Chó Con Mới Sinh Bị Tiêu Chảy / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Con Bị Tiêu Chảy

Khám phá thêm tại Fonti:

Nguyên nhân chó con bị tiêu chảy

Việc tìm hiểu nguyên nhân bệnh giúp chúng ta tìm được các xử lý phù hợp nhất. Chứng tiêu chảy ở chó con có thể đến từ nhiều nguyên nhân tuỳ theo 2 mức độ bệnh.

Tiêu chảy nhẹ

Trong quá trình chăm sóc chó con có những hành động tưởng như rất bình thường nhưng lại vô tình khiến các bé bị tiêu chảy. Chẳng hạn như việc thay đổi thức ăn đột ngột, một số bé khá nhạy cảm, không thích nghi được. Hoặc một số bé không quen đi xe, bị nhốt trong lồng hay mang tới những chỗ lạ có thể bị stress và tiêu chảy. Bên cạnh đó các loại thức ăn thừa, bị hỏng hay quá nhiều mỡ, hoặc có khi là cho ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân.

Tiêu chảy có thể là một biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như:

Bệnh Care, Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis)

Các bệnh do ký sinh trùng: sán, giun (giun đũa, giun tóc, giun móc), Giardia,…

Các bệnh do vi khuẩn: E.coli, Leptospita, Salmonella,…

Do các bé chó con dưới 8 tháng tuổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn hẳn nên khi thấy các biểu hiện như: sốt xuất huyết, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, hôn mê, phờ phạc, đi ngoài ra máu, phân đen,… thì bé đang bị tiêu chảy nặng và có khả năng cao mắc các bệnh nghiêm trọng kể trên.

Cách xử lý khi chó con bị tiêu chảy

Vấn đề nguy hiểm nhất khi chó bị tiêu chảy là tình trạng mất nước, đặc biệt khi chúng bỏ ăn uống, ói mửa thì càng gia tăng sự mất nước. Việc thoát dịch cơ thể, mất chất điện giải cùng các khoáng chất Na, K, Cl sẽ dẫn đến các dấu hiệu khô miệng, da mất đàn hồi, mắt trũng và nghiêm trọng hơn các bé có thể bị trụy mạch và tử vong. Cho nên trước tiên cần nhanh chóng bù nước bằng các biện pháp sau đây:

Trường hợp mất nước nhẹ, không bị ói có thể cấp nước bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho uống. Nếu chó không uống được thì cho vào ống tiêm bơm vào má với công thức 1 – 2 ml/ kg thể trọng / giờ tùy vào tình trạng mất nước.

Còn nếu tiêu chảy đi kèm với ói mửa thì không nên cấp nước bằng đường uống vì sẽ càng kích thích ói nhiều hơn. Cách tốt nhất là tiêm truyền bằng một trong các đường: tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp này bạn nên mời bác sĩ thú y hoặc đưa bé tới phòng khám thú y gần nhất để được hỗ trợ.

Chó con tiêu chảy cho uống thuốc gì?

Nếu chó con bị tiêu chảy thông thường thì có thể sử dụng chế độ ăn uống để điều chỉnh chứ không nhất thiết phải dùng thuốc. Hoặc bạn có thể bổ sung Probiotic, một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày để giúp sản sinh nhiều lợi khuẩn giúp bé mau phục hồi sau khi bị tiêu chảy.

Lưu ý mua đúng loại Probiotic cho chó, tránh mua loại dành cho người vì lợi khuẩn trong ruột chó khác với người. Bên cạnh đó tuyệt đối không cho bé uống các loại thuốc tiêu chảy dành cho người bởi rất có thể dẫn đến các biến chứng khác.

Chó con tiêu chảy nên ăn gì?

Chó con vừa bị tiêu chảy nên kiêng cho ăn trong vòng 12 – 24 tiếng để ruột được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi. Thay vào đó cho bé uống nhiều nước sạch để bù nước. Trong quá trình kiêng ăn nếu cún có biểu hiện suy yếu hay quá mệt mỏi thì có thể cung cấp dung dịch đường Glucose hay mật ong.

Sau khi hết thời gian kiêng ăn trước tiên nên cho bé ăn lại bằng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa. Có thể cho cún ăn cháo với một ít thịt gà nấu nhừ, khoai tây nghiền, cơm trắng nấu mềm, đặc biệt tránh ăn các loại thịt đỏ, thức ăn làm từ sữa và chứa nhiều chất béo. Nên cho ăn chia thành nhiều bữa trong ngày với khẩu phần nhỏ để dạ dày có thể hấp thu được hết. Duy trì chế độ ăn này khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo trước khi cho ăn bình thường trở lại.

Trong trường hợp cún bị nặng và vừa trải qua quá trình điều trị thì bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn khẩu phần ăn cụ thể để bạn có thể kiểm soát.

Khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của chó con không tốt như ở chó trưởng thành, vì vậy chế độ ăn uống của các bé cần có sự tính toán kĩ lưỡng. Nên hình thành thói quen ăn uống hợp lý, tránh tình trạng có hôm ăn quá no có hôm bỏ đói hay đột ngột thay đổi khẩu phần ăn, hạn chế cho các loại thức ăn khó hấp thụ như xương, chất béo. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chế độ ăn uống.

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Môi trường sống cũng là nơi tiềm nhiều mầm bệnh nếu không được đảm bảo vệ sinh, vào mùa hè chỗ ở phải luôn rộng rãi, thoáng mát và ấm áp vào mùa đông. Để chắc chắn bạn nên thường xuyên dọn dẹp và khử độc định kỳ 1 – 2 tháng/ lần.

Thường xuyên đưa cún ra ngoài vận động

Để tăng cường khả năng đề kháng ở chó con nên thường xuyên dắt chó ra ngoài đi dạo. Trên thực tế, những bé được bảo bọc quá kỹ thì lại càng yếu đuối và dễ nhiễm bệnh, cho nên việc cho cún tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ sớm vừa giúp các bé dạn người hơn vừa tăng khả năng phòng bệnh. Tuy nhiên trong lúc ra ngoài không để các bé chơi đùa hay ăn vật lạ.

Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ

Tiêm phòng vacxin ở chó con là việc làm cần thiết để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Care, Parvo, viêm dạ dày,… Cho nên bạn cần đưa bé tới các phòng khám thú y để được tư vấn và tiêm các mũi cần thiết. Bên cạnh đó, chó con dưới 1 tuổi cần được tẩy giun từ 2 – 3 tháng 1 lần, khi được hơn 1 tuổi cần duy trì nửa năm một lần.

Mẹ Bị Tiêu Chảy Có Cho Con Bú Được Không? Kênh Sức Khỏe Sinh Sản

Nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên, có hàm lượng cao carbohydrate, protein, chất béo, các loại vitamin khác nhau vô cùng cần thiết cho sự phát triển thể chất vào trí thông minh cho bé yêu. Đặc biệt sữa mẹ vô cùng an toàn đối với trẻ nhỏ và nó khác hẳn với các loại sữa công thức bởi sữa mẹ được chia làm 3 lớp: sữa non, sữa đầu và sữa sau. Đối với lớp sữa đều có công dụng riêng bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với sự phát triển của bé cưng

Mẹ bị tiêu chảy có cho con bú được không?

Trong giai đoạn cho con bú thì hiện tượng bị tiêu chảy diễn ra là hết sức bình thường. Khi bị tiêu chảy các mẹ không nên cần lo lắng mà nên cho con bú càng nhiều càng tốt bởi sữa mẹ không hề bị ảnh hưởng và không thể lây lan cho bé.

Sữa mẹ là vô cùng thiết yếu đối với sức khỏe của trẻ vì thế không nên ngừng khi bị tiêu chảy. Đồng thời các bà mẹ cũng cần lưu ý sử dụng các phương thuốc đông y để khắc phục tình trạng tiêu chảy. Nếu sử dụng thuốc tây y cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa

Sau sinh bao lâu thì được ăn cà muối-Liệu bạn đã biết

Mẹ bị tiêu chảy khi đang cho con bú nên uống thuốc gì

Khi bị tiêu chảy các bà mẹ có thể sử dụng các phương pháp đông y vô cùng hiệu quả sau:

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị:

+ 20 gam lá ổi

+ 20 gam vỏ bưởi phơi khô

+ 10 gam lá chè tươi

+ 2 lát gừng tươi

Cách làm: Tất cả đem sắc uống, mỗi ngày uống từ 2 lần

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị:

+ 20 gam búp ổi

+ 16 gam củ sả

+ 8 gam củ riềng

Cách làm: tất cả đem thái nhỏ rồi sao qua và đem sắc lấy nước uống

Bạn đang theo dõi bài viết mẹ bị tiêu chảy có cho con bú được không của các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế 12 Kim Mã Bài thuốc số 3:

Chuẩn bị:

+ 10 gam vỏ quýt khô

+ 20 gam búp ổi

+ 10 gam gừng

Các làm: đem gừng nướng chín rồi cắt nhỏ, sao qua búp ổi rồi cắt nhỏ. Cắt nhỏ nốt vỏ quýt khô rồi đem sắc với khoảng 400 ml nước và đến khi còn 100 ml là có thể sử dụng được. Chia đều và đem uống 2 lần mỗi ngày

Tư Vấn: Vì Sao Chó Con Lại Bị Tiêu Chảy?

Bạn vừa có một thành viên mới trong gia đình – một chú chó con. Bạn bắt đầu tập quen chúng với môi trường sinh hoạt mới và mọi thứ đang rất tốt đẹp, chúng ăn uống được, vui chơi, nghịch ngợm và ngủ nhiều. Tuy nhiên, bỗng một hôm bạn thấy chú cún của bạn bị tiêu chảy. Vậy bạn nên làm gì?

Bệnh tiêu chảy khá phố biến ở chó con, có thể xảy ra từ một đến hai đợt nhẹ, nhưng nếu không phát hiện sớm, rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. Một vài lí do khiến chó con bị tiêu chảy:

Stress: Việc thay đổi môi trường sống khi chó còn quá nhỏ có thể khiến chúng bị căng thẳng. Chính vì vậy, chó con sẽ bị một số phản ứng nhẹ ở đường ruột gây tiêu chảy. Để giảm căng thẳng cho chó con, hãy tập dần cho bé thích nghi ở môi trường mới, giới hạn số lượng người tiếp xúc với bé tránh làm bé bị cô lập. Hãy cho bé có nhiều thời gian để ngủ cũng như lập thời gian biểu rõ ràng trong ngày tạo thói quen về thời gian (ăn, chơi, nghỉ ngơi và tập thể dục đều đặn).

Thay đổi chế độ ăn: Hãy nhớ rằng chú cún của bạn vừa mới tách bầy và dứt sữa mẹ, điều này khiến chúng có cảm giác chán nản tạm thời. Chú ý chế độ ăn uống, thay đổi thức ăn từ từ trong 7-10 ngày và tăng dần tỉ lệ thức ăn theo thời gian để cún nhà bạn quen dần.

Thích thử mọi thứ: Tất cả những chú chó con đều rất tò mò và có xu hướng khám phá những món đồ mới bằng cách ngậm, cắn hoặc nuốt. Việc tắt nghẽn đường ruột gây tiêu chảy có thể do một số vật mà chó con nuốt phải gây nên như: rác, đồ chơi, côn trùng…

Phơi nhiễm ký sinh trùng: Rất có thể trong quá trình bú sữa mẹ, chó con đã bị nhiễm một số ký sinh trùng đường ruột. Nếu bạn nghi ngờ bé nhà bạn ở trường hợp này, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y để điều trị ngay.

Do lây truyền: Tiêu chảy là những dấu hiệu phổ biến của những căn bệnh truyền nhiễm ở chó con. Điều quan trọng, một số biến chứng của bệnh tiêu chảy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được chữa trị kịp thời, rất có thể chó con sẽ bị sốt cao, đau bụng, khó chịu và dẫn đến hôn mê.

Bên cạnh đó, tiêu chảy còn là một trong những dấu hiệu của chó mắc bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột, .

Giảm căn thẳng và tập quen chế độ ăn mới dần dần là những cách ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở chó con, ngoài ra, hãy luôn giám sát chó của bạn để chúng tránh xa những vật dụng nhỏ mà chúng có thể nuốt để tránh gây nguy hiểm đến đường ruột.

Vì có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nên hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay khi bạn phát hiện. Sau khi cún nhà bạn hết tiêu chảy, hãy đưa chúng đến khám một lần nữa để thật sự chắc chắn hệ tiêu hóa của chúng đã thật sự khỏe mạnh.

Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa và hệ miễn dịch. Chọn đúng loại thức ăn cho chó phù hợp sẽ tránh được bệnh tật và mang lại sức khỏe dài lâu cho thú cưng.

Chó Bị Tiêu Chảy Có Được Uống Sữa Không? Cách Giải Quyết Khi Chó Bị Tiêu Chảy

Trước khi tìm hiểu xem có nên cho chó bị tiêu chảy có nên uống sữa không thì các “sen” cũng nên biết sữa có tốt cho chó hay không. Mình khuyên các bạn không nên cho chó dùng các loại sữa mà chúng ta đang dùng đâu ạ!!

Trong khi đó, cơ thể của chó không thể chuyển hoá được các lactose này. Vì vậy mà khi cho chó uống sữa bò, các lactose này sẽ tích tụ trong đại tràng và khiến “boss” có thể bị chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Chính vì vậy mà bạn nên chọn những loại sữa không đường hoặc sữa công thức dành cho chó. Những loại sữa này ít lactose hơn nên sẽ có lợi cho hệ tiêu hoá của cún.

Chó bị tiêu chảy có nên uống sữa

Rõ ràng là cho chó uống sữa là 1 trong những tác nhân gây tiêu chảy cho các bé. Vậy khi chó bị tiêu chảy thì bạn cũng không nên cho chúng uống sữa tươi. Điều này sẽ làm các bạn cún đau bụng và tình trạng bệnh nặng thêm.

Đối với sữa tươi, sữa bò thì như vậy. Nhưng kể cả sữa công thức thì bạn cũng không nên cho chó đang bị tiêu chảy uống. Các loại sữa dạng lỏng khiến dạ dày “boss” bị kích thích, làm cho bệnh tiêu chảy lâu khỏi hơn.

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở chó

Ngoài việc tránh để “boss” uống sữa khi đang bị tiêu chảy, thì 1 vài cách sau có thể làm tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh hơn:

Tạm thời không cho chó ăn trong 48h

Chó bị tiêu chảy thường mất khá nhiều nước. Vì vậy nên cho chó uống thêm nước và điện giải trong giai đoạn này.

Sau khi hết thời gian bỏ ăn, bạn chỉ nên cho chó ăn nhạt. Không nên cho ăn thịt đỏ, các loại thịt nhiều chất béo.

Nên cho ăn nhiều bữa nhỏ. Các bữa nhỏ sẽ ít gây kích thích đường ruột hơn.

Khi cơn tiêu chảy đã thuyên giảm, bạn có thể cho “boss” ăn như bình thường. Nhưng không nên áp dụng ngay chế độ ăn bình thường cho chó mà cần phải từ từ.

Bổ sung thêm vitamin A, B, C, D… cho chó.

Không được cho chó uống thuốc trị tiêu chảy của người. Ngay cả những loại thuốc cho chó cũng không được cho chó uống nếu không có chỉ định của bác sỹ.

Nếu có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đưa các bé đến cơ sở thú y để kiểm tra.

Link facebook:https://www.facebook.com/famipet.vn

HotLine: 0912 14 66 22