Chó Hay Cắn Chủ / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Tranh Cãi Quanh Vụ Người Đàn Ông Bị 4 Con Chó Cắn Là Chủ Hay Trộm?

Hàng loạt ý kiến trái chiều của cư dân mạng về người đàn ông bị 4 con chó hung tợn tấn công dữ dội.

Một số ý kiến cho rằng, người đàn ông này chính là chủ nhân của các con chó. Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng người đàn ông đó là kẻ trộm và anh ta đã “mượn” áo của chủ nhà mặc vào để bầy chó không nhận ra mình là kẻ trộm.

Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh một người đàn ông đang xoa xoa đầu đàn chó 4 con tại ngõ số 2, phường Phúc Xá (Ba Đình, Hà Nội) thì bất ngờ bị chúng tấn công, xé nát bộ quần áo dài.

Hình ảnh trong đoạn clip cho thấy, khi đó người đàn ông này đã nằm vạ vật dưới đường, kêu cứu, chống trả lại 4 con chó hung dữ.

Mãi đến một lúc sau mới có hai người dân cầm gậy ra xua đuổi đàn chó để cứu nạn nhân. Người đàn ông vùng dậy bỏ chạy ngã sấp mặt xuống đường, trên người chỉ còn bộ quần đùi áo thun. Quần áo của người đàn ông bị xé rách tả tơi.

Đặc biệt, một số người cũng chia sẻ thêm, đoạn clip trên chỉ phản ánh được một phần của sự việc. Theo đó, mọi người cho biết, trước khi tấn công chủ nhân của chúng là một người đàn ông tên Duy, bầy chó này đã xông vào cắn bà Nguyễn Thị Lợi – một người phụ nữ lớn tuổi, khiến bà này ngất xỉu.

Sau đó, anh Duy đã lao vào ôm chặt lấy bà Lợi để đàn chó không cắn người phụ nữ này. Tuy nhiên, đàn chó vẫn không buông tha mà liên tục cắn vào tay anh Duy khiến anh bị chảy máu rất nhiều. May mắn lúc này, ông Liễu Họ Dương (người dân ngõ số 2 phường Phúc Xá) nhìn thấy sự việc nên dùng gậy đánh đuổi đàn chó, cứu anh Duy và bà Lợi.

Thông tin trên truyền thông cũng khẳng định rằng, anh Duy là chủ nhân của 4 con chó đó, và sự việc chỉ gây thương tích nhẹ cho anh này.

“Tôi thấy anh Duy dắt đám chó đi dạo thì nghĩ là bình thường vì xưa nay anh này vẫn hay cho chó đi chơi. Anh ta rất yêu thương đám chó và chích ngừa đàng hoàng. Trước lúc sự việc xảy ra, anh ấy còn vuốt ve mấy chú chó” – ông Dương trả lời trên truyền thông.

Ông Liễu Họ Dương – người dùng gậy đánh đuổi đám chó, cứu hai nạn nhân khẳng định đám chó đó là của anh Duy.

Tuy nhiên ngay sau khi thông tin trên được chia sẻ thì một cư dân mạng khác cho biết người đàn ông trong đoạn clip đó là kẻ trộm và anh ta “mượn” áo của chủ nhà mặc vào để đàn chó không nhận ra mình là kẻ trộm.

Người này viết: “Đây là người trộm chó, nó khoác áo của chủ để chó quen mùi đi theo. Tới hẻm tự nhiên người trộm chó ngồi xuống vuốt vuốt tháo dây 2 con chó, rồi định ôm con chó to nhất lên xe. Lúc này trong camera an ninh quay được người đồng bọn đang phi xe máy tới quay đầu ngang xe. 2 người định bụng không dắt được cả đàn đi thì ôm 1 con to nhất, nhưng con chó to quá không ôm được.

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, tránh thả rông động vật nuôi, đeo rọ mõm cho chó khi ra đường. Không nên để trẻ một mình với vật nuôi. Không chọc ghẹo, chơi hay tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi, nhất là khi chúng đang ăn. Gia đình có trẻ nhỏ không nên nuôi động vật hoang dại hoặc giống chó hay cắn người.

Nếu lỡ bị những con vật hung tợn cắn, bước xử lí ban đầu là: Rửa sạch vết thương bằng nước muối và xà phòng, rồi băng vết cắn bằng gạc vô trùng. Cầm máu ngay bằng cách ấn mạnh lên vết thương.

Đưa đến cơ sở y tế ngay nếu vết thương rộng sâu, chảy nhiều máu hoặc có biểu hiện nhiễm trùng (sốt, sưng, đỏ, đau, nổi hạch).

Trong trường hợp bị chó, mèo cắn, cần theo dõi con vật trong 10 ngày. Phải tiêm phòng dại nếu con vật có triệu chứng nghi ngờ dại. Nếu súc vật cắn không thể theo dõi được thì cần tiêm phòng dại ngay. Tiêm phòng uốn ván trong vòng 48 giờ sau khi bị cắn đối với trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.

Tại Sao Chó Lại Cắn Chủ?

Chó là loài vật thông minh nhưng bản tính hoang dã của chó vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác. Bản năng của từng loài cũng khác nhau, đối với những con chó được liệt vào dạng mạnh mẽ, hung dữ và tâm lý khó lường thì nhiều rủi ro nuôi chúng. Hệ thần kinh cao cấp ở chó cho phép chó biết vui, buồn, giận dữ và ghen tỵ. Bởi vậy khi nuôi chó chúng ta cần nuôi từ nhỏ và đối xử với chúng ân cần, quan tâm gần gũi chứ không phải như với gà, vịt. Cần dạy dỗ chó đúng cách và khoa học. Trong quá trình nuôi và dạy cần sự nhất quán để đưa chó vào kỷ luật, thể hiện được cái uy của chó.

Chọn sai giống chó Không nuôi từ nhỏ

Chúng tôi luôn khuyên các gia đình nên nuôi chó từ bé để chó quen hơi, qua quá trình chăm sóc thì nó hiền và yêu mến gia chủ nhất. Nuôi chó từ bé khiến chó ngoan hơn, nghe lời hơn và đến tuổi dạy dỗ cũng dễ dàng hơn. Điều này là hiển nhiên nhưng một số người lại chọn nuôi chó khi nó đã lớn. Các chuyên gia nói rằng, chó trên 2 tuổi khi được nuôi sẽ không thực sự trung thành với chủ và nó không nghe lời là rất cao. Nó chỉ sợ chứ không phục tùng chủ. Do đó, nếu bạn nuôi chó dữ đã có tuổi là một điều rất dại dột.

Dạy sai cách

Nhìn chung, gần như lỗi chó cắn chủ là thuộc về con người. Quyết định chọn nuôi chó như thế nào cho phù hợp và tránh được rủi ro là một vấn đề không nên xem nhẹ. Nếu các bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào thì trung tâm chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN

Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Website: https://huanluyenchosaigon.com

Hotline: 0972 944 624

Chó Cắn Chủ Và Hướng Dẫn Để Chủ Kết Thân Với Chó

Bất kỳ ai yêu chó cũng vui mừng khi có chó bầu bạn hay thất vọng khi chó cắn chủ. Cái cảm giác khi bạn đang trong một mớ hỗn độn và rồi em chó xuất hiện với đôi mắt như biết nói, vẻ mặt đầy thấu cảm, tựa đầu lên đùi bạn và mang đến sự thư thái bình yên? Nhưng không may làm sao, bạn chợt nhận ra chú chó nhà mình không “dễ chịu” như chú chó trên mạng. Trái ngược với sự hào hứng và gần gũi của bạn, chú chó cứ thờ ơ, xa cách, không chịu vâng lời khi bạn huấn luyện. Thậm chí chó cắn chủ để tỏ thái độ chống đối và sủa inh ỏi khắp nhà.

Nguyên nhân khiến chó cắn chủ

Đôi khi giữa chó và người cũng cần các giai đoạn điều chỉnh hành vi và cảm xúc. Nên cứ mỗi khi bạn dợm nghĩ “Chú chó này chẳng thích mình gì cả”, hãy tự nhắc bản thân nhớ rằng loài chó chỉ đang cần thêm thời gian để làm quen với chủ. Cần phải kiên nhẫn để gây dựng niềm tin và thói quen. Thế nên, bạn chỉ cần giữ vững vai trò của thủ lĩnh đầu đàn và chú chó sẽ dần nồng nhiệt hơn với bạn.

Nhưng nếu như bạn đã nuôi chó từ lâu, và rồi bỗng dưng bạn nhận thấy “Có vẻ nó không còn thích mình nữa rồi”. Sự thay đổi trong một mối quan hệ gắn bó lâu dài như vậy thì thật đáng lo ngại.Khi đang bị bệnh, chó có thể có những biểu hiện lạ như chán ăn, ủ rũ…nên rất có thể đây là lý do. Đừng ngần ngại mang thú cưng nhà mình đến gặp bác sĩ thú y.

Tuy thế, sức khỏe không phải là xuất phát điểm duy nhất của một mối quan hệ lạnh lùng. Bỗng nhiên, một chú chó cắn chủ sau đó thể hiện sự cách xa đối với bầy đàn có thể đang trải qua một loạt các trạng thái cảm xúc như là sự ghen tị, lo lắng hay trầm cảm. Môi trường nhà bạn dạo gần đây có gì khác biệt không? Có lẽ ai đó đang chuyển về sống chung nhà với bạn chăng (hay rời đi)? Bạn không còn đi dạo với chó nhiều như đó giờ? Bất cứ thay đổi nào trong thói quen, kể cả những gì nhỏ nhặt, có thể là nguồn cơn khiến một chú chó ghét chủ của mình.

Bên cạnh đó, nguyên tắc tối quan trọng là bạn cũng đừng quên tôn trọng cá tính riêng của loài chó. Và đừng chỉ nghĩ “Chắc là nó hết thích mình rồi” trong khi sự thật là bản tính của chúng khác hẳn kỳ vọng của loài người.

Một ví dụ điển hình từ trang Vetstreet: “Vài chú chó thích được cưng nựng và vỗ về nhưng có những loài chỉ chịu được một hai cái đụng chạm. Nếu chú chó nhà bạn không ưng được chiều chuộng mà bạn thì cứ hay chạy xộc đến ôm ấp, lẽ dĩ nhiên là chúng sẽ chừa bạn ra.”

Cuối cùng là, tuổi tác cũng đánh dấu một vai trò quan trọng trong sự xa cách. Một chú cún hoạt bát đang dần bước đến tuổi già có lẽ sẽ ưa nằm ườn trên sàn thay vì chạy nhong nhong theo trái bóng. Một chú chó thay đổi hành vi không có nghĩa là chú ta không còn muốn dành thời gian bên bạn nữa mà có lẽ chú đang tập thích nghi với tuổi già đấy thôi.

Mẹo làm sao để chó quý chủ 1. Dành thời gian giúp chó làm quen chủ mới

Bên cạnh việc cho ăn và săn sóc sức khỏe, điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho chú cún của mình là dành thời gian huấn luyện. Khi bắt đầu nhận nuôi một chú chó hẳn bạn sẽ tự hỏi làm cách nào để chó quen chủ mới? Hãy bắt đầu bằng việc âu yếm và trò chuyện với chú, tắm rửa chải lông. Đừng ngại ngần lăn ra sàn và đùa giỡn cùng chú chó nhà mình để chú dần quen với sự hiện diện của bạn.

Nếu bạn dành cho chó nhà mình sự quan tâm chân thành, bạn sẽ không nhận được gì khác ngoài sự gắn bó mạnh mẽ. Và khi chó nghĩ rằng bạn là một người chủ vui tính tận tình, chú sẽ dần loại bỏ cảm giác “ghét” hay ý định cắn chủ mà càng cố gắng nhiều hơn để làm vui lòng bạn.

Các bài huấn luyện là cơ hội để giống chó chứng tỏ mình thông minh nhường nào. Loài chó vốn thích dùng não để vận động, nhưng đáng buồn thay nhiều chủ lại từ bỏ việc huấn luyện chó ngay khi thú cưng của họ chỉ mới thành thạo các câu lệnh đơn giản. “Giáo dục thường xuyên” thông qua các bài tập thông minh giúp cả chủ và chó cùng đồng lòng hướng về một mục tiêu mà không phải sống dưới áp lực của sự hoàn hảo. Ngoài ra, xét về góc độ cá nhân thì huấn luyện chó mang lại cho bạn cơ hội tuyệt vời để cải thiện khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm.

Có lẽ bạn sẽ không ngừng ngợi khen chú chó nhà khi bạn vừa mới nhận nuôi chó, nhưng còn về sau này thì sao? Khen ngợi một chú cún là cách cực kỳ dễ để chú thấy là bạn trân quý chú ra sao và khuyến khích chú luyện tập các bài huấn luyện tốt hơn.

Có vô số cơ hội thường ngày để bạn có thể khen thưởng bằng đồ chơi hoặc bánh thưởng chó. Khi chú đi vệ sinh đúng chỗ, không nhảy nhót lung tung ở chốn công cộng, đi đứng vừa phải khi dạo bộ với bạn, khi chú không sủa gây với chó hàng xóm, và khi chú lặng yên chờ bạn đổ đầy bát thức ăn cho chú. Lời khen không cần phải “sến” tận chín tầng mây, chỉ một câu đơn giản “Đúng rồi, giỏi lắm!” đi cùng nụ cười rạng rỡ là đã đủ để chó quý chủ.

3. Chơi trò chơi để tạo sự gắn kết

Chơi với chú chó không chỉ là việc cả hai “dần” nhau một trận cho mệt. Hòa vào cuộc vui và chơi như thể cả hai thực sự là bạn bè của nhau. Đừng chơi với tâm lý sợ hãi về khả năng em chó cắn chủ. Đây là một cách tuyệt vời để đẩy nhanh quá trình kết thân và củng cố nhận thức cho chó rằng bạn chính là người đến mang niềm vui. Hãy sáng tạo và làm chó bất ngờ với những trò độc đáo, chú chó của bạn sẽ không biết trò gì sẽ diễn ra tiếp theo đâu.

Nếu chó thích chơi trò ném banh, hãy gia tăng độ thú vị bằng cách sử dụng nhiều loại bóng, hay ném nhiều quả thay vì chỉ một để bóng không ngừng xuất hiện quanh chú chó.

Huấn luyện chó nguyên tắc chơi kéo co (thả và nắm theo lệnh của bạn) và thử nhiều loại đồ chơi kéo co. Nhưng nếu chú chó nhà bạn có phần háo thắng, có lẽ bạn nên bỏ qua và chơi thử trò tiếp theo.

Lắp một dây cót phía sau món đồ chơi ưa thích của chú chó và để chú đuổi theo sau như một con mèo.

Chơi trò trốn tìm, để chú phải tìm kiếm bạn khắp ngôi nhà và trong sân.

Thử giấu một món đồ của chú và khiến chú phải dùng khứu giác của mình để tìm ra chúng.

Cốt lõi của các trò chơi gắn kết đội hình là hai bên cam kết chơi bằng cả sự háo hức và tập trung của mình. Vì vậy hãy cất điện thoại đi và nhào vô chơi nào!

Dù chú chó của bạn trung thành thế nào thì cũng rất có thể chú chó đó cắn chủ của mình. Vậy nên, bí quyết là hãy giữ sự bình tĩnh trong quá trình nuôi dạy và huấn luyện chó. Hãy cho chúng thời gian để thích nghi với môi trường cũng như tìm hiểu lý do thực sự. Không phải vô cớ mà chó có những hành vi xung đột như cắn chủ. Chó cũng như người, luôn có thay đổi tâm lý và cần đến tình yêu thương.

Làm Sao Để Chó Không Cắn Chủ?

Tại sao chó cắn chủ?

Trong thế giới hiện đại và áp lực như hiên nay, nuôi Pet nói chung và nuôi con chó nói riêng đã khá phổ biến, nhất là ở các nước phát triển.

Nuôi được con chó vừa ý sẽ không chỉ giải toả áp lực tâm lý, stress, giải trí, thể thao, phát triển tình cảm và trách nhiệm cho trẻ em, mà đối với nhiều người còn là thể hiện đẳng cấp, mức sống. Trong nhiều trường hợp còn là nguồn thu của nhiều hộ kinh doanh.

Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp nuôi chó dẫn đến bi kịch: bị chó cắn gây thương tích thậm chí tử vong như trường hợp chó Ngao Tạng cắn chết người ở Hà Nội vừa qua… Qua tổng kết , các chuyên gia về chó hàng đầu trên thế giới đều khẳng định 100% trường hợp tai nạn như vậy xảy ra đều do lỗi của con người.

Các lỗi đó được chỉ ra như sau:

1/ Không có kiến thức tối thiểu về tâm sinh lý chó nhưng vẫn cứ nuôi. Đó là:

Chó là con vật có hệ thần kinh cao cấp, biết buồn vui giận hờn ghen tỵ vv.. như con người, nên chúng ta không thể ứng xử với nó như con gà, con lợn. Chúng  ta cần phải ứng xử với chó gần như với một con người thực sự: yêu quý, quan tâm, dạy dỗ đúng cách một cách nghiêm túc, khoa học, phải nhất quán, không được nửa vời và nhất là phải có uy với nó.

Về dinh dưỡng, chó là động vật ăn thịt, không ăn đạm thực vật, ít ăn rau, ăn nhạt hơn người và luôn cần nước sạch. Chú ý chó đang tuổi lớn thức ăn phải đủ can xi và vitamin cần thiết, lượng thức ăn phải tăng dần cho đến khi chó hết tuổi lớn. Mặt khác cũng không nên cho chó ăn thịt sống vừa không hợp vệ sinh, vừa tăng thêm tính hung dữ của chó.

Chó chịu rét tốt hơn chịu nóng. Mùa hè chó hô hấp rất mạnh. Chuồng chó không nên bị nắng buổi chiều chiếu vào, và cũng không nên bị gió mùa đông bắc lùa qua.

Chó rất cần được vận động phù hợp. Thật bất hạnh cho con chó nào luôn luôn bị nhốt trong cũi hoặc dây xích cổ. Thực tế cho thây hầu hết những con chó thường xuyên bị xích hoặc bị nhốt trong cũi là những con chó rất dữ và có tính nết khó chịu,

Chó rất cần gần gũi, tương tác với chủ. Hàng vạn năm nay chó nhà tiến hoá từ chó sói là vì nó luôn luôn được sống, vui chơi và làm việc cùng với con  người. Vì vậy, chó đặc biệt thích được vui chơi giải trí, nhất là vui chơi với chủ. Những con chó ham chơi là những con chó có thần kinh năng động và rất thông minh.

Chó có tính sở hữu rất cao, kể cả sở hữu chủ (mà biểu hiện của nó là sự trung thành). Biểu hiện của nó là sở hữu thức ăn, đồ chơi, lãnh thổ Nếu không biết đặc điểm này sẽ không thể nuôi dạy con chó của mình tốt được.

Ở các nước phát triển, những con chó không xác định làm giống thường được người ta cho đi thiến, nhất là đối với những giống chó dữ. Đây là việc làm rất khoa học, chó khoẻ mạnh hơn, an toàn hơn, chó không bị áp lực sinh lý bức xúc mất kiểm soát, và chắc chắn nó không ngu như nhiều người đồn thổi (bọn quan hoạn nó khôn bằng mấy người bình thường).

2/ Không thật sự yêu thương, đối xử tàn tệ với chó của mình.

Là con vật duy nhất chung sống với con người từ xa xưa, con chó đã trở thành con vật có tính người nhất được nuôi trong gia đình.

Yêu quý và chăm sóc chó đúng cách, con người sẽ có một người bạn trung thành vô giá, và ngược lại, nếu ai đối xử tàn tệ với nó, đương nhiên là sẽ gánh chịu hậu quả: chó sẽ mất lòng tin, mất tình cảm, phát sinh những đức tính tiêu cực, và với bản năng sinh tồn nó sẽ chẳng do dự giáng trả hoặc tấn công vào những kẻ mà nó đã coi là kẻ thù.

3/ Không chọn đúng giống chó phù hợp

Đây là vấn đề vô cùng quan trọng mà rất nhiều người mắc phải. Trong hơn 400 giống chó mà con người lai tạo ra, chúng khác nhau không chỉ về hình thức mà chúng còn khác nhau về nhiều đặc tính: thần kinh, sức mạnh, thói quen, năng lực làm việc, khả năng thích nghi môi trường…

Có những ưu điểm và khuyết điểm không giống nhau. Nhiều giống chó được lai tạo để thực hiện một công việc, một mục đích nhất định của con người nên nó cũng đòi hỏi được nuôi dưỡng, sinh hoạt trong những môi trường phù hợp tâm sinh lý riêng của chúng.

Thực tế, nhất là ở Việt Nam rất nhiều người nuôi chó chỉ nuôi giống chó mà mình thích, không quan tâm đến việc nó có thích nghi, có phù hợp với điều kiện sống mà ta có được, nhất là không phù hợp với không gian sống, mật độ người cùng sinh hoạt…

Ví dụ, con chó đòi hỏi phải được vận động cường độ cao như các loại chó săn lớn, chó làm việc, chó dữ (phú quốc, xoáy thái, Doberman, Great Dane, Malinois, béc giê Đức, Ngao Tạng vv …) lại ở nhà chật hẹp, đông người, nhiều trẻ con hiếu động…thì rất nguy hiểm. Sống trong những điều kiện đó thì người cũng khổ mà chó cũng khổ.

Ở các nước phát triển, muốn nuôi chó người ta thường hỏi tư vấn chuyên nghiệp xem nên nuôi giống chó nào, nuôi như thế nào cho tốt nhất…, thậm chí ở một số nơi còn có những quy định về không gian tối thiểu cho một số giống chó mà nếu người chủ không thực hiện được sẽ bị phạt nặng và không được nuôi.

4/ Không chọn đúng tuổi chó phù hợp để nuôi.

Nuôi một con chó từ nhỏ đương nhiên cũng có một số khó khăn, nhưng sẽ là vô cùng cần thiết, vô cùng đúng đắn nếu đó là những con chó giống dữ.

Nuôi từ nhỏ ta sẽ dễ dàng tạo được mối quan hệ gần gũi thân thiện vì lúc đó tính hung dữ của chó chưa phát triển, chó sẽ có thói quen phục tùng chủ và gia đình, chủ và chó hiểu nhau hơn, chủ dễ dạy dỗ giáo dục chó hơn.

Nếu mua về con chó đã lớn tuổi (1 năm trở lên) nếu là giống chó dữ sẽ rất nguy hiểm. Nó sẽ khó bị chủ mới khuất phục, nghe theo. Thậm chí nhiều trường hợp con chó đó có vấn đề về sức khoẻ, về thần kinh không khắc phục được thì họ mới bán một con chó to đẹp như vậy.

5/ Không nuôi dạy chó đúng cách.

Chiều chó gần như vô điều kiện hoặc quá nghiêm khắc và thô bạo đối với chó đều nhận được các hậu quả tiêu cực.

Nhiều trường hợp do giáo dục sai cách tạo cho chó hiểu sai vị trí của nó trong gia đình, không tôn trọng chủ là nguyên nhân chắc chắn sẽ dẫn đến việc cắn chủ sau này.

6/ Không đủ điều kiện nuôi chó.

Không có kỹ năng và kiến thức tối thiểu để hiểu và nuôi dạy chó con của mình; không đủ điều kiện kinh tế để nuôi dưỡng chăm sóc chó; không có đủ cơ sở hạ tầng tối thiểu để nuôi dưỡng chó; nuôi chó luộm thuộm, mất vệ sinh. Đặc biệt là không có thời gian để gần gũi chăm sóc chó.

Nếu không đủ điều kiện như vậy mà vẫn nuôi chó thì khó có con chó nào có thể yêu quý tuyệt đối trung thành với chủ, nhất là đối với những giống chó dữ.

Để chó không cắn chủ, chúng tôi có 1 số khuyến cáo sau đây:

Nếu nuôi chó tại gia đình, nên nuôi chó từ nhỏ. Hết sức hạn chế nuôi chó đã trưởng thành, nhất là các giống chó dữ.

Rất không nên nuôi nhiều chó dữ trong gia đình nếu không phải là kinh doanh chuyên nghiệp.

Nuôi dạy đúng cách: hết mực yêu thương nhưng cũng hết sức nghiêm khắc, cho con chó thấy nó được yêu quý, nhưng cũng không được phép làm những việc sai trái, phải tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của chủ. Chủ luôn luôn phải là chủ, chó luôn luôn chỉ là “cấp dưới”. Tuyệt đối không cho phép chó dọa hoặc cắn chủ ngay từ nhỏ. Muốn vậy mệnh lệnh của chủ phải rõ ràng, nghiêm túc, nhất quán (trước sau như 1, không thể lúc thế này, lúc thế khác…). Tóm lại chủ chó phải tạo được uy quyền tuyệt đối trước con chó của mình.

Những giống chó dữ phải cho đi học ở những trung tâm huấn luyện có uy tín. Ở nước ngoài đây là điều bắt buộc.

Phải có những kỹ năng kiểm soát được những giống chó dữ, tuân theo những quy định như đã nêu ở trên.

Cần thiết phải sử dụng 1 số biện pháp để khống chế (rọ mõm, dây cương cổ dề kỷ luật, vòng cổ xung điện…) hoặc như ở Mỹ: hầu hết những con chó không là giống đều bị thiến, chó sẽ khỏe hơn, an toàn hơn mà cũng không giảm độ thông minh như đồn thổi ở VN.

Cũng giống như con người, có 1 số con chó có tính khí côn đồ, hung dữ, đã dạy bảo không được thì phải kiên quyết thải loại, không thể để xảy ra những tai nạn như vừa rồi.

Tuyệt đối không được khuyến khích chó cắn bừa bãi, vô cớ, tạo cho chó những thói quen xấu nguy hiểm.

Trường hợp mua về những con chó đã trưởng thành phải tìm hiểu kỹ: tại sao họ bán? Tính năng tác dụng, những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực của giống chó này (cần thiết phải hỏi tư vấn chuyên môn)? Mục đích nuôi chó của mình, các điều kiện nuôi dưỡng, quản lý chó có đủ hay không vv… thì hãy mua…

Từ khi đất nước mở cửa, nhiều giống chó quí được nhập khẩu dễ dàng vào VN đã góp phần vào nâng cao tính đa dạng, chất lượng đàn chó tại VN, nhiều trường hợp đã đóng góp nhất định vào công tác An ninh – Quốc phòng, đáp ứng các nhu cầu sử dụng và giải trí của xã hội.

Tuy nhiên, để có thể phát huy được tốt mặt tích cực, hạn chế tiêu cực đòi hỏi người nuôi phải có những kiến thức và điều kiện nuôi dưỡng, quản lý, dạy dỗ… cần thiết.

Có những sai lầm lớn mà khó có thể sửa chữa thì tuyệt đối tránh.

(Nguyến Mạnh Hà – Trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ – Học viện NNVN)

Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:

Thơ Hay Cho Bé: Chủ Đề Động Vật

CON MÈO

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Con mèo mà trèo cây cau

Hỏi thăm chú chuôt đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.

NHỮNG CHÚ LỢN CON

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Ụt à ụt ịt  Những chú lợn con  Bú sữa no tròn  Chơi trò đuổi bắt 

Cái đuôi ngúc ngoắc  Cái mõm huơ huơ  Cái bụng rõ to  Cái chân bé xíu 

Mắt thì líu ríu  Tai vẫy liên hồi  Lúc thì ham chơi  Khi thì say bú 

Rồi lăn ra ngủ  Thật là đáng yêu!  Thức dậy lại kêu  Ụt à ụt ịt!

CÚN CON

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Cún con xa mẹ  Đã hai ngày rồi  Về nhà với bé  Cứ khóc liên hồi 

Đêm thì không ngủ  Miệng gọi: – Mẹ ơi!  Rồi kêu ăng ẳng  Nước mắt tuôn rơi 

Bé thương Cún lắm  Bế Cún vào phòng  Lấy tấm áo cũ  Lót cho Cún nằm 

Bé nựng khe khẽ  – Cún ngủ cho ngoan!  Rồi đây Cún sẽ  Canh nhà thật chăm. 

Bàn tay của bé  Dịu dàng chuyền hơi  Cún ngỡ tay mẹ  Gác mồm ngủ say.

ANH DẾ MÈN

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Tuổi anh còn rất trẻ  Nhưng anh rất tài hoa  Anh vừa là nhạc sĩ  Cũng vừa là danh ca 

Giọng anh rất ngọt ngào  Ngân nga như tiếng gió  Bộ com lê màu nâu  Khoác trên mình thon nhỏ 

Dù trời mưa hay nắng  Anh vẫn luôn yêu đời  Chiếc vĩ cầm nhỏ nhắn  Theo anh đi khắp nơi 

Vì cuộc đời đáng yêu  Anh càng say ca hát  Và mong đem thật nhiều  Niềm vui đi rộng khắp.

GÀ MẸ

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Dắt con đi tìm mồi  Được mồi lớn hay bé  Đều dành cho con thôi 

Nếu trời đổ cơn giông  Mẹ dang đôi cánh rộng  Gọi con mình vào trong 

Mèo ăn hiếp con mình  Gà vội tung chân… đá  Mèo hoảng hồn, thất kinh 

Rèn cho con tìm mồi  Luyện cho con bay nhảy  Đến lớn rồi mới thôi!

CHÚ CHIM SÂU

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Lông mượt mà, mỏ nhỏ  Đôi chân chuyền siêng năng  Chim sâu luôn dậy sớm  Gọi em cùng đánh răng 

Chim bắt sâu giỏi lắm  Vừa bắt vừa hát hay  Chồi non ươm mưa nắng  Cứ lớn lên từng ngày 

Khuyên bé hãy như chim  Siêng quét nhà, rửa bát  Giúp bố mẹ đỡ phiền  Miệng vui luôn ca hát.

THUYỀN LÁ VÀ NHỮNG CHÚ CÁ CON

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Một chiếc lá vàng khô  Rơi xuống hồ cá kiểng  Gió vờn sóng nhấp nhô  Như thuyền đi trên biển 

Những chú cá tí hon  Ngỡ là thuyền đánh cá  Vội nấp dưới lùm rong…  Thuyền vẫn trôi thong thả.

CHÚ GÀ TRỐNG NHỎ

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Chú gà trống nhỏ  Cái mào màu đỏ  Cái mỏ màu vàng  Đập cánh gáy vang  Dưới giàn bông bí  Cái đuôi màu tía  Óng mượt làm sao!  Chú nhảy lên cao  Ó ò o ó!

CÚN CON ĐÁ BÓNG

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Cún cũng là tiền đạo  Sút quả bóng lăn tròn  Đuổi theo, tay bắt gấp  Cún cũng là thủ môn 

Bóng nằm yên trước ngực  Đôi tay Cún vừa ôm  Quay chân sau lật bóng  Rồi chạy theo lon ton 

Nè, cún đã phạm luật  Dùng mõm ngoặm bóng nghen!  Bóng tròn đâu có chịu  Nên chẳng thèm đứng yên 

Một tiếng còi vang lên  Bé ra sân thổi phạt  Cún ngồi nhìn ngơ ngác  Thè lưỡi… vẫy đuôi cười.

THỎ TRẮNG

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Mắt đỏ hồng  Lông trắng muốt  Tai dài dài  Đuôi ngắn tẹo  Chú Thỏ Trắng

Ôm cà-rốt Chạy đi chơi Thỏ Trắng ơi

BÊ CON

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Bê mặc áo vàng  Chạy theo gót mẹ  Đôi chân lanh lẹ  Vừa nhảy vừa đi 

Bê nhảy điệu gì  Đố ai biết được  Gặp đám cỏ mượt  Miệng hát bê hê 

Mẹ bò mải mê  Roạc  rào gặm cỏ  Mẹ ăn để có  Sữa ngọt cho bê 

Bê nằm lắng nghe  Tiếng đàn bác gió  Hòa tiếng gặm cỏ  Của mẹ, vui ghê!

BÉ VÀ MÈO

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Mèo ơi rửa mặt Sao chỉ dùng tay Khăn vắt trên dây Sao Mèo không lấy? Mèo quên rồi đấy Bé chả thế đâu Phải có khăn lau Vừa mau, vừa sạch 

ÔNG CHÁU NHÀ VỊT

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Ông làm vịt lớn  Cháu làm vịt con  “Cáp cáp cạp cạp”.  Miệng kêu rất giòn  Xập xòe hai cánh  Chạy vòng quanh sân. Trò chơi đã nhạt Ông lấy kẹo ra Vịt con mắt sáng Như là sao sa…

MÈO SỢ CHUỘT

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Mèo vừa ngủ dậy  Mắt còn lim dim  Nhìn lên chồng sách  Thấy chuột nằm im 

Chuột không run rẩy  Vẫn cứ nằm lì  Mèo nghĩ: “Gan thật!  Thấy mình… không đi” 

Mèo rung râu mép  Đưa tay dọa mồi  Chuột vẫn bình tĩnh  Nhe răng mỉm cười 

Mèo bèn nổi cáu  Định vồ chuột ngay  Nhưng rồi nghĩ lại  Phải “chơi” kiểu này 

Lấy tay rút sách  Rồi xô cả chồng  Cho chuột lộn cổ  Vẹo đầu, ê mông 

Bỗng xoạc một tiếng  Sách nhào xuống theo  Chuột ta nhảy phóc  “Bốp” ngay đầu mèo 

Mèo co chân chạy  Chuột liền lăn theo  Run như cầy sấy  Mèo ta bay vèo 

Ngỡ chuột có võ  Tung chiêu lộn vòng  Mới hay mèo sợ  “Thằng chuột nhồi bông!”

CON TRÂU

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Lúc mới đẻ ra Thì kêu là nghé Khi không còn bé Mới gọi là trâu Trâu có hai màu: Trâu đen, trâu bạc Tập cày là vực Vặt, diệt: giục đi Phải, trái tắc rì Họ bảo đứng lại Ăn thì ăn rối Ngọn cỏ, bó rơm Làm thật siêng năng Cày bừa suốt vụ Cu Tí chăn thả Trèo đầu, cưỡi lưng Trâu vẫn hiền lành Mặc cho Tí cưỡi

CON VOI

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau rốt Em xin kể nốt Cái chuyện con Voi

Hay nói ầm ĩ Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu là con chó vện hay chăng dây điện là con nhện con Ăn no quay tròn Là cối xay lúa Mồm thở ra gió Là cái quạt hòm Không ăn cỏ non Là con trâu sắt…

CON CUA

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Con cua tám cẳng Nghênh ngang hai càng Đeo chiếc yếm trắng Dạo chơi đồng làng

CÁ NGỦ Ở ĐÂU

(Thơ hay cho bé: Chủ đề động vật)

Đêm hè lặng gió Ơi chú cá nhỏ Cá ngủ ở đâu ? Con chó về nhà Chim bay về tổ Chuột nằm trong ổ Cóc nhảy về hang Sông nước lan tràn Xây sao được tổ Ới chú cá nhỏ Đêm hè lặng gió Cá ngủ ở đâu ?