Chó Hay Cắn / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Vì Sao Chó Hay Cắn Nhau

tapchichomeo.com-Điều gì đã khiến cho chú chó hiền lành Charles đột nhiên trở thành một con quái vật giống như con chó điên Cujo? Những con chó thường có những lý do hợp lý cho riêng chúng để gây chiến. Nếu bạn biết một vài lý do phổ biến, bạn có thể ngăn những cuộc chiến đó xảy ra ngay trong lần đầu tiên.

Những sự khác biệt, bất đồng và ẩu đả trong thế giới của loài chó thỉnh thoảng xảy ra, và may mắn là thường chỉ có những cuôc gây lộn nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi những cuộc chiến nghiêm trọng cũng xảy ra. Những con chó thường có những lý do hợp lý cho riêng chúng để gây chiến. Nếu bạn biết một vài lý do phổ biến, bạn có thể ngăn những cuộc chiến đó xảy ra ngay trong lần đầu tiên.

Chó đang lo lắng

Nếu chú chó của bạn có xu hướng gầm gừ, lao tới và hành động như thể chú ta muốn giết những con chó khác, rất có khả năng chú ta gặp phải vấn đề lo lắng tiềm ẩn. Những chú chó đáng tin cậy nói chung là những người bạn kiên định và điềm tĩnh, chúng phải có một lý do thật sự hợp lý để bắt đầu một cuộc chiến. Những chú chó luôn muốn gây chiến thường dễ sợ hãi và cảm thấy những con chó khác như là mối đe dọa. Theo Hiệp hội bệnh viện thú y Hoa Kỳ, lý do tiềm ẩn có thể là thiếu mối liên hệ cần thiết với các con chó khác và không có khả năng đọc những tín hiệu giao tiếp của chúng.

Chó muốn thể hiện quyền sở hữu

Trong thế giới của loài chó, vật sở hữu thường là lý do dẫn tới những cuộc chiến. Thức ăn, đồ chơi, xương và thậm chí những thứ khó có thể xác định rõ ràng như nơi ngủ, cơ hội tiếp cận với chủ và bạn tình có thể gây ra một cuộc chiến tồi tệ. Về cơ bản, bất cứ thứ gì được coi là có giá trị đều có thể được chúng bảo vệ. Một vài con chó có thể có tính chiếm hữu cao hơn các con khác, và vì vậy sẵn sàng bày ra tư thế tấn công để bảo vệ những gì chúng coi trọng.

Chó bị bắt nạt

Một vài con chó huênh hoang có thể thách thức những con chó khác và chiến đấu cho đến khi những con chó kia ngừng lại và có dấu hiệu nhượng bộ, thậm chí ngay cả khi những con chó đó không lùi bước. Một vài con chó có thể trở lên hiếu chiến hơn những con chó khác khi chúng đến tuổi trưởng thành, điều này thường đưa tới những con chó đồng tính. Những con chó tham gia bắt nạt không phải là bản sao của những chú chó lang thang ngoài công viên, và trong một vài trường hợp nghiêm trọng có thể yêu cầu sự can thiệp từ chuyên gia hành vi của chó.

Chó thể hiện sự thách thức

Khi những chú cún con trở thành một chàng chó trưởng thành, lượng testosterone tăng lên và chú ta có thể bắt đầu những thử thách cho bản thân. Những con chó lớn hơn sẽ đưa những con chó con về chỗ của chúng. Sau một vài cuộc ẩu đả ồn ào, đồng loại của chúng hầu hết nhận ra ranh giới của nhau và làm thế nào để giao tiếp theo một cách thức được xã hội chấp nhận.Điều thú vị là nhiều khi một vài chú chó con có thể làm cho những con chó lớn hơn rút lui.

Chó đang chuyển hướng tấn công

Đã bao giờ bạn nhìn thấy một vài con chó bất chợt sủa lớn sau một hàng rào và sau đó đánh lộn với nhau? Kiểu gây chiến này được biết đến như “sự chuyển hướng gây hấn” và có xu hướng tăng cao khi bị kích thích. Những con chó bị thua và không có khả năng để phản công lại những con chó này liền chuyển hướng sự thất vọng vào nhau và kết quả cuối cùng là gây ra một cuộc chiến thực sự.

Và những lý do khác

Sự che chở của tình mẫu tử được thể hiện một cách rõ ràng khi một con chó mẹ sẵn sàng bảo vệ những đứa con nhỏ khỏi những con chó khác. Một vài con chó cũng sẽ chiến đấu khi những con chó khác xâm lược đến của cải của nó hay đến quá gần với chủ của nó. Do hình phạt và thuốc có thể làm suy giảm mức độ chịu đựng của chó, nên đó không phải là ý kiến tồi để đưa chú chó thân thiện của bạn đến gặp bác sĩ thú y nếu như chú ta gây chiến với những con chó khác một cách quyết liệt và không lý giải được.

loading…

This website is a gift for my Tun the golden retriever. Visit our personal blog at http://ngoctun.com

Vì Sao Chó Hay Cắn Trẻ Em?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ là đối tượng tấn công đặc biệt của chó.

Mỗi năm nước ta xảy ra rất nhiều vụ con người bị chó tấn công, thậm chí có những vụ bị chó cắn rất thương tâm. Trong số đó đa số đối tượng bị chó cắn chủ yếu là trẻ em.

Trẻ em có nhiều khả năng bị thương nặng do vết cắn vì kích thước cơ thể nhỏ, không nhận thức được những hành động nên và không nên khi ở gần một chú chó. Hầu hết các nạn nhân bị chó cắn khi chơi đùa với những chú chó quen mặt, nên việc giáo dục ý thức phòng tránh bị chó cắn cho người dân và con em chúng ta là vô cùng cần thiết.

Mới đây nhất, tại thị trấn Lương Bằng (Kim Động, Hưng Yên) xảy ra một vụ bé trai tên T (khoảng 7 tuổi) khi đi ngang qua khu vực sân vận động Kim Động cũ đã bị một đàn chó tấn công. Sau đó, cháu bé đã tử vong do vết thương quá nặng. Điều quan trọng mọi người cần chú ý là bất kì một chú chó nào cũng có khả năng cắn bậy và việc hiểu biết những lý do phổ biến tại sao chó cắn bậy có thể giúp chúng ta ngăn chặn chúng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao hiện nay phần lớn những vụ bị chó tấn công mà đối tượng chủ yếu là trẻ em.

Vì sao chó hay cắn trẻ?

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Danh Quang, Huấn luyện viên chó (Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ Tokio, Gò Vấp TP.HCM), cho biết, chó là loài động vật có tập tính bảo vệ những thứ thuộc sở hữu của nó (thức ăn, nước uống, chó con), bảo vệ chỗ nghỉ của mình và bảo vệ chủ, tài sản của chủ. Qua quá trình huấn luyện, anh nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ là đối tượng tấn công của chó. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

– Chó bị sợ hãi vì đứa trẻ vừa có hành động nào đó (ôm ghì lấy nó hoặc tiếp cận nó quá nhanh).

– Chó và đứa trẻ chơi đùa quá mạnh khiến chó bị phấn khích. Chó coi đứa trẻ như con mồi khi đứa trẻ chạy nhảy, la hét quanh nó.

– Chó không còn kiên nhẫn với những trò nghịch của trẻ, hay trẻ nô đùa với chó khi đang bị thương.

– Đứa trẻ làm chó bị đau hoặc giật mình khi dẫm lên người nó hoặc giật lông, tai, đuôi…

Biểu hiện của chó trước khi cắn

Cũng theo HLV Quang, thông thường, chó có những biểu hiện cảnh báo trước khi cắn, nhưng những biểu hiện tinh tế này bị nhiều người bỏ qua.

Một chú chó có thể tỏ ra rộng lượng với những trò nghịch lặp đi lặp lại của đứa trẻ, nhưng vào một ngày nào đó nó lại cắn đứa trẻ và làm tất cả mọi người đều ngạc nhiên. Do đó, chúng ta nên chú ý quan sát những biểu hiện của chó để phòng khi bị tấn công, điển hình như:

– Chó tự nhiên đứng dậy và di chuyển ra khỏi đứa trẻ, chó quay mặt đi khỏi đứa trẻ.

– Trong mắt của chó xuất hiện những hình bán nguyệt màu trắng.

– Chó ngáp, liếm sườn khi đứa trẻ lại gần chơi.

– Chó đột nhiên cào hoặc tự liếm người nó.

– Chó sắp cắn có thể gầm gừ, nhe nanh, lông gáy dựng, tai hướng về phía trước.

Tai của chó thường ghìm chặt ra sau, lông trên lưng dựng đứng lên và trợn trắng mắt. Hành động ngoác miệng rộng và nhe răng là một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất.

Những hành động cảnh giác của chó ví dụ như đứng bẩt động không phản ứng khi bạn sờ vào hoặc nhìn thẳng vào mắt bạn là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chúng có thể cắn người.

Cạnh đó, anh Quang cũng khuyến cáo, nếu thấy chó có những biểu hiện nêu trên có nghĩa là bạn đã được cảnh báo, chó có thể cắn nếu nó cảm thấy không còn cách nào khác để tự bảo vệ mình. Đồng thời cha mẹ phải luôn giám sát các tương tác giữa trẻ và chó, tránh để trẻ chơi một mình với chó, nhất là chó không phải nhà mình.

Cần làm gì sau khi bị chó cắn?

Sau khi bị chó cắn, các bạn cần sơ cứu ngay lập tức, sau đó thì phải chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để có thể điều trị. Các bạn cần thực hiện theo các quy trình sau:

Bước đầu tiên cần xử lý khi bị chó cắn đó chính là tiến hành rửa vết thương trực tiếp bằng nước hoặc xà phòng dưới vòi nước chảy trong khoảng 15 phút. Càng tốt hơn nữa nếu có cồn 70% hoặc cồn iod. Các bạn tuyệt đối không được sử dụng bất cứ chất sát trùng, thuốc kháng sinh nào khác để băng bó vết thương.

Sau khi hoàn thành bước 1. Các bạn hãy đến với bước 2, đó là lập tức mang bệnh nhân tới các bệnh viện gần nhất để có thể chữa trị kịp thời.

Bị chó cắn cần theo dõi bao nhiêu ngày?

Chó cắn bạn có thể là chó thường hay chó dại. Nếu là chó thường cắn thì ít nguy hiểm nhưng nếu là chó dại thì cực kỳ nguy hiểm. Khi bị chó dại cắn, các bạn cần xử lý kịp thời và chính xác để có thể tránh để lại hậu họa. Chính vì vậy, việc theo dõi tình trạng của chó cắn bạn để có thể xử lý đúng cách là điều hoàn toàn quan trọng.

Theo dõi để biết chó có bị dại không. Nếu bị dại thì các bạn lập tức phải đi tiêm vacxin, còn nếu không dại thì không nhất thiết phải đi tiêm vacxin. Nếu chó không bị dại mà bạn đi tiêm vacxin là một sai lầm rất lớn bởi tiêm vacxin sẽ khiến chỉ số thông minh IQ của các bạn bị giảm đi khá nhiều.

Theo nhiều chuyên gia y tế, các bệnh nhân nếu bị chó cắn sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh là 1 đến 4 ngày là chó dại thì cơn dại sẽ phát tán trong khoảng thời gian từ 7 đến 40 ngày. Đáng chú ý, khoảng thời gian 7 – 10 ngày sau khi bị chó cắn là khoảng thời gian phổ biến nhất để bệnh dại lên cơn. Một khi bị chó dại cắn thì các bạn nên theo dõi tình trạng của chó và các biểu hiện để có thể đưa ra những phương án xử lý hợp lý nhất.

Đối với những trường hợp bị cắn một cách khá nghiêm trọng, ở các vùng nhạy cảm như cổ, mặt, mắt hay bộ phận sinh dục thì cần tới ngay các cơ sở y tế để có thể kịp thời theo dõi. Đối với những trường hợp bị xây xước nhẹ, nằm ở xa các bộ phận nhạy cảm và không ra máu thì các bạn có thể về nhà và theo dõi trong vòng nửa tháng.

Theo dõi như thế nào sau khi bị chó cắn?

Trong khoảng thời gian 15 ngày sau khi bị chó cắn thì các bạn cần dõi theo tình trạng của con chó đã cắn, dõi theo tình hình diễn biến sức khỏe để xem bạn có thể bị dại không.

Theo dõi con chó:

Theo dõi con chó cắn bạn là điều rất quan trọng. Thông thường, con chó mắc bệnh dại cũng chỉ sống được trong 10 ngày sau khi lên cơn dại cắn người. Khi mổ bụng chúng ra thì sẽ thấy những vật cứng như thủy tinh, đá,… trong bụng nó.

Các con chó dại thường có những có những biểu hiện khác thường so với những chú chó bình thường. Chó dại sẽ hung dữ hơn, sủa nhiều hơn và giọng khàn hơn, nhiều nước dãi hơn. Khi sắp chết thì bộ phận của chó dại sẽ bắt đầu liệt dần. Trong trường hợp mà không thể theo dõi tình trạng của chó thì bạn nên tiến hành tiêm vắc xin để có thể điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Theo dõi tình trạng bản thân:

Nếu bị chó dại cắn, các bệnh nhân sẽ nhiễm virus dại từ vết cắn. Từ đó, tế bào virus sẽ phát triển và lớn dần từ lớp mô dưới da, các dây thần kinh hoặc cơ bắp. Sau đó, tế bào virus sẽ di chuyển vào tủy sống khiến não của các bệnh nhân sẽ có những biểu hiện rối loạn thay đổi. Khi bị chó dại cắn, diễn biến bệnh dại của người bệnh sẽ hướng theo 2 giai đoạn cụ thể.

Trong khoảng 1 đến 5 ngày đầu tiên, các bạn sẽ bị chán ăn, chóng mặt và gây sốt.

Ở giai đoạn 2, các bệnh nhân sẽ bị nặng hơn giai đoạn 1. Lúc đó huyết áp người bệnh sẽ giảm hoặc tăng khá bất thường, người bệnh sẽ bị vã mồ hôi và rất ngại gió, ngại nước,… và đến giai đoạn nặng nhất, người bệnh sẽ bị tử vong. Các bạn phải đến ngay với cơ sở y tế nếu cảm thấy tình trạng xấu.

Làm sao để tránh bị chó cắn?

Ngăn chặn hành vi chó cắn người phải bắt đầu từ chó trong gia đình của bạn bằng cách hãy là một chủ nuôi có trách nhiệm.

Nếu bạn không có ý định nhân giống thì hãy triệt sản chó của mình để giảm nguy cơ xuất hiện hành vi cắn bậy.

Thường xuyên vận động và chơi đùa cùng chúng để củng cố mối liên kết giữa chủ nuôi và thú cưng, bên cạnh đó còn giúp tiêu hao hầu hết năng lượng dư thừa có thể chuyển hoá thành các năng lượng thần kinh xấu.

Tuy nhiên, cần tránh những trò chơi bạo lực như đấu vật hoặc kéo co có thể dẫn đến các vấn đề về bản tính chiếm hữu và thống trị của chó.

Huấn luyện cho chó của bạn biết những mệnh lệnh cơ bản như “đứng im, “ngồi xuống, “đến” và “thả ra”.

Tiêm ngừa đầy đủ và đúng hạn cho chó cưng của bạn phòng những trường hợp xấu nhất xảy ra.

Ở một vài tiểu bang của Hoa Kì, một chú chó chưa được tiêm ngừa nếu cắn người có thể sẽ phải lãnh án tử. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ chuyên môn từ bác sĩ thú y nếu chó cưng của bạn có bất kì dấu hiệu nào của hành vi bạo lực. Hãy dành thời gian cho việc chỉ dạy con trẻ cách hành xử khi ở gần những chú chó, cần phải chú ý điều gì và phải làm gì khi bị chó tấn công.

Cách phòng tránh chó cắn người

Hiểu tính chiếm hữu của chó

Bảo vệ tài sản là vấn đề thường gặp và “tài sản” của những chú chó trong trường hợp này có thể là bất cứ thứ gì từ đồ chơi, thức ăn, lãnh thổ hay thậm chí là chủ nuôi. Giống chó bảo vệ và giống chó chăn thường có xu hướng cắn người vì lý do bảo vệ tài sản, nhưng hành vi này có thể xuất hiện ở bất kì một chú chó nào.

Chủ nuôi nên huấn luyện những chú chó của mình từ nhỏ để hạn chế những hành vi bảo vệ thái quá này. Dạy chó lệnh “thả ra” (“bỏ xuống”, “bỏ ra”) rất hữu dụng trong việc giảm tính chiếm hữu đồ vật ở chó. Có thể loại bỏ tính chiếm hữu thức ăn ở chó bằng cách dạy chó phải đợi đến khi bát ăn của chúng được đặt xuống. Dạy chó ngồi hoặc nằm xuống và dạy chúng di chuyển thức ăn của mình sau đó trả về chỗ cũ. Hãy thử tiếp cận bát ăn của chó và làm một vài hành động đối với thức ăn trong đó để chúng hiểu rằng việc ai đó tiếp cận bát ăn không phải là điều xấu. Và quan trọng phải dạy con trẻ không được làm phiền những chú chó đang ăn hay đang chơi đùa với những thứ chúng yêu thích.

Hiểu: Khi sợ hãi chó sẽ cắn người

Chó thường cảm thấy sợ hãi đối với người lạ ví dụ như bác sỹ thú y và nhân viên giao hàng hoặc với những tình huống lạ lẫm. Không bao giờ được tiếp cận chó lạ và hãy đảm bảo con em của bạn cũng biết điều này. Chó bị giật mình có thể cắn người.

Hãy dạy trẻ em không bao giờ được hành động lén lút hoặc làm phiền một chú chó đang ngủ. Cho chó hoà nhập xã hội từ sớm rất quan trọng, việc này giúp những chú cho con tiếp xúc được với nhiều người lạ, những động vật khác và trải nghiệm các tình huống khác nhau, giảm thiểu sự hình thành nỗi sợ hãi ở chó.

Ví dụ, lần đầu tiên đưa chó của mình đi thú y, bạn hãy làm cho chuyến đi giống như một chuyến dã ngoại để tạo cho chó con cảm giác thân thiện ngay từ đầu đối với bệnh viện và các bác sĩ thú y. Để trong hộp thư một ít bánh thưởng và nhắn với nhân viên giao hàng hãy cho chú chó con của bạn ăn mỗi khi đến giao hàng.

Đề phòng: Chó bị đau có thể cắn bậy

Những cơn đau có thể khiến chú chó thân thiện nhất cắn bậy. Nếu chó của bạn mắc chứng loạn sản hông, viêm tai hay bất kì căn bệnh mãn tính nào, hãy hướng dẫn cho con trẻ tránh những vùng đau nhức của chó và đối xử nhẹ nhàng với chúng. Nếu chó của bạn cáu kỉnh không rõ lý do, có thể chúng đang bị đau, hãy mang chúng đến gặp bác sĩ thú y để phát hiện ra bệnh lý sớm nhất có thể.

Hiểu bản năng làm mẹ của chó đẻ

Chú chó được huấn luyện tốt nhất cũng có thể trở thành chú chó cắn người khi chúng có chó con. Hãy cẩn thận và tôn trọng thiên chức làm mẹ của chó cái mới sinh chó con. Dạy trẻ em không được tiếp cận chó con khi đang có chó mẹ ở cùng và bản thân bạn cũng phải thận trọng khi tiếp xúc với chúng. Và đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị cho chó mẹ và chó con một nơi ở khiến chúng cảm thấy an toàn, thoải mái.

Cẩn trọng với bản năng đuổi theo con mồi của chó

Là một bản tính khác của chó bạn cần phải cẩn trọng, khi chạy hoặc đạp xe ngang qua một chú chó có thể khiến chúng đuổi theo bạn.

Hãy cẩn thận với khu vực bạn thường đạp xe hoặc chạy bộ, nếu thấy một chú chó lang thang hãy cố gắng tránh mặt chúng.

Nếu bạn bị chó rượt theo, việc tốt nhất cần làm là dừng lại và đứng thẳng người đối mặt với nó.

Hết sức cẩn trọng với những chú chó như vậy nhưng không được nhìn thẳng vào mắt chúng, điều này được xem là một sự thách thức.

Chúng có thể tiến đến, đánh hơi mùi của bạn nhưng sau cùng sẽ thấy bạn không thú vị và chuyển sang tìm thứ khác.

Nếu bạn bị đẩy ngã, hãy cuộn tròn cơ thể, bảo vệ mặt, ngực và cổ.

Hãy dạy con trẻ những điều tương tự và thực hành bằng những tình huống giả định.

Tamlinh.org (tổng hợp)

Tại Sao Chó Hay Tự Cắn Chân Mình?

tapchichomeo.com – Chó của bạn thường xuyên tự cắn chân mình. Đây không phải điều bất thường ở chó, và nguyên nhân từ việc bị đau hay cảm thấy khó chịu. Việc tự cắn chân mình thường xuyên có thể khiến chú chó của bạn tự làm nó bị thương. Xác định nguyên nhân tại sao chú chó tự cắn chân mình là bước đầu tiên để có thể kết thúc nó. DỊ ỨNG

Dị ứng là một trong những nguyên nhân làm chó cắn chân mình. Động vật, cũng như con người, chúng cũng bị nổi mẩn khi bị dị ứng (do xà phòng hoặc thuốc hóa học).

Mặc dù rất hiếm, nhưng những chú chó cũng có thể bị dị ứng với một số thành phần trong thức ăn của chúng. Môi trường sống ẩm mốc cũng là nguyên nhân gây dị ứng đến da của chó. Khi da tấy rát, chú chó sẽ thường cắn vào da mình, và do chân dễ để chúng cắn , nên chúng mới thường xuyên cắn như vậy.

DA KHÔ

Da khô cũng gây khó chịu cho những chú chó. Không khí khô kèm thời tiết mùa đông là nguyên nhân làm da khô. Nếu chế độ ăn kiêng của chú chó không cung cấp đủ axit béo, giúp dưỡng ẩm và bảo vệ da, đó có thể là nguyên nhân làm da khô.

Khi da của chú chó khô, nó sẽ trở nên ngứa hoặc rát, và chú chó sẽ cắn vào chân mình vì sự khó chịu này. Tuy nhiên, khi chú chó thường xuyên liếm và cắn vào da mình sẽ khiến da càng khô hơn, điều này khiến chúng càng khó chịu hơn.

BỊ ĐAU

Chú chó có thể cắn vào chân khi chúng bị đau. Một vết cắt do gai hay mảnh vỡ, hay những viên đá nhỏ mắc kẹt trong miếng đệm dưới bàn chân là một trong những nguyên nhân khiến chân của chú chó bị đau đớn. Chú chó sẽ tìm cách gạt những viên đá ra ngoài để giảm bớt đau đớn.

BUỒN CHÁN HAY LO ÂU

Cắn chân không chỉ là do bị đau, dị ứng mà đôi khi là do chúng cảm thấy buồn chán, và nó thành thói quen của chúng. Chú chó làm vậy khi chúng cảm thấy buồn chán do yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến môi trường sống của chúng, như pháo hoa, chuyển nhà hay có thêm thành viên mới. Chó cũng có thể bị rối loạn như rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở người. Cắn chân mình là một biểu hiện của rối loạn này, mà nó thường bắt nguồn từ sự mệt mỏi và lo âu.

GIÚP CHÚ CHÓ KHÔNG CÒN CẮN CHÂN LIÊN TỤC NỮA

Điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân của nó, sau đây là một sô điều bạn có thể làm để giúp chú chó dừng thói quen này. Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem chân của chú chó có bị thương không, nếu có vết thương đã bị nhiễm trùng, bạn nên đưa chú chó đến gặp bác sĩ thú y. Nếu có vật gì đó mắc vào chân, thì hãy lấy nó ra và sát trùng vào vết thương đó.

Tránh để những hóa chất ở nhưng nơi chú chó của bạn có thể tới, và hãy hướng dẫn chú chó của bạn ở bên ngoài vườn hoặc nhưng khu vực mà bạn đang sử dụng hóa chất. Chỉ nên sử dụng sữa tắm dành cho chó để da của chúng không trở nên quá khô. Bạn nên mua sữa tắm có thành phần dưỡng ẩm để da chó không bị khô.

Hãy cho chó ăn những thực phẩm chất lượng cao, chứa công thức cân bằng giữa các chất vitamin và khoáng chất, bao gồm cả axit béo. Không nên nuông chiều chú chó bằng thức ăn nhiều dầu mỡ vì cơ thể chúng nhạy cảm với loại thực phẩm này. Bạn có thể chuyển hướng sự chú ý của chúng khi chúng chuẩn bị cắn, như đem đồ chơi đến và chơi cùng với chúng. Chú chó của bạn nên có nhiều đồ chơi để chúng nhai.

Nếu như chú chó của bạn vẫn tiếp tục cắn chân của nó, bạn nên đến bác sĩ thú y để được kiểm tra kỹ lưỡng.

loading…

This website is a gift for my Tun the golden retriever. Visit our personal blog at http://ngoctun.com

Cắn Vào Lưỡi Là Điềm Lành Hay Dữ?

Cắn vào lưỡi trong khi bạn ăn hoặc nói thậm chí có thể là trong lúc đang ngủ mơ chính là hiện tượng rất hay gặp ở nhiều người ( chủ yếu là gặp ở người lớn). Nếu đứng ở góc độ khoa học thì sẽ có nhiều người băn khoăn đặt ra câu hỏi: Liệu rằng cắn trúng lưỡi có bị chết không? Còn ở góc độ tâm linh mê tín theo quan niệm xưa thì các cụ đã tin đây chính là một điềm báo xấu hoặc tốt gì đó, vậy trên thực tế như thế nào đây?

Cắn vào lưỡi không nguy hiểm như bạn tưởng

Ngoài ra bạn muốn biết cắn vào lưỡi thì đánh con gì có thể truy cập tại trang “Sổ mơ lô đề” toàn tập.

Đứng ở góc độ khoa học thì lưỡi chính là cơ khỏe nhất trên cơ thể người. Cơ hàm đang hoạt động cùng tốc độ nhai trơn tru khi vấp phải lưỡi cũng sẽ khiến cho bề mặt lưỡi bị tổn thương nhất định. Xét về mặt khoa học thì không cho rằng cắn vào lưỡi chính là một điềm báo mà đây chỉ là dấu hiệu của sự rối loạn thần kinh. Điều này sẽ nhẹ thôi, đừng lo. Khi hai hàm răng của bạn khép lại thì hệ thần kinh tự động ra lệnh cho lưỡi lập tức thu lại. Tuy nhiên thỉnh thoảng lệnh này bị lỗi. Chính vì thế, bạn hoàn toàn không có gì phải lo ngại về vấn đề này, ai cũng sẽ có thể gặp phải sự cố cắn dính lưỡi khi bạn đang ăn hoặc khi nói chuyện do bạn bị mất tập trung, vội vàng hoặc là căng thẳng về mặt suy nghĩ nên đã không phản xạ kịp. Xét về câu hỏi cắn vào lưỡi có chết hay không thì nếu như bạn cắn đứt lưỡi hiển nhiên sẽ chết. Ngày xưa có nhiều người chọn cách tự tử bằng việc cắn lưỡi để quyên sinh và kết liễu mình. Tuy nhiên còn cắn phải lưỡi với vết xước nhỏ thì sẽ không lo bị chết, một lúc sau là máu không chảy ra nữa và nước bọt ở lưỡi đã có tính sát trùng nên bạn không phải lo.

Làm gì khi cắn vào lưỡi:

Vấn đề cắn phải vào lưỡi chảy máu chỉ gây ra một điềm xấu duy nhất đó là lưỡi có thể bị loét sâu, điều này gây ra những tổn thương nhỏ, khiến cho bạn phải chịu đau, rát vào những ngày tiếp sau đó. Bạn có thể giảm đau nhanh bằng cách ngậm một cục đá nhỏ, uống thật nhiều nước, hoặc có thể xoa mật ong… Trong những cách đó thì ngậm đá để có thể làm đông máu chính là cách tốt nhất để có thể xử lý sự cố cắn vào lưỡi. Nếu bạn ngủ mơ mà cắn vào lưỡi thì có thể bạn bị căng thẳng.

Đừng bỏ lỡ bài viết cũng đang được quan tâm khá nhiều trong thời gian này: Hắt xì hơi báo hiệu điềm gì?