Chó Dại Cắn Cho Thường Có Lây Không / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bệnh Dại Có Lây Không? Lây Truyền Qua Đường Nào?

Bệnh dại ở người có chữa được không?

Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng ở não và dây thần kinh. Bệnh thường phát sinh từ vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh. Vậy bệnh dại ở người là gì và triệu chứng như thế nào?

1. Bệnh dại có lây không? Bệnh dại do chó cắn có lây không?

– Bệnh dại là do Lyssavirus (thuộc họ Lyssaviridae gây ra) sau khi đi vào cơ thể hoặc động vật có vú thì loại virus này sẽ di chuyển đến hệ thần kinh vào não và tủy sống. Nó bắt đầu phá hủy các trung khu thần kinh của con người trong đại não và gây nên tình trạng dại ở người cũng như vật.

– Vì thế, bệnh dại có lây truyền và việc phòng dại cực kỳ cần thiết. Căn bệnh này có thể đe dọa tính mạng cũng như gây tử vong cho người nếu không được điều trị Y tế cũng như rửa vết thương sau khi bị căn không đúng cách. Hiện nay, chưa tìm ra loại thuốc điều trị khi lên cơn dại nhưng có các phòng bệnh dại bằng cách tiêm vacxin phòng dại.

2. Bệnh dại lây truyền qua đường nào?

– Virus dại thường được lây từ nước bọt động vật dại sang người qua những vết căn hoặc trầy xước trên cơ thể con người. Nếu chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì tỷ lệ phát bệnh dại càng nhanh chóng.

– Tuy nhiên, đường lây bệnh dại nhiều nhất là do bị động vật dại cắn. Nó còn có thể lây truyền từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh dại do cào hoặc liếm vào vết thương, những vùng da bị trầy xước của cơ thể.

– Ngoài ra, còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như lây nhiễm bệnh dại đó là:

+ Số lượng vi rút dại xâm nhập vào

+ Loại hình tiếp xúc và loại động vật cắn

+ Mức độ nghiêm trọng của vết cắn

+ Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân

+ Vùng bị cắn – vết thương ở đầu và cổ, cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay, thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn do khoảng cách gần hơn cho vi rút xâm nhập vào mô thần kinh.

3. Một vài triệu chứng của bệnh dại

– Những người bệnh dại thường có biểu hiện sợ gió, sợ ánh sáng, sợ nước… thường xuất hiện trong vòng 3 ngày đầu. Và nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến hôn mê sâu và tử vong sau 4 ngày kế tiếp.

– Các giai đoạn phát triển của bệnh dại như sau:

+ Giai đoạn thứ nhất: Thường nằm trong 1 – 4 ngày không có các triệu chứng rõ ràng, người bệnh chỉ cảm thấy đau đầu, khó ngủ, ngứa ngáy, có cảm giác như bị kiến bò ở vùng vết cắn, lo âu căng thẳng và sốt…

+ Giai đoạn thứ hai: Cơ thể xuất hiện các biểu hiện đau nhức triền miên, buồn nôn, nôn mửa, tress và các dấu hiệu ban đầu càng nặng, thậm chí còn bị rối loạn thần kinh thực vật, đồng tử bị giãn, tiết nước bọt mạnh (sùi bọt mép), huyết áp thấp, mồ hôi đầm đìa. Người ta còn gọi đó là những cơn dại và người mắc phải dễ bị tử vong sau vài ngày. Đặc biệt, lúc này chỉ cần thấy ánh nước lấp lánh là có thể bị co thắt ở họng và cổ.

– Chú ý: Nếu chó dại thường cắn vào vùng mặt, cổ, đầu, bộ phận sinh dục, ngón tay, ngón chân – nơi tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, có thời gian ủ bệnh ngắn, diễn biến nhanh vì gần virus xâm nhập vào các mô thần kinh nhanh hơn, người bệnh thường bị tử vong sau đó chỉ vài ba ngày.

Chó Cắn Có Bị Dại Không?

Chó cắn có bị dại không? là thắc mắc của nhiều người trước mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Để đề phòng cho bản thân, bạn cần tiêm phòng bệnh dại theo quy định và tránh xa những con chó hung dữ.

Những trường hợp chó cắn bị dại

Một thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến 2013 đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho chó tại các địa phương đạt thấp (dưới 60%). Hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại tuy chỉ còn khoảng 50 – 60 trường hợp nhưng hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại thì rất nặng nề.

Rất nhiều trường hợp bị chó cắn rồi hoang mang không biết có phải đi tiêm phòng dại ngay không để tránh mắc bệnh dại. Theo hướng dẫn của Cục y tế dự phòng, Bộ y tế khi bị chó cắn chưa chắc bạn đã mắc bệnh dại, cần phải theo dõi con vật đó để xem có các biểu hiện như:

– Bị chết

– Biến mất trong thời gian theo dõi

– Có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường

– Nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.

Chó cắn có bị dại không? Ngay sau khi bị cắn cần theo dõi con vật từ 3 đến 7 ngày

Nếu con vật vẫn khỏe mạnh trong thời gian theo dõi, có thay chế độ dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thành chế độ dự phòng trước phơi nhiễm cho người bị cắn, tức là vắc-xin tiêm sẽ ngăn ngừa bệnh dại cho người đó nếu bị cắn trong tương lai.

Bên cạnh đó, ngay sau khi bị cắn bạn cũng nên quan sát xem vết cắn có gây xước da và chảy máu không, nước bọt của động vật đã tiếp xúc với màng nhầy ở vùng da chưa để tìm cách điều trị đúng đắn.

Cách sơ cứu vết chó cắn tại chỗ

Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại, khuyến cáo, khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng. Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm văcxin hay không.

Nếu một người bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau:

– Rửa vết thương với xà phòng và dùng vòi nước chảy liên tục xả mạnh trong thời gian từ 10-15 phút. Trong trường hợp không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút.

Chó cắn có bị dại không? Sơ cứu vết thương bằng xà phòng hoặc cồn 70%

– Nếu cẩn thận, bạn hãy dùng cồn 70% để rửa vết cắn

– Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.

Bị chó cắn lâu ngày tiêm phòng có được không ?

Theo chúng tôi Nguyễn Văn Vĩnh Châu – giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chúng tôi trả lời báo chí, ngay sau khi bị chó cắn cần sơ cứu vết thương và đến cơ sở y tế được điều trị dự phòng bằng chích kháng huyết thanh dại và chích văcxin ngừa dại.

Việc sử dụng kháng huyết thanh dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24 giờ.

Ngay sau khi bị chó cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng

Sau khi bị chó dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2-8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm.

Trong cuộc điều tra của ngành y tế, chỉ có 16/48 (33,33%) người đến tiêm trong vòng 24 giờ; 5/48 (10,42%) sau 48 giờ và 56% (27/48) đến tiêm sau 3 ngày.

Việc sử dụng kháng huyết thanh muộn (sau 48 giờ) không có chống chỉ định (nghĩa là không cấm sử dụng). Như vậy vẫn có thể sử dụng kháng huyết thanh (dù quá muộn), nhưng như đã trình bày ở trên, hiệu quả của kháng huyết thanh khi đó rất thấp, thậm chí không còn.

Virus Hiv Có Lây Qua Vết Cắn?

Virus HIV có lây qua vết cắn?

Mấy hôm trước em vô tình bị một người lạ cắn vào tay, vết thương nhỏ và có chảy ít máu. Em rửa vết thương bằng nước ấm rồi nhưng vẫn còn sợ. Xin cho em hỏi liệu em có thể lây nhiễm HIV không? Bạn Trương Thanh H (An Giang)

Trả lời:

Để biết bạn có lây nhiễm HIV không, bạn nên đi kiểm tra xét nghiệm thì sẽ cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, nếu bạn đi làm xét nghiệm ngay sau khi có hành vi nguy cơ cũng sẽ không đưa ra kết luận ngay được. Giả sử khi một người nhiễm HIV, giai đoạn đầu là giai đoạn “cửa sổ” thường kéo dài khoảng 2- 12 tuần, tức trong người đã có virus nhưng các xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, không có biểu hiện hay triệu chứng gì của bệnh và người đó trở thành nguồn lây rất nguy hiểm.

HIV lây qua 3 con đường chính do tiêm chích hay truyền máu không bảo đảm nguyên tắc, quan hệ tình dục không an toàn (lây nhiễm từ dịch tiết hay các vết xước nhỏ ở bộ phận sinh dục) và lây do mẹ truyền sang thai nhi.

Như vậy, HIV muốn gây bệnh cần phải hội đủ 2 yếu tố là đủ số lượng virus HIV và tiếp xúc trực tiếp máu với máu.

Khi bạn bị người lạ cắn tạo thành vết thương chảy máu, thì khả năng lây nhiễm cao sẽ xảy ra nếu người cắn bạn cũng có vết thương rỉ máu trong miệng. HIV cũng có trong nước bọt, đàm nhớt, nước mắt nhưng rất ít, không đủ để lây. Đồng thời, tỷ lệ bạn mắc HIV có cao không còn tùy vào người cắn bạn có nguy cơ cao nhiễm HIV hay là người nhiễm HIV.

Điều trước nhất bạn cần làm là giữ gìn cơ thể thật tốt, sau 3 tháng bạn nên đi xét nghiệm HIV và làm một mẫu xét nghiệm thứ 2 sau đó khoảng 10 đến 15 ngày. Hoặc nếu có điều kiện, bạn có thể đến các Trung tâm Y tế Dự phòng nơi gần nhất để được tư vấn kỹ hơn.

Bị Chó Cắn Có Phải Đi Tiêm Phòng Dại Không?

Bé 16 tháng bị chó cắn đã 5 ngày nhưng chưa tiêm phòng có làm sao không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho em hỏi. Con em 16 tháng tuổi xuống nhà hàng xóm chơi, lúc họ cho chó ăn bé cứ nghĩ là chó nhà mình nên lại nắm đuôi nó không may bị chó cắn. Nay đã được 5 ngày nhưng em chưa đưa cháu đi tiêm phòng vì hàng xóm bảo chó đã được tiêm vắc xin dại mà nó tưởng bị tranh đồ ăn nên mới cắn không sao. Em muốn hỏi bác sĩ xem liệu con em có bị gì không đã 5 ngày rồi giờ tiêm phòng có được không. Thuốc có ảnh hưởng gì không. Đến nay con chó vẫn khoẻ mạnh và ăn uống tốt. Mong bác sĩ giải đáp giúp em càng sớm càng tốt.

Em xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Bé bị chó cắn đã 5 ngày do cầm đuôi chó chứ không phải bị con chó tấn công, hiện con chó vẫn khỏe mạnh. Theo như chủ nhà cho biết là con chó đã được tiêm phòng. Theo tôi, bạn nên mời bác sĩ thú y xem xét con chó, nếu con chó được tiêm phòng đầy đủ, hiện tại khỏe mạnh, thì có thể tiếp tục theo dõi con vật, sau 15 ngày mà con chó khỏe mạnh, bác sĩ thú y xác nhận con vật không có triệu chứng của bệnh dại thì khi đó bạn không cần tiêm phòng cho bé.

Trong khoảng thời gian 10 ngày đầu tiên tính từ khi bị chó cắn mà con chó xuất hiện những biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc bệnh dại thì bạn cho cháu đi tiêm phòng sớm. Bạn cũng nên đưa bé đến Trung tâm y tế dự phòng để được giải đáp, nếu không có khả năng theo dõi sát và đánh giá tình trạng con vật thì bé nên được tiêm phòng sớm. Sau 10 ngày mà con vật còn sống thì có thể xem xét ngừng tiêm.

Chúc em và bé mạnh khỏe.

Bị chó con ở nhà cắn phần da phía dưới mắt, cần tiêm phòng không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em chào bác sĩ.

Em bị chó con ở nhà cắn phần da phía dưới mắt, chó con ở nhà đã được chích ngừa đầy đủ và lúc nhỏ em củng bị chó cắn vài lần đã chích ngừa dại, vậy bây giờ em có phải chích nữa không thưa bác sĩ.

Em cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Nếu con chó nhà em đã được tiêm ngừa dại đầy đủ, khả năng nó bị bệnh dại rất thấp trừ khi tiêm phòng không đạt hiệu quả bảo vệ. Với một vết thương ngay dưới phía mắt do chó cắn thì cần tiêm phòng ngay. Vì vết thương gần thần kinh trung ương, nếu con chó có bệnh dại thì thời gian ủ bệnh ở người sẽ ngắn. Do con chó nhà em được tiêm phòng đầy đủ nên khả năng mắc bệnh dại của nó là thấp.

Khuyên em mang theo sổ tiêm chủng đến Trung tâm y tế dự phòng của địa phương để được giải đáp và tiêm phòng. Đối với vắc xin phòng dại, lúc nhỏ em cũng bị chó cắn và đã trích ngừa, nay em có thể tiêm 2 mũi vào ngày 0 và ngày 3. Em cũng nên tiêm vắc xin phòng uốn ván.

Chúc em mạnh khỏe.

Khi bị chó đẻ cắn có cần phải tiêm phòng không?

Câu hỏi bởi: Nhỏ XìTai

Chào bác sĩ.

Em mới bị chó cắn ở bắp chân phải, dưới đầu gối. Con chó vừa đẻ xong. Vậy có phải đi tiêm không ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virus dại, gây tổn thương thần kinh trung ương ở các loại động vật có vú. Bệnh được lây truyền bằng các chất tiết nhiễm virus dại. Người mắc bệnh do bị nhiễm virus dại từ súc vật bị dại qua vết cắn. Nguồn bệnh: phần lớn ổ chứa virus dại là chó hoang dã và chó nhà. Ngoài ra ổ chứa còn ở mèo, cáo, chó sói, chồn, dơi, dơi hút máu. Khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu vật nghi dại cắn, cần sơ cứu vết thương bằng cách:

Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy rửa khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.

Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.

Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

Tiêm phòng uốn ván

Việc chỉ định tiêm vắc xin dại phụ thuộc vào tình trạng vết thương và theo dõi con chó đó trong vòng 10 – 15 ngày. Cần phải tiêm phòng vắc xin ngay nếu :

Con vật lên cơn hoặc có triệu chứng nghi dại.

Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị xây xát nhẹ.

Có nhiều vết cắn hiểm sâu.

Không theo dõi được con vật.

Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Trong các tình huống sau, bác sĩ trì hoãn tiêm vắc xin mà dặn bệnh nhân phải theo dõi con vật trong 15 ngày:

Vết cắn nhẹ, xa não.

Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.

Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.

Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm. Chính vì vậy, bạn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.

Bị chó mẹ mới sinh con cắn có nên đi chích ngừa?

Câu hỏi bởi: Anh khoa

Thưa bác sĩ!

Em có đứa em trai năm nay 24 tuổi bị chó nguời hàng xóm cắn. Con chó đó mới đẻ con được 3 ngày. Vết cắn không chảy máu nhưng bây giờ em của em rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn và có cho em có nên đi chích ngừa bệnh dại không?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Sau khi bị chó cắn cần được rửa vết thương sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước tối thiểu trong 10 – 15 phút, đây là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh dại. Em trai em bị chó cắn, em nên mời bác sĩ thú ý, kiểm tra tình trạng con vật, nếu con chó có triệu chứng bệnh dại thì cần tiêm phòng ngay. Việc chích ngừa bệnh dại là cần thiết khi nghi ngờ con vật có triệu chứng mắc bệnh dại hoặc không thấy điều kiện theo dõi con vật. An toàn nhất là đi tiêm phòng dại, theo dõi con vật trong 10 ngày, sau 10 ngày nếu con vật bình thường thì có thể ngừng tiêm.

Chúc em mạnh khỏe!