Chó Con Mới Đẻ Bỏ Ăn / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Cách Chữa Heo Nái Mang Thai Bỏ Ăn. Heo Nái Mới Đẻ Bỏ Ăn Phải Làm Sao?

Nuôi heo nái là một kỹ thuật nuôi không hề dễ dàng chút nào, đặc biệt đối với bà con vừa mới chăn nuôi. Để có thể gây giống thành công một con heo nái cũng như để chúng sinh sản mẹ tròn con vuông đòi hỏi quá trình chăm sóc rất kỹ càng. Những trường hợp heo nái đang mang thai bỏ ăn hoặc bỏ ăn sau sinh thì cần phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

I. Nguyên nhân và cách chữa heo nái bỏ ăn trong thời kỳ mang thai

Giá heo nái trên thị trường thường rất cao vì chúng có nhiệm vụ nhân giống. Nếu như heo nái chết, số lượng giảm sút thì chắn chắn giá lợn trên thị trường sẽ có biến động. Thực tế hiện nay, dich tả lợn châu Phi chưa dứt điểm đã khiến nhiều trang trại vườn không chuồng trống gây thiệt hại về kinh tế vô cùng lớn, khiến thị trường thịt lợn trở nên khan hiếm cao.

Các trang trại đang chăn nuôi lợn phải tuyệt đối chú ý chăm sóc lợn thật cẩn thận chu đáo, đặc biệt đối với lợn nái, lợn nái đang mang thai và sau sinh. Không ít tình trạng diễn ra lợn nái đang mang thai bỗng dưng bị sốt, bỏ ăn. Nếu gặp phải những tháng đầu tiên thì càng nguy hiểm, nguy cơ sẩy thai cao nên cần phát hiện chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân để heo nái bỏ ăn, bị sốt thường khá nhiều như bị nhiễm trùng máu, bệnh thương hàn, vi rút gây hội chứng rối loạn tiêu hóa, sinh sản hô hấp. Chỉ có bác sĩ thú y chuyên nghiệp hoặc phải qua xét nghiệm thì mới phát hiện được nguyên nhân. Đối với bà con khi chưa được bác sĩ tư vấn thì có thể sơ cứu tạm thời bằng cách cho uống hoặc tiêm Vitamin C, hạ sốt kèm một số kháng sinh chuyên dụng dành cho lợn theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.

Một số hiện tượng thông thường nếu bỏ ăn do thay đổi môi trường thức ăn thì cần kiên nhẫn theo dõi và để lợn thích ứng dần. Có thể tăng cường thức ăn xanh như rau, bèo thêm vào khẩu phần ăn, bổ trợ thêm các loại VTM như A, D, E.

Lợn nái mang thai cần được tiêm phòng đầy đủ cụ thể như sau:

Mang thai tuần thứ 10: SFV (dịch tả).

Mang thai tuần thứ 12: chúng tôi lần 1 + FMD (LMLM) (3 type hoặc 2 type).

Mang thai tuần thứ 14: chúng tôi lần 2.

Định kỳ vaccine AD (giả dại) tổng đàn nái và đực vào tháng 4, 8, 12 trong năm.

Heo nái sau sinh bỏ ăn là dấu hiệu bất thường rất quan trọng vì nó còn đang trong giai đoạn cho con bú hoặc cần lại sức. Heo có thể bị bệnh nên mới dẫn đến việc bỏ ăn đột ngột. Bà con nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường như:

Mắt đỏ: Đây là dấu hiệu khá nguy hiểm, đặc biệt có kèm theo sốt, heo thở hồng hộc, có chảy nước dãi.

Heo đi lại không yên: Heo nái sau sinh có thể tăng động, đi lại không yên, đứng nằm liên tục cũng là do khó chịu trong cơ thể.

Cơ quan sinh dục chảy dịch sẫm, lẫn máu. Nguyên nhân có thể do sót nhau.

Chăm sóc heo nái sau sinh cần kỹ thuật cao và có kinh nghiệm. Nếu nghi ngờ hoặc phát hiện heo bị sót nhau cần gọi bác sĩ thú y tiêm kích thích để tống nhau ra ngoài. Bác sĩ sẽ hỗ trợ thêm các loại thuốc tương ứng để đảm bảo lợn mẹ có thể khỏi hoàn toàn. Trường hợp lợn mẹ sốt do sữa quá nhiều hoặc bị nhiễm trùng thì vệ sinh chuồng trại, tiêu diệt vi trùng, mầm bệnh bằng biodine, bioclean pha loãng với tỷ lệ 5ml/lít nước phun đều quanh chuồng. Nên bấm răng nanh lợn con tránh làm tổn thương vú mẹ sau sinh. Cần nhặt hết nhau thai để lợn mẹ không ăn vào dễ gây bệnh sốt sữa.

Phòng bệnh cho heo nái sau sinh là rất quan trọng. Nó cần được thực hiện ngay từ khi trước sinh. Heo nái chuẩn bị sinh thường được tách sang một chuồng khác nên cần dọn dẹp vệ sinh chuồng trước sinh thật cẩn thận. Heo nái cần được tắm rửa trước sinh để bước vào giai đoạn sau sinh với tinh thần thật thoải mái, sạch sẽ. Khi đỡ đẻ cho heo nái bà con cần chú ý theo dõi quá trình sinh có thuận lợi hay không, nhau thai có được ra hết hay không. Dọn sạch nhau để heo mẹ không ăn phải nhau mất vệ sinh. Tốt nhất nếu không có kinh nghiệm nên nhờ người tư vấn trong quá trình đỡ đẻ và chăm sóc heo mẹ sau sinh.

Thức ăn cung cấp cho heo mang thai, trước sinh khoảng 1 tháng và sau sinh cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, tăng lượng hơn so với bình thường vì heo mẹ cần có sức khỏe để nuôi dưỡng đàn con, có sữa cho con bú. Đặc biệt là sắt và caxi giúp heo mẹ có thể nuôi đàn con khỏe mạnh từ trong bụng mẹ. Thường xuyên cho heo ăn thức ăn có nhiều canxi, phốt pho, tắm nắng, đặc biệt là một tháng trước khi lợn đẻ; cung cấp vitamin D cho lợn bằng cách pha trộn vào thức ăn liều lượng 2ml/con/ngày.

Phòng tránh bệnh và chữa bệnh cho heo nái đang mang thai, sau sinh bỏ ăn thực tế không có gì quá khó khăn nếu bà con đã học hỏi kiến thức và chuẩn bị tinh thần thật vững vàng. Chúc bà con chăn nuôi thành công.

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ, Chó Con Mới Đẻ Mất Mẹ

Cách chăm sóc chó đẻ, chó con sơ sinh

Với những con chó đang mang thai, đến gần thời kỳ sinh nở, chúng sẽ tự làm ổ cho mình. Chúng thường chon những nơi yên tĩnh, đủ ấm để bắt đầu quá trình chuyển dạ. Khi chó mẹ bắt đầu quá trình sinh nở bạn cũng không nên tới gần tránh làm phiền đến việc chuyển dạ , sinh con của chúng.

Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt, chưa mở mắt cũng chưa bò được. Nhưng bạn chớ lo lắng chúng sẽ tự biết cách tìm đến vú mẹ. Điều bạn nên làm lúc này là chuẩn bị đồ ăn gồm cháo, nước, sữa để gần ổ cho chó mẹ ăn giúp phục hồi sức khỏe sau sinh và nhanh có sữa cho chó con bú.

Vài ngày sau khi chó con chào đời, bạn chỉ nên đứng từ xa quan sát. Không nên lại gần ổ của chúng trừ lúc cho ăn do chó mẹ lúc này sợ mất con nên rất hung dữ. Nếu thấy ổ chó chưa đủ ấm,chỉ cần thêm vài chiếc quần áo cũ để giữ ấm cho chó con, có thể thắp điện sưởi.

Chó sơ sinh được 3-4 ngày tuổi bạn lưu ý thay lót ổ cho chúng, để ý nếu thấy chó con kêu nhiều tức là nguồn sữa mẹ không đủ. Lúc này, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ngoài bằng cách đổ ra tách để chúng tự liếm.

Khi chó con được 2 tuần, nên cho chó ăn dặm cháo nấu với thịt, sau đó thêm các thức ăn như rau, củ một cách từ từ trong khẩu phần ăn của chúng.

Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó mẹ rất quan trọng, nên bạn lưu ý bổ sung đầy đủ chất để chó mẹ có sữa nuôi con.

Khi đàn chó đã quen với sự xuất hiện của bạn, nên chú ý vệ sinh ổ chó để tránh ký sinh trùng gây tổn hại đến đàn chó con của bạn. Thường xuyên thay lót ổ, quét dọn khu vực ổ chó để lọai trừ vi khuẩn gây bệnh.

Cách nuôi chó con mới đẻ mất mẹ

Vì lý do không mong muốn nào đó mà chó con bị mất mẹ ngay từ lúc mới sinh. Lúc này, bạn cần chăm sóc cho chó thật chu đáo để chó phát triển tốt, không bị còi cọc cũng như bệnh tật do không có nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.

1. Làm ổ cho chó con mất mẹ

Tùy theo số lượng chó trong đàn mà bạn chuẩn bị ổ cho chó. Lưu ý khi chuẩn bị ổ cho chó mới sinh phải đủ rộng, đủ ấm, đủ ánh sáng để chó có thể tắm nắng, không bị còi cọc. Việc đặt ổ chó ở nơi thông thoáng còn giúp ngăn ngừa ký sinh trùng như bọ chét, ve chó làm hại cún cưng của bạn và tránh được mùi hôi của ổ chó.

Với chó mới sinh cần không gian yên tĩnh nên bạn cũng không nên làm phiền chúng, không nên để ổ chó gần những loại vật nuôi khác.

Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt nên bổ sung bóng đèn để gần ổ sưởi ấm cho chúng.

2. Dinh dưỡng cho chó con mới đẻ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của chó sơ sinh. Tuy nhiên, với chó mất mẹ, bạn nên đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ để cún không bị ốm.

Bạn có thể mua sữa cho chó mới sinh ngoài cửa hàng hoặc cho cún uống sữa bò. Sử dụng xi lanh bơm sữa vào miệng thú cưng hoặc có thể dụng bình sữa cho chúng bú. Cứ sau 2 giờ thì cho chúng ăn 1 lần. Biểu hiện của chúng khi đói là chúng kêu và bò đi tìm đồ ăn.

Chó con mới đẻ không thể tự đi vệ sinh mà chó mẹ sẽ liếm vùng hậu môn của chó con để kích thích chúng đi vệ sinh. Với chó không còn mẹ, bạn nên lấy bông gòn thấm một ít nước rồi chấm vào vùng hậu môn, giúp chúng đi vệ sinh. Nên thực hiện sau khi cho chó uống sữa.

Khi chó đã lớn hơn được khoảng 5- 10 ngày tuổi, bạn nên huấn luyện cho chó biết cách tự ăn bằng cách rót sữa ra đĩa để chúng liếm.

3. Cho chó con mới đẻ ăn dặm

Chó con được 2 tuần tuổi là lúc chúng đã đi rất tốt và mắt có thể nhìn rất rõ các vật xung quanh. Đây là thời điểm thích hợp để cho cún ăn dặm cháo. Bắt đầu tập ăn dặm cho cún, bạn không nên nấu cháo quá đặc, sẽ làm chúng nhanh chán. Cháo có thể nấu cùng thịt.

Khi đã quen với việc ăn dặm khoảng 1 tuần, bạn có thể kết hợp cho cún ăn thêm rau thái nhỏ, luộc mềm và kết hợp thêm những thực phẩm khác để cún làm quen với mùi vị của thức ăn.

Lúc này, lượng sữa trong khẩu phần ăn sẽ giảm đi. Tốt nhất nên duy trì 2 bữa/ ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

3 Vệ sinh và phòng bệnh cho chó con mới đẻ

Chó con được 2 tuần tuổi bạn có thể tắm bằng nước ấm cho cún, không nên tắm quá lâu, tầm 5 phút là đủ, sau khi tắm lau khô người và phơi nắng.

Ổ lót của thú cưng cần được thay mới 2 ngày/ 1 lần. Khu vực xung quanh ổ chó không nên để cây cối rậm rạp sẽ là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng cho cún.

Nên tập cho chó con khu vực đi vệ sinh riêng với khu vực ổ để bạn nhàn hơn trong khâu dọn dẹp cũng như để cún không mắc bệnh

Chó con được 3 tuần tuổi là bạn có thể tẩy giun cho chúng. Sau khi đủ 2 tháng tuổi có thể dùng thuốc diệt ve chó để loại bỏ ve trên cơ thể chúng và chỗ nằm. Lưu ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Chó Con Mới Đẻ Uống Sữa Gì? Giá Bán, Nơi Bán Sữa Cho Chó Con Mới Đẻ

I. Chó con mới đẻ nên uống sữa gì?

Thú cưng cũng giống như con người, đặc biệt là từ lúc mới sinh ra, hệ tiêu hóa và các bộ phận trong cơ thể vẫn chưa phát triển hoản thiện. Thời gian đầu tiên đều phải dựa hoàn toàn vào sữa mẹ để hấp thu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, phát triển hệ miễn dịch,…. Nếu chó mẹ sinh xong ít sữa, bạn nên cho dùng thức ăn kích sữa PetMum để sữa về nhiều.

Nếu vì lý do nào đó mà chó con không thể bú được sữa mẹ thì người nuôi phải cho chó con uống sữa thay thế.

Để nuôi chó con mất mẹ là một việc không dễ dàng, và khi dùng sữa thay thế, không phải loại sữa nào cũng được. Vì nếu dùng không đúng sữa sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của chó con.

KHÔNG cho chó con uống sữa của người. Nhiều người nuôi chó ít kinh nghiệm thường lấy sữa dành cho người cho chó con uống, điều này là rất nguy hiểm. Sở dĩ như vậy là vì sữa dành cho người chứa những thành phần mà chó con không tiêu hóa được, có thể gây tiêu chảy và ngộ độc, lâu dài sẽ còi cọc, gầy yếu, lông không phát triển,…

Để đảm bảo cho sự phát triển của chó con, bạn chỉ nên sử dụng các loại sữa chuyên biệt dành riêng cho chó con. Và để yên tâm và đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của cún, bạn chỉ nên chọn những thương hiệu sữa cho chó nổi tiếng, có uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng.

II. Các loại sữa tốt nhất cho chó con

Dựa theo các tiêu chí cốt yếu để lựa chọn một loại sản phẩm tốt cho sự phát triển toàn diện của cún con, nhất là dựa trên sự tín nhiệm của người tiêu dùng và giá thành sản phẩm. Có những dòng sản phẩm sau bạn nên sử dụng cho cún con của mình:

1. Sữa PetWhey đã tách Lactose

PetWhey là sữa whey cho chó con đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài việc có đầy đủ mọi loại dinh dưỡng cho chó con thì điểm quan trọng nhất của PetWhey là được tách hoàn toàn Lactose, một loại đường mà chó con không tiêu hóa được, nên hoàn toàn không gây tiêu chảy cho, giúp chó con hấp thu được tối đa dinh dưỡng.

Đây là dòng sữa bột dành cho cả chó và mèo, cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng dồi dào, thiết yếu, giúp chó con nhanh chóng phát triển và cân bằng hệ tiêu hóa. Đặc biệt hơn, sữa thường được chia thành những túi nhỏ 100g rất tiện dụng cho người tiêu dùng, nhất là những người có khả năng kinh tế hạn hẹp.

Tùy từng cửa hàng bán lẻ, giá mỗi gói Bio Mikl 100g thường dao động từ 29.000 – 35.000đ. Mỗi lần sử dụng chúng ta chỉ cần cho bột 1 muỗng 5g bột vào 20ml nước ấm rồi cho cún con uống là được. Mỗi lần pha như vậy dùng được từ 4 – 5 lần/ngày.

3. Sữa bột PetLac

PetLac là thương hiệu sữa bột cho cún con sơ sinh có tác dụng tương tự như sữa chó mẹ đến từ PetAg của Mỹ rất được ưa chuộng trên thị trường. Sữa được cung cấp dưới dạng lon, hướng dẫn sử dụng được in trên lon và có một muỗng nhỏ để bạn dễ dàng đong được lượng sữa bột cần thiết để pha chế. So với Bio Milk, giá của mỗi lon PetLac 300g giá khá cao, dao động từ 250.000 – 300.000đ tùy nhà phân phối.

4. Sữa bột EsbiLac

EsbiLac cũng là một dòng sữa dành cho chó con nổi tiếng cũng đến từ Mỹ được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. EsbiLac cung cấp dưỡng chất rất dồi dào, đặc biệt là vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và carbohydrates, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cún con.

Nhờ chất lượng vượt trội, sữa EsbiLac có giá rất cao, mỗi lon 793g có giá dao động từ 486.000 – 525.000đ. Dòng sữa này cũng có tác dụng rất tốt trong việc hồi phục sức khỏe cho chó mẹ sau sinh.

Các dòng sữa chuyên dụng dành cho chó con sơ sinh thường có giá thành rất đắt nên trước khi chọn mua bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, công dụng, giá thành,…để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho cún con của mình và khả năng kinh tế của bản thân.

Khi chó con vừa mới sinh, chẳng may chó mẹ mất, nếu chưa mua kịp sữa bột cho chó, bạn có thể dùng tạm sữa bột dành cho trẻ con hoặc sữa không béo như sữa dê để chó uống tạm. Tuyệt đối không dùng sữa tươi hoặc sữa đậu nành.

Khi chó được 2 tháng tuổi, bạn có thể cho chó ăn sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa vì sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nếu cún con chưa đủ 2 tháng tuổi, tuyệt đối không cho chúng sử dụng.

Sau khi cho cún con sử dụng sữa bột, loại chuyên dụng, cần chú ý quan sát xem cún có biểu hiện gì bất thường không. Nếu có thì cần chú ý cân đối lại liều lượng.

Chỉ nên mua sữa ở những cơ sở, địa điểm uy tín, chất lượng để tránh mua nhầm sản phẩm kém chất lượng.

Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ

Muốn có đàn chó con khoẻ mạnh cần chú ý đến chất lượng chó bố và chó mẹ. Khi chó mẹ mang thai và khi nuôi con phải được nuôi dưỡng đầy đủ chất, chú ý chất đạm khoáng và vitamin theo đúng khẩu phần quy định.

Chó con mới sinh chưa thích nghi với điều kiện sống mới, nên phải quan tâm đầy đủ tới chúng như:

– Ổ lót phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.

– Không lót quá nhiều giẻ vải tránh có sơ sinh chui rúc không ra bú mẹ được.

– Đảm bảo nhiệt độ ấm áp thường xuyên, cần sưởi đèn (bóng điện 40W) cho chó con trong tuần lễ đầu sau khi sinh. (nếu nhiệt độ thích hợp chó con tản đều, ngủ tốt; nếu quá lạnh chúng chụm vào nhau, quá nóng bò phân tán nhiều hơn, tỏ ra khó chịu).

– Nhiệt độ ổ chó 26-27oC- độ ẩm < 80% (nên có nhiệt kế. ẩm kế đo để thấp tầm của chuồng). Lưu ý: Sưởi chó con mà không có nhiệt kế kiểm tra có thể gây chết chó con do quá nóng !

– Cho chó con ra ánh sáng tự nhiên chống còi cọc.

– Chó con mới sinh ra phải được bú sữa đầu, vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật.

– Vệ sinh phần bụng vú, phần sau đuôi bằng nước ấm, lau sấy khô thường xuyên phòng tránh chó con nhiễm Herpesvirus gây chết đột tử.

– Tuyệt đối không cho chó con ăn ngoài, ăn thêm sữa trong vòng 15 ngày sau sinh. Chó con quen độ ngọt sữa ngoài mà chán sữa mẹ sẽ chết yểu vì không tiếp thu được kháng thể tự nhiên chống bệnh từ mẹ truyền qua sữa.

– Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại, mắt chưa mở, chó con chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt động của chó con lúc này nhờ bản năng như: tìm vú mẹ để bú; chó mẹ vụng về (tức là bản năng không phát triển) người chủ chó phải đưa sát mõm chó con vào đầu vú mẹ lúc này cần theo dõi hành vi của chó mẹ và sự bú sữa của chó con.

– Tẩy giun ngay khi chó con bắt đầu tập ăn ( 25 ngày tuổi).

– Chăm sóc chó mẹ, cho chó mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng (protit gluxit, khoáng và vitamin nhóm A, nhóm B).

– Tránh người lạ, vật lạ tiếp xúc ổ chó 15 ngày sau sinh gây biến đổi tâm lý chó mẹ mà cắn, đè chết chó con. Các cụ xưa gọi là” chó bị phải vía:”.

– Không nên quá quan tâm mà vuốt ve chó mẹ nhiều có thể quá yêu chủ mà chó mẹ bỏ con tựa như “trầm cảm sau sinh” ở người.

– Kiêng tanh mỡ sữa chó mẹ sau sinh phòng tiêu chảy dẫn đến mất sữa.

Nếu thấy chó con không bú, kêu nhiều phải mời bác sĩ thú y đến để xác định cách điều trị và chăm sóc.

Cách Nuôi Chó Con Mới Đẻ, Kinh Nghiệm Nuôi Chó Con Mới Sinh

Với bất cứ loài vật nào, giai đoạn sơ sinh là thời gian phát triển nhanh chóng và rõ rệt nhất. Các chú cún con cũng tương tự, đây là giai đoạn chúng sẽ phải đối diện với nhiều thay đổi từ điều kiện môi trường ngoài bụng mẹ. Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn đọc biết cách nuôi chó con mới đẻ nhanh lớn và phát triển toàn diện nhất.

Nắm bắt đặc điểm sinh lý của chó con

Bạn nên lựa chọn những loại sữa giàu protein, magie và vitamin để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết, thay thế cho sữa mẹ. Bên cạnh đó cũng giúp thúc đẩy sự phát triển và nâng cao đề kháng, hệ miễn dịch cho cún con. Việc này sẽ giúp xây dựng cho cún một nền tảng sức khoẻ từ khi còn nhỏ.

Bạn cũng cần tăng dần lượng sữa cho cún mỗi ngày theo thời gian. Từ 20 ngày tuổi, chó con đã có thể ăn cháo loãng kèm thịt hoặc xương ninh nhừ, giúp bổ sung dinh dưỡng. Ngoài ra, tuỳ theo độ tuổi, bạn có thể bổ sung thêm cho cún con rau xanh, củ quả để chó con đạt thể trạng tốt nhất.

Lưu ý: Một số bạn vì một lý do nào đó mà không có sữa cho chó con uống và sử dụng sữa ông thọ. Đây là điều các bạn cần phải tránh bởi sữa ông thọ hay sữa bò không hề tốt cho bé. Hàm lượng lactose gấp nhiều lần sữa mẹ thì chú chó con chưa thể nào hấp thụ hết được và sẽ dẫn đến có hại cho bé.

Môi trường sống cho chó con mới đẻ

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chăm sóc và tạo môi trường sống tốt nhất cho chó con mới đẻ cũng là điều mà bạn cần lưu ý. Để giúp cún con không bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường ngoài bụng mẹ, bạn cần tạo cho chúng không gian sống ấm áp, thông thoáng, sạch sẽ và khô ráo.

Lưu ý khi nuôi chó con mới đẻ

Bạn có thể hỗ trợ chó con mới đẻ mỗi khi chúng ăn uống, đi lại để hoà nhập nhanh chóng nhất với môi trường sống mới. Đơn giản như việc để đĩa thức ăn trước mặt cún con khi chúng bắt đầu biết ăn, để chúng thấy và tiếp xúc với đồ ăn chẳng hạn.

Cuối cùng, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ thú y và thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ theo lịch để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh bệnh cho cún con. Đặc biệt là các mũi tiêm phòng dại, chống các bệnh đường ruột như bệnh Parvo ở ch ó…

Như vậy, Nuôi Thú vừa gửi tới bạn đọc một vài thông tin hướng dẫn cách nuôi chó con mới đẻ nhanh lớn và phát triển tốt nhất. Hy vọng, những chia sẻ này sẽ hữu ích với bạn!