Chó Corgi Khóc / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Con Chó Khóc Đứng Khóc Ngồi

Thổi hồn vào đá – Ảnh: Phạm Bá Thịnh

Họ hàng nhà chó thật đông đúc. Khắp năm châu bốn bể chỗ nào cũng có chó. Chó kiểng, chó săn, chó chân dài, chó tí hon. Chó Bắc Kinh, chó Chihuahua, chó Phú Quốc…

Nước ta có ba giống chó quý là chó sủa gâu gâu, chó đá ngồi trơ trơ nhìn thiên hạ và chó rơm, chó cỏ bị hắt hủi, quăng bỏ ngoài đường.

Số phận con chó bằng xương bằng thịt của ta thì ai cũng đã biết. Thật đáng thương. Ăn thì bữa đói bữa no. Làm thì chẳng từ chuyện gì. Dọn cho thằng cu, liếm cho cái đĩ mỗi lần chúng “bậy” ra nhà. Nào là canh trộm ban đêm, canh người lạ ban ngày.

Thế mà còn bị…

“Một người cưỡi ngựa đi đến đầu làng kia, có con chó đang ngủ giữa đường, bỗng giật mình thức dậy, đuổi theo con ngựa, sủa cắn mãi, làm cho con ngựa sợ, chạy lồng lên.

Người cưỡi ngựa tức giận vô cùng, muốn giết ngay con chó, mới bảo rằng:

– Tao mà có súng, thì cho mày một phát là hết cắn. Nhưng mà được, tao đã có cách làm cho mày chết.

Nói xong, người kia chạy đến giữa làng, kêu to lên rằng:

– Chó dại! Chó dại!

Những người xung quanh đấy, nghe tiếng kêu chó dại, liền vác gậy, vác xẻng ra đuổi đánh chết con chó.

Gớm thay cho lời nói của người ta, có khi giết hại được hơn là đồ binh khí!”(1)

Chó chạy ra đường không xem hướng, xem giờ. Bị chụp mũ, mất mạng. Tuổi thơ há mồm ngồi nghe thầy giảng. Ù ù cạc cạc, không hiểu ý nghĩa bài học. Chỉ thấy sợ chó.

Chó nước ta được sinh ra trên mảnh đất đậm đà ẩm thực. Nhiều quán nhậu. “Con chó nhà kia bị chủ hóa kiếp. Xuống âm phủ, chó bị Diêm Vương gọi ra hỏi tội.

– Đồ chó chết kia, ai cho mi được vinh dự gặp ta? Chó run sợ, mếu máo kể lể:

– Tâu Diêm Vương, con ăn ở hết lòng với vợ chồng chủ con từ tấm bé. Nào trông nhà, nào dọn đồ dơ. Vậy mà con vẫn còn bị chúng nó đánh chửi, hủy hoại cả cái “thú vị” của con. Đau quá Diêm Vương ơi. Đời mà hết động cỡn, sống âm thầm như một hoạn quan, thì còn gì là đời. Tuần vừa qua, nhà chúng nó bỗng vui như mở hội. Nào rượu, nào mẻ, riềng tỏi, lạc rang, rau thơm, rau húng. Thân con bị băm vằm, chia năm xẻ bảy. Tưng bừng lá vông. Rựa mận, tiết canh, dồi, gan. Nướng, xào, luộc, rim…

Diêm Vương nuốt nước miếng, cắt lời chó:

– Đừng nói nữa kẻo… tao thèm. Trông mày hơ hớ thế kia thì ai mà chả muốn “đánh” mày.

Chó bẽn lẽn… toát mồ hôi lạnh.

– Mày bị giết oan, tao cho đi gác Cầu Vòng. Chờ ngày bọn khốn nạn kia xuống đây, cho mày bẻ răng, xẻo lưỡi, móc mắt chúng nó.

Diêm Vương cho chó chơi trò cân phúc, cân tội! Có tiếng xì xào: Phen này chúng mày sẽ biết… mõm ông. Nhưng…

– Con không biết trả thù. Con chỉ xin Diêm Vương bắt chúng nó từ nay phải tôn trọng “cẩu quyền”, “thú vị”, cho con được nhờ.

– Khá khen thay. Hôm nay ta học được bài học Có dung người dưới mới là khuyển trên. Ta sẽ can thiệp…”.

Từ đó, trên dương gian bắt đầu có hội bảo vệ súc vật, có mĩ viện dành cho chó.

Đấy là chuyện dưới âm phủ. Chuyện trên trần gian cũng lâm li không kém.

Người Việt nổi tiếng, đúng hơn là bị mang tiếng, hay ăn thịt chó.

Sống trên đời ăn miếng dồi chó,

Chết xuống âm phủ biết có hay không.

Nhưng ai là người khởi xướng phong trào hạ cờ tây?

Sử ký Tư Mã Thiên kể rằng: Thời Xuân Thu (thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên) nước Việt và nước Ngô quyết thôn tính nhau. Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phù Sai đánh bại, nhờ mưu của Phạm Lãi, Văn Chủng mà nước Việt khỏi mất. Phạm Lãi và Văn Chủng tiếp tục theo giúp Câu Tiễn trong suốt mười lăm năm. Kết quả là Câu Tiễn diệt được nước Ngô và xưng bá.

“Phạm Lãi bèn bỏ đi từ nước Tề, gửi thư về cho đại phu Chủng nói:

– Chim đã hết thì cung tốt phải cất, thỏ khôn đã chết thì chó săn bị nấu (Điểu tận cung tàng, thỏ tử cẩu phanh). Vua Việt là người cổ dài, miệng diều hâu có thể cùng lo lúc hoạn nạn, nhưng không thể cùng vui sướng với ông ta. Sao ông lại không bỏ đi?”(2)

Phạm Lãi cho chúng ta biết người Trung Quốc cũng ăn thịt chó. Rất có thể trước cả người Việt Nam.

Dân nhậu ngồi trong quán nhỏ, xem trời bằng cái vung nồi lẩu, cứ bô bô… tự hào bậy!

Hầu hết chó ở Việt Nam đều an phận sống cuộc sống bình thường của chó. Nghĩa là ăn, ngủ, chạy rông, trừ những lúc nổi hứng… a dua bạn bè:

“Con chó đi gặp con gà trống mới chào, rồi nói:

– Tôi trông cho gặp anh một chuyến, mà hỏi một chuyện. – Con chó mới hỏi: Trời phú tính cho anh hay, chớ phải chơi sao! Sao lại biết canh ba, lại khi gần sáng dậy mà gáy; ngày ngày cũng vậy.

– Cái là trời đã phú tánh hễ tới chừng thì gáy. – Rồi con gà mới hỏi: Còn như anh làm sao anh biết có người đi mà sủa?

– Vốn cái tâm tôi thuộc đất: hễ động đất là động tới tâm tôi, nên tôi biết.

– Mà khi anh nằm dưới đất thì làm vậy, chớ như khi anh nằm trên ván, thì biết sao được mà sủa?

– Chừng tôi ở trên ván, nghe chúng sủa, thì tôi bắt chước sủa hùa theo mà thôi.”(3)

Con chó thành thật, dễ thương. Không biết nó có hùa theo bạn bè cắn càn người lương thiện không?

Chó ở Việt Nam thông minh. Cứ nghe chó giãi bày tâm sự với đám trâu, ngựa, dê, gà, lợn thì đủ hiểu:

Khi sống thì gìn giữ của đời

Khi thác xuống giữ cầu âm giới

Người có phước muông đưa ra khỏi

Ai vô nhơn, qua chẳng đặng đâu

Chủ có lòng suy trước, xét sau

Khi lâm tử, gạo tiền tống táng

Chủ đã có công dày, ngãi rộng

Muông dễ không tiếp rước đãi đưa…

(Lục súc tranh công)

Thật khó tin! Chó chết được chủ lo gạo tiền, tống táng. Nước ta có chủ nào tử tế với chó đến mức như vậy không? Có chứ!

Thành ngữ Tiền cột cổ chó được Tự vị Huỳnh Tịnh Của giải nghĩa là: “Ngu tục hiểu con chó chết rồi, hồn nó xuống giữ cầu âm giái, cho nên phải cột tiền hối lộ mà tống táng, họa ngày sau nó đã không cắn mà lại đưa mình qua cầu âm ti”.

Chủ kia chắc là ăn ở cũng khá lem nhem, sợ bị Diêm Vương chiếu cố. Hắn lo móc nối, sửa soạn đi “đấm mõm” chú chó cai tù tương lai của âm phủ. Người mong được chó rủ lòng thương! Chó ở Việt Nam đáng nể thật!

Trước hiện tượng Tiền cột cổ chó, giới khoa học nước ta tỏ ra lo ngại, tranh cãi sôi nổi. Phe theo thuyết tiến hóa thì cho rằng chó truyền bệnh “cột tiền” sang người. Phe khác phản bác, dựa vào lịch sử xã hội để chứng minh rằng người truyền bệnh “cột tiền” sang chó.

Tuy chưa có kết luận thống nhất nhưng cả hai phe đều đồng ý với nhau trên một điểm là người giống chó, chó giống người, cả hai cùng biết loay hoay kiếm sống.

Dân đen gọi những ông hèn kém mà lại có địa vị cao, hợm hĩnh là Chó nhảy bàn độc. Bàn độc là bàn ngồi đọc sách, còn được hiểu là bàn bày đồ thờ. Có người diễn Nôm: Độc là chất độc, một loại bả. Nghe cũng hay hay.

Ngày xưa, nước ta có Chó đá (Thạch khuyển).

Lần kể xuân thu biết mấy mươi

Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi…

(Hồng Đức quốc âm thi tập)

Người ta đặt chó đá để canh giữ chỗ thờ phụng.

Đời sau, nhiều làng bắt chước chôn chó đá để yểm trừ ma quỷ, bảo vệ dân làng. Ban đầu chôn ở cửa đình, cửa chùa, rồi dần dần chôn cả ở cổng làng, đường làng.

Tiếp theo làng quê, đến lượt các nhà giàu cũng chôn chó đá.

Khi làm nhà, người ta tránh làm cửa ngõ nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng tránh để con đường đâm thẳng vào nhà, tránh có đền chùa ở trước nhà. Nếu không tránh được những điều kị ấy thì người ta chôn ở trước nhà một con chó đá hay là treo một cái gương ở trên cửa chính để yểm tà khí. (4)

Hàng quý tộc chôn chó đá để canh giữ, bảo vệ chỗ thờ vua chúa. Nhà phong thủy chôn chó đá để thay đổi dương cơ, âm phần. Dân gian chôn chó đá để xua đuổi ma quỷ.

Những con chó kết bằng rơm (sô cẩu) khi chưa bày để cúng thì được cất kĩ trong rương hoặc giỏ, bao bằng gấm vóc, khi cúng xong rồi, người ta liệng chúng ra đường, người đi đường giẫm lên đầu, lên cổ chúng hoặc lượm về để nhóm lửa(5).

Chó rơm bị vứt ra đường, bị người ta giẫm lên, hoặc lượm về để nhóm lửa. Như vậy thì chó rơm không phải là đồ tế lễ của triều đình, vua chúa. Chó rơm là đồ cúng của dân gian. Bên cạnh chó rơm (hay chó cỏ) còn có rồng đất cũng là một đồ cúng.

Thành ngữ Chó cỏ rồng đất được giải nghĩa là:

Xưa kia ta cúng tế thường bện chó bằng cỏ, nắn rồng bằng đất để dùng lễ cúng; chừng cúng xong thì đem đi liệng bỏ. Nghĩa rộng của thành ngữ là: Người hoặc vật mà người ta hết cần dùng. Công thần đã đem mối nước lại cho nhà vua, mà bây giờ bị nhà vua sa thải(6).

Rồng là biểu tượng của vua chúa. Chó là con vật gần gũi dân đen. Tại sao chó cỏ lại nằm cạnh rồng đất trên bàn thờ?

Câu trả lời đơn giản là rồng (long) của dân gian khác rồng của vua chúa. Rồng của dân gian là con long xà (loài rắn lớn), con giao long (cá sấu, loài thủy quái).

Chó cỏ, rồng đất tượng trưng cho chó ngao, thuồng luồng, rắn giải dưới âm phủ. Người ta cúng lễ, cầu xin chó ngao, thuồng luồng, rắn giải đừng sát hại người chết lúc leo Cầu Vòng qua sông Nại Hà.

Văn học thỉnh thoảng cũng mượn hình ảnh con chó để ví von, bàn luận thế sự.

Nguyễn Văn Lạc chửi bọn làm tay sai cho thực dân Pháp:

Sống thì bắt thỏ thỏ kêu rêu

Thác thả dòng sông xác nổi phều…

(Chó chết trôi)

Nguyễn Gia Thiều than vãn cho cuộc đời phù du:

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương.

(Cung oán ngâm khúc)

Vân cẩu là đám mây hình con chó. Cuộc đời đổi thay nhanh như đám mây trắng bỗng chốc hóa thành hình chó xanh.

Có người lại muốn được làm chó:

Đem lòng khuyển mã đền nghì bể sông.

Khuyển mã (chó ngựa) là lời tự khiêm của bầy tôi đối với vua hoặc tớ đối với chủ.

Ơ hay! Sao lại vàng thau lẫn lộn như thế? Bầy tôi có bổn phận của bầy tôi. Tớ có phong cách của tớ. Tại sao tôi tớ lại chơi trèo, đòi so sánh mình với chó ngựa? Vô tình hạ thấp uy tín của chó ngựa.

Cao Bá Quát mượn chuyện các quan cãi nhau để chửi khéo triều đình Tự Đức:

Kinh nghiệm sống dạy người dân quê một điều:

Chó đâu chó sủa chỗ không

Chẳng thằng ăn trộm thì ông ăn mày

Ngoài nghĩa đen, nghĩa bóng, câu ca dao còn phản ánh nền đạo lí của ta. Ăn trộm, ăn cắp, ăn cướp, bất kể già hay trẻ, lớn hay bé, tất cả đều là thằng đáng khinh. Ngược lại, ăn mày rách rưới cũng được gọi bằng ông một cách kính trọng.

Ăn mày kiếm ăn giữa thanh thiên bạch nhật. Ăn trộm là phường chỉ thậm thụt, lén lút, bất kể ban ngày hay đêm khuya.

Chó cũng có đạo lí của chó: Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo. Chưa chắc chó đã thua người.

Các nước phương Tây ngày nay đã thành công trong việc huấn luyện chó để tìm ma túy, chất nổ. Người ta đang cố gắng dạy chó ngửi được những đồng tiền bẩn.

Chó nước ta thực tế. Không mơ mộng được cưng chiều. Chỉ mong giang sơn gấm vóc này giảm bớt những lò sát sinh treo cờ tây ngất nghểu. Bảy, tám món ăn chơi. Chín, mười món ăn thiệt. Bớt những tấm bảng hiệu chào khách lủng lẳng, cao gần bằng mái đình làng!

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Ông ơi, bớt nhậu cho tôi được nhờ!

Trong ngôn ngữ hàng ngày, mọi người nên thận trọng để tránh ngộ nhận.

– Chó má là lời khen con nít mới đẻ xinh tốt, mà không dám nói ngay. Cây chó đẻ là một loài cỏ dùng làm thuốc chữa bệnh hậu sản (Huỳnh Tịnh Của).

– Đồ chó má là câu chửi, khinh thường người khác. Đồ chó đẻ là câu chửi tục tĩu.

Đúng như các cụ vẫn thường nói, cứ đụng đến đồ là hết trang nghiêm. Nhất là… đồ chó.

Chó Phú Quốc một thời nổi tiếng tại… miền Nam nước ta, nhờ công của Fernand Doceul.

Doceul là một viên chức hành chánh cao cấp hồi đầu thời Pháp thuộc. Ông làm việc tại nhiều tỉnh trong Nam Kì, chuyên phụ trách các vấn đề vệ sinh, chỉnh trang thành phố và các lợi ích công cộng.

Năm 1886, Doceul rời Nam Kì trở về Pháp. Ông mang theo 4 con chó Phú Quốc (2 con đực, 2 con cái) về tặng Vườn bách thảo Paris để thử nuôi. Giống chó Phú Quốc đặc biệt có bờm lông dọc sống lưng. Âu châu không có giống chó này(7).

Nhưng, không thấy Pháp cho biết kết quả nuôi chó Phú Quốc đi đến đâu.

Lyon, 11/2023

(TCSH348/02-2023)

(*). Cờ tây nói lái thành cầy tơ

1. Quốc văn giáo khoa thư, lớp sơ đẳng, 1948.

2. Sử ký Tư Mã Thiên, tập 1, Văn Học, 1988, tr. 261.

3. Trương Vĩnh Ký, Chuyện đời xưa, Sudasie, 1994, tr. 53-54.

4. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Đông Nam Á, 1985, tr. 179.

5. Nguyễn Hiến Lê, Lão Tử – Đạo đức kinh, Văn Hóa, tr. 171.

6. Diên Hương, Thành ngữ điển tích, Phương Lai, 1954, tr. 80.

7. Antoine Brebion, Dictionnaire de bio-bibliographie générale de l’Indochine Française, Paris, 1935.

Nguồn: Tạp chí Sông Hương, ngày 9/2/2023.

Chó Có Khóc Không? Tại Sao Chó Của Bạn Lại Khóc

Chúng ta đều biết rằng chó cũng có cảm xúc và thể hiện qua các hành động như hú, vẫy đuôi khi vui mừng, rên rỉ khi đau, ủ rũ, chùn mắt khi buồn… nhưng chó có khóc khi buồn giống như cách chúng ta thường làm không?

Đôi khi bạn có thể đã nhìn thấy con chó của bạn với đôi mắt ngấn lệ hoặc thậm chí nhìn thấy con chó của bạn rơi nước mắt. Tuy nhiên, trong khi con người chúng ta có thể khóc vì lý do tình cảm, thì chó sử dụng các phương tiện khác để thể hiện cảm xúc của mình, chẳng hạn như đuôi vẫy vui vẻ hoặc tai bị ghim lại buồn bã.

Giống như con người, chó của bạn có thể bị dị ứng theo mùa hoặc do các yếu tố khác như bột giặt hoặc nguyên liệu thực phẩm. Khi dị ứng thường có các dấu hiệu như hắt hơi, ho, diều này làm cho nước mắt trong tuyến lệ cũng rơi theo và kèm theo các dấu hiệu dị ứng khác bao gồm sưng, nổi mề đay, và nhiều hơn nữa. Nếu bạn thấy các dấu hiệu dị ứng khác, hãy báo cáo cho bác sĩ thú y. Điều này sẽ giúp họ thu hẹp nguyên nhân khiến con chó của bạn rơi nước mắt và kê đơn điều trị.

2. Ống dẫn nước mắt bị tắt (ống dẫn lệ)

Cũng giống như con người, chó có ống dẫn nước mắt để giúp giác mạc mắt không bị khô, hoạt động và khỏe mạnh. Khi tắc ống dẫn lệ khiến cho nước mắt vốn được sản sinh một cách tự nhiên sau mỗi lần chớp mắt, sẽ không được tiết ra đúng cách, do đó, nước mắt tràn ra ngoài mí mắt và chảy xuống mặt của cún cưng thành giọt, đó là nguyên nhân làm chú chó yêu của bạn chảy nước mắt.

Những chú chó thuộc dòng Pug, bull thường gặp những vấn đề này

Dịch mắt này được gọi là epiphora. Nếu con chó của bạn bị bệnh epiphora, lông quanh mắt của chúng sẽ ẩm ướt và có thể dẫn đến kích ứng da hoặc lông màu nâu, đỏ quanh mắt.

Nếu cún của bạn khóc ra nước mắt màu vàng, đầy chất nhầy hoặc máu thay vì nước mắt trong suốt, đó là một dấu hiệu cho thấy chó của bạn bị nhiễm trùng mắt.

Các triệu chứng khác của nhiễm trùng mắt bao gồm sưng ở vùng mắt hoặc đỏ trong mắt.

Nếu con chó của bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, bắt buộc phải đưa chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. để không ảnh hướng tới mắt của chúng.

Một lý do khác khiến cún của bạn có thể khóc đơn giản là vì chúng có chất kích thích như bụi bẩn hoặc bụi trong mắt. Tuyến lệ sẽ tiết ra nước mắt nhiều hơn để làm dịu cơn đau cũng như khó chịu trong mắt, những nước mắt dư thừa này sẽ chảy thành giọt làm cho chó bạn ”khóc”.

Dị ứng mắt cũng là nguyên nhân phổ biến làm chó chảy nước mắt

Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra mắt của cún nhẹ nhàng nâng mí mắt trên và dưới của họ để kiểm tra.

Rửa mắt bằng nước mát hoặc nước rửa mắt được bác sĩ thú y phê duyệt. Nếu con chó của bạn mắt vẫn có dấu hiệu bị kích thích, hãy đến bác sĩ thú y để họ có thể giúp đỡ.

Nếu bạn thấy những mảnh vụn hoặc mảnh vụn lớn hơn đang làm hỏng mắt chó của bạn, đừng cố gắng rửa nó. Băng mắt và đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Hãy giữ cho chó của bạn không dùng chân xoa, chạm vào mắt lúc này.

Một lý do khác khiến con chó của bạn có thể khóc là do giác mạc bị trầy xước. Giác mạc bị trầy xước phổ biến hơn ở những con chó hoạt bát, vui tươi, có thể đã bị một con chó khác quẹt trong khi chơi.

Trầy xước giác mạc ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực

Nếu con chó của bạn mắt bị rách, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để ngăn ngừa tổn thương thị lực nghiêm trọng do giác mạc bị trầy xước.

Cách Nuôi Chó Corgi. Chó Corgi Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chó Corgi

Chó Corgi (hay Welsh Corgi) có nguồn gốc từ xứ Wales, Anh Quốc, là một trong những giống chó được yêu thích nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì là giống chó ôn đới nên việc nuôi chó Corgi tại Việt Nam đòi hỏi một số điều kiện nhất định. Bài viết này sẽ chia sẻ cách nuôi chó Corgi cho tại Việt Nam, cũng như thức ăn cho chó Corgi, được tổng hợp từ kinh nghiệm nuôi chó Corgi thực tế tại trại của Thú Kiểng hơn 10 năm qua.

1. Chăm Sóc Lông

Nuôi chó Corgi ở Việt Nam nói chung không vất vả như nuôi Alaska, Husky hay Samoyed. Dù lông chó Corgi không dày và dài như các giống chó Tuyết, nhưng chăm sóc lông vẫn là công việc tốn thời gian nhất.

Bạn nên chải lông cho bé Corgi hàng ngày để loại bỏ lông rụng. Có thể dùng lược chải lông, hoặc găng tay chải lông chó chuyên dụng. Tắm thì 1 đến 2 lần / tuần, nếu cho chạy nhảy nhiều thì nên tắm 3 lần / tuần, hoặc tắm ngay sau khi chơi nếu quá bẩn. Tránh để bẩn lâu vi khuẩn phát triển gây nấm, mốc lông và rụng lông.

Sau khi tắm cần sấy khô lông nhanh chóng, lông chó Corgi rất dày nên lâu khô tự nhiên. Lông để ẩm lâu có thể bị ấm, nấm gây có mùi rất khó chịu và các bệnh ngoài da. Lông chó Corgi nói chung gọn gàng và đẹp tự nhiên nên bạn không cần phải đưa đi spa cắt tỉa, sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá. Chỉ cần chải chuốt và tắm thường xuyên là được.

Corgi là giống chó ôn đới, thích nghi tốt với khí hậu lạnh. Do vậy, khi nuôi ở Việt Nam cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề khí hậu, nhiệt độ.

Hầu hết những em Corgi sẽ rụng bớt lông khi thời tiết bắt đầu ấm lên vào mùa xuân để giải nhiệt tự nhiên cho cơ thể. Tuy nhiên, với thời tiết vào mua hè thường xuyên trên 35 độ như ở Việt Nam thì rụng lông tự nhiên cũng không không giải quyết được hoàn toàn vấn đề. Vào mùa nóng bạn cần quan tâm đặc biệt hơn tới bé.

Nếu có điều hòa thì quá tốt, nên để bé thường xuyên trong phòng điều hòa. Nếu không có thì nên cho chơi trong nhà, tránh ra nắng. Những ngày thời tiết nắng nóng, chỉ cho bé ra ngoài chơi trước 8h sáng và sau 5h chiều, khi nắng đã bớt gay gắt. Thời gian còn lại nên cho bé chơi trong nhà, bóng râm và cho uống nhiều nước.

Nếu bé Corgi nhà bạn lông quá dày thì nên tỉa bớt lông để hạ nhiệt cơ thể. Đừng lo lắng về bộ lông, chúng sẽ mọc lại rất nhanh thôi.

Corgi là giống chó lao động nên cần thường xuyên cho chúng chơi đùa chạy nhảy ở không gian rộng. Chúng rất thích chạy, có thể đi xe vòng quanh công viên và dắt chúng chạy theo. Chúng cũng thích đuổi bắt, có thể cho chúng chơi trò đuổi bắt bóng hoặc gậy.

Tránh cho corgi chơi cùng những chú chó lớn khác, do theo bản năng chúng thường “gây hấn” trước bằng cách cắn vào chân những con vật đang di chuyển. Vết cắn tuy không gây hại nhiều cho những vật nuôi khác, nhưng nếu cắn vào những chú chó hung dữ như Rottweiler hay Pitbull thì sẽ rất “lôi thôi”. Bạn nên giữ bé Corgi tránh xa những chú chó lớn. Chơi trong khu vực có rào quây rộng, hoặc chỉ có những chú chó nhỏ là tốt nhất.

Cần phải cho em Corgi ra ngoài, đi dạo hoặc chạy nhảy ít nhất nửa tiếng mỗi ngày. Nếu bị nhốt trong không gian chật hẹp quá lâu, chúng có thể trở nên phá phách như cắn giày dép, cào rách quần áo, cào cửa hoặc các đồ đạc trong nhà. Nhốt em Corgi trong nhà cả ngày mà không xích lại sẽ trở thành thảm họa.

Nếu cần tư vấn thêm về kinh nghiệm và những lưu ý quan trọng trước khi nuôi chó Corgi, bạn có thể liên hệ với chuyên gia về chó Corgi của Thú Kiểng theo số 085 9853 946 hoặc 083 9853 946 để được giải đáp mọi thắc mắc, trước khi đón một bé về nhà.

Corgi là giống chó lao động nên chúng khá dễ tính trong khoản ăn uống. Chúng không kén ăn, có thể cho ăn như các giống chó khác tuy nhiên do chúng ưa hoạt động, cần nhiều năng lượng nên cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nếu bạn cho ăn thức ăn hạt đóng gói của các thương hiệu lớn như Royal Canin, Fitmin, Smartheart,… thì không cần quan tâm đến việc cân đối dinh dưỡng như bên dưới. Nhưng nếu bạn tự nấu thức ăn cho bé Corgi của mình thì khẩu phần ăn cần đảm bảo các thành phần sau:

1. Đạm và Chất Béo

Đạm động vật là thành phần chủ yếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của chó Corgi. Tuy nhiên ở Việt Nam, chó Corgi thường được cho ăn nhiều cơm (giàu tinh bột). Điều này là rất không nên, vì chó là loài ăn thịt, phần lớn tinh bột chó đều không tiêu hóa được.

Corgi được cho ăn nhiều cơm vẫn có thể béo mập, nhưng không khỏe mạnh, thừa cân nhưng thiếu chất, cơ bắp và xương kém phát triển gây ra nhiều bệnh tật. Khối lượng thịt trong khẩu phần ăn hàng ngày của chó Corgi phải chiếm ít nhất 70%, cơm + rau củ quả chỉ nên chiếm 30% còn lại.

Các loại thịt có thể cho Corgi ăn bao gồm thịt bò, thịt lợn, gà, cá hoặc nội tạng. Thịt cho Corgi ăn nên có ít mỡ, đặc biệt là thịt lợn thường có rất nhiều mỡ, bạn nên chọn miếng nạc để tránh bé bị đi ngoài. Thịt gà bạn có thể chọn mua cổ cánh gà xay nhuyễn tại các cơ sở chế biến gà xuất khẩu, giá vừa rẻ lại vừa là món khoái khẩu của hầu hết các giống chó.

KHÔNG NÊN cho ăn thịt sống. Chó Corgi và các giống chó nói chung thích ăn thịt sống, tuy nhiên điều kiện vệ sinh thực phẩm không đảm bảo nên bạn cần trụng qua nước sôi, hoặc nấu chín hết lên để tránh các bệnh đường ruột.

Canxi là thành phần rất hay bị bỏ qua trong khẩu phần ăn của chó. Thiếu canxi dẫn đến loãng xương, yếu chân, hạ bàn, co giật ở chó, đặc biệt là chó con.

Để bổ sung canxi, bạn có thể cho bé ăn trứng và trứng lộn. Đây vừa là nguồn cung cấp đạm rất tốt, vừa bổ sung rất nhiều canxi. Chó con nên được ăn 2 – 3 quả trứng mỗi tuần. Corgi thích ăn trứng lộn hơn là trứng thường. Nếu là trứng chưa lộn, thì chỉ nên luộc, tránh chiên vì rất nhiều dầu mỡ. Trứng luộc nên được sắt nhỏ để tránh bị nghẹn.

Tránh cho gặm xương để bổ sung canxi, vì rất dễ gây thủng ruột. Nếu cần bổ sung canxi gấp thì nên chọn bánh canxi, sữa canxi, ống canxi nước có bán tại các cửa hàng phụ kiện thú cưng lớn.

3. Vitamin, Xơ và Tinh Bột

Cần bổ sung đủ vitamin để tăng sức đề kháng. Vitamin, chất xơ có nhiều trong rau quả. Nên cho ăn rau củ quả luộc, tránh xào quá nhiều mỡ hoặc rán. Tinh bột có trong cơm và các loại củ như khoai, khoai tây, bánh quy,…

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì chó là loài ăn thịt nên những thành phần này chỉ nên chiếm một lượng nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tất cả nên được trộn đều với thịt để bé ăn hết.

4. Khối Lượng Thức Ăn Hàng Ngày Cho Chó Corgi

Để có đủ năng lượng và dinh dưỡng cho chó Corgi phát triển, mỗi ngày, một chú chó corgi cần khối lượng thức ăn bằng 2.8 – 3.5% tổng trọng lượng cơ thể.

Ví dụ, một em corgi nặng 5kg sẽ cần khối lượng thức ăn khoảng 5 x 3% = 0.15kg (150g), chia đều làm 2 hoặc 3 bữa, chó nhỏ khoảng 2 – 4 tháng tuổi có thể chia thành 4 bữa / ngày. Chó corgi càng nhỏ và càng hoạt động nhiều sẽ cần càng nhiều thức ăn (khoảng 3.3 – 3.5%), những chú chó corgi đã già và ít hoạt động sẽ cần ít hơn (khoảng 2.8 – 3.1%).

Ngoài vấn đề khí hậu, Corgi nói chung không phải là giống chó khó nuôi ở Việt Nam. Bạn chỉ cần bám sát các hướng dẫn trên để nuôi và cho ăn là bé sẽ khỏe mạnh.

Nếu cần tư vấn thêm kinh nghiệm nuôi và thức ăn cho chó Corgi, bạn có thể liên hệ với chuyên gia chăm sóc chó Corgi hơn 10 năm kinh nghiệm của Thú Kiểng theo số bên dưới, để được giải đáp mọi thắc mắc trước khi đón một bé Corgi về nuôi.

Nếu bạn đang tìm một bé Corgi khỏe mạnh, được chăm sóc và cho ăn khoa học theo chuẩn phương Tây, bạn có thể tham khảo một vài đàn đang và sắp xuất chuồng bên dưới. Tất cả các bé Corgi này đều được bảo hành sức khỏe 1 đổi 1 lên tới 180 ngày sau khi về nhà mới.

Phân Biệt Chó Pembroke Corgi Và Cardigan Corgi

Lịch sử giống chó Corgi đã có từ rất lâu đời. Người ta cho rằng tộc người Viking và những người thợ dệt từ vùng Flander đã mang theo những chú chó khi họ đến định cư tại xứ Wales. Đây là hai giống được biết đến với tên gọi chung là chó Corgi xứ Wales và cả hai có nhiều khả năng bắt nguồn từ giống chó Vallhunds (chó lùn Thụy Điển) trong thời kỳ tiền Viking.

Đến thế kỉ thứ 10, Corgi là một trong những chú chó đầu tiên được dùng để chăn cừu, ngỗng, ngựa, và gia súc.

Điểm giống nhau giữa chó Pembroke Corgi và Cardigan Corgi Ngoại hình

Thân hình: Cả hai giống chó mang nguồn gốc, xuất xứ có quan hệ mật thiết với nhau nên ngoại hình chúng cũng tương đối giống nhau. Đều có thân hình dài, tròn trịa, với lưng thẳng và chân ngắn đặc trưng. Corgi được xếp vào giống chó khá nhỏ, cân nặng trung bình từ 14-17 kg, chiều cao rơi vào khoảng 25-30 cm. Vì thế mà chúng nổi tiếng là giống chó chân ngắn siêu đáng yêu.

Đầu: Bạn để ý đầu cáo có hình thế nào thì đầu chúng có hình dáng tương tự thế. Nhìn kĩ thì sẽ thấy phần đầu hình tam giác đều, với hai tai dựng thẳng đứng, cứng chắc, có kích thước trung bình và hơi tròn ở phần đỉnh. Cùng với đó là đôi mắt to tròn hơi sếch, mũi đen, mõm dài và nhọn.

Bộ lông: Một điểm giống nhau nữa là cả hai thuộc giống chó lông dài 2 lớp. Lớp trong mềm mượt, bao phủ giữ ấm khắp cơ thể. Lớp ngoài dày, sợi lông cứng chống thấm nước nên chạm vào có cảm rác thô ráp. Nhắc tới Corgi là nhắc tới giống chó sở hữu màu sắc lông khá đa dạng nhưng về cơ bản màu lông chúng sẽ có sự kết hợp giữa các màu đen – trắng – nâu – đỏ – vàng. Đặc điểm chung là chúng đều có lông ở phần mõm, sống mũi, trán, bụng và bàn chân màu trắng.

Tính cách

Corgi rất tình cảm, muốn được gần gũi với gia đình và thường quấn quít với chủ. Những chú chó này dễ huấn luyện và được xếp hạng 11 trong số những giống chó thông minh nhất trong cuốn sách Trí thông minh của loài chó của Stanley Coren. Ngoài chăn gia súc, chúng còn có thể trông nhà nhờ sự cảnh giác và chỉ sủa khi cần.

Điểm khác nhau giữa chó Pembroke Corgi và Cardigan Corgi

Bên cạnh những điểm tương đồng thì ở chúng cũng có những điểm khác nhau nhất định

Nguồn gốc, xuất xứ

Như các bạn cũng biết cả hai giống Corgi này đều có một quá trình lịch sử lâu dài tại Wales, chúng ta có thể truy tìm dấu vết tổ tông của chúng ngược về thời Swedish Valhund (một ngàn năm trước). Có một số giả thuyết về nguồn gốc của giống chó Wales Corgi trong đó giả thuyết đáng chú ý nhất cho rằng Corgi có nguồn gốc từ giống Vallhund Thụy Điển, do những tên cướp biển Viking mang đến xứ Welsh vào thập niên 800. Và Cardigan là loại chó lâu đời xuất hiện sớm hơn, do người Celt đưa đến xứ Welsh vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên. Trong sổ điền thổ xuất bản năm 1086 tại Cardiganshire Welsh, người ta đã đề cập đến giống chó này và đã miêu tả chi tiết sau đó.

Về ngoại hình

Kích thước cơ thể: Cardigan Corgi có thân hình đầy đặn, dài và to béo hơn Pembroke Corgi. Nhìn tổng thể cả về chiều cao và cân nặng Cardigan nhỉnh hơn Pembroke. Ngoài ra, Pembroke có bốn chân không bằng nhau với hai chân trước ngắn, hai chân sau thon và dài hơn. Trong khi đó, chân Cardigan lại đồng đều nhau, bốn chân phục phịch trông rất chắc khỏe.

Tai: Thoạt nhìn sẽ thấy tai chúng giống hình tam giác, nhưng khi quan sát kĩ thì tai Pembroke ngắn và nhỏ hơn. Chính vì thế, nhìn mặt chúng hài hòa và cân đối hơn Cardigan Corgi.

Bộ lông: Mặc dù đều kết cấu 2 tầng lông nhưng bộ lông chó Pembroke lại ngắn, dày và rậm trông thấy so với Cardigan.

Đuôi: Điểm khác biệt lớn nhất chắc chắn phải kể đến phần đuôi. Cardigan đuôi dài còn Pembroke đuôi ngắn thậm chí là không có đuôi. Đối với một chú Cardigan thì tiêu chí chọn là đuôi phải dài, mượt có khi chạm đất. Ngược lại, đuôi Pembroke Corgi ngắn không được dài quá 5 cm theo tiêu chuẩn của AKC. Nếu khi sinh ra chẳng may đuôi dài theo quy định thì sẽ phải cắt ngắn khi đủ hai ngày tuổi.

Tính cách

Xét về tính cách Pembroke được đánh giá là năng động, hoạt bát và thân thiện hơn Cardigan. Chúng khao khát làm vừa lòng chủ, chính vì thế chúng rất hăng hái học những điều mới. Chúng luôn gần gũi với chủ nhân, luôn muốn làm cho chủ nhân vui lòng. Ở bên cạnh trẻ em hay những thú cưng khác thì luôn tỏ ra ngoan ngoãn. Vì muốn được sự chú ý từ mọi người nên Pembroke Corgi thân thiện với cả người lạ đây cũng là một nhược điểm trong tính cách của chúng.

Tự vệ, cảnh giác cao chính là tính cách của Cardigan. Ngoài ra, chúng còn lười vận động và thường thích nằm một chỗ nên thường có xu thế béo phì hơn Pembroke.

Nên nuôi chó Pembroke Corgi hay Cardigan Corgi hơn?

Chắc chắn lựa chọn là Pembroke Corgi rồi. Với tính cách thân thiện, vui vẻ của chúng đảm bảo sẽ luôn khiến bạn cảm thấy vui vẻ sau cả ngày làm việc. Chưa kể đến với năng lực siêu đáng yêu làm người khác chết mê chết mệt. Làm bạn với trẻ nhỏ thì lại càng thích hợp nữa. Tìm đâu ra một người bạn hoạt bát vừa ngoãn ngoãn vừa đáng yêu thế này.

Nếu bạn muốn nuôi để bầu bạn và chơi cùng trẻ nhỏ Nếu bạn muốn nuôi để trông nhà

Lúc này Cardigan lại là lựa chọn hợp lí hơn cả. Như đã nói ở trên, với phần tính cách có phần thận trọng nên chúng cảnh giác với tất cả mọi người. Chỉ thân thiết với người quen nên người lạ khó có cơ hội để tiếp cận chứ không tin người như em Pembroke.

Không phải bàn cãi nhiều cả hai đều là giống chó thông minh nên việc huấn luyện dễ dàng, không mất quá nhiều công sức. Nhưng nếu bắt buộc chọn một thì Cardigan có phần nhỉnh hơn đó. Bởi chúng sẽ nghiêm túc trong việc huấn luyện nên khả năng tuân thủ mệnh lệnh và học tập được đánh giá cao hơn.

Lời kết Tại sao nên chọn Tùng Lộc Pet để sở hữu những em cún con xinh xắn này?

Chó bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng, gia phả đẹp.

100% chó con xuất chuồng đều được gắn Microchip.

Hồ sơ bán hàng đầy đủ: Hợp đồng mua bán, sổ tiêm, gia phả, hướng dẫn chăm sóc…

Chính sách bảo hành 99 ngày bằng văn bản, quy trình bảo hành rõ ràng minh bạch.

Chính sách vận chuyển toàn quốc cực kỳ tiện lợi, an toàn.

Hỗ trợ trả góp với lãi suất cực kỳ ưu đãi.

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 (Tại Hà Nội) và 0982880528 (tại TP HCM) hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet. Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng

Cardigan Welsh Corgi: Giống Chó Corgi Có Đuôi

Giống chó Cardigan Welsh Corgi, một người bạn nhỏ đồng hành tuyệt vời và mạnh mẽ, với bản tính vui vẻ, thân thiện và thông minh, chúng trở thành những vật nuôi đáng yêu trong mọi gia đình

Giống chó Cardigan Welsh Corgi được gọi là chó Corgi xứ Wales cổ là một trong những giống chó đầu tiên đến quần đảo Anh. Nó đã được đưa đến vùng Cardiganshire ở South Wales. Chúng thuộc giống chó chăn gia súc và chó săn đuổi.

Có hai loại chó Corgi khác nhau, được đặt theo tên xứ Welsh cổ là dòng Cardigan Welsh Corgi và Pembroke Welsh Corgi. Loài Cardigan Corgi có đặc điểm trông có vẻ nặng nề hơn, chiếc đuôi dài và tai tròn hơn, chúng cũng có khuynh hướng năng động hơn, loài chó này là vật nuôi yêu thích của giới hoàng tộc Anh thời Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị.

Loài Pembroke Welsh Corgi lại có kích cỡ tương đối nhỏ nhẹ hơn, chiếc đuôi ngắn và dựng đứng, tai vểnh nhọn. Cả hai giống chó Corgi này đều có một quá trình lịch sử lâu đời tại xứ Wales.

Đến năm 1934, cả 2 dòng chó này được tách thành 2 giống chó Corgi riêng biệt. Chúng được đưa sang Hoa Kỳ vào năm 1931 và bốn năm sau, loài này được chính thức công nhận bởi Hiệp hội chó giống Mỹ.

Đặc điểm ngoại hình

Giống chó Cardigan Welsh Corgi có một thân hình tương đối nhỏ, chúng có một thân hình dài và chân rất ngắn so với cơ thể với kích thước chiều cao khoảng 30 cm và nặng khoảng 12 kg.

Phân biệt giống chó Corgi sẽ đơn giản hơn khi bạn biết Pembroke Welsh Corgi không có đuôi

Chó Corgi xứ Wales cổ có một bộ lông ngắn và dày. Chúng thường có màu đen, nâu đỏ, nâu vàng, màu kem, màu xám, màu vện và thường có những mảng màu trắng trên chân, ngực, cổ, sống mũi, bụng và đuôi. Giống chó này có một chiếc đuôi dài và 2 chiếc tai to rộng mọc dựng đứng trên đầu.

Đặc điểm tính cách Cardigan Welsh Corgi

Chó Cardigan Welsh Corgi là giống vật nuôi có tính cách nhanh nhẹn, năng động và hiền lành, chúng rất thông minh và dễ huấn luyện. Đây là loài vật nuôi trung thành và tình cảm, chúng rất thích trẻ con và hòa hợp với những loài vật nuôi trong nhà, tuy nhiên cũng khá cảnh giác với người lạ và những con chó lạ khác.

Chúng rất thích chơi đùa,chạy nhảy và đuổi bắt. Giống chó vật nuôi Cardigan Welsh Corgi đã trở thành người bạn đồng hành thú vị và tận tụy được nuôi nhiều trong các gia đình.

Chăm sóc

Giống chó Cardigan rất phù hợp trong mọi điều kiện sống kể cả thành thị hay nông thôn, chúng cũng phù hợp với thời tiết mát mẻ hay ôn đới. Giống vật nuôi này rất dễ huấn luyện, chỉ cần cho chúng được chạy nhay và đi dạo hàng ngày.

Bộ lông của chúng chỉ cần được chải chuốt và tắm nước ấm 1 lần 1 tuần để loại bỏ lông chết. Chúng cũng cần có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt vì chúng rất dễ tăng cân, cần cho chúng hoạt động và tập luyện thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì.

Chó Corgi xứ Wales cổ có tuổi thọ trung bình từ 12 – 14 năm. Chúng có thể bị các vấn đề sức khỏe như thoái hóa tủy sống và chứng loạn sản xương hông của chó (CHD). Giống chó này cũng có thể dễ bị teo dần võng mạc (PRA) và béo phì. Cần phải tăng cường hoạt động cho chúng mỗi ngày.