Chó Con Sổ Giun Khi Nào / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Hướng Dẫn Sổ Giun Cho Mèo An Toàn

Tẩy giun sán cho mèo là việc làm cần thiết và cần được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thú cưng của bạn. Đặc biệt, với chó mèo con, chủ nuôi cần phải chú trọng hơn việc sổ giun cho mấy bé…

Bên cạnh đó, thuốc còn có các tác dụng phụ, hay hệ lụy từ việc sổ giun hoặc không sổ giun cho mèo đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mấy bé như thế nào, thì không phải chủ nuôi nào cũng nắm rõ.

Lưu ý gì trước khi tẩy giun sán cho mèo?

1. Cho chó mèo nhịn ăn nửa buổi trước khi tiến hành tẩy giun

Có như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Thường thì bạn nên giảm bớt phân nửa khẩu phần ăn cho chó mèo vào buổi tối. Thì đến sáng hôm sau, sau khi chó mèo ngủ dậy cũng đủ qua một thời gian dài rồi, lúc này bạn cho chó mèo uống thuốc sổ giun là hợp lý nhất.

Lưu ý: Cho chó mèo uống sổ giun với lượng thuốc vừa đủ theo đúng hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Nếu bạn cho chó mèo uống quá liều, sẽ dẫn đến tình trạng chó mèo bị sốc thuốc, người lừ đừ mệt mỏi, bỏ ăn, có thể dẫn đến bệnh.

2. Trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn

Nếu chó mèo của bạn có đường tiêu hóa không tốt, bạn có thể trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn cho chó mèo ăn sau khi sổ giun. Do mới sổ giun nên bạn không nên cho chó mèo ăn nhiều, mà chỉ cho ăn một ít thôi (nửa khẩu phần ăn). Đến hôm sau thì cho ăn uống lại bình thường.

Lịch tẩy giun cho mèo con

Tùy theo từng giai đoạn phát triển của mèo mà lịch tẩy giun cho chúng sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Khi mèo đạt từ 3 – 8 tuần tuổi: thực hiện xổ giun 2 tuần/lần. Lúc mèo được 3 tuần tuổi: xổ lần thứ 1. Lặp lại vào lúc mèo được 5 và 7 tuần tuổi.

Khi mèo đạt từ 2 – 6 tháng tuổi: thực hiện việc xổ giun 1 tháng/lần. Tức là sau lần xổ giun lúc chúng được 7 tuần tuổi, đúng 1 tháng sau bạn thực hiện xổ giun lần thứ 4. Lặp lại hằng tháng cho đến khi chúng đủ 6 tháng tuổi.

Khi mèo đạt từ 6 – 12 tháng tuổi: cứ 2 – 3 tháng xổ giun 1 lần. Như vậy là từ lần tiêm lúc 6 tháng tuổi, đến khi chúng được 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng xổ giun.

Khi mèo đạt từ 1 tuổi trở lên: cứ 6 tháng xổ giun 1 lần cho đến hết vòng đời của mèo.

Vậy bạn nên dùng loại nào?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên. Nhưng mình sẽ liệt kê công dụng một số thuốc mình biết và đã dùng qua cho các bạn tham khảo. Từ đó bạn sẽ có cơ sở để quyết định nên dùng loại nào.

Khi Nào Nên Tẩy Giun Cho Chó Cái Mang Thai?

Khi chú chó của bạn đang trong thời kỳ mang thai thì sẽ có rất nhiều vấn đề mà bạn cần chăm sóc sức khỏe cho chúng để giúp chú cún khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt.

Nếu gia đình bạn có điều kiện kinh tế tốt khi chó mang thai bạn có thể đưa chúng đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra định kỳ 3 tuần một lần để theo dõi sức khỏe để đảm bảo chất dinh dưỡng trong cơ thể chó trong quá trình mang thai cho đến ngày sinh sản.

Có một vấn đề khác quan trọng hơn là dinh dưỡng trong quá trình mang thai ở chó đó là tẩy giun. Tẩy giun cho chó đang trong thời kỳ mang thai đóng một vai trò quan trọng không chỉ với sức khỏe của chó mẹ mà cả với chó con trong bụng nữa.

Giun sán trong cơ thể chó mẹ gây ảnh hưởng gì?

Giun còn có tên gọi chung là ký sinh trùng đường ruột chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chó khi mà giun ký sinh trong cơ thể vật nuôi. Các loại giun khác nhau sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau tới sức khỏe của chó mẹ.

Giun tròn, giun móc sống trong ruột non của chó sẽ gây ra bệnh tiêu chảy ở chó khiến chú chó nhanh chóng bị mất nước.

Giun khi xâm nhập vào phổi của chó có thể khiến chúng bị ho.

Giun tròn và giun móc ở chó có thể lây nhiễm sang người.

Ruột già của chó có thể là nơi trú ẩn của sán dây, giun đũa. Hai loại giun này thường đi sâu vào trong hệ tiêu hóa của chó nên rất khó tiêu diệt bằng thuốc tẩy giun. Sán dây có thể khiến chó bị còi xương giảm cân do không hấp thụ được các chất dinh dưỡng tốt. Trong khi đó thì giun đũa có thể khiến chó bị giảm cân, thiếu máu, rối loạn tiêu hóa.

Một lịch tẩy giun cho chó khoa học sẽ giúp chó thoát khỏi tình trạng giun sán trong cơ thể, sử dụng thuốc tẩy giun chính là chìa khóa giúp chú chó của bạn khỏe mạnh, thoát khỏi giun sán trong cơ thể.

Tại sao nên tẩy giun cho chó đang mang thai

Tẩy giun cho chó mang thai là liệu pháp tốt nhất để ngăn chặn giun truyền từ mẹ sang con. Ở những thời điểm cuối thai kỳ ký sinh trùng sống trong cơ thể chó mẹ hoạt động mạnh hơn vì ở thời điểm đó chó mẹ có khả năng đề kháng thấp đây chính là lúc mà ký sinh trùng trong cơ thể chó mẹ phát triển mạnh điều này có thể dẫn tới chó con bị nhiễm ký sinh trùng.

Chó mẹ sau khi sinh ra chó con có thể truyền giun sán sang chó con thông qua việc bú sữa. Chó con có thể bị nhiễm giun tròn, giun móc, giun đũa.

Cách phòng ngữa tốt nhất giun truyền từ mẹ sang con là áp dụng một lịch tẩy giun khoa học đúng lịch trình.

Vậy thì khi nào nên tẩy giun cho chó mẹ mang thai?

Theo như các bác sĩ của Thú Y Việt Nam chia sẻ thì tẩy giun chó mẹ trong quá trình mang thai là một phần không thể bỏ qua trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng chó mẹ.

Thú Y Việt Nam khuyên bạn nên tẩy giun trước 10 ngày dự kiến sinh cho chó mẹ đang mang thai. Sau đó thì cứ 3 tuần 1 lần thì tẩy giun 1 lần cho chó mẹ ngay cả khi chúng đang nuôi con bằng sữa.

Điều quan trọng nhất khi tẩy giun cho chó mẹ đang mang thai và cho con bú là bạn phải lựa chọn mua loại thuốc tẩy giun có thể sử dụng đối với chó đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Báo Hà Nội

Cách Sổ Giun Cho Chó Và Những Phản Ứng Có Thể Xảy Ra

Hướng dẫn cách sổ giun cho chó

Nhiều người nuôi chó thường nghĩ rằng, chỉ cần cho chó uống thuốc sổ giun sán là chúng đã an toàn. Thế nhưng điều này vẫn chưa hoàn toàn chính xác, vì đôi khi chú chó của chúng ta sẽ có thể xuất hiện một số biến chứng do sử dụng thuốc đặc trị giun sán gây ra. Vậy chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo cho chú chó của mình được an toàn?

Cách sổ giun cho chó đơn giản nhất

Thực tế thì không phải chú chó nào cũng chịu uống thuốc sổ giun như chúng ta mong muốn, có thể là do chúng không thích mùi của thuốc hay căn bản chúng không muốn nuốt bất kỳ thứ gì quá xa lạ. Nếu rơi vào tình huống như thế này thì các bạn có thể áp dụng theo cách sau đây.

Thời điểm sổ giun cho chó tốt nhất là sau khi chú chó của chúng ta ăn no khoảng 2 tiếng, lúc này bên trong dạ dày của chúng không có chứa nhiều thức ăn và tất nhiên cũng không hề trống rỗng. Có như vậy thì thuốc sổ giun mới không gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào đến niêm mạc dạ dày, đồng thời cũng giảm thiểu tối đa những phản ứng ngoài ý muốn.

Và với những chú chó không chịu tự mình uống thuốc thì các bạn cần tiến hành mở miệng chúng ra bằng tay, sau đó đặt thuốc sổ giun sán vào và giữ miệng chúng lại trong khoảng 10 giây. Nếu làm như vậy thì chú cún nhà bạn sẽ chắc chắn nuốt thuốc vào trong. Còn nếu chú cún nhà bạn vẫn không chịu uống thuốc thì hãy thử kết hợp đặt thuốc vào miệng cùng một ít thức ăn mà chúng yêu thích, bạn cũng có thể nghiền thuốc thành bột mịn rồi hòa tan với nước cho chúng uống cũng là một cách hay.

Cách sổ giun cho những chú chó khó tính

Nếu đã áp dụng những cách trên nhưng chú chó của bạn vẫn không chịu uống thuốc thì cần phải tiến hành biện pháp cứng rắn hơn:

Trước hết thì bạn hãy mở miệng chúng, dùng tay kéo môi trên của chúng về phía răng và giữ yên như vậy.

Cố gắng hướng đầu của chúng lên phía trên, nếu làm như vậy thì chúng sẽ tự động mở hàm phía dưới ra.

Tiếp theo thì bạn hãy đặt viên thuốc sổ giun vào trong miệng chúng ( Đặt lên lưỡi) và dùng tay giữ hàm dưới của chúng càng lâu càng tốt.

Sau khi đảm đảo thuốc đã nằm trong miệng chú cún của mình rồi thì hãy đóng miệng và giữ chặt để chúng không nhả thuốc ra.

Dùng tay vuốt nhẹ nhàng phần cổ của chúng cho đến khi chắc chắn chúng đã nuốt thuốc vào trong.

Những phản ứng có thể xảy ra sau khi uống thuốc

Đa phần các trường hợp sau khi uống thuốc sổ giun, chú chó của bạn sẽ không hề xuất hiện những dấu hiệu bất thường nào. Đây được xem là điều bình thường và thuốc sổ giun cũng đang làm đúng nhiệm vụ của mình nên người nuôi không cần quá để ý.

Thế nhưng nếu quan sát thấy chú chó của chúng ta trở nên ù lì và uể oải sau khi uống thuốc tẩy giun thì rất có thể chúng đang phản ứng lại với thuốc. Đôi khi còn xuất hiện thêm một số triệu chứng khác, chẳng hạn như nôn mửa, tiêu chảy nhẹ,.. Những lúc như thế này các bạn không nên làm phiền chúng mà cứ để chúng nghĩ ngơi lấy lại sức, tất nhiên cũng phải theo dõi tình trạng của chúng liên tục để dễ dàng phát hiện nếu có vấn đề bất thường xảy ra.

Ngoài ra, một số cá thể chó có thể xuất hiện những triệu chứng nặng hơn do tuổi quá cao, dạ dày yếu như nôn nhiều, nôn kéo dài dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Trong trường hợp này thì bạn cần bổ sung thêm nước cho chúng, nếu không chúng sẽ dễ dàng bị suy nhược cơ thể.

Theo dõi chó thường xuyên trong 24 giờ sau khi uống thuốc, nếu sau khoảng thời gian này mà chú chó của bạn vẫn không có chuyển biến tốt hơn thì cần đưa chúng đến ngay các cơ sở thú y gần nhất. Thông thường thì các loại thuốc sổ giun cho chó hiện nay đều sẽ tan hoàn toàn và mất tác dụng sau 24 giờ.

Cho dù chú chó nhà bạn có thật sự mắc phải giun sán hay không thì việc sổ giun theo định kỳ là điều thiết yếu. Vì nếu lỡ chú chó của chúng ta bị mắc phải giun sán sẽ gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, thậm chí là gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Những Điều Cần Biết Về Tẩy Sổ (Xổ) Giun Cho Mèo

Tẩy giun cho mèo hay còn gọi là xổ lãi cho mèo là việc làm rất cần thiết và cần được thực hiện định kỳ. Nhằm củng cố cho sức khỏe thú cưng của bạn được khỏe mạnh. Đặc biệt, đối với những bé mèo con, mèo mẹ người nuôi cần phải quan tâm hơn việc xổ giun/sổ giun định kì cho mấy bé.

Điều tiên quyết trong danh sách những việc cần làm chính là tẩy giun/sổ giun cho mèo từ khi còn sơ sinh hoặc khi nhỏ. Dù ở bất kì độ tuổi, kích cỡ hay giới tính nào của mèo. Vì những bé mèo có thể sẽ bị nhiễm nhiều loại giun sán khác nhau nên sổ giun/ xổ giun cho mèo rất quan trọng. Không chỉ gây nguy hiểm cho chó mèo mà còn có những nguy cơ lây nhiễm sang người và thú nuôi khác.

Bên cạnh đó, thuốc tẩy giun (xổ giun) còn có các tác dụng phụ, hay hệ lụy từ việc sổ giun hoặc không xổ giun cho mèo đúng cách. Thuốc xổ giun còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mấy bé như thế nào, thì không phải chủ nuôi nào cũng nắm rõ. Vì vậy, ngoài việc tẩy giun/ xổ giun cho mèo bạn cần phải đưa thú cưng của mình đi xét nghiệm và kiểm soát giun thường xuyên. Cùng với đó là thời điểm nên tẩy giun/ xổ giun cũng không kém phần quan trọng so với cách tẩy giun.

Tẩy giun/sổ giun cho chó mèo Tẩy giun/ xổ giun cho chó mèo là gì?

Quá trình nhiễm giun tùy thuộc vào từng loại giun khác nhau. Nhưng thường mèo bị giun sán khi tiếp xúc với trứng hoặc nhiễm giun thông qua phân.

Nếu không biết về các loại giun bạn có thể tham khảo các ý kiến bác sĩ thú y về vấn đề này. Có 5 loại giun cơ bản thường gặp ở chó mèo bạn nên biết để tìm ra những phương pháp điều trị đúng đắn nhất. Giun chỉ, giun đũa, sán dây, giun tròn và giun móc.

Vì sao chủ vật nuôi nên tẩy giun/ sổ giun cho mèo?

Sau khi nắm các thông tin cơ bản về các loại giun thường gặp ở mèo, bạn sẽ dễ dàng hiểu được thông tin quan trọng và cách xổ giun cho mèo con.

Giun sán có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng bên trong của mèo. Có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp, nôn mửa, ăn không ngon, sụt cân, suy nhược. Cuối cùng là có thể gây tử vong cho bé mèo cưng của bạn.

Làm thế nào để tẩy giun/sổ giun cho mèo?

Những con mèo con nên được tẩy giun/ xổ giun 2 tuần 1 lần cho đến khi mèo được 3 tháng tuổi. Sau đó, mỗi tháng bạn chỉ cần tẩy giun/ xổ giun cho mèo 1 lần cho đến khi mèo con được 6 tháng tuổi.

Bạn không nên tự chuẩn đoán hay tẩy giun tại nhà cho bé mèo cưng của mình. Vì tự sổ giun/ xổ giun cho mèo ở nhà rất nguy hiểm cho các bé mèo. Hãy đưa mèo đến bác sĩ thú y để thăm khám và chọn phương pháp sổ giun/ xổ giun thích hợp nhất. Điều này còn phụ thuộc vào cân nặng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mèo khi sổ giun.

Sử dụng thuốc kê đơn để xổ giun/ sổ giun cho mèo

Bạn có thể lấy thuốc xổ giun cho mèo con từ bác sĩ thú y của mình. Không nên cho mèo dùng thuốc tẩy giun không kê đơn khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Thuốc sổ giun có nhiều hình thức khác nhau như viên nén, viên nang, cốm, viên nhai hay thuốc sổ giun dạng nước hoặc thoa tại chỗ. Mèo có thể được cho dùng thuốc sổ giun bằng một trong những loại trên.

Nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ thú y về cách dùng thuốc xổ giun/ tẩy giun cho mèo con và tần xuất cho mèo dùng thuốc sổ giun.

Nên tuân thủ theo toàn bộ quá trình tẩy giun đã được bác sĩ thú y chỉ định cho mèo cưng.

Dù là thuốc sổ giun/tẩy giun dưới hình thức nào bạn cũng nên cho mèo sử dụng cho đến khi hết đợt điều trị giun sán.

Đề phòng tác dụng phụ của thuốc sổ giun cho mèo

Thuốc điều trị giun sán có xu hướng gây độc cho các ký sinh trùng hơn là cho mèo. Đây là lí do bạn cần sự trợ giúp từ các bác sĩ để cho mèo dùng thuốc tẩy giun đúng. Thuốc tẩy giun/sổ giun có một số tác dụng phụ như nôn mửa và tiêu chảy. Bạn nên trao đổi với bác sĩ về những tác dụng phụ của thuốc sổ giun để đảm bảo vật nuôi phản ứng phù hợp với thuốc.

Điều trị giun đũa và giun móc

Một số thuốc sổ giun điều trị giun đũa và giun móc phổ biến nhất ở mèo trưởng thành như: Oxime Milbemycin, Pyrantel Pamoate và Selamectin.

Pyrantel Pamoate và Oxime Milbemycin là thuốc dạng uống, còn Selamectin là thuốc thoa ngoài da của mèo. Tại nước Mỹ, Pyrantel Pamoate là thuốc không kê đơn và có sẵn. Trong khi Selamectin và Milbemycin Oxime là thuốc được bác sĩ thú y kê đơn cho mèo khi cần tẩy giun.

Selamectin không thích hợp sử dụng cho những con mèo dưới 8 tuần tuổi trong việc sổ giun/ tẩy giun. Do đó, mèo con chỉ nên được dùng thuốc tẩy giun/ sổ giun đường uống.

Điều trị sán dây bằng thuốc tẩy giun

Sán dây thường được điều trị bằng hai loại thuốc là Praziquantel và Epsiprantel. Cả hai loại này đều là thuốc sổ giun dạng uống. Thuốc Epsiprantel cần được kê đơn và thuốc Praziquantel là thuốc không kê đơn có sẵn.

Đưa mèo đi tái khám sau khi xổ giun/ tẩy giun cho mèo

Để đảm bảo thuốc sổ giun lãi phát huy hiệu quả bác sĩ thú y cần phải xét nghiệm phân của mèo. Vì vậy, bạn cần đảm bảo tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y và đưa mèo đi tái khám theo đúng hẹn. Tẩy giun giúp mèo có một sức khỏe tốt, luôn vui vẻ và khỏe mạnh. Hiện tại, có nhiều phòng khám thú y nhận tẩy giun (xổ giun) cho mèo với nhiều mức giá khác nhau.

Lưu ý cách cho mèo uống thuốc xổ giun/ tẩy giun

Để mèo uống thuốc xổ lãi một cách dễ dàng và đảm bảo an toàn. Bạn có thể áp dụng 3 cách phổ biến sau:

Cách 1: Chuẩn bị thuốc sổ giun cho mèo. Giữ cho mèo bình tĩnh. Bọc mèo lại trong chiếc chăn nhỏ, áo gối hoặc khăn và chỉ chừa đầu mèo lại. Giữ mèo an toàn. Giữ đầu mèo đúng cách. Ngửa đầu mèo về phía sau. Đưa thuốc vào họng mèo. Giúp mèo nuốt thuốc vào bụng. Đảm bảo thuốc đã được nuốt hết. Cuối cùng là khen ngợi mèo sau khi cho uống thuốc sổ giun thành công.

Cách 2: Tán thuốc tẩy giun/ sổ giun nhuyễn và trộn lẫn vào trong thức ăn cho mèo ăn.

Cách 3: Tán nhuyễn thuốc xổ giun/ xổ lãi rồi đem hòa tan với nước. Dùng ống tiêm (đã bỏ mũi kim) bơm thuốc vào cổ mèo cho uống.

Làm thế nào để ngăn ngừa giun cho mèo?

Để ngăn chặn vấn đề nhiễm giun ở mèo là điều rất quan trọng. Không chỉ đối với mèo con mà còn ở mèo trưởng thành. Giun sán có thể là nguyên nhân gây tử vong cho bất kỳ con mèo ở mọi độ tuổi.

Để ngăn ngừa giun cho mèo bạn cần bảo vệ mèo trong vùng an toàn. Hạn chế tối đa việc mèo tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, phân hay các nguy cơ nhiễm ve, bọ chét.

Bảo vệ mèo trong vùng an toàn để ngăn ngừa nhiễm giun. Hạn chế tối đa việc mèo con tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh, phân hoặc các nguy cơ nhiễm ve, bọ chét.

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa của bạn luôn sạch sẽ.

Hãy cho mèo sử dụng thức ăn sạch, an toàn và khỏe mạnh.

Thường xuyên cho mèo cưng của bạn dùng thuốc ngừa ký sinh trùng

Để biết thêm chi tiết về sổ giun/ tẩy giun bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y. Một số loại thuốc xổ giun như Selamectin có tác dụng trong đề phòng nhiều loại bọ chét. Hay giun đũa, giun chỉ, giun móc và các ký sinh trùng khác.

Cân nhắc việc nhốt mèo trong nhà

Nhằm tránh trường hợp những con mèo bị nhiễm giun, bọ chét hoặc các loài gặm nhấm mang giun. Bạn cần phải nhốt mèo trong nhà để giảm nguy cơ bị nhiễm giun. Nhiều chủ nhân không nỡ nhốt mèo trong nhà vì muốn chúng được tự do dưới bầu không khí trong lành. Vì thế, bạn cần cân nhắc cái lợi và hại để đưa ra quyết định đúng đắn cho bé mèo nhà mình nhé!

Đuổi bọ chét ra khỏi nhà và sân vườn

Nói chung, khi nhốt mèo trong nhà bạn không cần phải lo lắng về không gian ngoài trời. Những con mèo có thể giết chết bọ chét một cách điệu nghệ. Đặc biệt, nếu mèo không ở trong khu vực chứa quá nhiều bọ chét. Vì vậy, bạn nên xử lý khu vực mà mèo cưng của bạn thường hay lui tới.

Nhà: Để chống bọ chét tối ưu nhất là bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ. Giặt sạch gối, chăn mà mèo yêu thích hay những vật dụng mèo thường xuyên nằm lên. Loại trừ sạch sẽ bọ chét, trứng, các ấu trùng bọ chét hoặc bọ chét non. Tương tự như vậy, bạn nên hút bụi thảm để triệt tiêu bọ chét. Nếu bọ chét xuất hiện quá nhiều, bạn nên cân nhắc sử dụng thuốc phun. Trong quá trình phun thuốc diệt bọ chét, tất cả mọi người và động vật trong nhà cần tránh đi chỗ khác. Sau đó, lau sạch toàn bộ nhà cửa và hút bụi thêm một lần nữa để loại bỏ xác và trứng bọ chét. Cũng như loại bỏ các độc tố còn sót lại từ thuốc phun.

Sân nhà: Kiểm soát bọ chét ngoài trời thường rất khó khăn. Bạn nên bắt đầu bằng cách dọn các mảnh vụn hữu cơ như mẩu cỏ, rơm và lá. Những con bọ chét thích cư trú ở vùng tối, ẩm và râm mát. Bạn nên lựa mua loại thuốc phun bọ chét an toàn với môi trường.

Dọn sạch hộp cát vệ sinh cho mèo thường xuyên

Bạn nên dọn phân trong hộp cát thường xuyên để ngăn ngừa giun sán lây lan. Khi dọn phân nhớ mang găng tay nhựa dùng một lần và khẩu trang. Nhằm giúp bạn không hít phải bụi phân của mèo. Cho toàn bộ rác thải của mèo vào túi rác để đem bỏ. Nếu kĩ bạn dùng khăn giấy và xịt kháng khuẩn tự nhiên để lau sạch bên trong hộp cát. Thậm chí, bạn có thể mang hộp cát vệ sinh rửa kỹ bằng nước xà phòng. Sau đó, thay cát mới và sạch cho bé mèo của mình.

Một số nguyên nhân có thể khiến mèo bị giun

Khi còn nhỏ mèo rất dễ bị tổn thương khi bị tác động lên chúng.

Bọ chét, muối,… là một trong những nguyên nhân chính gây ra giun ở mèo con và mèo ở mọi lứa tuổi.

Hay các ký sinh bên ngoài và khay vệ sinh cho mèo bị bẩn cũng chính là nguyên nhân khiến mèo bị giun.

Cách để chuẩn đoán một bé mèo bị mắc giun sán Kiểm tra phân mèo

Dấu hiệu thường gặp nhất khi mèo bị nhiễm giun chính là thấy giun tận mắt. Bạn có thể quan sát kĩ phân mèo bằng mắt thường để phát hiện ra giun. Các đoạn của sán dây thường bị đứt lìa và thải ra ngoài theo phân mèo. Đoạn sán dây trông giống như những hạt gạo nhỏ. Thậm chí, chúng ta có thể quan sát thấy chúng di chuyển như những con giun nhỏ trong phân tươi.

Quan sát kĩ dấu hiệu tiêu chảy ở mèo. Một số bệnh có thể gây tiêu chảy cho mèo cưng của bạn. Tuy nhiên, các loại giun đường ruột như giun móc, giun đũa hay sán dây có thể gây phân lỏng ở mèo. Một số trường hợp khác, mèo có thể bị xuất huyết kết tràng và kích thích đường ruột của mèo. Khi phát hiện giun bạn nên thu thập vào một cái túi và mang đi xét nghiệm ở phòng khám thú y.

Quan sát dấu hiệu nôn

Giun đũa có thể gây ra triệu chứng nôn mửa ở mèo. Thậm chí, nếu bị nặng mèo có thể nôn ra những con giun lớn giống như sợ mì ống. Triệu chứng tiềm ẩn khi mèo mắc giun chỉ chính là nôn. Cũng giống như phân mèo, bạn nên cố gắng thu gom bã nôn của mèo vào túi nhỏ. Các bác sĩ thú y có thể xét nghiệm bã nôn của mèo để chuẩn đoán giun sán và các bệnh khác. Lưu ý nôn không phải dấu hiệu riêng của nhiễm giun sán và còn là triệu chứng của nhiều bệnh khác nữa.

Theo dõi cân nặng của mèo

Những con mèo khi bị nhiễm giun sán đường ruột hoặc giun chỉ có thể bị sút cân. Cân nặng của một con mèo có thể thay đổi rõ ràng hoặc không rõ. Chúng còn tùy thuộc vào số kích thước cũng như số lượng giun. Trường hợp khác, mèo có thể mắc chứng phình dạ dày hay “bụng phệ”. Nếu bụng mèo tròn to ra thì mèo có nguy cơ bị giun đũa.

Kiểm tra nướu răng của mèo

Nướu của mèo lúc khỏe mạnh bình thường có màu hồng. Khi mèo chứa nhiều ký sinh trùng như giun có thể gây thiếu máu hoặc sốc cực độ. Lúc này, nướu răng của mèo sẽ bị nhợt nhạt. Nếu thấy nướu của mèo nhợt nhạt bạn nên mang bé đến bác sĩ thú y để thăm khám. Bạn nên đưa bé đến phòng khám thú y ngay nếu thấy mèo có biểu hiện khó thở hoặc lờ đờ.

Tìm hiểu về các loại giun mèo có thể mắc phải

Bạn nên tìm hiểu về những loại giun mà mèo có thể mắc phải. Trước khi tiến hành tẩy giun/ sổ giun bạn nên biết mèo mắc loại giun nào. Bác sĩ thú y có thể xác định loại giun mà mèo cưng của bạn bị nhiễm và kê đơn thuốc cùng phương pháp tẩy giun/sổ giun. Không cần phải hiểu quá kĩ về giun nhưng bạn cần phải biết những loại giun mà mèo hay mắc phải như:

Giun chỉ

Giun chỉ là loại giun thường gặp ở mèo. Những bé mèo có thể sẽ bị ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tim mạch và có thể dẫn đến suy tim.

Giun đũa

Giun đũa là loại ký sinh phổ biến nhất ở mèo. Bạn có thể nhìn thấy giun đũa trong phân của những bé mèo trưởng thành. Trong khi đó những con mèo con thường mắc phải giun từ sữa mẹ.

Sán dây

Sán dây thường gặp phổ biến ở mèo và có thể nhìn thấy trên lông của mèo con. Đặc biệt, dễ thấy nhất là ở quanh khu vực hậu môn của mèo. Nguyên nhân chính của việc này là do bọ chét gây ra.

Giun tròn

Mặc dù, giun tròn khá hiếm, nhưng chúng thường sống ký sinh trong phổi mèo rất nguy hiểm. Nguyên nhân mèo bị giun tròn thường do mèo tiếp xúc với các động vật bị nhiễm bệnh như chuột hay chim. Hay ăn phải phân có trứng của giun tròn. Giun tròn chiếm từ 25 đến 75 % số ca nhiễm giun trong số 80 triệu con mèo sống ở Mỹ. Giun tròn phát triển tốt dài từ ba đến năm inch.

Giun móc

Giun móc thường gặp ở chó nhiều, tuy nhiên không phải mèo không bị ảnh hưởng. Khi ăn phải những con vật mắc bệnh ruột non của mèo sẽ bị giun móc tấn công.

Đưa mèo đi khám thú y

Đưa mèo đi khám thú y ngay sau khi phát hiện ra những dấu hiệu mèo có giun. Bạn không nên tự tẩy giun/xổ giun cho mèo khi không có sự trợ giúp của các bác sĩ thú y. Mỗi loại giun sẽ có phương pháp điều trị riêng. Thế nên, bạn cần biết chính xác mèo cưng của mình bị nhiễm loại giun nào trước khi tiến hành tẩy giun/ sổ giun. Bác sĩ thú y có thể phân tích mẫu phân và chẩn đoán giun cho mèo một cách chính xác.

Tẩy giun/ sổ giun cho mèo không phải một lần là xong. Thường các bé mèo cần được dùng thuốc tẩy giun sau 2 tuần hoặc là 1 tháng.

Hiện nay, có nhiều trang mạng chỉ cách tẩy giun cho mèo tại nhà bằng các “liệu pháp tự nhiên” như thảo mộc hay gia vị. Bạn không nên tin vào những thông tin này mà nên đưa mèo đến các phòng khám thú y để được thăm khám và tẩy giun.

Dù mèo có bị nhiễm giun hay không thì bạn vẫn nên tẩy giun cho mèo con mới sinh hoặc mới nuôi.

Tẩy giun/ sổ giun cho mèo bao lâu 1 lần hay mấy tháng 1 lần? Lịch xổ giun cho mèo con Lịch xổ giun/sổ giun cho mèo

Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mèo mà lịch tẩy giun cho mèo sẽ có sự điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Khi nào thì nên tẩy giun/ sổ giun cho mèo?

Xổ giun cho mèo con trong giai đoạn từ 3 – 8 tuần tuổi: Bạn cần thực hiện xổ giun cho mèo 2 tuần/lần. Mèo được 3 tuần tuổi: Xổ giun lần thứ 1. Và sổ giun cho mèo lặp lại vào lúc mèo được 5 và 7 tuần tuổi.

Khi mèo trong giai đoạn từ 2 – 6 tháng tuổi: Bạn cần xổ giun 1 tháng/lần cho mèo. Tức là sau lần xổ giun lúc mèo được 7 tuần tuổi, đúng 1 tháng sau bạn thực hiện xổ giun lần thứ 4 cho mèo. Lặp lại hằng tháng cho đến khi đủ 6 tháng tuổi.

Khi mèo trong giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi: Cứ khoảng 2 – 3 tháng xổ giun cho mèo 1 lần. Như vậy, từ lần tiêm lúc 6 tháng tuổi, đến khi mèo được 8 tháng, 10 tháng và 12 tháng xổ giun.

Khi mèo cưng đạt từ 1 tuổi trở lên: Cách 6 tháng xổ giun 1 lần cho đến hết vòng đời của mèo.

Lưu ý trước khi tẩy giun sán/ sổ giun cho mèo Trước khi tiến hành tẩy giun/xổ giun cho chó mèo nên cho nhịn ăn nửa buổi

Nhiều người hay thắc mắc nên tẩy giun/ sổ giun cho mèo trước hay sau khi ăn? Lời khuyên từ các bác sĩ thú y là nên cho chó mèo nhịn ăn nữa buổi. Làm như vậy mới mang lại hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của chúng. Vào buổi tối thì bạn nên giảm bớt phân nửa khẩu phần ăn cho chó mèo. Đến sáng hôm sau, sau khi ngủ dậy chó mèo cũng đủ qua một thời gian dài rồi. Vào lúc này bạn cho chó mèo uống thuốc sổ giun là hợp lý nhất cho mèo con.

Lưu ý: Cần cho chó mèo uống sổ giun với lượng thuốc vừa đủ theo đúng hướng dẫn sử dụng. Nếu cho uống thuốc tẩy giun quá liều, sẽ dẫn đến tình trạng chó mèo bị sốc thuốc. Chúng sẽ cảm thấy lừ đừ mệt mỏi, bỏ ăn và có thể dẫn đến bệnh.

Trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn của chó mèo sau khi tẩy giun/sổ giun

Đối với những con chó mèo có đường tiêu hóa không tốt, bạn có thể trộn thêm men tiêu hóa vào thức ăn sau khi đã sổ giun. Mới sổ giun cho mèo bạn không nên cho chó mèo ăn nhiều, chỉ cho ăn một ít thôi (1/2 khẩu phần ăn). Qua hôm sau thì cho ăn uống bình thường lại.

Một số thuốc tẩy giun/sổ lãi tốt cho mèo bạn có thể sử dụng. Thuốc tẩy giun/sổ giun cho mèo có giá bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường lưu hành rất nhiều loại thuốc tẩy giun cho những con mèo, con chó. Một loại được điều chế theo dạng đặc trị một loại giun nào đó. Loại có thể xổ giun chung được tất cả các loại giun sán. Cùng Dogily điểm qua top các loại thuốc tẩy giun nào tốt cho mèo nổi bật sau:

Thuốc sổ giun/ tẩy giun cho chó mèo Virbac Exotral

Dạng viên, vỉ 6 viên nén. Dễ uống và an toàn với tất cả các giống mèo. Thuốc tẩy giun dùng được với mèo đang mang thai cũng như những vật nuôi bệnh hay đang dưỡng bệnh.

Thuốc sổ giun/tẩy giun cho mèo Bio Rantel (Pyrantel Pamoate)

Vỉ 5 viên, tẩy sạch các loại giun sát ký sinh trong ruột chó, mèo. Lưu ý không phối hợp với bất kỳ loại thuốc tẩy giun/ sổ giun sán nào khác.

Thuốc tẩy giun Merantel-L cho chó mèo

Thuốc tẩy giun/sổ giun Merantel-L dành riêng cho mèo. Thuốc tẩy giun chứa những thành phần vượt trội sẽ giúp thú cưng nhà bạn loại bỏ hết những ký sinh không mời mà đến này.

Thuốc tẩy giun cho mèo Merantel-S

Được tổng hợp từ các thành phần đã được kiểm định và chọn lọc về chất lượng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về thú y thuốc tẩy giun/ sổ giun Merantel-S đảm bảo an toàn với thú cưng khi sử dụng.

Thuốc tẩy giun cho mèo Hanvet Sanpet

Vỉ 10 viên, tẩy sạch các loại sán dây, sán hạt dưa và giun tròn ký sinh ở chó, mèo và các động vật ăn thịt. Thuốc tẩy giun/sổ giun rất an toàn và thường dùng theo đơn của bác sĩ.

Thuốc xổ giun cho mèo Interceptor

Hộp 6 vỉ, vỉ 5 viên, giá siêu đắt. Chỉ được dùng đối với những con mèo từ 8 tuần tuổi trở lên. Thuốc sổ giun/ tẩy giun có hương vị thơm ngon như một món ăn hấp dẫn với mèo.

Thuốc xổ giun cho chó mèo Revolution

Thuốc xổ giun/ tẩy giun có thể tiêu diệt nhanh chóng bọ chét và ấu trùng trong vòng 30 ngày sử dụng. Ngăn ngừa hiệu quả các loại giun sán gây hại.

Thuốc tẩy giun cho mèo Drontal

Hộp thuốc tẩy giun Drontal chỉ có 2 viên. Chỉ định dùng cho những con mèo trên 8 tuần tuổi.

Mua thuốc tẩy giun/ sổ giun cho con mèo ở đâu? Tẩy giun/ xổ giun cho mèo bao nhiêu tiền? Nên đi tẩy giun/sổ giun cho mèo ở đâu?

Đây chính là câu hỏi thường gặp của các chủ nhân khi họ có nhu cầu xổ giun/ tẩy giun cho mèo. Bạn có thể liên hệ với phòng khám Dogily Vet bằng cách đến trực tiếp phòng khám ở Hà Nội, Tp Hcm. Với đội ngũ bác sĩ thú y lành nghề, có chuyên môn cao đặc biệt trong tẩy giun/ sổ giun cho chó mèo. Cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đặt niềm tin vào chất lượng dịch vụ tẩy giun/ sổ giun cho chó mèo của Dogily Vet.

Địa chỉ sổ giun/ tẩy giun cho mèo tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Dogily Vet Quận 10: 606/121 đường Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, Tphcm.

Dogily Vet Quận 1: 59/7A Bis đường Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp hcm.

Dogily Vet Quận Phú Nhuận: 63/14 đường Lê Văn Sỹ, phường 13, quận Phú Nhuận, Sài Gòn.

Địa chỉ xổ giun/ tẩy giun cho mèo tại Hà Nội:

Dogily Vet Tây Hồ: 209 đường nước Phần Lan, phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Dogily Vet Hoàng Mai: 262 Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Hoặc liên hệ với chúng tôi theo:

Thuốc Thú Y Tẩy Giun Sán Sổ Lãi Cho Chó Và Lịch Tẩy Giun Định Kỳ Cho Chó

Cũng giống như con người, chó cần định kỳ tẩy giun sán để cơ thể khỏe mạnh. Trong bài viết này, Pet Việt sẽ giúp các bạn nuôi chó tìm hiểu về căn bệnh giun sán ở chó, các tác hại của căn bệnh này và hướng phòng chống và điều trị và tẩy giun sán ở chó cũng như lịch tẩy giun sán sổ lãi cho chó định kỳ theo độ tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh giun sán ở chó là gì?

Giun sán ở là căn bệnh tuy thường gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm cho thú cưng đặc biệt là loài chó. Chó vốn có tập tính hay ăn, liếm mọi thứ nên bệnh giun sán luôn thường trực để gây bệnh ở chó. Ở giai đoạn ấu trùng, giun sán có thể gây ra những bệnh trầm trọng cho thú cưng, nặng nề hơn có thể lây sang cả chủ nhân của chúng, là mỗi người nuôi chó trong chúng ta.

Các loại giun sán phổ biển thường gặp ở nước ta gồm:

Giun đũa hoặc giun tròn: sống trong đường ruột của chó. Trứng giun đũa có thể tồn tại lâu dài trong môi trường đất nhiều năm, thường được tìm thấy trên lông thú cưng, trong môi trường tự nhiên. Giun trưởng thành sống trong đường ruột, lấy các chất dinh dưỡng của thú cưng. Đường ruột của thú có thể bị nghẽn hoàn toàn nếu nhiễm giun đũa quá nhiều. Không điều trị giun đũa dễ dẫn đến nguy hiểm cho chó, nhất là chó con. Giun đua lây truyền cho chó con từ nhiều đường khác nhau như qua nhau thai lúc lúc sơ sinh, qua sữa mẹ hoặc tiếp xúc với phân chứa trứng giun. Giun đũa còn có thể lây truyền sang người. Khi bị nhiễm giun đũa nặng, triệu chứng của bệnh giun đũa đó là tiêu chảy, phân có giun, chó bị hao gầy giảm cân mạnh, bụng to mặc dù không ăn nhiều, hay bị nôn, yếu và ít đi lại.

Giun móc: Ở chó có thể nhiễm 4 loại giun móc khác nhau. Giun móc chủ yếu lây nhiễm qua tiếp xúc da lông. Dấu hiệu của việc nhiễm giun móc đó là chó bị viêm da, viêm phổi, viêm ruột và đi phân ra máu, bị tiêu chảy phân lỏng và sụt cân mạnh trông gầy guộc. Khi bị nhiễm giun móc ở mức nặng, chó bị thiếu máu, sức khỏe suy giảm mạnh, có thể dẫn đến chết chó. Giun móc cũng có thể lây truyền qua người theo việc tiếp xúc gần qua da với chó nhiễm bệnh.

Giun tóc: Giun tóc Trichuris gây bệnh cho chó ở nhiều nước kể cả nhiệt đới như nước ta. Giun tóc chủ yếu sống và gây bệnh ở trong ruột già của chó. Khi nhiễm giun tóc chó thường đi phân lỏng và nhầy có máu, nhiễm nặng thì chó bị sụt cân, ít đi lại và loạng choạng do thiếu máu. Giun tóc chủ yếu lây nhiễm qua đường tiêu hóa khi ăn thức ăn và nước uống có nhiễm giun tóc.

Giun tim: bệnh giun tim là một trong những bệnh giun sán nguy hiểm nhất ở thú cưng nói chung và chó nói riêng. Giun tim bị mà không trị có thể dẫn đến suy tim và chết chó. Giun tim lây truyền qua loài muỗi đốt và hút máu đồng thời truyền giun cho thú cưng. Ở thể nhẹ, giun tim không có triệu trứng cụ thể vì vậy rất khó nhận ra. Khi bị nặng, chó bị chây ì, ít đi lại, giảm khả năng vận động, có thể thở khò khè và ho, bụng phình to và dễ chết do bị tắc nghẽn mạch máu, van tim bị hở không bơm đủ máu về tim. Bệnh giun tim cũng có thể lây truyền sang chủ nuôi chó.

Sán dây: sán dây hay còn gọi là sán chó tồn tại trong ruột non của chó, chó nhiễm sán dây và có thể lây truyền sang cho con người. Triệu chứng bệnh sán chó: dấu hiệu bệnh sán chó là chó sẽ gầy guộc, lười ăn, hay bị nôn mửa và tiêu chảy, hay chà xát vùng mông, xem kỹ phân thấy có đốt sán. thường là do chó ăn bọ chét hoặc loài gặm nhấm như chuột… bị nhiễm sán dây.

Lịch tẩy giun định kỳ cho chó

Chó mới sinh nên được tẩy giun lần đầu vào khoảng 28-35 ngày tuổi tùy vào sức khỏe của chó con, nếu chó con khỏe mạnh, to thì nên tẩy giun sớm, còn nếu chó con khá bé so với mức chung của giống chó thì tẩy muộn hơn khoảng 1 tuần, vào ngày sinh thứ 35.

Tẩy giun lần thứ 2 cho chó con vào lúc chó con được 50 ngày tuổi.

Sau đó, bắt đầu tẩy giun định kỳ theo lịch 3-4 tháng mỗi lần.

Tùy thuộc vào hướng dẫn dùng từng loại thuốc tẩy giun sán và thành phần thuốc xổ lãi, có thể sai khác vài ngày nhưng việc này không ảnh hưởng gì đến việc sổ lãi cho chó của bạn.

Các loại thuốc tẩy giun sổ lãi cho chó có thể sử dụng cho tất cả các giống chó từ chó cảnh như poodle, lạp xưởng, corgi, phốc sóc…. đến các giống chó ta, chó bản địa của Việt Nam ta.

Trên là lịch tẩy giun cho chó con đến lúc trưởng thành, áp dụng với hầu hết các loại thuốc tẩy giun và mọi giống chó.

Tẩy giun sán cho chó trước hay sau khi ăn? cách tẩy giun cho chó như thế nào?

Đây là câu hỏi được khá nhiều bạn mới nuôi chó gửi về cho Pet Việt, thông thường chó không thích thuốc tẩy giun, nên các loại thuốc sổ giun thường được các hãng khuyến cáo là nên bóp vụn và trộn vào với thức ăn của cún.

Cho chó uống thuốc tẩy giun cho người được không?

Nhiều bạn thấy hướng dẫn trên mạng là có thể sử dụng thuốc tẩy giun cho người để điều trị và sổ lãi giun sán cho chó mèo, tuy nhiên việc này là không nên. Chó khác với con người và ký sinh trùng ở chó mèo cũng gây ra các loại triệu chứng khác, bạn không nên sử dụng thuốc tẩy giun cho người để điều trị cho chó.

Chó chó uống thuốc tẩy giun quá liều có ảnh hưởng không?

Thuốc tẩy giun sán đều được chỉ định dựa trên cân nặng của chó. Bạn nên biết cân nặng của chó trước khi tẩy giun sán hoặc cân lại cho chính xác để tránh trường hợp dùng quá liều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chó.

Mua thuốc tẩy giun cho chó ở đâu?

Tại Pet Việt, bạn có thể dễ dàng chọn mua một loại thuốc tẩy giun cho chó của mình. Thuốc tẩy giun, sổ lãi cho chó bán tại thị trường Việt Nam đều được các hãng sản xuất trong nước sản xuất như Bio Pharma .. hoặc được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến như Pháp, Đức nhưu Bayeranimal… nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho chó của mình.

Các loại thuốc tẩy giun sán, sổ lãi tốt nhất Thuốc tẩy giun cho chó Heartgard Plus

Thuốc tẩy giun cho Chó HeartGard Plus giúp phòng bệnh giun tim, kiểm soát và điều trị giun đũa, giun móc trên Chó. Heartgard Plus cho chó từ 6 tuần tuổi trở lên.

Heartgard plus sử dụng đơn giản, chỉ cần cho chó ăn trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn cho chó. Heartgard Plus được sản xuất tại Pháp, và nhập khẩu bởi Olmix Việt Nam.

Thuốc tẩy giun sán cho chó Merantel (korea)

Merantel dành cho chó mèo nhỏ có trọng lượng cơ thể dưới 5kg; giúp phòng ngừa và điều trị tất cả các loại nội ký sinh trùng đường tiêu hóa như: giun đũa; giun kim, giun tóc, giun móc..

Thuốc tẩy giun sán Bio Rantel

Bio Rantel có tác dụng tẩy sạch các loại giun sán ký sinh trong ruột Chó mèo như: Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim.. và các loại sán dây. Thành phần chính của Bio Rantel là Praziquantel và Pyrantel Pamoate.

Bio Rantel có hai loại: Bio Rantel thường, mỗi 1 viên/5kg thể trọng và Bio Rantel Plus mỗi viên /10kg thể trọng của chó.

Thuốc tẩy giun sán sổ lãi Bio Rantel có thể sử dụng cho chó con và chó mang thai.

Thuốc tẩy giun sổ lãi Virbac Exotral cho chó

Virbac Exotral được chỉ định để điều trị giun đũa, giun móc, sán dây, sán sơ mít như Ascariasis, Ancylostomasis, Uncinaria, Taeniasis, Toxocarasis,… Với thành phần gồm:

Niclosamide: 400mg

Levamisole (HCL) : 21,2 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên: 800mg

Exotral một hộp gồm 12 viên, với liều lượng mỗi viên/5kg trọng lượng của chó. Căn cứ vào cân nặng của chó để bạn cho chó lượng thuốc sổ lãi phù hợp.

Thuốc tẩy giun sản cho chó Bayer Drontal Plus

Bayer Drontal Plus là thuốc phòng và điều trị tẩy giun đũa, giun móc, giun tóc, sán dây cho chó. Drontal Plus sử dụng được cho chó mang thai và chó đang cho con bú, an toàn cho chó con, không ảnh hưởng đến khả năng sinh dục của chó đực.

Drontal Plus mỗi viên/10kg thể trọng của chó. Căn cứ vào trọng lượng của chó mà bạn cho uống liều lượng phù hợp.

Thuốc tẩy giun sán trị ký sinh trùng Virbac Endogard 10

Virbac Endogard10 chỉ định điều trị phổ rộng và tiêu diệt phòng chống các loại giun tròn, sán dây và động vật ký sinh như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun lươn, giun tim, sán dây và trùng roi.

1 viên Endogard 10 dùng cho 10kg cân nặng. Có thể dùng riêng hoặc dùng chung với thức ăn.

Chó con có thể dùng Endogard 10 để xổ lãi bắt đầu từ 2 tháng tuổi và dùng định kỳ hàng tháng.

Để điều trị ký sinh trùng cần dùng 1 liều Endogard 10 theo cân nặng và mỗi 24 giờ trong vòng 3 ngày.

Thuốc tẩy giun sán Sanpet cho chó

Sanpet được sản xuất tại Việt Nam bởi Công ty được và vật tư thú y. Thành phần thuốc gồm có Praziquatel và Pyraltel Pamoate. Sanpet có thể dùng tẩy các loại sán dây, sán hạt dưa ( Echinococcus granulosus ) , Dipylidium cananium, Taenia pisiformis, T. ovis, T. hydatigena, giun tròn, giun đũa ( Toxacara canis, Toxascaris leonina), giun tóc ( Trichuris vulpis), giun móc ( Ancylostoma canium, A. blaziliensse, Unicaria stenocephala) trên động vật như chó mèo.

Cách dùng để sổ lãi: Sử dụng cho chó trước bữa ăn với liều lượng trung bình 1 viên/5kg thể trọng vật nuôi. Chó con nên tẩy từ khoảng thời gian 8 – 12 tuần tuổi và tiếp đó cứ 2 – 3 tháng tẩy giun 1 lần cho cún. Chó cái chuẩn bị giao phối cần tẩy giun trước 10 ngày. Chó sau khi đẻ được 4 tuần thì có thể sử dụng thuốc tẩy giun.

Thuốc tẩy giun cho chó Lopatol

Lopatol điều trị các loại:

Lopatol là thuốc tẩy giun cho chó được nhập khẩu từ Canada.

Thuốc phòng ngừa giun tim tim, giun chỉ Advocate Spot

Với thành phần chính gồm Imidacloprid: 10% và Moxidectin: 2,5%. Advocate có thể phòng ngừa và điều trị một số loại giun đặc biệt sau:

Diệt ấu trùng giun tim Dirofilaria immitis di hành

Phòng ngừa giun chỉ dưới da (ấu trùng L3 của Dirofilaria repens)

Giảm giun chỉ Dirofilaria repens di hành

Hiệu quả điều trị cao đối với giun phổi Angiostrongylus vasorum, trị bệnh giun phổi do Crenosoma vulpis

Phòng ngừa bệnh do giun dạ dày (Spirocerca lupi).

Điều trị và kiểm soát mọi giai đoạn phát triển của ký sinh trùng đường tiêu hoá như giun đũa, giun móc, giun tóc

Advocate là thuốc nhỏ ngoài da cho chó, bạn chỉ cần đơn giản là nhỏ lên 4 vị trí dọc sống lưng của chó từ gáy cho đến gốc đuôi của chó, cần chú ý vạch sạch lông ra để chắc chắn thuốc nhỏ vào da của chó. Liều tối thiểu là 10 mg Imidacloprid/ kg thể trọng và 2,5 mg Moxidectin/ kg thể trọng, tương đương với 0,1 ml Advocate/ kg thể trọng.

Thuốc tẩy giun cho chó con

Nói chung, các loại thuốc tẩy giun sán cho chó đều có thể sử dụng được với chó con, bạn chỉ cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất là có thể yên tâm sử dụng. Có thể kể đến một số thuốc sổ lãi cho chó con như sau:

Bio Rantel là thuốc tẩy giun cho chó con từ 1 tháng tuổi.

Heartgard sử dụng cho chó con từ 6 tuần tuổi trở lên.

Merantel sử dụng cho chó con từ 1 tháng tuổi trở lên.

Cách tẩy giun cho chó con thì không khác gì với chó trưởng thành, bạn có thể cho chó con ăn thuốc trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn hạt, pate để cho chó con ăn.

Chó mang thai có tẩy giun được không?

Có một số lại thuốc tẩy giun có thể dùng được cho chó mang thai, đơn cử như thuốc tẩy giun cho chó mang thai Bio Rantel dùng tẩy giun sán cho chó trước khi sinh 2 tuần.

Bạn đọc cần tư vấn thêm về các loại thuốc tẩy giun sán ký sinh trùng cho chó có thể liên hệ với Pet Việt theo số điện thoại 0812.194.194 hoặc fanpage Pet Việt. Bạn cũng có thể điền mẫu để được tư vấn qua số điện thoại hoặc email.