Chó Con Lười Bú / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Làm Sao Khi Con Lười Bú

Bé không chịu bú mẹ thường làm cho các bà mẹ cai sữa sớm và luôn cảm thấy bị tách rời khỏi con, có cảm giác bị thất bại trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.Bài viết này sẽ cho bạn lời khuyên về vấn đề trên.

Một số cách bé biểu hiện từ chối bú mẹ:

· Bé ngậm vú nhưng không chịu bú hoặc bú rất yếu.

· Đôi khi bé khóc và chống lại khi mẹ cố gắng cho bú.

· Bé ngậm vú đang bú nhưng sau đó nhả vú ra và khóc hoặc bị ho sặc.

· Có một số trẻ chỉ bú một bên vú và từ chối bú vú bên kia.

– Những nguyên nhân và cách giải quyết khi bé từ chối bú mẹ:

· Bé bị đau do sang chấn, vết thương hay bầm máu… sau cuộc đẻ: giúp mẹ tìm cách bế mà không chạm vào vùng bé bị đau.

· Bé bị bệnh: điều trị cho bé theo từng bệnh.

· Đẹn lưỡi (tưa, nấm): đến bác sĩ để được chữa trị.

· Bé mọc răng: uống thuốc hạ sốt, kiên nhẫn tiếp tục cho bú.

· Bé bị ngạt tắc mũi: mẹ làm thông mũi bé bằng cách hút mũi, lấy mũi bằng tampon, dụng cụ hút mũi hoặc hút bằng miệng, giữ ấm trẻ. Bà mẹ nên cho trẻ bú những lần bú ngắn và bú nhiều lần hơn bình thường.

· Khi trẻ bị bệnh, nếu trẻ không thể bú được thì giúp mẹ vắt sữa ra ly, chén và cho trẻ ăn bằng muỗng.

· Do tư thế bú sai: mẹ sửa lại cách cho con bú đúng.

· Nếu tia sữa quá mạnh làm cho bé ngộp, sặc: mẹ dùng hai ngón tay trỏ và giữa đặt trên và dưới núm vú, kẹp nhẹ để giảm bớt lượng sữa chảy ra. Nếu sữa mẹ quá nhiều, có thể vắt bớt sữa đầu ra ly, cho bú hết sữa cuối trước rồi cho uống phần sữa trong ly sau nếu bé còn uống được.

Những thay đổi làm trẻ khó chịu: cần cố gắng làm giảm sự ngăn cách mẹ con, giảm thiểu những thay đổi nếu có thể. Mẹ nên ngưng sử dụng loại xà phòng, nước hoa hoặc thức ăn mới lạ làm bé khó chịu.

– Giúp đỡ mẹ cho bé bú lại:

· Mẹ luôn gần gũi với bé.

· Cho bú bất cứ lúc nào bé muốn.

· Giúp bé ngậm vú đúng cách.

· Cho bé uống sữa mẹ bằng lý hoặc muỗng: khi phải vắt sữa ra ly hoặc những trường hợp cần thiết phải cho uống sữa ngoài (sữa bột, sữa hộp) thì nên cho bé uống bằng ly hoặc bằng muỗng.

· Tránh sử dụng bình và đầu vú cao su vì có thể làm cho bé bỏ vú mẹ sau này.

Con Lười Bú, Mẹ Cho Ăn Dặm Sớm

Vân ít sữa nên cu Tít được 3,5 tháng tuổi, Vân tập cho con bú bình. Có hôm cu Tít ăn ‘thun thút’ nhưng hôm lại khóc ngằn ngặt không ăn sữa dù rất đói khiến Vân sốt ruột.Đến cửa hàng bán sữa và đồ dùng cho bé, thấy có hộp bột dành cho bé mới ăn dặm, Vân mua luôn. Về nhà bón thử, Vân thấy cu Tít ăn ngon lành. Từ đó, Vân cho con ăn lưng bát bột vào buổi tối để con không bị đói đêm.

Cũng có con trai được 3 tháng 10 ngày lười “ti mẹ”, lại không chịu bú bình, Hiền (Hà Đông, Hà Nội) thử đút bột sữa thì thấy con ăn rất nhanh. “Bé nhà mình hay bị trớ. Bú bình được bao nhiêu lại trớ hết. Cho bú lại thì không chịu, thành thử mình nghĩ, ăn đặc một chút sẽ không bị trớ nữa” – Hiền tâm sự.

Hiền bảo, cho con tập ăn dặm cho quen để mẹ còn đi làm, con không bị đói. Mỗi lần, bé “chê” sữa, bà nội bảo: “Chắc nó chán sữa, thèm ăn bột rồi đấy”. Thế là Hiền chuyển sang cho con ăn bột luôn. Bé gái lớn nhà Hiền cũng được cho ăn bột từ 3,5 tháng tuổi.

Mối nguy khi cho con ăn dặm sớm

Vì nhiều lý do, không ít người mẹ cho con ăn bột sớm, thường từ 3,5 đến trước 4 tháng tuổi. Có người còn nhầm tưởng rằng, ăn bột sớm sẽ khiến bé mau lớn, cứng cáp, bụ bẫm. Một số mẹ không chọn mua bột ăn dặm bán sẵn mà tự dùng nước cháo, nước cơm cho con tập ăn với suy nghĩ chúng bổ dưỡng, lỏng nên dễ tiêu hóa.

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo, chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé được 4-6 tháng tuổi. Tốt nhất, nên hỏi trực tiếp bác sĩ về thời điểm ăn dặm của con. Một số bé sinh non được khuyên nên bắt đầu ăn dặm muộn hơn.

Nếu cho ăn dặm sớm (trước 4 tháng tuổi) dù là ăn bột hay nước cơm, nước cháo, bé rất dễ bị tiêu chảy, nôn trớ, đi ngoài phân sống. Nguyên nhân là do từ khi chào đời, bé chỉ quen tiêu hóa sữa. Ăn dặm là “thức ăn lạ” nếu làm quen quá sớm khiến hệ tiêu hóa còn nơn nớt của bé quá tải, gây rối loạn tiêu hóa.

Bé ăn dặm sớm tuy bụ bẫm nhưng có thể suy dinh dưỡng. Ăn bột làm bé no bụng, gây giảm cảm giác thèm bú, dẫn tới kém bú. Trong khi bột (phần lớn là tinh bột và một số chất dinh dưỡng khác) không thể đáp ứng nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển của bé như sữa. Nếu bú kém, ăn bột nhiều dễ gây hiện tượng bụ bẫm, nhưng thực ra bé lại suy dinh dưỡng, còi xương do thiếu chất. Ăn nhiều bột còn gây tình trạng loạn chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu, gây còi xương.

Một số bé cơ địa dễ dị ứng, nếu cho ăn dặm sớm còn làm tăng nguy cơ dị ứng ở bé. Kèm theo dị ứng là đau bụng và tăng tỷ lệ bị bệnh chàm.

Cha mẹ cần kiểm tra kỹ độ tuổi của con trước khi tập cho bé ăn dặm. Khi bé đủ 4 tháng tuổi, bước sang tháng thứ 5 là thời điểm sớm nhất để tập cho bé ăn dặm. Muộn nhất là trước 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng tuổi, nếu chưa cho bé ăn dặm là muộn vì thời điểm này, sữa không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng của bé.

Tuần đầu tiên, mỗi ngày cho bé ăn một vài thìa bột lỏng, rồi tăng lên vài thìa đến nửa bát bột con. Sao cho bát bột chỉ đặc hơn sữa một chút là được. Đến tuần thứ 3-4 thì tăng làm 2 bữa bột trong ngày. Đến tháng thứ 6, khi bé đã quen với ăn dặm và hệ tiêu hóa tốt lên, có thể tăng làm 3 bữa bột trong ngày cho bé.

Ngoài bột ăn dặm, bạn có thể hấp chín một số loại củ quả như carrot, bí ngô, táo tây, quả lê, xay nhuyễn với một ít nước thành hỗn hợp sền sệt cho bé thử. Nhiều người mẹ cho biết, những loại củ quả có vị ngọt này làm thức ăn vỡ lòng cho bé rất hợp lý.

Ngọc Bình

Mẹ Bị Tiêu Chảy Có Nên Cho Con Bú, Bú Càng Nhiều Càng Tốt

Nhiều bà mẹ bị tiêu chảy sau sinh. Điều khiến chị lo lắng lúc này là: Bị tiêu chảy có nên cho con bú không? Nếu vậy, làm thế nào để hút, hoặc tại sao?

Phụ nữ sau sinh đau bụng đi ngoài.

Bệnh tiêu chảy không phổ biến ở phụ nữ sau sinh, chỉ một số ít bị. Có một số nguyên nhân chính được các bác sĩ chuyên khoa chỉ ra như sau:

Bị ngất do nhiễm vi rút, ký sinh trùng trong thức ăn gây ngộ độc thực phẩm. Trường hợp này mẹ không cần dùng thuốc, chỉ cần nghỉ ngơi một chút là ổn.

Các triệu chứng tiêu chảy dai dẳng, có phần tồi tệ hơn trong những ngày đầu có thể do nhiễm trùng đường ruột. Lúc này, theo chỉ định của bác sĩ, mẹ có thể phải uống kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy.

Mẹ đi ngoài nhiều có thể do dùng thuốc nhuận tràng để giảm táo bón. Chỉ cần dừng thuốc là sẽ giải quyết được vấn đề

Nhiều bà mẹ bị trầm cảm sau sinh nên phải dùng thuốc. Việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm, đặc biệt là thuốc có chứa bismuth subsalicylate sẽ ảnh hưởng đến đường sữa mẹ, gây hại cho em bé.

Khi trẻ bị tiêu chảy có nên cho trẻ bú không và bệnh tiêu chảy có lây từ mẹ sang con qua sữa mẹ không? Câu trả lời là mẹ vẫn nên cho con bú thường xuyên. May mắn thay, vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng gây tiêu chảy hoặc các bệnh đường tiêu hóa thường không lây truyền qua sữa mẹ.

Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy có sao không?

Vẫn có trường hợp trẻ đang bú mẹ mà trẻ bị tiêu chảy ngay sau đó. Lúc này có cần thiết phải ngừng cho con bú không?

Trong trường hợp bé cũng bị tiêu chảy cùng lúc với mẹ thì mẹ cũng không cần quá lo lắng và hoang mang bỏ bú. Lúc này, nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy xuất phát từ yếu tố khác ngoài sữa mẹ. Việc cần làm là tiếp tục cho trẻ bú nhiều hơn để tránh mất nước và đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị.

Mẹ đang cho con bú bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Ưu tiên đầu tiên trong thời kỳ cho con bú là tránh sử dụng kháng sinh. Nếu mẹ bị tiêu chảy nên dùng các bài thuốc đông y, thảo dược thiên nhiên để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Thuốc Tây y chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Một số bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy hiệu quả như: sắc lá ổi non để uống hoặc sao lá mơ lông với trứng để ăn hoặc đơn giản là sắc nước mận để uống.

Ngoài ra, khi bị tiêu chảy, cơ thể mẹ bầu thường bị mất nước gây mệt mỏi, uể oải. Mẹ cần tạo sự cân bằng lành mạnh bằng cách uống bù nước, uống Oresol cho cơ thể. Men vi sinh cũng là một giải pháp an toàn. Loại men này cung cấp vi khuẩn sống có lợi đã được đông khô để ngăn chặn vi khuẩn có hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa được cân bằng.

Một số loại thuốc trị tiêu chảy như loperamide và opioid có thể làm giảm nhu động ruột và gây ra các tác dụng phụ như nôn mửa, đau đầu, vì vậy bạn nên cân nhắc dùng thuốc chống tiêu chảy và hỏi ý kiến ​​bác sĩ. Bác sĩ

Mẹ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Nguyên tắc chung khi điều trị tiêu chảy là: bù điện giải, chống mất nước, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và nghỉ ngơi đầy đủ. Một số món ăn mà me nên ăn:

Uống nước canh, cháo và súp để giữ cho cơ thể đủ nước và dễ tiêu hóa.

Uống một tách trà hoa cúc, gừng, mật ong, bạc hà,… sẽ giúp giảm đau dạ dày, kháng viêm và an thần.

Thực phẩm ít chất xơ

Ăn sữa chua sẽ giúp bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột.

Tiếp tục cho con bú, đó là một mẹo giảm căng thẳng

Mẹ cũng đừng quên nghỉ ngơi và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đó cũng là một cách nhanh chóng để tránh bệnh tật.

Như vậy, câu hỏi mẹ bị tiêu chảy có nên cho con bú không đã được giải đáp. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt không thể cho trẻ bú mẹ và có sự hướng dẫn của bác sĩ mẹ mới được ngừng cho trẻ bú mẹ!

Mẹ Cho Con Bú Không Nên Ăn Gì?

Thực phẩm làm mất sữa

Rau mùi tây

Người việt chúng ta hay có thói quen trang trí thức ăn bằng rau mùi hoặc ăn rau mùi sống…Khi đang cho con bú nếu mẹ ăn một vài nhánh sẽ không sao nhưng nếu ăn quá nhiều mùi tây sẽ có thể giảm lượng sữa tiết ra đấy.

Lá dâu

Là loại lá thường được dùng làm mẹo dân gian để cắt sữa khi muốn cai sữa cho con. Vì vậy, các mẹ nuôi con bú không được uống loại nước đun từ lá của cây dâu nếu vẫn muốn có nhiều sữa cho con bú.

Thực phẩm có chứa độc tố

Tuy nhiên cá biển lại rất giàu DHA, rất cần cho sự phát triển não bộ và thị giác của trẻ nên FDA khuyến cáo phụ nữ mang thai và cho con bú mỗi tuần nên ăn 340 gam cá biển hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi , cá ngừ trắng, cá minh thái, cá mòi…

Măng: Đây là món ăn quen thuộc và được nhiều người ưa thích nhất là trong các dịp lễ, tết. Nhưng măng lại rất độc hại, theo đánh giá cứ 1 kg măng củ chứa lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ tuyệt đối không được ăn măng để đảm bảo an toàn cho bé.

Thực phẩm dễ gây dị ứng

Các thực phẩm dễ gây dị ứng là tôm, cua, trứng, lạc, đậu nành sữa và các chế phẩm từ bơ sữa…Những loại thực phẩm này có thể không gây dị ứng cho mẹ nhưng nếu trong gia đình có tiền sử dị ứng với loại này thì khả năng bé bị dị ứng cũng rất cao. Vì vậy, trước khi dùng các thực phẩm này mẹ nên thử dùng một liều lượng nhỏ và xem phản ứng sau khi bé bú có vấn đề gì không rồi mới sử dụng tiếp.

Thực phẩm cay, nóng

Đồ uống có chất kích thích

Đồ uống chứa cồn có thể giảm phản xạ tiết sữa của mẹ cũng như gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ nhiều và em bé bị tăng cân bất thường.

Các loại trái cây có múi, nhiều khí.

Một số loại trái cây như cam, chanh, quýt,…rất giàu vitamin C và chất chống oxi hóa; rất có lợi cho cho sức khỏe của các mẹ khi mang thai. Tuy nhiên, những loại quả này có chứa nhiều tính axit có thể theo con đường sữa mẹ vào cơ thể của con mà lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non, yếu có thể gây kích ứng mạnh, làm rối loạn tiêu hóa, gây trớ, nôn mửa thậm chí phát ban nên mẹ cần kiêng ăn những loại trái cây này.

Ngoài ra, một số loại trái cây như anh đào, mận, dâu tây có thể tạo khí, gây đầy hơi cho bụng của em bé. Nó cũng là những hoa quả nóng, dễ làm cơ thể phát nhiệt.

Lời khuyên cho các bà mẹ trẻ khi cho con bú:

Uống nhiều nước vì sữa mẹ được tạo ra chủ yếu từ nước.

Bổ sung các vitamin cần thiết để tăng chất lượng sữa mẹ như canxi, sắt, vitamin D và B12

Chú ý một số dấu hiệu trẻ bị dị ứng khi bú mẹ:

Trẻ tự nhiên bỏ bú, quấy khóc

Nôn, trớ nhiều

Thường xuyên đi phân lỏng

Da mẩn đỏ, sưng rộp không rõ nguyên nhân

Khi thấy những dấu hiệu dị ứng trên sau khi bú mẹ, nếu không nghiêm trọng mẹ hãy ghi lại những gì mình ăn để tránh dùng cho những lần sau.

Lựa chọn thực phẩm phù hợp khi nuôi con bằng sữa mẹ là rất quan trọng. Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, chọn những thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ khỏe, bé khỏe và tránh xa những thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ và hệ tiêu hóa của trẻ.

Theo : Mai Linh tổng hợp