Chó Con Mới Đẻ Bị Lòi Ruột / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Xót Xa Con Gái Mới Sinh Bị Lòi Ruột Ra Ngoài Sau Khi Chồng Tự Đỡ Đẻ Cho Vợ Tại Nhà Vì Không Có Tiền Đi Bệnh Viện

Vì hoàn cảnh khó khăn, anh Biên (26 tuổi, ở huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) ở nhà đỡ đẻ cho vợ. Từ khi mang thai cho tới lúc sinh cả hai đứa con, vợ anh chưa từng biết đến đi khám, siêu âm… Khi con sinh ra lòi toàn bộ phần ruột ra ngoài, anh bàng hoàng sửng sốt.

Gần một ngày nay, vợ chồng anh Thèn Văn Biên (26 tuổi, ở xã Làng Đôn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) ngược xuôi ở Bệnh viện Nhi Trung Ương ngóng chờ tin đứa con mới chào đời được 2 ngày hồi tỉnh sau khi vừa trải qua ca phẫu thuật. Con của anh Biên bị thoát vị thành bụng (lòi ruột) khi vừa sinh ra.

Nắm chặt tay vợ ngoài hành lang bệnh viện, anh Biên cho biết: “Nếu không có những mạnh thường quân giúp đỡ tiền bạc thuê xe cấp cứu đưa con từ Hà Giang xuống Hà Nội cấp cứu thì e rằng con tôi đã không còn”.

Cách đây hơn 5 năm, anh Biên cùng chị Lèng Thị Nhỉnh (23 tuổi) nên duyên vợ chồng. Cuộc sống ở quê khó khăn, không có công việc ổn định nên chỉ quanh quẩn nương rẫy và chăn nuôi gia súc. Làm lụng cũng chỉ đủ ăn nên kể từ khi mang thai đứa con trai đầu lòng đến bụng mang dạ chửa đứa con thứ 2, chị Nhỉnh chưa từng biết đến việc siêu âm, khám thai… hay qua bàn tay thăm khám của bác sĩ.

“Không có tiền nên cả người con đầu và cháu thứ 2, vợ tôi đều tự sinh ở nhà. Tôi trực tiếp là người đỡ đẻ cho vợ sau đó tự tay cắt dây rốn cho con”, anh Biên nói.

Chiều ngày 10/11, anh Biên đang đi ra ngoài thì nhận được điện thoại của vợ báo tin chuyển dạ. Anh tức tốc chạy về nhà tự tay đỡ đẻ cho vợ. Việc làm này anh cũng chưa từng học qua trường lớp nào cả mà chỉ nghe dân làng truyền tai nhau rồi tự làm.

“Khi con gái thứ 2 ra đời, tôi giật mình vì con lòi gần hết phần ruột ra ngoài. Tôi vội vàng gọi y tá dưới trạm xá xã lên rồi đi vay mượn tiền anh em họ hàng nhanh chóng đưa mẹ con đi bệnh viện”, anh Biên chia sẻ. Vợ sinh nhưng trong người anh không có nổi một triệu đồng để trang trải viện phí.

Khi lên đến bệnh viện huyện các bác sĩ cho biết, cháu bé rất nguy hiểm đến tính mạng cần được chuyển lên tuyến trên. Trong tình huống cấp bách ấy, anh Biên đã nghĩ đến chuyện đưa con về. Thế nhưng khi biết chuyện một số mạnh thường quân đã đứng ra giúp đỡ, thuê xe cấp cứu đưa mẹ con chị Nhình xuống Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội cấp cứu.

Chiều tối ngày 11/11 cháu bé được đưa tới bệnh viện, các bác sĩ xác định cháu bé bị thoát vị thành bụng. Đến khoảng 23h30, các bác sĩ có gọi vợ chồng anh và chị Tâm ở nhóm thiện nguyện vào chia sẻ về bệnh tình con gái anh và yêu cầu gia đình ký giấy cam đoan để tiến hành phẫu thuật.

Hiện tại, cháu bé đã được các bác sĩ phẫu thuật xong, phần ruột bị lòi ra ngoài đã được xử lý. Tuy nhiên, bé vẫn đang nằm trong phòng cách ly, sức khỏe còn yếu và nguy cơ tử vong cao nên chưa ai được vào thăm. Bé gái sơ sinh được các bác sĩ đặt tên là Thèn Thị Liên.

“Các bác sĩ bảo hiện tại không tiên lượng trước điều gì, vợ chồng tôi chỉ mong con sớm bình phục trở về với gia đình”, anh Biên tâm sự.

Kinh tế gia đình khó khăn, mọi chi phí khi vợ chồng anh xuống đây đều được giúp đỡ, còn chi phí phẫu thuật hiện nay chưa rõ bảo hiểm có thanh toán không.

Vì sức khỏe yếu sau ca sinh nở nên chị Nhỉnh vẫn rất mệt mỏi. Khuôn mặt tái nhợt, chị chia sẻ, khi sinh con ra chị chưa kịp nhìn con, lúc đó mệt quá nên chị ngất lịm đi không biết gì. “Nghĩ thương con nên vừa sinh cháu xong, tôi cũng gắng gượng cùng chồng xuống Hà Nội để điều trị cho con. Từ qua đến nay, tôi cũng chỉ được nghe chồng kể chứ chưa được gặp con”, chị Nhỉnh nói.

Chị Tâm (một trong những nhà hảo tâm) túc trực ở Hà Nội đón gia đình anh Biên cho hay, sau khi bé phẫu thuật xong, bác sĩ cũng cho biết cháu giờ vẫn còn yếu cần được chăm sóc. Hiện giờ sức khỏe của bé chưa thể nói trước được điều gì, phải tiếp tục nằm viện để theo dõi.

Cách Nuôi Chó Con Mới Đẻ Bị Mất Mẹ

Hướng dẫn cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ từ A đến Z Thức ăn cho chó con

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho chó con mới ra đời. Khi vừa sinh ra, tốt nhất chó con nên được bú sữa mẹ trong 24 giờ đầu tiên. Tuy nhiên, nếu đó là chú chó không may mắn khi vừa được sinh ra đã mất mẹ thì bạn sẽ phải chăm sóc thay cho mẹ của chúng. Mỗi giai đoạn phát triển của chó sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau mà bạn nên lưu ý.

Cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ trong 2 tuần đầu tiên:

Đây là giai đoạn mà chó con cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hệ miễn dịch của chúng được tốt nhất. Bạn hãy mua các loại sữa dành cho chó con để làm thức ăn chính cho chúng. Một số loại sữa tốt nhất bạn có thể tham khảo như Esbilac PetAg, sữa PetLac,…

Pha sữa cho cún con theo công thức: 1 cốc sữa 200ml sẽ cho 1 chút muối ăn, 3 lòng đỏ trứng, 1 thìa canh dầu bắp, 1 thìa café vitamin tổng hợp lỏng.

Cho cún con uống sữa rất đơn giản, bạn chỉ cần cho sữa đã pha vào bình của trẻ nhỏ và để cho chúng uống từ từ.

Theo lời khuyên của những người có kinh nghiệm chăm sóc chó con thì bạn nên chia nhỏ sữa ra để 1 ngày uống nhiều lần. Nên cho cún con uống sữa đúng thời gian, tốt nhất ngày uống từ 5-6 lần, mỗi lần uống khoảng 15-25ml và cách nhau 2-3 tiếng. Bạn cũng có thể pha sẵn sữa và để tủ lạnh cho cún uống dần.

Thức ăn cho cún con từ 3-6 tuần tuổi:

Khi cún con đã được trên 3 tuần tuổi thì bạn nên cho cún uống sữa khoảng 3-4 tiếng 1 lần và tập cho chúng thói quen với việc ăn cháo.

Bạn hãy trộn 2 thìa thức ăn khô vào hỗn hợp sữa pha cho chúng uống, trộn cho sền sệt như cháo và cho cún dùng xen với sữa.

Hãy duy trì việc ăn cháo cho đến khi cún con được 6 tuần tuổi. Tăng số lần ăn cháo trong ngày để bỏ hẳn thói quen uống sữa.

Tạo môi trường sống cho chó con

Chó con không thể tự điều chỉnh thân nhiệt của chúng cho nên bạn cần tạo cho chúng môi trường sống phù hợp để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Khi không có sự chăm sóc của chó mẹ, chó con sẽ trở nên yếu ớt và dễ bị lạnh. Vì vậy bạn cần lắp đèn hoặc lò sưởi cho chúng, hãy lót một lớp đệm để tránh nguồn nhiệt tiếp xúc trực tiếp làm bỏng da cún con.

Bạn nên thường xuyên ôm ấp, vuốt ve chó con để chúng dần quen với chủ, khi lớn lên chúng sẽ rất trung thành. Bạn cũng nên cho chúng chơi với những con chó nhỏ cùng lứa để chúng quen với môi trường, thích nghi với hoàn cảnh sống và hòa nhập với cuộc sống xung quanh.

Cách cho chó con đi vệ sinh

Chó con sẽ không thể tự kiểm soát được việc đi vệ sinh của chúng do hệ tiêu hóa còn non nớt. Thường thì việc đi vệ sinh của chó con sẽ do chó mẹ giúp đỡ nhưng nếu không có chó mẹ thì bạn hãy tập cho cún con cách đi vệ sinh từ sớm.

Thời gian lý tưởng để giúp chó con đi vệ sinh là sau khi ăn. Khi cho cún con ăn xong, bạn hãy lấy giấy ướt lau nhẹ vào hậu môn của cún để kích thích đi vệ sinh. Thực hiện cách này cho đến khi cún được 3 tuần tuổi.

Khi cún con đi vệ sinh, bạn hãy quan sát chất lượng phân để kiểm soát tình hình sức khỏe của cún.

Cún con khỏe mạnh sẽ có nước tiểu màu vàng nhạt và trong, nếu nước tiểu màu vàng đậm hoặc cam cho thấy cún con bị thiếu ăn, cần cho chúng ăn thêm đủ chất.

Bình thường phân cún con sẽ có màu nâu và sệt, nhưng nếu phân có màu xanh thì cún con đã bị nhiễm khuẩn, bạn nên đưa cún đi tiêm vacine. Còn nếu thấy phân quá đặc thì khẩu phần ăn của chúng thiếu hoặc quá nhiều dinh dưỡng, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và không nên cho cún ăn quá nhiều trong một ngày.

Phòng bệnh cho chó con

Lúc còn bé, hệ miễn dịch của chó con rất yếu cho nên bạn cần quan tâm chăm sóc chúng thật chu đáo. Bạn nên thường xuyên mang cún con đến bác sĩ thú y để kiểm tra định kỳ và phát hiện cũng như điều trị bệnh sớm nhất.

Nên dẫn cún con đi tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun đúng thời gian. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về chế độ ăn, tẩy giun và tiêm chủng cho chó con. Chó con nên bắt đầu được tiêm chủng ngừa từ 4-6 tuần tuổi và cứ sau đó hai tuần một lần cho đến khi bé được 18 tuần tuổi.

Cách Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ, Chó Con Mới Đẻ Mất Mẹ

Cách chăm sóc chó đẻ, chó con sơ sinh

Với những con chó đang mang thai, đến gần thời kỳ sinh nở, chúng sẽ tự làm ổ cho mình. Chúng thường chon những nơi yên tĩnh, đủ ấm để bắt đầu quá trình chuyển dạ. Khi chó mẹ bắt đầu quá trình sinh nở bạn cũng không nên tới gần tránh làm phiền đến việc chuyển dạ , sinh con của chúng.

Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt, chưa mở mắt cũng chưa bò được. Nhưng bạn chớ lo lắng chúng sẽ tự biết cách tìm đến vú mẹ. Điều bạn nên làm lúc này là chuẩn bị đồ ăn gồm cháo, nước, sữa để gần ổ cho chó mẹ ăn giúp phục hồi sức khỏe sau sinh và nhanh có sữa cho chó con bú.

Vài ngày sau khi chó con chào đời, bạn chỉ nên đứng từ xa quan sát. Không nên lại gần ổ của chúng trừ lúc cho ăn do chó mẹ lúc này sợ mất con nên rất hung dữ. Nếu thấy ổ chó chưa đủ ấm,chỉ cần thêm vài chiếc quần áo cũ để giữ ấm cho chó con, có thể thắp điện sưởi.

Chó sơ sinh được 3-4 ngày tuổi bạn lưu ý thay lót ổ cho chúng, để ý nếu thấy chó con kêu nhiều tức là nguồn sữa mẹ không đủ. Lúc này, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ngoài bằng cách đổ ra tách để chúng tự liếm.

Khi chó con được 2 tuần, nên cho chó ăn dặm cháo nấu với thịt, sau đó thêm các thức ăn như rau, củ một cách từ từ trong khẩu phần ăn của chúng.

Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó mẹ rất quan trọng, nên bạn lưu ý bổ sung đầy đủ chất để chó mẹ có sữa nuôi con.

Khi đàn chó đã quen với sự xuất hiện của bạn, nên chú ý vệ sinh ổ chó để tránh ký sinh trùng gây tổn hại đến đàn chó con của bạn. Thường xuyên thay lót ổ, quét dọn khu vực ổ chó để lọai trừ vi khuẩn gây bệnh.

Cách nuôi chó con mới đẻ mất mẹ

Vì lý do không mong muốn nào đó mà chó con bị mất mẹ ngay từ lúc mới sinh. Lúc này, bạn cần chăm sóc cho chó thật chu đáo để chó phát triển tốt, không bị còi cọc cũng như bệnh tật do không có nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ.

1. Làm ổ cho chó con mất mẹ

Tùy theo số lượng chó trong đàn mà bạn chuẩn bị ổ cho chó. Lưu ý khi chuẩn bị ổ cho chó mới sinh phải đủ rộng, đủ ấm, đủ ánh sáng để chó có thể tắm nắng, không bị còi cọc. Việc đặt ổ chó ở nơi thông thoáng còn giúp ngăn ngừa ký sinh trùng như bọ chét, ve chó làm hại cún cưng của bạn và tránh được mùi hôi của ổ chó.

Với chó mới sinh cần không gian yên tĩnh nên bạn cũng không nên làm phiền chúng, không nên để ổ chó gần những loại vật nuôi khác.

Chó con mới chào đời cơ thể yếu ớt nên bổ sung bóng đèn để gần ổ sưởi ấm cho chúng.

2. Dinh dưỡng cho chó con mới đẻ

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của chó sơ sinh. Tuy nhiên, với chó mất mẹ, bạn nên đảm bảo nguồn dinh dưỡng đầy đủ để cún không bị ốm.

Bạn có thể mua sữa cho chó mới sinh ngoài cửa hàng hoặc cho cún uống sữa bò. Sử dụng xi lanh bơm sữa vào miệng thú cưng hoặc có thể dụng bình sữa cho chúng bú. Cứ sau 2 giờ thì cho chúng ăn 1 lần. Biểu hiện của chúng khi đói là chúng kêu và bò đi tìm đồ ăn.

Chó con mới đẻ không thể tự đi vệ sinh mà chó mẹ sẽ liếm vùng hậu môn của chó con để kích thích chúng đi vệ sinh. Với chó không còn mẹ, bạn nên lấy bông gòn thấm một ít nước rồi chấm vào vùng hậu môn, giúp chúng đi vệ sinh. Nên thực hiện sau khi cho chó uống sữa.

Khi chó đã lớn hơn được khoảng 5- 10 ngày tuổi, bạn nên huấn luyện cho chó biết cách tự ăn bằng cách rót sữa ra đĩa để chúng liếm.

3. Cho chó con mới đẻ ăn dặm

Chó con được 2 tuần tuổi là lúc chúng đã đi rất tốt và mắt có thể nhìn rất rõ các vật xung quanh. Đây là thời điểm thích hợp để cho cún ăn dặm cháo. Bắt đầu tập ăn dặm cho cún, bạn không nên nấu cháo quá đặc, sẽ làm chúng nhanh chán. Cháo có thể nấu cùng thịt.

Khi đã quen với việc ăn dặm khoảng 1 tuần, bạn có thể kết hợp cho cún ăn thêm rau thái nhỏ, luộc mềm và kết hợp thêm những thực phẩm khác để cún làm quen với mùi vị của thức ăn.

Lúc này, lượng sữa trong khẩu phần ăn sẽ giảm đi. Tốt nhất nên duy trì 2 bữa/ ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

3 Vệ sinh và phòng bệnh cho chó con mới đẻ

Chó con được 2 tuần tuổi bạn có thể tắm bằng nước ấm cho cún, không nên tắm quá lâu, tầm 5 phút là đủ, sau khi tắm lau khô người và phơi nắng.

Ổ lót của thú cưng cần được thay mới 2 ngày/ 1 lần. Khu vực xung quanh ổ chó không nên để cây cối rậm rạp sẽ là nguồn lây nhiễm ký sinh trùng cho cún.

Nên tập cho chó con khu vực đi vệ sinh riêng với khu vực ổ để bạn nhàn hơn trong khâu dọn dẹp cũng như để cún không mắc bệnh

Chó con được 3 tuần tuổi là bạn có thể tẩy giun cho chúng. Sau khi đủ 2 tháng tuổi có thể dùng thuốc diệt ve chó để loại bỏ ve trên cơ thể chúng và chỗ nằm. Lưu ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Chó Con Mới Đẻ Uống Sữa Gì? Giá Bán, Nơi Bán Sữa Cho Chó Con Mới Đẻ

I. Chó con mới đẻ nên uống sữa gì?

Thú cưng cũng giống như con người, đặc biệt là từ lúc mới sinh ra, hệ tiêu hóa và các bộ phận trong cơ thể vẫn chưa phát triển hoản thiện. Thời gian đầu tiên đều phải dựa hoàn toàn vào sữa mẹ để hấp thu dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, phát triển hệ miễn dịch,…. Nếu chó mẹ sinh xong ít sữa, bạn nên cho dùng thức ăn kích sữa PetMum để sữa về nhiều.

Nếu vì lý do nào đó mà chó con không thể bú được sữa mẹ thì người nuôi phải cho chó con uống sữa thay thế.

Để nuôi chó con mất mẹ là một việc không dễ dàng, và khi dùng sữa thay thế, không phải loại sữa nào cũng được. Vì nếu dùng không đúng sữa sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của chó con.

KHÔNG cho chó con uống sữa của người. Nhiều người nuôi chó ít kinh nghiệm thường lấy sữa dành cho người cho chó con uống, điều này là rất nguy hiểm. Sở dĩ như vậy là vì sữa dành cho người chứa những thành phần mà chó con không tiêu hóa được, có thể gây tiêu chảy và ngộ độc, lâu dài sẽ còi cọc, gầy yếu, lông không phát triển,…

Để đảm bảo cho sự phát triển của chó con, bạn chỉ nên sử dụng các loại sữa chuyên biệt dành riêng cho chó con. Và để yên tâm và đảm bảo tốt nhất cho sự phát triển của cún, bạn chỉ nên chọn những thương hiệu sữa cho chó nổi tiếng, có uy tín, được người tiêu dùng ưa chuộng.

II. Các loại sữa tốt nhất cho chó con

Dựa theo các tiêu chí cốt yếu để lựa chọn một loại sản phẩm tốt cho sự phát triển toàn diện của cún con, nhất là dựa trên sự tín nhiệm của người tiêu dùng và giá thành sản phẩm. Có những dòng sản phẩm sau bạn nên sử dụng cho cún con của mình:

1. Sữa PetWhey đã tách Lactose

PetWhey là sữa whey cho chó con đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài việc có đầy đủ mọi loại dinh dưỡng cho chó con thì điểm quan trọng nhất của PetWhey là được tách hoàn toàn Lactose, một loại đường mà chó con không tiêu hóa được, nên hoàn toàn không gây tiêu chảy cho, giúp chó con hấp thu được tối đa dinh dưỡng.

Đây là dòng sữa bột dành cho cả chó và mèo, cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng dồi dào, thiết yếu, giúp chó con nhanh chóng phát triển và cân bằng hệ tiêu hóa. Đặc biệt hơn, sữa thường được chia thành những túi nhỏ 100g rất tiện dụng cho người tiêu dùng, nhất là những người có khả năng kinh tế hạn hẹp.

Tùy từng cửa hàng bán lẻ, giá mỗi gói Bio Mikl 100g thường dao động từ 29.000 – 35.000đ. Mỗi lần sử dụng chúng ta chỉ cần cho bột 1 muỗng 5g bột vào 20ml nước ấm rồi cho cún con uống là được. Mỗi lần pha như vậy dùng được từ 4 – 5 lần/ngày.

3. Sữa bột PetLac

PetLac là thương hiệu sữa bột cho cún con sơ sinh có tác dụng tương tự như sữa chó mẹ đến từ PetAg của Mỹ rất được ưa chuộng trên thị trường. Sữa được cung cấp dưới dạng lon, hướng dẫn sử dụng được in trên lon và có một muỗng nhỏ để bạn dễ dàng đong được lượng sữa bột cần thiết để pha chế. So với Bio Milk, giá của mỗi lon PetLac 300g giá khá cao, dao động từ 250.000 – 300.000đ tùy nhà phân phối.

4. Sữa bột EsbiLac

EsbiLac cũng là một dòng sữa dành cho chó con nổi tiếng cũng đến từ Mỹ được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. EsbiLac cung cấp dưỡng chất rất dồi dào, đặc biệt là vitamin, khoáng chất, protein, chất béo và carbohydrates, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cún con.

Nhờ chất lượng vượt trội, sữa EsbiLac có giá rất cao, mỗi lon 793g có giá dao động từ 486.000 – 525.000đ. Dòng sữa này cũng có tác dụng rất tốt trong việc hồi phục sức khỏe cho chó mẹ sau sinh.

Các dòng sữa chuyên dụng dành cho chó con sơ sinh thường có giá thành rất đắt nên trước khi chọn mua bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, công dụng, giá thành,…để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho cún con của mình và khả năng kinh tế của bản thân.

Khi chó con vừa mới sinh, chẳng may chó mẹ mất, nếu chưa mua kịp sữa bột cho chó, bạn có thể dùng tạm sữa bột dành cho trẻ con hoặc sữa không béo như sữa dê để chó uống tạm. Tuyệt đối không dùng sữa tươi hoặc sữa đậu nành.

Khi chó được 2 tháng tuổi, bạn có thể cho chó ăn sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa vì sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, nếu cún con chưa đủ 2 tháng tuổi, tuyệt đối không cho chúng sử dụng.

Sau khi cho cún con sử dụng sữa bột, loại chuyên dụng, cần chú ý quan sát xem cún có biểu hiện gì bất thường không. Nếu có thì cần chú ý cân đối lại liều lượng.

Chỉ nên mua sữa ở những cơ sở, địa điểm uy tín, chất lượng để tránh mua nhầm sản phẩm kém chất lượng.

Chăm Sóc Chó Con Mới Đẻ

Muốn có đàn chó con khoẻ mạnh cần chú ý đến chất lượng chó bố và chó mẹ. Khi chó mẹ mang thai và khi nuôi con phải được nuôi dưỡng đầy đủ chất, chú ý chất đạm khoáng và vitamin theo đúng khẩu phần quy định.

Chó con mới sinh chưa thích nghi với điều kiện sống mới, nên phải quan tâm đầy đủ tới chúng như:

– Ổ lót phải đảm bảo sạch sẽ, khô ráo.

– Không lót quá nhiều giẻ vải tránh có sơ sinh chui rúc không ra bú mẹ được.

– Đảm bảo nhiệt độ ấm áp thường xuyên, cần sưởi đèn (bóng điện 40W) cho chó con trong tuần lễ đầu sau khi sinh. (nếu nhiệt độ thích hợp chó con tản đều, ngủ tốt; nếu quá lạnh chúng chụm vào nhau, quá nóng bò phân tán nhiều hơn, tỏ ra khó chịu).

– Nhiệt độ ổ chó 26-27oC- độ ẩm < 80% (nên có nhiệt kế. ẩm kế đo để thấp tầm của chuồng). Lưu ý: Sưởi chó con mà không có nhiệt kế kiểm tra có thể gây chết chó con do quá nóng !

– Cho chó con ra ánh sáng tự nhiên chống còi cọc.

– Chó con mới sinh ra phải được bú sữa đầu, vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể giúp chó con chống đỡ bệnh tật.

– Vệ sinh phần bụng vú, phần sau đuôi bằng nước ấm, lau sấy khô thường xuyên phòng tránh chó con nhiễm Herpesvirus gây chết đột tử.

– Tuyệt đối không cho chó con ăn ngoài, ăn thêm sữa trong vòng 15 ngày sau sinh. Chó con quen độ ngọt sữa ngoài mà chán sữa mẹ sẽ chết yểu vì không tiếp thu được kháng thể tự nhiên chống bệnh từ mẹ truyền qua sữa.

– Khi mới sinh chó chưa có răng, lỗ khe tai đóng lại, mắt chưa mở, chó con chuyển động rất khó khăn, mọi hoạt động của chó con lúc này nhờ bản năng như: tìm vú mẹ để bú; chó mẹ vụng về (tức là bản năng không phát triển) người chủ chó phải đưa sát mõm chó con vào đầu vú mẹ lúc này cần theo dõi hành vi của chó mẹ và sự bú sữa của chó con.

– Tẩy giun ngay khi chó con bắt đầu tập ăn ( 25 ngày tuổi).

– Chăm sóc chó mẹ, cho chó mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng (protit gluxit, khoáng và vitamin nhóm A, nhóm B).

– Tránh người lạ, vật lạ tiếp xúc ổ chó 15 ngày sau sinh gây biến đổi tâm lý chó mẹ mà cắn, đè chết chó con. Các cụ xưa gọi là” chó bị phải vía:”.

– Không nên quá quan tâm mà vuốt ve chó mẹ nhiều có thể quá yêu chủ mà chó mẹ bỏ con tựa như “trầm cảm sau sinh” ở người.

– Kiêng tanh mỡ sữa chó mẹ sau sinh phòng tiêu chảy dẫn đến mất sữa.

Nếu thấy chó con không bú, kêu nhiều phải mời bác sĩ thú y đến để xác định cách điều trị và chăm sóc.