Mèo con rất háu ăn nên gần như không thể kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể, gây áp lực lên hệ tiêu hoá và dễ dẫn đến tình trạng mèo bị tiêu chảy.
Ăn thức ăn không đúng với độ tuổi cũng là nguyên nhân khiến mèo con dễ bị bệnh, như trong trường hợp ăn thức ăn khô như hạt và ăn phải loại của mèo trường thành. Chưa kể đến việc hạt đối với một số mèo con mới sinh là khá cứng, mèo con sẽ khó tiêu hoá nếu ăn phải.
Khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo hoặc chất đạm protein như gan, tim, thịt đỏ, hoặc thực phẩm ôi thiu, bị hỏng hoặc không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến mèo con bị tiêu chảy.
Mèo con rất hay tò mò và có xu hướng ăn và nhai những thứ chúng không nên ăn. Đôi khi những đồ ăn mà mèo con nuốt vào có thể khá độc hại và dễ dàng gây ra một loạt các triệu chứng khác, trong đó có tiêu chảy. Tiếp xúc với hóa chất, thậm chí là các loại thuốc tiêu diệt bọ chét và ve, cũng có thể gây độc cho mèo con và gây ra tình trạng tiêu chảy.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác mà nhiều người nuôi mèo con không biết đó chính là việc cho mèo con uống sữa của người lớn. Trong trường hợp bạn mang mèo con về nuôi mà không có mèo mẹ, việc bổ sung sữa của người lớn khiến mèo con không dung nạp được lactose, việc dư đạm quá nhiều cũng khiến mèo con bị tiêu chảy.
Căng thẳng từ môi trườngGiống như con người, mèo con có thể bị căng thẳng trong cuộc sống. Khi bé mèo con bước vào một ngôi nhà mới hoặc bị sợ hãi bởi một thứ gì đó trong môi trường sống – như gặp một con chó hoặc một đứa trẻ, nó có thể bị tiêu chảy như là một phần của phản ứng của cơ thể trước các kích thích của tâm lý.
Tác dụng phụ của thuốcMặc dù việc tiêm phòng cho mèo là rất quan trọng, tuy nhiên bản chất của việc tiêm phòng là giúp mèo tạo hệ miễn dịch bằng cách đưa từ từ mầm bệnh vào cơ thể. Với những bé mèo có hệ miễn dịch còn quá yếu có thể gây nên một số tác dụng phụ. Không may tiêu chảy là tác dụng phụ phổ biến của một số loại thuốc và bạn cần gọi cho bác sĩ thú y nếu bạn nghĩ rằng thú cưng của bạn đang bị tiêu chảy hoặc bị ảnh hưởng bởi bất kỳ tác dụng phụ tiềm ẩn nào khác của thuốc.
Mèo con trong tầm 2 tháng tuổi trở lại là độ tuổi hệ tiêu hóa của mèo còn yếu, các tác nhân ký sinh có thể dễ dàng xâm nhập (qua đường ăn, môi trường hoặc mèo mẹ). Ký sinh trùng đường ruột làm tổ trong đường ruột của mèo con và các loài động vật khác gây viêm mạc đường ruột, khiến mèo con bị tiêu chảy.
Đôi khi, ký sinh trùng hoặc trứng của chúng sẽ thoát ra khỏi cơ thể trong phân, nhưng vẫn cần có thêm những lần xét nghiệm đặc biệt khác để chẩn đoán loại giun và điều trị các hậu quả mà sự lây nhiễm này gây ra.
Nhiễm các bệnh truyền nhiễm do virusCác bệnh truyền nhiễm như giảm bạch cầu ở mèo là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến và gây tỉ lệ tử vong ở mèo cao, đặc biệt là mèo con. Nếu mèo con có các triệu chứng ngoài tiêu chảy như ói mửa, chảy dịch hôi tanh, bỏ ăn,… Bạn cần mang mèo ra thú ý nhanh nhất có thể để điều trị.
Cách điều trị khi mèo con bị tiêu chảyĐối với việc mèo con đi ngoài do chế độ thức ăn, khi cơ thể của bé điều chỉnh được để thích nghi với thức ăn mới, bệnh tiêu chảy sẽ dừng lại. Trên thực tế là khoảng sau một vài ngày ăn đồ ăn mới, tình trạng này sẽ dừng hẳn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần theo dõi và nắm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng mèo con đi ngoài như khẩu phần ăn, chất lượng bữa ăn để có những điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm men tiêu hóa liều lượng thấp cho mèo con.
Liên hệ ngay bác sĩ thú y để được theo dõi và xử lý đúng cách nếu nghi ngờ mèo con bị tiêu chảy do tác dụng của thuốc
Đôi khi mèo con bị tiêu chảy do tác dụng phụ phổ biến của một số loại thuốc, trong trường hợp này bạn cần gọi cho bác sĩ thú y tư vấn thêm để tránh tác dụng phụ tiềm ẩn khác của thuốc.
Đặc biệt nếu tình trạng tiêu chảy không thuyên giảm, bạn cần quan sát mèo con thật kỹ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của việc bị ký sinh trùng tấn công, hoặc nhiễm virus thì đều cần đưa mèo con đi khám ngay lập tức. Mèo con có cơ thể và hệ miễn dịch yếu hơn mèo trường thành rất nhiều, nếu không cẩn thận sẽ dễ tử vong. Đôi khi mèo cần truyền dịch qua IV hoặc dưới da nếu mèo con của bạn bị mất nước hoặc có nguy cơ bị mất nước.
Theo dõi biểu hiện và phân khi mèo con bị tiêu chảy
Trong quá trình mèo con đi ngoài, sẽ có một số dấu hiệu bạn có thể quan sát bằng mắt thường như quan sát hình dạng, chất phân đi ngoài của mèo con:
Mèo con đi ngoài phân mềm, không quá lỏng, vẫn ăn uống bình thường. Trong trường hợp này có thể mèo chỉ rối loạn tiêu hóa do chất lượng và khẩu phần bữa ăn.
Mèo con đi ngoài với phân mềm, nhưng có máu, màu hắc ín hoặc thậm chí kèm giun. Khả năng cao mèo còn lúc này đã bị nhiễm ký sinh trùng giun sán, lúc này bạn cần sổ giun cho mèo con. Tuy nhiên, vì mèo con khá yếu nên lời khuyên là bạn nên mang bé ra bác sĩ chứ không nên sổ giun tại nhà.
Mèo đi ngoài phân lỏng, kèm nôn, bỏ ăn. Đây là những triệu chứng rất phổ biến của việc mèo con bị nhiễm virus. Trong trường hợp này hãy ngay lập tức đưa bé đi thú ý vì bệnh truyền nhiễm ở mèo con có tỉ lệ tử vong cao lên đến 90%.
Cách chăm sóc khi mèo con bị tiêu chảyMèo con mới đẻ bị đi ngoài sẽ có thể trạng yếu, cần được quan tâm và chăm sóc cẩn thận. Vì vậy, nhiều người thường lo lắng không biết khi mèo con bị tiêu chảy nên ăn gì, chăm sóc như thế nào để bé nhanh phục hồi.
Chăm sóc và chế độ ăn uống cho mèo con bị đi ngoài cần dựa theo tháng tuổi của mèo mà có những khẩu phần ăn khác nhau. Vì tùy vào từng độ tuổi, hàm lượng dinh dưỡng sẽ được thay đổi phù hợp nhất với cơ thể mèo.
Chăm sóc mèo con mới đẻ bị đi ngoài hoặc dưới 6 tuần tuổi
Ủ ấm cơ thể mèo con 24/24 bằng khăn bông hoặc đèn sưởi.
Có thể thay sữa mèo mẹ bằng sữa tiệt trùng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho mèo uống sữa vì tùy thể trạng mèo có phù hợp hay không.
Khử trùng bình sữa bằng nước 40 độ trước khi hòa sữa cho mèo
Dùng khăn mềm lau sạch bộ phận đi vệ sinh mỗi lần mèo con đi ngoài
Mèo con từ 6 đến dưới 2 tháng tuổi bị đi ngoài
Cho mèo ăn thêm thức ăn trộn nhuyễn với thịt lợn, cá, thịt gà. Đảm bảo thức ăn chín hoàn toàn
Tránh cho mèo con ăn xương cá, lợn, gà, …
Cho mèo uống nước chín, không uống nước không rõ nguồn gốc
Tắm bằng nước ấm
Mèo con 2 tháng tuổi bị đi ngoài
Cho mèo ăn các thức ăn chín như các loại thịt, dễ tiêu hóa và bổ sung dưỡng chất
Nếu tiêu chảy kéo dài trong vòng một ngày do thay đổi thức ăn hay do áp dụng khẩu phần mới, nên cho mèo ăn thức ăn cũ đến khi phân mèo sẽ trở lại trạng thái bình thường. Khi phân không còn lỏng, bạn nên thay đổi khẩu phần ăn từ từ, mỗi lần cho một ít thức ăn mới.
Vệ sinh sạch sẽ bát ăn uống thường xuyên.
Tẩy giun, tiêm phòng vaccine bệnh theo lời khuyên của bác sĩ thú y.
Vì mỗi bé mèo sẽ có một thể trạng khác nhau, khi chăm sóc và chuẩn bị chế độ ăn uống cho mèo con bị đi ngoài bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liệu trình chăm sóc và ăn uống trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn và đúng cách.
Những lưu ý khi chữa trị mèo con bị đi ngoài
Nếu bạn sử dụng men vi sinh cũng cần chú ý. Vì khi mèo con dùng kháng sinh, thuốc không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu mà còn có khả năng tiêu diệt cả một số vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa của mèo. Hãy hỏi bác sĩ thú y về việc cung cấp men vi sinh cho mèo con của bạn nếu nó cần phải dùng thuốc điều trị bệnh để giúp hỗ trợ các hoạt động của đường ruột.
Ngoài những ký sinh trùng thâm nhập vào trong cơ thể, ký sinh trùng bên ngoài như bọ chét, giun và ve cũng có thể gây căng thẳng cho mèo con vì sự khó chịu mà chúng gây ra. Sử dụng nhiều biện pháp phòng ngừa như vệ sinh sạch sẽ nơi ở, không để mèo đi lang thang và tắm rửa cho bé sẽ giúp kiểm soát hoặc ngăn chặn khả năng những ký sinh trùng và giúp ngăn ngừa tiêu chảy.
Mèo con rất nhạy cảm, đôi khi sự căng thẳng từ các yếu tố của môi trường xung quanh là vấn đề không thể tránh khỏi. Hãy cố gắng chăm sóc và quan tâm chúng thật nhiều. Bạn cũng có thể giúp mèo con trở nên bình tĩnh hơn bằng cách sử dụng pheromone trong nhà. Những thứ này sẽ giúp làm dịu lại tâm trạng của mèo con và làm giảm thiểu khả năng bị tiêu chảy do sự căng thẳng của những thay đổi trong gia đình gây nên.