Chó Dại Cắn Xong Chết / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Tại Sao Chó Dại Cắn Người Xong Nó Lại Lăn Ra Chết?

Trong cuộc sống ta thường nghe, hoặc gặp những trường hợp chó dại cắn người rồi một thời gian sau thì con chó lăn ra chết. Nhiều người thắc mắc tại sao sau khi chó dại cắn người thì con chó chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Trong bài viết này, Y Dược 365 sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề này.

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, thường gặp nhất là ở loài chó.

Chó dại là gì?

Chó dại là những con chó nhà bị mắc bệnh dại, có biểu hiện các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công (cắn) và gây ra tử vong cho con người vì đã trực tiếp truyền virus dại.

Khi bị nhiễm virus dại, chó biểu hiện ở hai dạng là thể dại câm (bại liệt hay im lặng) và thể dại cuồng (hay thể dại điên). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả hai dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Nói chung, chó bị dại tính tình thường thay đổi, nằm yên một chỗ, lừ đừ hay kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn hay liệt chân, chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Nhưng chó không có triệu chứng dại cũng có thể mang siêu vi, nhất là chó con.

Tại sao chó dại cắn người xong nó lại lăn ra chết?

Một số nhà khoa học cho rằng virút có trong nước bọt của chó bị bệnh dại 03 ngày trước khi con vật có biểu hiện các biểu hiện của bệnh. Một số người khác cho rằng 7 ngày hoặc tới 13 ngày. Tuy nhiên đại đa số cho rằng thời gian này là 10 ngày.

Thời điểm con chó bị dại tấn công (cắn) người là nó đã mang virus dại (rabies virus) nhưng chưa có biểu hiện bệnh ra ngoài. Ở thời điểm này, con chó đã thay đổi tính tình, hay bị kích động, cắn xé hoảng loạn dẫn đến việc cắn người. Sau khi cắn người một thời gian thì con chó vào giai đoạn phát bệnh và chết.

Xử lý khi bị chó dại cắn

Xử trí tại chỗ bằng: Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Sau đó, đến cơ sở y tế để được tiêm vacxin dại càng sớm càng tốt.

Đối với người già, người có thai, người bị bệnh lao, bệnh thận, gan, tim mạch, sốt rét… cần hỏi bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi tiêm và có ý kiến về cách điều trị.

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

Sẽ phải tiêm phòng dại ngay nếu:

Vết cắn ở đầu, mặt, cổ.

Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.

Vết cắn gần hệ thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ tay) đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ hoặc có nhiều vết cắn, vết cắn sâu, chó lên cơn dại… cần phải tiêm kháng huyết thanh dại và vacxin trong vòng một ngày nhưng phải khác vị trí tiêm. Tiêm huyết thanh dại càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu chậm cũng không nên để quá 7 ngày sau khi bị cắn.

Chó lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.

Không theo dõi được con chó đã cắn.

Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Một số trường hợp không cần phải tiêm vắcxin là:

Bị chó cắn bóng, nghĩa là không đụng chạm gì tới người.

Bị chó cắn qua quần áo dày mà không xước da hoặc bị chó liếm vào chỗ da lành không có vết xước.

Những người đã tiếp xúc, sống chung với người bị bệnh dại, kể cả có ăn ngủ cùng phòng (trừ khi bị người lên cơn dại cắn có vết thương).

Lời kết:

Quan trọng là để phòng bệnh, không để chó chạy rông, tiêm chủng cho chó nếu nuôi trong nhà.

Không cho chó liếm vào các vết ghẻ lâu lành, đã có nhiều người chết vì dại, chỉ vì muốn chữa lành ghẻ.

Khi chưa có dịch phải hạn chế nuôi chó. Nếu đã nuôi thì phải xích, nhốt. Chó ra đường phải có rọ mõm.

Không để tình trạng chó chạy rông, chó vô chủ.

Tuyệt đối không bán chạy chó ở nơi đang có dịch sang vùng không có dịch, để ngăn chặn phát tán bệnh dại sang vùng chưa có dịch.

Những người tiếp xúc với chó mèo dại, những người bị chó mèo dại cắn phải đi tiêm phòng ngay càng sớm càng tốt.

Phòng tránh bằng tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó.

Cần lưu ý, khi con chó đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

Nguồn: TH theo wikipedia.

Người Phụ Nữ Cả Đời Buôn Chó Bị Chó Dại Cắn Chết

Từ đầu năm 2018 đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 3 nạn nhân bị chó dại cắn nhưng đều chủ quan không tiêm phòng, trong đó có người phụ nữ làm nghề buôn chó.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết nạn nhân mới nhất nhập viện do chó dại cắn dẫn đến tử vong là một phụ nữ hơn 40 tuổi ở Bắc Giang làm nghề kinh doanh, buôn bán thịt chó.

Cách đây hơn 1 tháng, trong khi bắt chó ở lồng để làm thịt, chị bất ngờ bị một con khó khác cắn vào chân. Một ngày sau đó, chị cũng lôi con chó đã cắn mình ra làm thịt. Sau khoảng 40 ngày, chị lên cơn dại. Ngày 4/3 vừa qua, bệnh nhân được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng hoảng loạn, sợ nước, sợ gió… và tối cùng ngày, bệnh nhân đã lên cơn dại và tử vong.

Trước đó, một bệnh nhân 60 tuổi ở Nghệ An nhập viện sau khi lên cơn dại vì bị chó cắn khoảng hơn 1 tháng. Khoảng 6 ngày sau khi cắn người, con chó chết nhưng nạn nhân chủ quan nghĩ là chó ốm nên đã không tiêm phòng. Được chuyển đến BV nhưng sau 5 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân lên cơn dại, hấp hối nên gia đình đã xin về.

Tương tự, một trường hợp khác là nam bệnh nhân 44 tuổi ở Tuyên Quang bị chó dại cắn vào tay trước khi phát bệnh 2 tháng. Bệnh nhân cũng chủ quan, không theo dõi con chó đã cắn mình nên không đi tiêm phòng. Bệnh nhân cũng đã không qua khỏi sau khi lên cơn dại.

Giới chuyên môn cho biết chó dại là những con chó nhà hoặc chó hoang bị mắc bệnh dại. Khi bị nhiễm virus dại, chó biểu hiện ở hai dạng là thể dại câm (bại liệt hay im lặng) và thể dại cuồng (hay thể dại điên).

Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả hai dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt. Phần lớn chó bị dại tính tình thường thay đổi, nằm yên một chỗ, lừ đừ hay kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn hay liệt chân nên hay chạy vòng tròn, chảy nước bọt, nấp vào chỗ tối, lờ đờ rồi chết.

Ngay sau khi bị chó cắn, nên nhanh chóng cách ly con chó đã cắn người ra một khu vực khác và nhốt lại để theo dõi. Không nên đánh đập và tìm cách bắt giữ nó ngay lúc đó vì có thể nó sẽ cắn thêm nhiều người nữa trong lúc bị đuổi bắt. Trong trường hợp bị chó cắn, cần theo dõi con chó trong vòng 10 ngày. Nếu qua thời gian này con chó chết và có biểu hiện bất thường như trên cần phải tiêm phòng vắc-xin dại ngay.

Bác sĩ Cấp cũng khuyến cáo người thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo (giết mổ chó mèo, nhân viên thú y…) nên tiêm phòng vắc-xin dại để dự phòng các nguy cơ.

Chó Cắn Chết Người, Ai Chịu Trách Nhiệm?

Đăng lúc: 06/04/2019 11:09:53 AM

Mới đây, một bé trai ở Hưng Yên đã bị sáu con chó của chủ nhà trọ cắn chết. Đây là một sự việc đau lòng đối với gia đình cháu cũng như toàn bộ xã hội. Điều này đặt ra câu hỏi là ai sẽ chịu trách nhiệm cho cái chết của cháu bé khi thủ phạm chỉ là một loài động vật vô tri vô giác?

Trước đây, ở Hàn Quốc cũng có một vụ án gây xôn xao dư luận vì chủ của chú chó là gia đình ca sĩ thần tượng Choi Si Won. Tuy đã chịu phạt hành chính tuy nhiên đến tận thời điểm bây giờ, nam ca sĩ vẫn phải chịu áp lực trước dư luận về những việc đã xảy ra. Chú chó nhà Choi Si Won đã cắn một người phụ nữ và cô mất không lâu sau đó vì bị nhiễm trùng.

Điều đáng nói là bé trai kia và cả cô gái kia đã chết, đó là cả nỗi đau của gia đình, vậy làm thế nào để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc như trên xảy ra?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 603 BLDS 2015 ” Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác “.

Chó là một loài động vật được nuôi trong nhà, được thuần hóa huấn luyện, nên chó là loài súc vật. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng, thuần hóa, chủ sở hữu phải đảm bảo các quy định về lĩnh vực thú y. Cụ thể theo quy định tại Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y:

“Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.”

Nếu súc vật gây thiệt hại, cụ thể là gây chết người như trong trường hợp của bé trai trên thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại. Theo quy định tại Nghị quyết 03/2006/NĐ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các chi phí phải bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có); Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

– Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 100 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Đối với trách nhiệm hình sự: chưa có một quy định cụ thể nào về vấn đề, đặc biệt là khi hậu quả xảy ra nghiêm trọng. Tuy nhiên trong trường hợp chủ sở hữu cố tình sử dụng súc vật để gây thương tích hoặc gây chết người thì phải chịu trách nhiệm tương ứng đối với tội ” Cố ý gây thương tích” hoặc ” Giết người “.

Chó nuôi vẫn là một loài động vật hung dữ, đặc biệt là những giống chó có kích cỡ to lớn. Do đó, trong quá trình thuần hóa, nuôi dưỡng chó, chủ sở hữu cần đảm bảo việc xích chó cẩn thận, rọ mõm cho chó. Trước đây đã có rất nhiều trường hợp bị thương tật nặng hay chết người do chó gây ra, tuy nhiên vẫn chưa có nhiều quy định siết chặt trong việc quản lý. Đặc biệt theo phong tục tập quán của người Việt thì thường nuôi chó theo kiểu thả rông, không có rọ mõm vì chủ quan và cho rằng chó nhà hiền lành.

Bệnh Dại Chữa Ở Đâu? Chích Ngừa Dại Khi Bị Chó Cắn

Kính gửi!! Cháu xin hỏi một số thông tin về thuốc chích ngừa khi bị chó cắn ạ? ngày hôm qua cháu mới bị con chó nhà người ta cắn. Mà cháu lại không biết con chó đã chích ngừa chưa? nên cháu định đi chích ngừa ạ. Cháu hiên tại ngụ ở Biên Hòa, và cháu muốn biết thông thường thì giá cả chích ngừa phòng ngừa bệnh dại là bao nhiêu? và thông thường thì cháu phải tiêm mấy mũi ạ. Thường thường thì ở Việt Nam mình thì thường thuốc chích ngừa thì nhập khẩu hay là làm trong nước ạ. Cháu muốn biết để chọn loại thuốc tốt để phòng ngừa ạ. Và khi chích thì thuốc sẽ có tác dụng bao lâu ạ. Cháu chân thàng cám ơn sự trợ giúp của các bác!

(Trần Thị Hồng Nhung) Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.

Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau: – Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.

– Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.

– Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

– Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.