Chó Dại Cắn Trẻ / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bị Chó Cắn, Sản Phụ Lên Cơn Dại Tử Vong, Trẻ Sinh Non Nguy Kịch

Bị chó cắn khi đang mang thai tháng thứ 3 nhưng không đi tiêm vắc xin, 5 tháng sau sản phụ Tin lên cơn dại và tử vong.

Bị chó cắn khi đang mang thai tháng thứ 3 nhưng không đi tiêm vắc xin, 5 tháng sau sản phụ Tin lên cơn dại và tử vong. Bác sĩ đã phẫu thuật cứu cháu bé nhưng rất nguy kịch.

Cháu bé sơ sinh con sản phụ Tin hiện đang được các bác sĩ chăm sóc tích cực tại bệnh viện tuy nhiên tiên lượng nặng.

Ngày 14/6, Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An cho biết, hiện bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu cho một sản phụ mang thai ở tuần thứ 32 nhưng lên cơn dại.

Trước đó vào ngày 9/6, thai phụ Nguyễn Thị Tin (Nghi Văn, Nghi Lộc, Nghệ An) nhập viện cấp cứu với các triệu chứng kích thích của lên cơn dại, sốt mệt mỏi, chảy nhiều dãi, không nuốt được nước bọt, triệu chứng sợ nước, sợ gió, xuất hiện cơn co thắt hầu họng.

Người nhà cho biết, 5 tháng trước, khi đang mang thai ở tháng thứ 3, sản phụ Tin đã bị chó cắn. Do nghĩ không phải chó dại cắn và đang mang thai nên sản phụ Tin đã không đi tiêm phòng vắc xin dại.

Sau khi thăm khám, xác định bệnh nhân đang mang thai ở tuần thứ 32, tỷ lệ tử vong chắc chắn 100% nên các bác sỹ khoa Sản của bệnh viện đã nhanh chóng chuyển mổ cấp cứu lấy thai nhằm kịp thời cứu con.

Sau ca phẫu thuật, bé trai nặng 1,6kg chào đời. Trong khi đó, người mẹ tiếp tục tái phát cơn dại, vật vã trên bàn mổ cấp cứu và tử vong vào ngày 10/6.

Sau sinh, bé trai không hề khóc, trương lực cơ nhão, sơ sinh non yếu nên các bác sĩ đã phải hồi sức tích cực, bóp bóng, đặt nội khí quản để hỗ trợ hô hấp cho bé.

Hiện tại, sau 3 ngày chào đời, cháu bé vẫn đang nằm lồng ấp, tiếp tục được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ tại khoa Sản với tiên lượng nặng.

Các bác sĩ bệnh viện khuyến cáo, khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, nạn nhân phải xử lý vết thương tại chỗ, rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hoặc nước muối hòa đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn.

Ngay sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin. Tuyệt đối không được trì hoãn tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại, bởi khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong gần như 100%, không thuốc nào điều trị được.

Theo Trí Thức Trẻ

Gửi bài viết

Chủ đề:

Một đoạn clip ghi lại cảnh bà Nguyễn Phương Hằng bày tỏ sự cảm kích, lòng biết ơn đối với ông Võ Hoàng Yên vì ông Yên đã ra tay cứu giúp chồng bà (ông Dũng “lò vôi”) khỏi cơn bạo bệnh khi chỉ còn “30 % sống”.

Công an chúng tôi vừa mời bà Nguyễn Phương Hằng (vợ đại gia Dũng “Lò Vôi”) đến làm việc về nội dung tố cáo lương y Võ Hoàng Yên lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Một tài xế taxi khi mở cửa xuống xe đã không quan sát, đúng lúc này, nam thanh niên đi xe máy chạy tới và xảy ra va quệt với cửa taxi khiến nạn nhân ngã văng xuống đường.

Bệnh Dại Chữa Ở Đâu? Chích Ngừa Dại Khi Bị Chó Cắn

Kính gửi!! Cháu xin hỏi một số thông tin về thuốc chích ngừa khi bị chó cắn ạ? ngày hôm qua cháu mới bị con chó nhà người ta cắn. Mà cháu lại không biết con chó đã chích ngừa chưa? nên cháu định đi chích ngừa ạ. Cháu hiên tại ngụ ở Biên Hòa, và cháu muốn biết thông thường thì giá cả chích ngừa phòng ngừa bệnh dại là bao nhiêu? và thông thường thì cháu phải tiêm mấy mũi ạ. Thường thường thì ở Việt Nam mình thì thường thuốc chích ngừa thì nhập khẩu hay là làm trong nước ạ. Cháu muốn biết để chọn loại thuốc tốt để phòng ngừa ạ. Và khi chích thì thuốc sẽ có tác dụng bao lâu ạ. Cháu chân thàng cám ơn sự trợ giúp của các bác!

(Trần Thị Hồng Nhung) Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.

Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau: – Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.

– Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.

– Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

– Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Nhiều Trẻ Em Bị Chó Cắn Nát Mặt

Mùa hè đến, thời tiết nóng nực làm gia tăng nguy cơ bệnh dại ở chó, mèo. Trẻ em là lứa tuổi hiếu động, thiếu kỹ năng phòng chống nên hay bị chó cắn.

Vụ việc xảy ra mới đây nhất là một bé trai 2 tuổi ở Ba Vì (Hà Nội) bị chó nhà cắn nát mặt. Sau khi cắn bé vài ngày thì con chó lăn ra chết, nhưng rất may trong lúc cấp cứu và điều trị cho bé, bác sĩ đã tiêm phòng dại. Năm 2017, cả nước có 63 người tử vong vì bệnh dại, các chuyên gia lo ngại khi bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở nước ta.

Ngày 16-5, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận ca cấp cứu là bé trai M.Đ. (2 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội) trong tình trạng mặt biến dạng và loang lổ vết máu. Mẹ cháu cho biết, cháu đang chơi với chó con thì chó mẹ lao vào cắn.

Nghe tiếng con khóc, chị chạy vào phải giằng mãi mới ra. Kết quả cháu bé bị cắn nát mặt, gia đình băng bó tạm thời để cầm máu và tức tốc đưa bé xuống bệnh viện. Do quãng đường quá xa nên tới nơi cháu bé đau đớn khóc vật vã, kích thích, hoảng sợ vì những tổn thương nghiêm trọng.

Ths.Bs Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa Tạo hình – Sọ mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, do cháu tổn thương vùng hàm mặt phức tạp, các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu ban đầu, truyền kháng sinh, giảm đau, tiêm uốn ván cho bé, làm các xét nghiệm mổ cấp cứu. Kết quả cho thấy cháu bị tổn thương phức tạp vùng hàm mặt, tổn thương nhiều cơ quan quan trọng vùng mặt như: mắt, mũi, miệng, tổn thương ống sternon (ống tuyến nước bọt…

Sau khi hội chẩn về nguy cơ trong mổ, các bác sĩ Khoa Tạo hình – Sọ mặt đã tiến hành làm sạch vết thương, phẫu thuật tạo hình và tái tạo lại toàn bộ khuôn mặt cho cháu như tạo hình góc mắt, tạo hình mũi, tạo hình môi và khoang miệng, phục hồi ống sternon.

Cháu M.Đ. trước và sau khi được tạo hình.

Qua 3h phẫu thuật, khuôn mặt cháu được tái tạo lại, sau đó được chuyển lên Khoa Tạo hình – Sọ mặt để tiếp tục theo dõi và điều trị. Tại đây, cháu tiếp tục được tiêm kháng sinh, truyền dịch, tiêm thuốc chống phù nề và tiêm phòng dại. Chỉ 1 ngày sau khi phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi ổn định, uống được sữa và ăn cháo loãng. Theo Bs Thơm cho biết thì sau mổ sức khỏe cháu bé tiến triển tốt và đã được xuất viện.

Cháu M.Đ. không phải là trường hợp đầu tiên bị chó cắn biến dạng khuôn mặt mà trước đó có rất nhiều trẻ bị chó cắn nát mặt, nghiêm trọng hơn có cháu còn bị chó cắn hỏng mắt, thậm chí là tử vong khi không kịp tiêm phòng dại.

Theo mẹ cháu M.Đ. thì đây là con chó nhà nuôi vừa mới đẻ, khi cháu chơi với chó con nên bị chó mẹ lao đến cắn. Dù đã được tiêm phòng bệnh dại nhưng sau khi cắn bé vài ngày, con chó đã chết. Rất may ngay sau khi phẫu thuật, các bác sĩ đã tư vấn cho gia đình cho trẻ tiêm phòng dại.

Trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương là khá phổ biến. Không chỉ biến dạng tay, chân mà chó cắn vào mặt trẻ cũng khá nhiều. Mỗi năm Khoa Tạo hình – Sọ mặt tiếp nhận và phẫu thuật cho 10-15 trẻ bị chó cắn có tổn thương phức tạp, đặc biệt là vùng mắt. Chó đẻ thường hung dữ hơn thường ngày, đặc biệt là loài có tính bảo vệ con cao, khi thấy trẻ chơi với chó con, theo bản năng, chó mẹ xông lên bảo vệ con và tấn công lại người.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là chó mèo. Nếu gia đình có nuôi chó thì cần cách ly với trẻ ở khoảng cách an toàn, đặc biệt là chó mới đẻ con, khi đang ăn, bị thương… Chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm vắc xin ngừa bệnh dại định kỳ.

Nhiều trường hợp cả người lớn và trẻ em do chủ quan khi bị chó cắn không tiêm vắc xin ngừa bệnh dại đã dẫn tới cái chết oan uổng. Nhiều người chết oan là do khi bị chó cắn không tiêm phòng mà lại đi chữa thuốc nam.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi bị chó cắn phải đi tiêm phòng dại ngay sau 24h, tuyệt đối không chữa thuốc nam. Bằng chứng là các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua theo dõi bệnh dại nhiều năm cho thấy, có tới 15-20% ca tử vong do dại là bệnh nhân tự ý điều trị bằng thuốc nam, chỉ đến khi phát bệnh mới đưa tới viện thì đều không cứu chữa được.

Người nhiễm virus dại lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần 100%. Do vậy các bậc cha mẹ phải hết sức cảnh giác phòng tránh cho con chơi xa chó, mèo, hướng dẫn con không trêu chó, không bỏ chạy khi gặp chó để tránh tai nạn thương tích xảy đến. Khi bị chó cắn phải tiêm ngay vắc xin phòng dại.

Theo Trần Hằng (Công an nhân dân)

Bệnh Dại Và Cách Phòng Tránh Bệnh Dại Khi Bị Chó Mèo Cắn

Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại trên vùng da tổn thương, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong gần như 100%.

Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương với nguồn truyền bệnh chính là chó 96%-97% sau đó là mèo 3%-4%. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.

Triệu chứng của bệnh dại:

– Thời kỳ ủ bệnh dại thường từ 1-3 tháng nhưng có thể thay đổi từ 1 tuần đến 1 năm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nơi mà virút xâm nhập hoặc lượng virút xâm nhập (vết cắn sâu nặng, hoặc gần hệ thần kinh trung ương : vùng đầu mặt cổ, bộ phận sinh dục…). Các triệu chứng ban đầu của bệnh dại gồm sốt cao, cảm giác ngứa ran, bị châm chích, nóng rát không rõ nguyên nhân ở vết thương. Do virút lan rộng đến hệ thần kinh trung ương, gây viêm tiến triến ở não và tủy sống dẫn đến tử vong.

– Có 2 dạng bệnh:

1.Thể cuồng: người mắc bệnh dại trở nên hung dữ, có dấu hiệu tăng động, thái độ kích động, sợ nước, có khi sợ gió,sợ ánh sáng ,sợ tiếng động. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp. Bệnh nhân tử vong sau vài ngày do ngưng tim ngừng hô hấp.

2.Thể liệt: bệnh dại tê liệt chiếm 30% trong tổng số các trường hợp ở người. Thời gian diễn tiến của dạng bệnh này kéo dài hơn dạng hung dữ. Từ chỗ vết thương, các cơ dần tê liệt. Bệnh nhân dần hôn mê và có thể tử vong.

Vậy bạn cần làm gì khi bị chó cắn?

Cần giữ bình tĩnh xử lý sơ cứu vết thương tại chổ đúng .

Nhanh chóng đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám xử lý vết thương, xem xét chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại phù hợp.

Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn

Làm sạch và sát trùng vết thương: điều quan trọng đầu tiên là làm sạch vết thương, cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà phồng diệt khuẩn trong 10-15 phút để loại bỏ tất cả mầm bệnh, rửa nhẹ nhàng không chà xát mạnh.Sau đó sát trùng vết thương bằng cồn 700 ,nước oxy già hoặc dung dịch povidone iodine 10% nếu có.

Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu không nhiều sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 10 đến 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương bằng miếng gạc y tế và băng lại vết thương.

Trong trường hợp nếu vết thương sâu ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại

Cần tiêm ngay vắc xin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

Vết cắn sâu ,quá nhiều hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục…, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.

Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn trong vùng đang có dịch bệnh dại chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Vết cắn có những biểu hiện nhiễm trùng như: vết cắn trở nên đau hơn, đỏ và sưng tấy xung quanh vết thương, rỉ dịch hay mủ từ vết cắn, sốt cao hơn 38°C kèm lạnh run, sưng hạch bạch huyết…

Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 10-14 ngày với các trường hợp sau:

Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.

Chó đã được tiêm ngừa dại, không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh dại chó mèo.

Trong vòng 10-14 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 14 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

TÓM TẮT CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG BỆNH DẠI Cách phòng chống chó cắn và bệnh dại:

Nhà có trẻ em nên hạn chế nuôi chó.

Khi chọn chó nuôi trong gia đình, hãy chọn loài lành tính, không phải loài chó săn.

Tiêm vắc xin phòng dại cho chó mèo định kỳ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Khi nuôi chó mèo phải đăng ký, chó nuôi cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng, cần huấn luyện thường xuyên để chó bớt hung hăng.

Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.

Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn.

Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi bị chó dại cắn.

Khi bị chó cắn, phải xử lý như theo các bước ở trên, tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết chó.

BS. LÊ CÔNG TIẾN Phụ trách Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quận 11