Chó Con Mới Đẻ Bị Ve / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Cách Nuôi Chó Con Mới Đẻ Bị Mất Mẹ

Hướng dẫn cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ từ A đến Z

Thức ăn cho chó con

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho chó con mới ra đời. Khi vừa sinh ra, tốt nhất chó con nên được bú sữa mẹ trong 24 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, nếu đó là chú chó không may mắn khi vừa được sinh ra đã mất mẹ thì bạn sẽ phải chăm sóc thay cho mẹ của chúng. Mỗi giai đoạn phát triển của chó sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau mà bạn nên lưu ý.

Cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ trong 2 tuần đầu tiên:

Đây là giai đoạn mà chó con cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hệ miễn dịch của chúng được tốt nhất. Bạn hãy mua các loại sữa dành cho chó con để làm thức ăn chính cho chúng. Một số loại sữa tốt nhất bạn có thể tham khảo như Esbilac PetAg, sữa PetLac,…

Pha sữa cho cún con theo công thức: 1 cốc sữa 200ml sẽ cho 1 chút muối ăn, 3 lòng đỏ trứng, 1 thìa canh dầu bắp, 1 thìa café vitamin tổng hợp lỏng.

Cho cún con uống sữa rất đơn giản, bạn chỉ cần cho sữa đã pha vào bình của trẻ nhỏ và để cho chúng uống từ từ.

Theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm chăm sóc chó con thì bạn nên chia nhỏ sữa ra để 1 ngày uống nhiều lần. Nên cho cún con uống sữa đúng thời gian, tốt nhất ngày uống từ 5-6 lần, mỗi lần uống khoảng 15-25ml và cách nhau 2-3 tiếng. Bạn cũng có thể pha sẵn sữa và để tủ lạnh cho cún uống dần.

Thức ăn cho cún con từ 3-6 tuần tuổi:

Khi cún con đã được trên 3 tuần tuổi thì bạn nên cho cún uống sữa khoảng 3-4 tiếng 1 lần và tập cho chúng thói quen với việc ăn cháo.

Bạn hãy trộn 2 thìa thức ăn khô vào hỗn hợp sữa pha cho chúng uống, trộn cho sền sệt như cháo và cho cún dùng xen với sữa.

Hãy duy trì việc ăn cháo cho đến khi cún con được 6 tuần tuổi. Tăng số lần ăn cháo trong ngày để bỏ hẳn thói quen uống sữa.

Tạo môi trường sống cho chó con

Chó con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt của chúng cho nên bạn cần tạo cho chúng môi trường sống phù hợp để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Khi không có sự chăm sóc của chó mẹ, chó con sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị lạnh. Vì vậy bạn cần lắp đèn hoặc lò sưởi cho chúng, hãy lót một lớp đệm để tránh nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp làm bỏng da cún con.

Bạn nên thường xuyên ôm ấp, vuốt ve chó con để chúng dần quen với chủ, khi lớn lên chúng sẽ rất trung thành. Bạn cũng nên cho chúng chơi với những con chó nhỏ cùng lứa để chúng quen với môi trường, thích nghi với hoàn cảnh sống và hòa nhập với cuộc sống xung quanh.

Cách cho chó con đi vệ sinh

Chó con sẽ không thể tự kiểm soát được việc đi vệ sinh của chúng do hệ tiêu hóa còn non nớt. Thường thì việc đi vệ sinh của chó con sẽ do chó mẹ giúp đỡ nhưng nếu không có chó mẹ thì bạn hãy tập cho cún con cách đi vệ sinh từ sớm.

Thời gian lý tưởng để giúp chó con đi vệ sinh là sau khi ăn. Khi cho cún con ăn xong, bạn hãy lấy giấy ướt lau nhẹ vào hậu môn của cún để kích thích đi vệ sinh. Thực hiện cách này cho đến khi cún được 3 tuần tuổi.

Khi cún con đi vệ sinh, bạn hãy quan sát chất lượng phân để kiểm soát tình hình sức khỏe của cún.

Cún con khỏe mạnh sẽ có nước tiểu màu vàng nhạt và trong, nếu nước tiểu màu vàng đậm hoặc cam cho thấy cún con bị thiếu ăn, cần cho chúng ăn thêm đủ chất.

Bình thường phân cún con sẽ có màu nâu và sệt, nhưng nếu phân có màu xanh thì cún con đã bị nhiễm khuẩn, bạn nên đưa cún đi tiêm vacine. Còn nếu thấy phân quá đặc thì khẩu phần ăn của chúng thiếu hoặc quá nhiều dinh dưỡng, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và không nên cho cún ăn quá nhiều trong một ngày.

Phòng bệnh cho chó con

Lúc còn bé, hệ miễn dịch của chó con rất yếu cho nên bạn cần quan tâm chăm sóc chúng thật chu đáo. Bạn nên thường xuyên mang cún con đến bác sĩ thú y để kiểm tra định kỳ và phát hiện cũng như điều trị bệnh sớm nhất.

Nên dẫn cún con đi tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun đúng thời gian. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về chế độ ăn, tẩy giun và tiêm chủng cho chó con. Chó con nên bắt đầu được tiêm chủng ngừa từ 4-6 tuần tuổi và cứ sau đó hai tuần một lần cho đến khi bé được 18 tuần tuổi.

Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ

Muốn có đàn chó con khoẻ mạnh cần chú ý đến chất lượng chó bố và chó mẹ. Khi chó mẹ mang thai và khi nuôi con phải được nuôi dưỡng đầy đủ chất, chú ý chất đạm khoáng và vitamin theo đúng khẩu phần quy định.

Chó con mới sinh chưa thích nghi với điều kiện sống mới, nên phải quan tâm đầy đủ tới chúng như:

– Ổ lót phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.

– Không lót quá nhiều giẻ vải tránh có sơ sinh chui rúc không ra bú mẹ được.

– Đảm bảo nhiệt độ ấm áp thường xuyên, cần sưởi đèn (bóng điện 40W) cho chó con trong tuần lễ đầu sau khi sinh. (nếu nhiệt độ thích hợp chó con tản đều, ngủ tốt; nếu quá lạnh chúng chụm vào nhau, quá nóng bò phân tán nhiều hơn, tỏ ra khó chịu).

– Nhiệt độ ổ chó 26-27oC- độ ẩm < 80% (nên có nhiệt kế. ẩm kế đo để thấp tầm của chuồng). Lưu ý: Sưởi chó con mà không có nhiệt kế kiểm tra có thể gây chết chó con do quá nóng !

– Cho chó con ra ánh sáng tự nhiên chống còi cọc.

– Chó con mới sinh ra phải được bú sữa đầu, vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật.

– Vệ sinh phần bụng vú, phần sau đuôi bằng nước ấm, lau sấy khô thường xuyên phòng tránh chó con nhiễm Herpesvirus gây chết đột tử.

– Tuyệt đối không cho chó con ăn ngoài, ăn thêm sữa trong vòng 15 ngày sau sinh. Chó con quen độ ngọt sữa ngoài mà chán sữa mẹ sẽ chết yểu vì không tiếp thu được kháng thể tự nhiên chống bệnh từ mẹ truyền qua sữa.

– Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại, mắt chưa mở, chó con chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt động của chó con lúc này nhờ bản năng như: tìm vú mẹ để bú; chó mẹ vụng về (tức là bản năng không phát triển) người chủ chó phải đưa sát mõm chó con vào đầu vú mẹ lúc này cần theo dõi hành vi của chó mẹ và sự bú sữa của chó con.

– Tẩy giun ngay khi chó con bắt đầu tập ăn ( 25 ngày tuổi).

– Chăm sóc chó mẹ, cho chó mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng (protit gluxit, khoáng và vitamin nhóm A, nhóm B).

– Tránh người lạ, vật lạ tiếp xúc ổ chó 15 ngày sau sinh gây biến đổi tâm lý chó mẹ mà cắn, đè chết chó con. Các cụ xưa gọi là” chó bị phải vía:”.

– Không nên quá quan tâm mà vuốt ve chó mẹ nhiều có thể quá yêu chủ mà chó mẹ bỏ con tựa như “trầm cảm sau sinh” ở người.

– Kiêng tanh mỡ sữa chó mẹ sau sinh phòng tiêu chảy dẫn đến mất sữa.

Nếu thấy chó con không bú, kêu nhiều phải mời bác sĩ thú y đến để xác định cách điều trị và chăm sóc.

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ

CHÓ SƠ SINH NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Có được một đàn chó chuẩn về gien giống, khỏe về thể chất là mục tiêu và mơ ước của các nhà nhân, chọn giống chó. Thiết nghĩ các hiểu biết cơ bản về chăm sóc chó sơ sinh có vai trò quan trọng, không thể lấy kinh nghiệm thay thế những kiến thức cơ bản. Các nhà nhân giống chó có nhiều kinh nghiệm quý về chăm sóc chó sơ sinh, chó theo mẹ, nhưng để có cơ sở khoa học hơn, chúng ta cần biết một số kiến thức cơ bản để chăm nuôi một đàn chó khỏe mạnh, phát triển tốt về giống và chọn giống.1. Thế nào là đàn chó sơ sinh khỏe mạnh ? Trong vòng 48 giờ đầu, chó con ngủ liên tục, chỉ thức dậy để bú rồi lại ngủ tiếp. Trong khi ngủ,chúng vẫn có các động tác co duỗi, đạp chân, lắc đầu hoặc mút không khí tựa như đang bú, ngủ mê ( mơ ngủ ). Đó là bản năng “luyện tập” hoạt động ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân. Được chó mẹ âu yếm, hỗ trợ liếm láp không những ” hỗ trợ vần động, trở mình” cho con, mà còn liếm vào hậu môn, lỗ tiểu để kích thích bài tiết và “dọn vệ sinh” cho con. Chó con mới sinh có thể nâng đầu lên nhưng chưa thể giữ vững thế, quay cổ, định hướng chưa tốt nên hay bị kẹt mắc vào vải, chất lót đệm ổ. Đặc biệt lưu ý khi để đàn chó ở góc tường, mẹ nằm sát dễ kẹp, đè chết con vừa do bị đè nén, vừa do ngạt thở.

2. Các chỉ số sinh lý, hoạt động cơ bản của chó sơ sinh ? Nhịp tim 160 – 200 lần / phút. Nhịp thở 15 – 35 lần / phút. Thân nhiệt 34,5 – 36,1oC – Sau 4 tuần tuổi thân nhiệt mới đạt 38oC. Vì thế chó con thường hay nằm áp vào da bụng mẹ vừa dễ bú vừa giữ ấm cho mình. Mở mắt từ 10 – 14 ngày. Khả năng nhìn và nghe phản xạ với âm thanh hoàn chỉnh sau 25 ngày tuổi. Biết liếm láp và tập ăn được trong máng ăn vào 21 ngày tuổi.

3. “Sữa đầu” của mẹ quan trọng như thế nào? Trong vòng 36 giờ sau khi sinh, sữa mẹ có chất lượng đặc biệt gọi là “sữa đầu” hay ” sữa non”. Sữa đầu có hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein rất cao.Đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu IgG có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con. Nếu chó mẹ được tiêm vaccine một tháng trước khi mang thai, kháng thể miễn dịch qua sữa mẹ sẽ bảo vệ cho chó con tới lúc 16 tuần tuổi với các bệnh Parvovirus, Carrê và các bệnh truyền nhiễm khác.Nguyên nhân chính của chó sơ sinh chết yểu là do không bú được hoặc rất ít sữa đầu của chó mẹ.4. Quan niệm về “ăn dặm” – Ăn ngoài sữa mẹ của chó sơ sinh ? Cũng giống như ở người, ” không gì thay thế được sữa mẹ !” đặc biệt là sữa đầu. Việc cho chó con ăn dặm sớm là điều bất tắc dĩ, cần cân nhắc và có tư vấn của các bác sỹ Thú y. Trong vòng 36 giờ đầu, tuyệt đối không được cho chó con ăn dặm. Một số chủ chó quá cẩn thận sợ chó con đói đã tự ý cho ăn dặm rất sớm làm cho chó con chán sữa mẹ ( vì độ ngọt của đường lactose sữa mẹ kém hơn sữa ăn dặm). 80- 90 % chó sơ sinh chết yểu do không bú đủ sữa đầu của mẹ. Hai tuần đầu nếu có trục trặc vì chó mẹ mất sữa hoặc đàn con quá đông thì biện pháp tách đànhoặc tìm chó “vú em” là biện pháp tốt nhất thay thế “ăn dặm”. Khái niệm “ăn dặm” và “tập cho chó ăn” vào 21 ngày tuổi nên hiểu là giống nhau.5. Các nguy cơ gây chết yểu chó sơ sinh là gì ? Do chất lượng chó mẹ : Chó mẹ phối giống ngay lần động dục đầu tiên , cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, chó mẹ vụng nuôi chăm con. Chó mẹ ốm yếu, đặc biệt khi mang thai hoặc mắc các bệnh mạn tính như: Ghẻ demodex ( xà mâu ), viêm da lở loét, viêm, u tử cung…Chó mẹ tuổi cao trên 6 năm. Chó mẹ có vấn đề về gien: lai đồng huyết, cận huyết. Chăm sóc kém trong kỳ mang thai. Đẻ quá nhiều con : Các giống chó nhỏ như chihuahua, phốc sóc…số lượng con 3-4/đàn, các giống chó to GSD, GD, Rottweiler… 6 – 8 con / đàn. Vượt quá số con trên, trọng lượng chó sơ sinh quá nhỏ so với bình thường là bất lợi cho sức khỏe của cả đàn con. Do điều kiện chăm sóc của chủ chó trước và sau khi đẻ không hợp lý.Sức khỏe chó con yếu, bị nhiễm giun tròn nặng qua bào thai. Cho ăn dặm quá sớm…

Xã hội hóa không có nghĩa là luôn ép chúng ở trong tình trạng sợ hãi. 1 số điều bạn nên nhớ trong đầu: + Những thứ mà chúng được học sớm sẽ mãi theo chúng suốt cuộc đời. + Trong khoảng từ 1 tháng tới 3 tháng tuổi, chúng sẽ có hầu như những cảm giác, sự vận động và khả năng làm việc. + Hãy dành nhiều tình cảm cho chúng + 1 ít huấn luyện trong lúc chơi và chơi trong lúc huấn luyện. Hãy để việc huấn luyện luôn vui vẻ. + 1 khi BSTY bảo nó có thể tiếp xúc với bên ngoài, bạn hãy giới thiệu chúng với thế giới xung quanh. Hãy cho chúng sự động viên, giúp đỡ khi chúng bắt đầu khám phá thế giới xung quanh. Chải lông: Chải lông hàng ngày giúp chúng trở nên bình tĩnh hơn, có những hành động tốt hơn, thêm thời gian thân thiện với chúng. Trong thời gian đầu, có thể chúng không thích, hoặc không cần, nhưng bạn hãy vẫn chải lông hàng ngày cho chúng. Chăm sóc bàn chân, tai mũi miệng: Khi chúng trở nên mệt mỏi, hãy để ý kỹ bàn chân, tai, mũi và vạch miệng chúng ra kiểm tra. Bạn có thể dùng tay mát sa lợi cho chúng, việc này sẽ giúp bạn chăm sóc răng lợi cho chúng sau này 1 cách dễ dàng. Hãy khen, nịnh chúng khi chúng cho bạn chăm sóc. Cho ăn: Đây là 1 quá trình quan trong trong việc xã hội hóa chúng. Hãy tạo cho chúng 1 thói quen là lúc cho ăn là lúc hạnh phúc bằng cách khen chúng như chúng rất ngoan và đặt bát thức ăn xuống sàn. Bạn có thể vừa đặt bát xuống rồi gọi chúng lại, đây cũng là 1 cách đơn giản cho việc huấn luyện chúng cháy lại chỗ bạn 1 điều nên ghi nhớ là hãy khen và thưởng cho chúng khi chúng làm đúng ý bạn.

Cách Chăm Sóc Mèo Mẹ Mới Đẻ Con, Kinh Nghiệm Chăm Sóc Mèo Đẻ

Cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ như thế nào cho đúng không phải là việc mà ai cũng có thể làm được. Nếu không chăm sóc mèo mẹ đúng cách thì sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sức khoẻ của mèo mẹ mà cả mèo con.

Vậy làm thế nào để chăm sóc mèo mẹ mới đẻ đúng cách, đảm bảo sức khoẻ cho mèo mẹ trong quá trình chăm sóc đàn con? Hôm nay, Nutrience sẽ giúp các bạn độc giả, những người yêu mến những chú mèo giải quyết được vấn đề này!

Đối với mèo mẹ, có rất nhiều thứ để người chủ cần phải quan tâm và lưu ý, từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, việc cung cấp tiện nghi,…

Trong quá trình sinh nở và ngay sau khi sinh, mèo mẹ hầu như không quan tâm đến việc ăn uống. Tuy vậy sau 24 tiếng sau khi sinh con, mèo sẽ ăn rất nhiều. Vì khi sinh một chú mèo con mèo mẹ đã tốn khá nhiều năng lượng nên nó cần ăn nhiều để có thể cung cấp dinh dưỡng cho mèo sơ sinh.

Trên thực tế, các bác sĩ thú y khuyên rằng, cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ sau khi sinh tốt nhất là cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Điều này sẽ cung cấp thêm calo cho mèo mẹ và giúp chúng sản xuất ra nhiều sữa hơn để chăm sóc con. Một số mèo mẹ ăn nhiều hơn gấp 4 lần so với bình thường khi chúng nuôi con.

Sau khoảng 1 tháng sinh con, mèo mẹ bắt đầu cai sữa cho mèo con, khi đó bạn có thể điều chỉnh lại lượng thức ăn, giảm lượng thức ăn ăn từ từ và đưa mèo trở lại chế độ ăn uống như một chú mèo trưởng thành như lúc ban đầu.

Để mèo tiếp cận với thức ăn một cách dễ dàng

Trong một vài tuần sau khi mèo mẹ mới sinh, nó sẽ dành hầu hết thời gian dể chăm sóc con của mình nên chưa thể điều chỉnh lại thân nhiệt và tìm kiếm thức ăn như ban đầu. Vì vậy, bạn cần mang tô thức ăn lại gần ổ của mèo để nó dễ dàng ăn uống.

Thực phẩm ướt hoặc thực phẩm tự chế biến là sự lựa chọn tốt nhất cho mèo đẻ vì chúng chứa lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên vì đặc điểm của các loại thức ăn này dễ hỏng nên bạn cũng có thể bổ sung thêm một cách thường xuyên thức ăn khô vào tô ăn của mèo mẹ.

Không phải tất cả thức ăn cho mèo đều giống nhau và thực sự tốt cho mèo mẹ. Hãy tìm thức ăn cho mèo mẹ loại thức ăn chuyên cung cấp dinh dưỡng đối với mèo mẹ đang cho con bú hoặc một loại thức ăn hảo hạng cho mèo ở mọi giai đoạn sống và lứa tuổi, đây là cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ mà ai cũng nên làm. Để đảm bảo chất lượng, bạn cũng có thể tìm kiếm thức ăn cho mèo đã được chứng nhận phù hợp.

Mèo mẹ sẽ cần rất nhiều protein để giữ cho mình khỏe mạnh, và cung cấp dinh dưỡng cho mèo con của mình. Vì vậy cần đảm bảo chất lượng thức ăn cho mèo sẽ cung cấp đủ protein. Nếu mèo con có những biểu hiện như thường xuyên kêu ồn ào hoặc có những biểu hiện khó chịu, nó có thể là dấu hiệu cho thấy người mẹ không nhận đủ chất đạm.

Một vài đặc điểm sau khi mèo mẹ mới sinh con

Bạn không cần thường xuyên đến gần và dọn dẹp ổ của mèo con vì mèo mẹ sẽ tự dọn dẹp ổ của mình cũng như các con. Bạn chỉ thay giấy và khăn lót khi thấy cảm thấy chúng đã bị bẩn để đảm bảo chỗ ngủ của mèo sạch sẽ.

Sẽ có những trường hợp sau khi đẻ, mèo mẹ không ăn, có hiện tượng tiêu chảy, nôn, co giật, cách chăm sóc mèo mẹ mới đẻ tốt nhất lúc này là phải nhanh chóng đem mèo đến bệnh viện thú y để được khám và điều trị.

Hãy để mèo mẹ nuôi mèo con trong 7-9 tuần vì hầu hết mèo con sẽ bú mèo mẹ trong khoảng thời gian 8 tuần. Chỉ nên tách mẹ con cho đến khi mèo con được 10 tuần tuổi.

Bạn và người nhà nên hạn chế tiếp xúc với khu vực sinh con và nuôi con của mèo. Tuyệt đối không cho người lạ lại gần khu vực mèo đẻ, chúng sẽ bị kích thích và tha con đi nơi khác, không cho con bú hay cắn chết con.