Chó Dại Cắn Bị Lên Cơn / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bị Chó Nhà Cắn, Người Đàn Ông Lên Cơn Dại Tử Vong

Con chó cắn anh Hưng hai vết thương rồi tiếp tục cắn một người hàng xóm, thôn 5, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà. Hai người em của anh Hưng cùng bạn tổ chức bắt con chó này để làm thịt, cũng bị nó tấn công. Tổng cộng 5 người bị chó cắn, đều không tiêm phòng dại. Con chó do gia đình anh Hưng nuôi.

Ngày 23/6, anh Hưng lên cơn sốt, đau đầu, mệt mỏi, bồn chồn, sợ gió, sợ nước, co giật toàn thân… Gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, bác sĩ chẩn đoán anh bị lên cơn dại. Hai ngày sau bệnh nhân tử vong tại nhà.

Sau khi anh Hưng mất, 4 người còn lại mới đi tiêm huyết thanh, vắcxin phòng chống bệnh dại. Ngày 9/7, ông Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà, cho biết cả 4 người đang được theo dõi tình trạng sức khỏe.

UBND huyện Đăk Hà yêu cầu các lực lượng chức năng xử lý ổ bệnh dại tại thôn 5, giám sát để phát hiện sớm khi xảy ra bệnh dại, giúp người dân nâng cao nhận thức phòng chống dịch.

Cuối tháng 4, một bé trai 14 tuổi ở Đắk Lắk bị chó nhà hàng xóm cắn vào chân, phát bệnh dại tử vong sau một tháng. Trước đó bé trai 7 tuổi đi vệ sinh tại nhà ở Thái Nguyên thì bị con chó của gia đình lao vào tấn công, đi cấp cứu nhưng tử vong ngay sau đó do nhiều vết thương quá nặng. Ngày 9/4, bé trai 11 tuổi tử vong tại Sơn La sau ba tháng bị chó cắn.

Chiều 3/4, bé trai 7 tuổi ở Hưng Yên bị đàn chó hàng xóm lao vào cắn, nhập viện trong tình trạng ngưng tim, mất nhiều máu và tử vong sau đó. Đầu tháng 4, anh Bùi Văn Tuấn (32 tuổi) và con trai ở tỉnh Hòa Bình tử vong do mắc bệnh dại sau hai tháng bị chó nhà nuôi cắn.

Khi bị chó cắn, cần tiêm huyết thanh phòng dại, theo dõi tiến triển của con chó xem có bệnh dại hay không để chủ động phòng ngừa. Chó nuôi cần được chích ngừa bệnh dại đầy đủ.

Theo Trần Hóa

vnexpress.net

Người Phụ Nữ Bị Chó Dại Cắn, Sau 3 Tháng Lên Cơn Kích Động Rồi Tử Vong

Nạn nhân tử vong là H. (29 tuổi, trú thôn 5, xã Đăk Mar). Theo gia đình, sau khi bị chó cảnh nhà nuôi cắn, chị H chủ quan không đi tiêm phòng dại, 3 tháng sau, chị có triệu chứng như lên cơn kích động…

Chị H. nhập viện trong tình trạng bệnh dại đã khởi phát với các triệu chứng như lên cơn kích động, sợ gió, sợ nước, co giật toàn thân…

Bé gái bị chó cắn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Kon Tum. Ảnh: Tuổi trẻ.

Sau đó, bốn người nhà của H. đã được tiêm huyết thanh, văcxin phòng bệnh dại và đang được điều trị, theo dõi bệnh.

Nói về thông tin 3 tháng sau khi bị chó cắn, người bệnh mới phát hiện những triệu chứng trên, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà cho rằng, hiện tại chưa có tài liệu y tế nào đưa ra một thời gian cụ thể về việc này.

Về việc con chó cảnh đã cắn 5 người, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà Nguyễn Thanh Hà cho biết: “Thay vì nhốt con chó để theo dõi những biểu hiện thì gia đình đã đập chết ngay khi chó cắn 5 người.

Có thể do gia đình đã quá bức xúc về việc nhiều người trong gia đình bị chó nhà cắn nên đã không kiềm chế được cơn tức giận để làm đúng theo hướng dẫn. Nếu ngay từ đầu, gia đình nhốt chó lại để theo dõi, có lẽ đã không xảy ra sự việc đáng tiếc là một người bị tử vong”.

Video “Công an vào cuộc làm rõ vụ đàn chó cắn bé trai”. Nguồn: VTC.

Ông Nguyễn Thanh Hà cho biết người phát bệnh dại tỉ lệ tử vong rất cao, vì vậy cần tăng cường hoạt động truyền thông trên loa truyền thanh xã, trực tiếp đến các gia đình và tổ chức các buổi họp dân tại cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh dại và các biện pháp phòng bệnh.

Ông Hà khuyến cáo người dân nên tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo, không thả rông chó, mèo.

Khi bị chó, mèo cắn, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng dại kịp thời, tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa tại nhà…

Tiêm Ngừa Bị Chó Dại Cắn?

Sau khi bị chó cắn, cần theo dõi chó trong 10 ngày, nếu chó có biểu hiện bị bệnh thì mới tiêm ngừa dại, hay lập tức tiêm ngừa luôn rồi mới theo dõi con chó? Sau 10 ngày nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì có cần tiêm các mũi tiếp theo không ạ?

Chào bạn Tâm Đức,

Sau khi bị chó cắn, nếu có điều kiện thì tốt nhất là lập tức tiêm ngừa luôn rồi mới theo dõi con chó. Sau 10 ngày nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì vẫn phải tiêm các mũi vắc xin bệnh dại tiếp cho đúng liều vì hiện nay chỉ có thuốc phòng bệnh chứ không có thuốc điều trị bệnh.

Thân mến.

Vắc xin bệnh dại thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Vắc xin bệnh dại là một loại vắc xin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại.

Vắc xin bệnh dại cũng có thể được sử dụng trước và sau khi phơi nhiễm. Đối với tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vắc xin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại vì phải mất khoảng 7-10 ngày để kháng thể đặc trị phát triển.

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ sau đây khi dùng vắc xin bệnh dại:

– Đau đầu;– Choáng váng, khó chịu;– Đau bụng;– Buồn nôn;– Đau cơ;– Các phản ứng tại nơi tiêm ngừa như ngứa, sưng, đau nhức.

Trước khi pha chế vắc xin: Bảo quản ở nhiệt độ 2oC – 8oC, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Sau khi pha chế vắc xin, sử dụng dụng dịch được pha chế ngay lập tức. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dấu Hiệu Chó Bị Dại? Bị Chó Dại Cắn Bao Lâu Thì Phát Bệnh

Chó dại và bệnh dại do chó gây ra vô cùng nguy hiểm. Dịch bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa hè, khi thời tiết oi nóng. Bài viết sau sẽ chỉ ra dấu hiệu chó bị dại và các biện pháp xử lý để phòng ngừa dịch bệnh này. Chó dại và bệnh dại do chó gây ra vô cùng nguy hiểm. Dịch bệnh này thường bùng phát mạnh vào mùa hè, khi thời tiết oi nóng. Bài viết sau sẽ chỉ ra dấu hiệu chó bị dại và các biện pháp xử lý để phòng ngừa dịch bệnh này.

Thông tin về bệnh dại ở chó

Nhận biết chó bị dại

Dấu hiệu người bị nhiễm virus dại

Bị chó dại cắn phải xử lý như thế nào?

Chó dại cắn không chảy máu có sao không?

Biện pháp phòng tránh bệnh dại

Thông tin về bệnh dại ở chó

Đến nay, bệnh dại vẫn chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm mà chỉ có thuốc phòng ngừa. Vì thế, chúng ta cần trang bị kiến thức kỹ càng về căn bệnh này để có biện pháp nhận biết, phòng ngừa hợp lý. Đây là căn bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, lây lan từ chó sang người bằng tuyến nước bọt. Bệnh dại ở chó do virus gây ra, gây tử vong cho cả động vật và con người.

Nhận biết chó bị dại

Bệnh dại không có biểu hiện rõ ràng trong thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh khá lâu, nên tới 2 tháng, bạn sẽ chỉ thấy chó mệt mỏi và tránh tiếp xúc. Nhiều người lầm tưởng chó cưng bị ốm hoặc đang trong thời kỳ động dục. Sau thời gian này, biểu hiện của bệnh dại sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Chó có biểu hiện lờ đờ, chảy dãi nhiều, mắt có màu đục và bị kéo xuống thấp.

Chó mệt mỏi, chỉ nằm yên một chỗ và di chuyển một cách run rẩy

Chó trở nên hung dữ, cắn phá đồ đạc và không cho chủ nhân chạm vào người.

Lên cơn co giật

Giai đoạn cuối, chó sẽ nằm một chỗ, không thể ngậm miệng, chảy nhiều dãi và chết sau thời gian ngắn.

Chó chết do bệnh dại chúng ta cần tiêu hủy xác một cách kỹ càng, không được ăn thịt chó dại sẽ bị lây nhiễm virus nguy hiểm. Chó phát bệnh dại thường chỉ sống được tối đa 5 ngày. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh dại, cùng với khả năng lây nhiễm sang người nên đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Bệnh dại hầu hết chỉ xuất hiện ở chó lớn, đôi khi vẫn có trường hợp chó con bị mắc dại nhưng rất ít.

Dấu hiệu người bị nhiễm virus dại

Cơ thể có những biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và cảm thấy khó chịu. Vết chó cắn có cảm giác sưng và đau nhức. Đây chính là biểu hiện rõ nét của người bị nhiễm dại đang trong thời gian ủ bệnh.

Vào thời kỳ phát bệnh, người nhiễm dại thường sốt cao trên 40 độ C. Cơ thể vô cùng mệt mỏi, ho khan và khó khăn trong ngôn ngữ. Hơn nữa, biểu hiện cũng tùy thuộc vào thể chất của từng người.

Người mắc bệnh dại thường có biểu hiện co giật, sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Chỉ vô tình phải chịu đựng những hiện tượng trên, người bệnh sẽ lập tức bị co giật và căng cứng. Nghiêm trọng hơn, hệ hô hấp cũng trở nên khó khăn hơn như khó thở, ngạt thở, thậm trí mất ý thức và hôn mê sâu. Bệnh nhân sẽ tử vong chỉ sau tối đa một tuần khi xảy ra những biểu hiện này.

Cũng có những trường hợp người bệnh mắc dại không có bất kỳ hiểu hiện kích thích thần kinh nào. Tuy nhiên, cơ thể sẽ vô cùng mệt mỏi, không thể di chuyển với dấu hiệu của sự co thắt cơ.

Cuối cùng là biểu hiện của việc virus dại tác động thẳng vào hệ thống thần kinh của của người bệnh. Người bệnh sẽ có biểu hiện mất kiểm soát như cắn xé, đập phá mọi thứ. Trường hợp này, người bệnh thường chỉ sống được từ 2 tới 3 ngày là tử vong.

Bị chó dại cắn phải xử lý như thế nào?

Nếu chẳng may bị chó dại cắn, các bạn cần thực hiện những điều sau để phòng tránh lây nhiễm virus nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

Tuyệt đối không được nặn bóp, bôi dầu hỏa hoặc các chất kích thích, đắp lá vào vết thương. Điều này sẽ dẫn đến vết thương càng bị nặng, không thể xử lý.

Hãy sơ cứu vết thương bằng xà phòng hoặc nước sạch trong vòng 15 phút. Tốt nhất các bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước sạch rồi sau đó dùng cồn để sát trùng và rửa sạch vết thương.

Đưa người bị thương đến các cơ sở y tế gần nhất để cầm máu, xử lý vết thương và điều trị.

Hiện nay biện pháp để điều trị bệnh dại đó là sử dụng văcxin và huyết thanh kháng dại ngay sau khi bị chó dại cắn. Hãy đến các cơ sở y tế để tiêm huyết thanh càng nhanh càng tốt.

Chó dại cắn không chảy máu có sao không?

Kể cả khi không chảy máu, chúng ta cũng không được chủ quan và cần thực hiện nhanh chóng các biện pháp sơ cứu kịp thời. Lý do vì mầm bệnh tồn tại trong dãi chó có nguy cơ phát tán virus dại rất cao.

Cần nhanh chóng sát trùng vết thương và tới ngay cơ sở y tế gần nhất để uống thuốc chống phơi nhiễm bệnh dại. Bệnh dại lây từ chó sang người hiện chưa có thuốc chữa. Có thể nói gần như bất kỳ ai bị chó dại cắn đều sẽ tử vong. Thời gian ủ bệnh tối đa nửa tháng và phát bệnh chỉ vài ngày rồi tử vong.

Biện pháp phòng tránh bệnh dại

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, cho nên để tránh bị lây virus dại từ chính chú chó cưng của mình. Các bạn cần tiêm phòng cho chó ngay từ khi còn nhỏ, nếu mua chó về bạn cần hỏi người bán xem đã tiêm phòng hay chưa để có thể tiêm phòng cho chó kịp thời. Đặc biệt, người bị chó dại cắn tuyệt đối tránh những nơi âm thanh ồn ào, inh ỏi. Tần suất âm thanh lớn sẽ kích thích thần kinh, dễ khiến người nhiễm virus dại phát bệnh và khó kiểm soát được hành vi.

<!-