện dấu hiệu bị ngứa kinh khủng.

Nếu người bị kiến cắn gãi vết thương thì sẽ càng ngứa và có thể mưng mủ. Đặc biệt đối với người có da nhạy cảm thì việc bị kiến cắn sưng phù hoặc kiến cắn sưng mủ là điều hết sức bình thường.

2.4 Vết cắn bị dị ứng

Ở một số người và nhất là trẻ em thì vết kiến cắn dị ứng. Trường hợp dị ứng xuất hiện triệu chứng kiến cắn sưng đỏ, đau nhiều, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu, hôn mê,…

Đây là những đối tượng đặc biệt cần chú ý. Bất cứ khi nào có những dấu hiệu bất thường phải đưa ngay đến bệnh viên để điều trị tích cực. Nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng nặng nề.

3. Cách xử lý kiến cắn gây sưng to và mưng mủ

3.1 Cách sơ cứu khi bị kiến cắn

” Làm gì khi bị kiến cắn “ là những cách sơ cứu ban đầu giúp triệu chứng giảm nhẹ và không biến chuyển nặng. Vậy cần làm những gì? Ở phần tiếp theo này chúng ta sẽ có những mẹo trị kiến cắn hiệu quả và đơn giản dành cho mọi người.

Có rất nhiều người luôn có câu hỏi ” Bị kiến đốt làm gì để hết sưng “. Đừng suy nghĩ quá rắc rối về vấn đề này mà hãy nghĩ thật sự đơn giản.

Khi bị kiến cắn có thể dùng dầu oliu nguyên chất bôi vào vết thương. Hoặc cũng có thể sử dụng dầu tràm hoặc tinh dầu tràm bôi vào vết thương. Chúng giúp giảm sưng và làm dịu da, tạo cảm giác dễ chịu cho người bị kiến cắn. Đây là cách trị kiến cắn cơ bản và cần phải làm đầu tiên trước khi tiến hành điều trị nếu chuyển biến nặng.

Một số lưu ý:

Nếu vết cắn mưng mủ tuyệt đối không được làm bể bọng mủ.

Trong trường hợp kiến cắn em bé mà bọng mủ bị bể bạn cần nhanh chóng sơ cứu. Sử dụng xà phòng và nước sạch vệ sinh vết thương. Theo dõi trẻ bị kiến cắn có những chuyển biến nặng không? Nếu có đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị.

3.2 Mẹo trị vết thương kiến cắn

3.2.1 Cách trị vết kiến cắn bằng đá lạnh

Nếu bị kiến lửa cắn sưng to lên thì lấy 1 viên đá lạnh chườm ngay vào vết thương. Độ lạnh của viên nước đá sẽ làm dịu lại vết thương, gây cảm giác tê lấn át cảm giác đau và ngứa.

Khi chườm đá nên bọc viên đá lại bằng vải hoặc bọc nilong. Tranh chườm trực tiếp đá lạnh lên vùng da.

3.2.2 Dầu dừa trị vết kiến cắn rất hiệu quả

Cơ bản dầu dừa có tính kháng viêm tự nhiên rất tốt. Khi bị kiến cắn gây sưng phù thì nên bôi một chút dầu dừa vào vết thương. Tính chất kháng viêm của dầu dừa giúp vết thương nhanh chóng hết ngứa và đau. Kiềm chế việc mô biểu bì vết thương bị sưng to và làm mủ. Đây là cách trị kiến cắn đơn giản và an toàn bạn nên ứng dụng.

3.2.3 Lá nha đam giảm sưng rát mà còn mát

Trẻ em thường bị kiến lửa cắn sưng chân và sẽ có những triệu chứng cực kì tệ. Trẻ sẽ quấy khóc và không ngủ được gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy tại sao không sử dụng lá nha đàm điều trị kiến cắn gây sưng phù cho trẻ. Vừa điều trị hiệu quả lại có tác dụng làm mát và tốt cho da của trẻ.

Thái lát lá nha đam đắp trực tiếp lên vết cắn sẽ giúp giảm độ rát, ngứa. Làm dịu đi cảm giác khó chịu của vết thương gây ra cho trẻ. Ngoài ra cũng khiến các triệu chứng bị kiến cắn giảm đi và hết nhanh chóng.

3.2.4 Túi trà đừng vứt đi vội

3.2.5 Sử dụng giấm táo giảm vết sưng do kiến cắn

Bôi giấm táo lên vết thương do kiến cắn. Giấm táo có tác dụng kiểm soát cơn đau và sự mưng mủ tại vết thương. Ngoài ra giấm táo còn giúp vết thương mau lành.

Dùng bông thấm một ít dấm táo bôi lên vết thương. Vết thương sẽ được làm dịu lại cảm giác đau nhức và sưng ngứa.

3.2.6 Sữa mẹ tốt cho sức khỏe và trị vết kiến cắn hiệu quả

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá và chứa rất nhiều chất đề kháng dành cho trẻ. Và sữa mẹ cũng là một loại thuốc trị vết kiến cắn sưng phù cực kì hiệu quả.

Dùng sữa mẹ bôi lên vết kiến cắn sẽ giúp làm dịu và hết chỉ sau vài phút.

3.2.7 Kiến cắn làm sao hết sưng? Dùng kem đánh răng thôi

Kem đánh răng có thành phần là bạc hà sẽ làm dịu và giảm sưng cho vết thương. Chỉ cần bôi kem đánh răng vào vết thương, chờ kem khô và bóc ra mà thôi.

3.2.8 Bị kiến lửa cắn sử dụng hành tỏi

Thái lát hành hoặc tỏi đắp vào vết thương. Hành tỏi có tác dụng kháng viêm cực kì hiệu quả. Cũng như tính chất sát trùng mạnh giúp vết thương không bị nhiễm trùng. Ngoài ra việc sử dụng hành tỏi cho vết kiến cắn cũng là cách trị kiến cắn không bị dị ứng tốt mà bạn nên áp dụng.

Qua bài viết này Việt Thống hy vọng rằng những thông tin này hữu ích cho bạn. Hãy xem và ghi nhớ những cách trị vết kiến cắn đơn giản này để điều trị cho bản thân cũng như gia đình. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau nữa.

Trần Quang Thống

Đánh giá:

5 4 3 2 1 0

4,9/5 (59 Bình chọn)

Bị Chó Cắn Phải Làm Sao? Những Sơ Cứu Nhanh Cho Người Bị Chó Cắn

Bệnh dại của chó do Virus dại gây nên, đây là loại bệnh truyền nhiễm tác động, ảnh hưởng khá lớn lên hệ thần kinh và khả năng bị tử vong là rất lớn nếu không thể xử lý kịp thời. Cho đến thời điểm hiện tại thì trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị căn bệnh này. Chính vì thế nên khi bị chó dại cắn thì người bệnh cần có những biện pháp sơ cứu ban đầu để có thể ngăn ngừa sự phát triển, lây nhiễm của các virus dại.

2. Những điều cần làm khi bị chó cắn không chảy máu

Làm sạch vết thương là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng khi bị chó cắn. Để có thể loại bỏ các mầm bệnh thì vết thương bạn nên được xử lý sạch dưới vòi nước. Các bạn cũng nên dùng xà bông để nhẹ nhàng rửa sạch vết thương, không nên chà xát quá mạnh.

Để có thể loại bỏ tận gốc những mầm mống bệnh dại thì bạn nên dùng các loại nước sát trùng như cồn, oxy già. Những loại thuốc này sẽ giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn ở một mức nào đó. Dẫu vậy, các bạn chỉ nên dùng một ít chất lên vết thương vì chúng rất xót và khó chịu.

Để loại bỏ mầm bệnh dại thì các bạn tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như ớt bột, nhựa cây, nước ép, axit,… Các bạn cũng không nên dùng thuốc đắp kín vết thương hay băng bó vết thương khiến chúng lâu khỏi hơn.

3. Những điều cần làm khi bị chó cắn chảy máu

Khi bị chó cắn chảy máu, bạn phải thực hiện những thao tác như sau:

Khi bị chó cắn ở chân, tay thì bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Được biết, đây là việc làm rất hữu ích trong việc giúp bạn cầm máu rất tốt.

Việc cực kỳ quan trọng khi bị chó cắn chảy đó chính là phải cầm máu. Bị chó cắn mà chảy máu từ 10 đến 15 phút thì người bệnh phải tiến hành rửa vết thương và cầm máu ngay và luôn. Để thực hiện việc cầm máu thì các bạn nên đặt 3 miếng gạc Y tế lên vết thương, ngồi chờ trong 7 phút rồi đặt thêm những miếng gạc khác. Người bị chó cắn phải giữ miếng gạc cho đến khi máu ngừng chảy.

Trong trường hợp vết thương bị chó cắn khá sâu và bị phun nhiều máu, máu chảy thành tia thì bạn cần dùng dây chun để garo vết thương lại. Làm xong những việc đó mới mang bệnh nhân tới những cơ sở y tế gần nhất.

Nếu bị chó cắn ở những bộ phận nhạy cảm như đầu, mắt, cơ quan sinh dục,… hay trẻ em bị chó dại cắn thì phải đưa tới bệnh viện để được sơ cứu kịp thời.

Những biện pháp trên chỉ là sơ cứu trước mắt, nếu bị chó dại cắn thì bạn nên đến ngay với trung tâm y tế gần nhất để được các Y Bác sĩ chăm sóc, tư vấn và chỉ định, hướng dẫn tiêm phòng dại. Ngoài ra, bạn cần dõi theo con chó cắn bạn trong vòng 15 ngày kể từ khi cắn. Nếu chúng có biểu hiện gì như bị giết, mất tích, bị bán, ốm, dại,… thì phải báo lại bác sĩ để có thể kịp thời đưa ra phương án xử lý tốt nhất.

4. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị chó cắn

Rất nhiều người bị chó cắn thì khá băn khoăn, không biết nên ăn gì để kiêng bệnh. Bạn cần tránh những chất có hại cho sức khỏe như bia, rượu, thuốc lá. Ngoài ra, người bị chó cắn cũng cần bổ sung những loại thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng.

Các bạn cũng cần nghỉ ngơi để hồi phục nhanh chóng, tránh tình trạng lao lực vì làm quá nhiều. Phải đến ngay với trạm y tế gần nhất để kịp thời theo dõi nếu bạn có các cảm giác như chóng mặt, buồn nôn.

Kiến Cắn Sưng To, Ngứa, Làm Mủ Phải Làm Sao? Cách Trị Kiến Đốt An Toàn

Bị kiến cắn gây cảm giác ngứa, có khi đau nhói rất khó chịu, đặc biệt là đối với người có làn da nhạy cảm hoặc trẻ nhỏ. Tìm hiểu về dấu hiệu và cách giảm sưng ngứa nốt kiến đốt sẽ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm xử lý khi gặp tình huống này.

I – Bị kiến cắn là như thế nào? Hình ảnh người bị kiến cắn

Kiến cắn bằng cách kẹp chặt hàm trên và miệng vào da người nhưng kiến đốt người sẽ bằng cách dùng ngòi châm ở phần cuối cơ thể chích vào da.

Trong nọc độc của kiến chứa một phần các độc tố kích thích cùng với chất axit fomic. Đa số trường hợp đều bị kiến đốt cùng một lúc, ít khi một con đốt nhiều lần.

Vùng da xung quanh vết kiến đốt sưng to và có thể bị phồng rộp. Mỗi người sẽ có phản ứng với kiến đốt tùy vào cơ địa và tiền sử dị ứng.

Nếu vết thương bị nhiễm trùng do dị ứng với nọc độc, nước bọt của côn trùng hoặc do vết thương bị trầy xước sẽ có dấu hiệu mưng mủ.

Dấu hiệu cụ thể như sau:

– Xung quanh miệng vết thương khoảng 2 – 3mm, da bị đỏ và có xu hướng ngày càng lan rộng.

– Kiến lửa cắn cảm giác đau nhức, châm chích không thuyên giảm sau ngày thứ 2 bị đốt.

– Ở trung tâm vết cắn có bọng mủ màu vàng nhạt hoặc trắng ngà nhô lên khỏi da.

– Trẻ em bị côn trùng cắn sưng mủ thường hay quấy khóc và có thể bị sốt cao.

Hầu hết các trường hợp bị kiến cắn ( bị kiến lửa cắn) đều gây cảm giác ngứa và có tình trạng sưng, nếu càng gãi ngứa thì sẽ càng sưng to hơn đặc biệt là với làn da nhạy cảm thường bị kiến cắn sưng phù, bị kiến cắn sưng mủ.

Ở một số trường hợp trẻ bị kiến đốt sưng to có thể bị dị ứng với vết kiến cắn với các dấu hiệu như kiến cắn sưng đỏ, đau nhiều, trẻ buồn nôn, tiêu chảy, nổi mề đay, khó thở, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp, ngất xỉu, hôn mê…

Nhận thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

III – Những vị trí thường hay bị kiến cắn

Chân là bộ phận dễ bị kiến cắn khi tiếp xúc nhiều với mặt đất, vật dụng, đồ chơi,… mà kiến thì có thể tồn tại và bò ở khắp nơi từ nền nhà đến tủ gỗ, từ giường cho đến chiếu, chỗ nào kiến cũng có thể xuất hiện.

Khi bị kiến lửa cắn sưng chân, tại vùng da đó sẽ xuất hiện vết cắn sưng đỏ, kiến đốt sưng to. Ở trẻ nhỏ và những người da nhạy cảm, vết cắn sẽ ngày càng sưng to, kiến cắn nổi mụn nước nếu gãi nhiều hoặc xử lý vết thương không đúng cách.

Khi bị kiến cắn ở tay là tình trạng rất phổ biến và không đáng lo ngại nếu bị kiến lửa đốt chỉ sưng ngứa và giảm dần sau vài giờ.

Người bị kiến cắn nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn hoặc nước sạch, có thể chườm đá vào vết kiến lửa cắn để giảm sưng ngứa.

Bị kiến cắn môi có thể gây sưng và đau mức độ tùy vào loại kiến và cơ địa của người bị kiến cắn. Trường hợp bị kiến cắn sưng ngứa nhẹ có thể tự hết sau vài giờ đồng hồ.

Nếu bị kiến lửa cắn sưng to kèm theo các dấu hiệu khác như mưng mủ, đau nhiều, sốt,… cần thăm khám tại cơ sở y tế để có biện pháp xử lý đúng đắn.

Các vết cắn của kiến thường gây khó chịu cho trẻ. Nếu kiến cắn bị sưng bé cố gãi nhiều thì vết kiến cắn càng dễ bị viêm nhiễm, sưng tấy thậm chí lở loét và dẫn đến những bệnh ngoài da cho trẻ.

Vì thế trẻ em bị kiến lửa cắn cha mẹ không nên xem thường các vết cắn của kiến.

**Lưu ý: Bé bị kiến cắn bôi thuốc gì cũng cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc cho bé.

Ưu tiên các phương pháp cách chữa kiến cắn tự nhiên, mẹo chữa kiến cắn giảm sưng ngứa dân gian với các loại thảo dược an toàn cho bé.

V – Kiến cắn làm sao hết sưng? Cách trị kiến cắn

Làm gì khi bị kiến cắn? Đầu tiên cần rửa vết kiến cắn bằng nước xà phòng, vệ sinh vùng da bị kiến cắn để loại bỏ bụi bẩn ngăn ngừa bị nhiễm trùng nhất là khi kiến cắn mưng mủ.

Tiếp theo bị kiến đốt phải làm sao hết sưng? chườm gạc mát lên vùng da bị tổn thương để giảm sưng ngứa.

Có thể sử dụng tinh dầu oliu nguyên chất, dầu dừa hoặc tinh dầu tràm thoa đều lên vùng da bị kiến đen cắn, kiến càng cắn để làm dịu da, giảm sưng.

– Không làm vỡ vết phồng rộp do bị bị kiến lửa cắn làm mủ.

– Nếu vết thương kiến cắn em bé không may bị vỡ ra thì bạn cần rửa sạch vùng da đó bằng nước xà phòng, theo dõi các triệu chứng nhiễm trùng như bị rỉ mủ thì đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị.

Nếu bị kiến lửa cắn sưng to bạn có thể lấy 1 túi đá lạnh đắp lên vết cắn để làm dịu da, giảm sưng to và đau rát. Nên bọc đá vào khăn hoặc túi, không nên chườm đá trực tiếp lên vùng da đang bị thương.

Có rất nhiều cách trị nốt kiến cắn cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo một vài giải pháp sau:

– Cách chữa khi bị kiến lửa cắn bằng dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp làm giảm các nọc độc do bị côn trùng cắn, trong đó có cả khi bị kiến lửa cắn. Khi bé bị kiến cắn, mẹ chỉ cần thoa một vài giọt dầu dừa nguyên chất lên vùng da đang bị tổn thương sẽ giảm sưng và ngứa sau vài giờ.

– Mẹo trị kiến lửa cắn bằng nha đam: Bị kiến lửa cắn sưng chân cũng có thể sử dụng nha đam làm mát da, dịu cơn đau và giảm ngứa. Hãy thoa một ít gel nha đam lên vết kiến cắn ngứa trên da bé sẽ có tác dụng làm dịu da khá nhanh chóng.

– Cách chữa kiến cắn từ túi trà: Trong túi trà có chứa acid tannic có tác dụng chống viêm. Cha mẹ có thể làm ưới túi trà và đắp nhẹ lên vết côn trùng cắn trên da trẻ. Nó có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sưng do vết kiến cắn sưng to ngứa khá hiệu quả.

– Kiến lửa cắn làm sao hết sưng? dùng giấm táo: Giấm táo ngoài có tác dụng kiểm soát cơn đau, sưng mủ do kiến cắn còn có khả năng giúp vết thương mau lành lặn. Dùng bông y tế thấm chút giấm táo rồi bôi lên vùng da bị kiến cắn sưng phù sẽ làm dịu da khá nhanh.

– Cách giảm sưng khi bị kiến cắn với sữa tươi: Mẹ cũng có thể dùng sữa tươi để ngâm vùng da trẻ bị kiến cắn khoảng vài phút. Vết thương sẽ giảm đau rát và sưng to.

– Làm gì khi bị kiến lửa cắn bé? Hành tây và tỏi: Khi cha mẹ phát hiện trẻ bị kiến lửa cắn hãy nhanh chóng thái 1 lát hành, tỏi hoặc hành tây thoa đều lên vùng da bị tổn thương, vết sưng đỏ sẽ giảm dần và giúp bé tránh được những dị ứng.

Đối với vết kiến cắn thông thường, sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, chúng ta có thể dùng kem bôi da Yoosun rau má để làm dịu da, giảm sưng ngứa rất hiệu quả.

Kem bôi Yoosun rau má được chiết xuất từ rau má sạch nguyên chất cùng với các thành phần là vitamin E, hoạt chất D- panthenol, chlorhexindine, giúp giảm ngứa, sưng viêm, tấy đỏ nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa sẹo thâm do kiến cắn để lại.

Cách trị vết kiến lửa cắn tốt nhất là bôi kem Yoosun rau má ngay khi phát hiện nốt kiến cắn. Mỗi ngày có thể thực hiện bôi kem 3 – 4 lần không cần rửa lại bằng nước.

Khi thoa kem sẽ có cảm giác dịu mát da, các vết kiến cắn sau đó sẽ bớt ngứa và giảm sưng đỏ.

Kem Yoosun rau má được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép lưu hành, và có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Sản phẩm này phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.

Liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.