Giống Cỏ Nuôi Bò Sữa

Hôm nay chúng tôi xin chia sẻ với bà con giống cỏ nuôi bò sữa – cỏ cho bò sữa ăn tốt nhất hiện nay. Các loại giống cỏ đang được hai trang trại bò sữa lớn nhất Việt Nam trồng để phục vụ chăn nuôi bò sữa.

Các Loại Giống Cỏ Nuôi Bò Sữa – Cỏ Cho Bò Sữa Ăn Tốt Hiện Nay

Trong chăn nuôi bò sữa thì nguồn thức ăn được đặc biệt chú trọng. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng và chất lượng của sữa. Hiện nay có 3 giống cỏ nuôi bò sữa- cỏ cho bò sữa ăn phổ biến đang được các tập đoàn lớn nghiên cứu và áp dụng.

Giống Cỏ Voi Chăn Nuôi Bò Sữa – Cỏ Cho Bò Sữa Ăn

Cỏ Voi là giống cỏ cho năng suất cao nhất hiện nay. Thân và rễ thường cứng, có nhiều rễ khoẻ và ăn sâu vào đất. Thân cây đứng, cao 3-4m, mọc thành bụi, có nhiều đốt. Cỏ Voi là dòng vô tính nên thường phải nhân giống bằng hom. Nên cỏ voi thường mọc rất nhanh, cho năng suất cao. Giống cỏ Voi nuôi bò sữa này có nhược điểm: chi phí ban đầu lớn do trồng bằng hom. Cỏ thường nhiều lông thân cứng nên bò ăn nhanh bị chán. Nhưng bù lại giống cỏ Voi nuôi bò sữa mọc rất nhanh, năng suất cao và dễ dàng chăm sóc. Thời gian thu hoạch khá lâu khoảng 6 năm. Có 3 loại cỏ voi được trồng phổ biến là: cỏ voi Va06, cỏ voi Pakchong và cỏ voi lùn của Đài Loan.

Giống Cỏ Bụi Chăn Nuôi Bò Sữa – Cỏ Cho Bò Sữa Ăn

Cỏ Ghine mombasa: giống cỏ hiện được trồng phổ biến ở nước ta, đặc biệt là các trang trại lớn của HAGL và TH True Milk trồng. Cỏ này thường có độ đạm cao, tính tái sinh mạnh và có thể lưu gốc tới 6 năm.

Cỏ Mulato 2: là loại cỏ có khả năng chịu lạnh cũng như là chịu hạn khá tốt, cho năng xuất cao, cỏ thường có vị ngọt, thân cây mềm, không có lông, dễ ăn dễ tiêu hóa.

Cánh Đồng Rộng Lớn Trồng Cỏ Nuôi Bò Sữa Của TH True Milk

Cỏ ruzi: loại cỏ này cho hàm lượng protein thô từ 7 – 13%, tiêu hóa từ 55 – 75%. Cỏ này có khả năng chịu dẫm đạp tốt, có thể thu hoạch cỏ Ruzi 5 – 7 lứa mỗi năm. Chu kỳ thu hoạch có thể kéo dài từ 4 – 6 năm.

Cỏ Paspalum: Cỏ có khả năng chịu được ngập nước và chịu được đất chua, chịu khô hạn tốt. Có thể trồng được trên nhiều loại đất: đất cát, pha cát đến đất sét, đất phèn. Tuy nhiên cho năng suất thấp, hàm lượng Protein thô đạt 15%.

Combo 1: Gồm 5 Loại Giống Cỏ Chăn Nuôi Tốt Nhất: Giá 99k bao ship (Bấm Xem Ngay!)

Combo 2: Gồm 8 Loại Giống Cỏ Chăn Nuôi Tốt Nhất: Giá 139k bao ship (Bấm Xem Ngay!)

Để tìm hiểu thêm về các giống cỏ chăn nuôi Bò thịt – cỏ võ béo bò hiệu quả và kỹ thuật trồng cỏ chăn nuôi Bò. Quý khách có thể đặt hàng trực tiếp thông qua hoặc chát trực tuyến với chúng tôi qua kênh hoặc Zalo. Hoặc liên hệ theo số điện thoại Hotline: 096.1900.090 – 09666.50.351 để được nhân viên công ty chúng tôi tư vấn.

Các Loại Giống Cỏ Chăn Nuôi Bò Thịt – Cỏ Vỗ Béo Bò Hiệu Quả

Cỏ Ghine Mombasa Giống Cỏ Ruzi Cỏ Sudan lai Giống Cỏ Stylo

Các Giống Bò Sữa Ở Việt Nam Hiện Nay. Giá Tinh Trùng Bò Sữa Giống

Bò sữa là giống vật nuôi còn khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. Thêm vào đó, bò sữa chỉ được nuôi tập trung tại một số vùng miền có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp. Do đó, nguồn giống cũng như thông tin về mô hình chăn nuôi bò sữa còn rất hạn chế. Bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp tới bà con thông tin về các giống bò sữa tốt nhất đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

1. Giống bò sữa HF

Giống bò sữa HF (Holstein Friesian) thuần chủng – giống lai tạo chủ đạo nhất hiện nay. Được lai tạo lần đâu cách đây hơn 40 năm, giống bò HF có nguồn gốc Hà Lan này được đánh giá là một trong những giống thích nghi rất tốt với điều kiện khí hậu cũng như cho năng suất rất cao ở Việt Nam. HF được nuôi phổ biến nhất ở những vùng có nhiệt độ thấp như các vùng miền núi phía Bắc (Mộc Châu) và Tây Nguyên (Lâm Đồng). Mỗi chu kỳ một con HF thuần chủng có thể cho từ 4 – 5 ngàn kg sữa.

2. Giống bò sữa Jersey thuần chủng

Xuất hiện ở Việt Nam cách đây gần 20 năm, đây là giống có nguồn gốc từ Anh. Giống bò này hiện đang trong quá trình theo dõi độ thích nghi của chúng với điều kiện tự nhiên tại một số vùng ở Việt Nam. Trọng lượng bò Jersey con khá nhẹ chỉ tối đa là 30 kg/con. Jersey đực trưởng thành có trọng lượng trung bình là 500 kg/con, Jersey cái có trọng lượng trung bình là 350 kg/con. Bò Jersey thuần có màu chủ đạo là vàng sáng/sậm, lang trắng vùng đầu, bụng hoặc chân.

3. Các giống bò sữa lai từ con cái HF với con đực Zebu

Đời F1 (gen bò HF chiếm 50%): mỗi con cái đời F1 cho trung bình khoảng gần 3500 kg sữa trong một chu kỳ. Đời F2 (gen bò HF chiếm 75%): năng suất có cao hơn đời F1, mỗi con cái cho khoảng 4000 kg trong một chu kỳ.

4. Giống bò sữa khác

Một số vùng ở Việt Nam vẫn nuôi bò lai Sind, bò lai Sahiwal theo hình thức lấy sữa. Tuy nhiên, nguồn thu nhập sữa từ giống này không cao vì năng suất chúng khá thấp. Giá tinh bò sữa nội có giá từ 30 – 35 ngàn đồng/liều

Theo chúng tôi

6 Giống Cỏ Cho Bò Sữa

Cỏ voi (Penisetum purpuseum): thuộc họ hoà thảo sống lưu niên. Thân rễ cứng, hoá gỗ, mang nhiều rễ khoẻ và ăn sâu; thân đứng giống cây mía, cao 3-4m, moc5 thành bụi dài rỗng ruột, có nhiều đốt. Cỏ voi được trồng bằng hom thân, mọc rất nhanh và khoẻ, trồng một lần thu hoạch 4-5 năm mới phải trồng lại, mỗi năm cắt được 7-8 lứa, năng suất cỏ tươi đạt 120-150 tấn/ha/năm. Trồng thâm canh và thu cắt kịp thời năng suất gấp đôi, thậm chí có thể đạt 400 tấn/ha/năm như ở Gia Lâm (Hà Nội) Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh).

Cỏ sả (Panicum maximum): Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước. Cỏ sả được trồng làm thức ăn xanh thô cho trâu, bò, ngựa ở dạng tươi ngoài bãi chăn hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ. Trồng một lần có thể thu hoạch 3-4 năm, mỗi năm cắt 8-10 lứa. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt 280-300 tấn/ha/năm.

Cỏ Stylo (Stylosathes hamata): Là giống cỏ họ đậu, thân đứng, phân nhiều cành, có thể cao tới 1 m. Bộ rễ rất phát triển ăn sâu xuống đất khoảng 70cm, do đó nhiều nơi còn trồng để chống xói mòn đất, bảo vệ thân đê đập rất tốt. đây là loại thức ăn vxanh rất tốt cho gia súc và gia cầm vì có tỷ lệ đạm cao và chúng thích ăn. Cỏ Stylo trồng một lần có thể thu hoạch 4-5 năm, năng suất có thể đạt 90- 100 tấn/ha/ năm nếu được chăm sóc, thâm canh tốt.

Cỏ họ đậu (Centro sema và Centro cavalcade): Cỏ họ đậu thường cho năng suất cao ở mọi loại đất, mọi điều kiện khí hậu. Cả họ đậu mọc dày thành lớp nên có thể trồng thành đồng cỏ chăn thả hoặc cắt làm cỏ khô dự trữ qua đông cho bò sữa rất tốt. Mặt khác cỏ họ đậu có khả năng cố định đạm cho đất rất lớn (120kg nitrogen/ha) nên vừa có giá trị cải tạo đất vừa dùng làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa. Có thể trồng xen cỏ họ đậu với các loại cỏ khác. Gieo trồng chủ yếu bằng hạt với lượng 3kg/ha để làm đồng cỏ chăn thả hoặc 10kg/ha nếu trồng để cắt cỏ làm cỏ khô.

Cỏ Pát (Paspalum Attratum) thuộc loại cỏ bụi thân cao. Có thể sinh trưởng tốt ở những chân đất nghèo dinh dưỡng và đất chua có độ pH < 4. Cỏ Pát thích hợp với khí hậu ẩm, thích nghi với những vùng thường bị ngập lụt. Lượng chất xanh cao, bò rất thích ăn. Có thể trồng bằng thân hom hoặc gieo hạt với lượng 5-6 kg/ha. Trồng một lần thu hoặc liên tục 3 năm mới trồng lại.

Cỏ Signal (Brachiaria dicumben): Thích nghi rộng với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai nhiều nơi ở nước ta. Cỏ Signal có thể sinh trưởng tốt ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng và vùng đất chua phèn (pH<4) Những nơi có mùa khô kéo dài chúng vẫn giữ được màu xanh, cạnh tranh với cỏ dại, chịu được sự dẫm đạp của gia súc nên thích hợp cho xây dựng đồng cỏ chăn thả thường xuyên.

Các địa phương có thể liên hệ với các đơn vị sau đây để mua giống và được tư vấn thêm về các giống cỏ và kỹ thuật gieo trồng: Viện KHKTNN miền Nam (số 12, Nguyễn Chí Thanh, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh), Trung tâm Giống bò và đồng cỏ Ba Vì, tỉnh Hà Tây), Viện Chăn nuôi Quốc Gia (thị trấn Chèm, huyện Từ Liêm, Hà Nội)

Nên Cho Con Uống Sữa Bò Hay Sữa Thực Vật ?

Tuy chỉ 1,5cm song con số này là sự khác khá tương đối so với đứa trẻ 3 tuổi. Theo công bố thì nghiên cứu này được thực hiện với khoảng 5.034 trẻ em Canada khỏe mạnh, trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi. Và trong số những em bé tham gia, khoảng 8% uống cả hai và khoảng 3% không uống cả hai, khoảng 5% chỉ uống các loại sữa không phải sữa bò, khoảng 84% chỉ uống sữa bò.

Theo lời tiến sĩ Jonathon Maguire: “N hững đứa trẻ uống các loại sữa thực vật thì có chiều cao thấp hơn một chút so với những đứa trẻ uống sữa bò. Điều này khiến tôi khá ngạc nhiên “.

Câu hỏi lớn nhất được đặt ra sau khi công bố nghiên cứu này là nếu đứa trẻ 3 tuổi có chiều cao thấp hơn 1 chút so với các bạn cùng trang lứa và điều này có ảnh hưởng đến chiều cao của chúng khi trưởng thành? Ông Maguire cho biết đó vẫn còn là một câu hỏi chưa có hồi đáp. Bởi ông cùng đồng nghiệp của mình vẫn chưa xác định được xem những đứa trẻ uống các loại sữa không phải sữa bò có phát triển chiều cao tốt hơn khi chúng trưởng thành không. ” Có lẽ thời gian mới trả lời được câu hỏi này “, ông nói.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng nghiên cứu này sẽ gây ra cuộc tranh luận gay gắt về tác dụng của sữa bò với các loại sữa thay thế khác.

Amy Joy Lanou, giáo sư nghiên cứu về sức khỏe tại đại học North Carolina-Asheville (Mỹ) cho biết bà có một số thắc mắc với nghiên cứu này rằng tại sao ông Maguire và các đồng nghiệp lại chỉ tập trung vào việc uống sữa.

” Tôi thấy thật kỳ lạ là tại sao chúng ta không xem xét đến cả chế độ ăn uống. Nếu họ khẳng định sự khác biệt dựa vào loại sữa các bé được uống, vậy những đồ ăn khác chúng được ăn nữa thì sao? “, bà Lanou nói.

Theo Lanou, sữa bò không thực sự là loại thức ăn cần thiết. ” Tôi nghĩ rằng họ đang dùng tiêu chí chiều cao để làm điểm đánh dấu cho sức khỏe, và tôi không cho điều đó là thích hợ p”, bà nói.

Còn Connie Weaver, giáo sư khoa học dinh dưỡng tại Đại học Purdue (bang Indiana, Hoa Kỳ), lại cho rằng nghiên cứu này khá thú vị.

Trả lời phỏng vấn hãng tin CNN, bà Weaver cho biết: ” Đây là nghiên cứu đầu tiên khiến tôi nhớ lại việc so sánh trực tiếp giữa sữa bò với đồ uống từ thực vật vì lợi ích sinh lý. Chúng tôi biết rằng một số loại sữa từ thực vật, đặc biệt là hạnh nhân, có hàm lượng protein thấp hơn vì vậy tôi suy đoán rằng sự hấp thu canxi có thể thấp hơn“. Tuy nhiên bà cũng khẳng định: ” Ý của tôi không phải là khuyên các bố mẹ không cho con uống sữa bò cũng quyết định “tẩy chay” các loại sữa có nguồn gốc thực vật”.

Một lý do giải thích cho sự khác biệt về chiều cao của trẻ có thể là các loại sữa có nguồn gốc từ cây trồng không kích thích nhân tố tăng trưởng giống insulin (IGF) như sữa bò. Lanou cũng khuyên các bậc cha mẹ đã cho trẻ uống các loại sữa có nguồn gốc từ thực vật không cần phải quá lo lắng, nhưng họ nên đảm bảo con cái của họ nhận được đủ lượng protein từ các loại thức ăn khác trong ngày.

Bài Học Triệu Đô Cho Con Bò Sữa

Năm 2004, Daso Group quyết định chi ra 4 triệu USD mua 400ha đất ở huyện Hóc Môn, đồng thời nhập nhiều trang thiết bị hiện đại để đầu tư vào con bò sữa.

Ông Hoà kể: “Ngày đó, chúng tôi là địa phương đầu tư rất mạnh cho chương trình phát triển “hai cây hai con”, gồm con bò sữa, con tôm sú, cây dứa cayen và hoa lan. Nông dân, doanh nghiệp được khuyến khích đầu tư nuôi bò sữa”.

Trong thời gian ngắn đã có hàng chục ngàn con bò giống nhập về từ Úc. Giá bò giống tính bằng tiền đô. Người dân được truyền thông nuôi con bò sữa có thể giúp xoá đói giảm nghèo, chẳng mấy chốc vươn lên làm giàu.

Nông dân các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh hồ hởi đón nhận con bò sữa. Phong trào nuôi bò sữa sau này còn lan rộng ra nhiều tỉnh, thành khác. Thậm chí có thời điểm người ta “cấy” con bò sữa về cả vùng ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long.

“Nuôi bò sữa như… nuôi con nghiện!”

Có cung thì ắt sẽ có cầu. Con giống bò sữa được nhập về ồ ạt, nhưng không phải con nào cũng tốt nhất. Ông Hoà nói bài học lớn nhất mà ông rút ra được sau vụ đầu tư này là không nên phụ thuộc hoàn toàn vào con giống nhập khẩu.

“Phải phát triển từ từ, có lộ trình, tìm cách tự nhân giống để kiểm soát chất lượng, nếu không sẽ rơi vào bẫy mất cân đối giá thành”, ông nói. Bởi theo ông, lợi nhuận từ bán sữa sẽ không thể bù đắp chi phí nhập khẩu bò giống và các thiết bị chuồng trại đi kèm. Con giống kém chất lượng còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sữa cũng như chất lượng bê con.

Trong 400ha đất, Daso Group dành ra 200ha trồng cỏ, bắp, cây đậu, cây lạc dùng làm thức ăn thô. Phương thức canh tác tổng hợp này giúp Daso Group có nguồn thức ăn sinh khối đạt chất lượng tối ưu. Cộng thêm công nghệ nuôi bò sữa và các thiết bị chuồng trại cũng được Daso Group đầu tư một cách bài bản.

“Trên thế giới có gì thì chúng tôi có thứ đó”, ông Hoà nói. “Vậy tại sao Daso Group vẫn phải bán hết đàn bò?” “Một cách hiển nhiên, Việt Nam không có lợi thế nuôi bò, đặt biệt là bò sữa, do bị khí hậu ẩm, nóng quanh năm”, ông trả lời. Chính vì vậy, ông Hoà ví von nuôi con bò sữa chẳng khác gì nuôi “gái đẻ trong nhà”.

Một con bò sữa đang cho sữa bình thường 18 – 20 lít/ngày, nhưng gặp thời tiết thay đổi năng suất sữa tụt giảm chỉ còn 10, 15 lít là chuyện thường. Chưa hết, thời tiết cũng có thể “đo ván” một con bò vừa đẻ xong, đang cho sữa bình thường bất cứ lúc nào. “Khi chúng đổ bệnh, năng suất sữa giảm thì sau này cho dù nó có khoẻ lại cũng không tài nào lên lại được nữa”, vị tổng giám đốc Daso Group nói.

Yếu tố thời tiết đã “đánh gục” rất nhiều con bò sữa trong đàn bò 660 con của Daso Group, ông Hoà bảo vậy. Khi đó, một con bò giống nhập về cả trăm triệu, nhưng chỉ có thể bán thịt với giá… 10 triệu đồng. Đây là nguyên nhân khiến Daso Group quyết định chấm dứt đầu tư vào đàn bò. “Từ năm 2004 đến nay chúng tôi đầu tư rất nhiều tiền nhưng không thu được đồng lãi nào. Nuôi con bò sữa chẳng khác nào nuôi một con nghiện”, ông Hoà cay đắng.

Người nuôi bò bị ép giá

Ngoài việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, các thiết bị hiện đại bậc nhất của thế giới, cách nay mười năm, nông dân ở Việt Nam đã sử dụng khẩu phần ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR), tức là trộn khẩu phần hoàn chỉnh gồm nguyên liệu ngũ cốc, thức ăn giàu đạm, cỏ khô vào chăn nuôi bò sữa. Nói như vậy để thấy, nghề chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam tuyệt nhiên không còn lạc hậu, yếu kém.

Điều này thể hiện qua năng suất sữa trung bình ở Việt Nam thuộc vào loại cao trong khu vực và không hề thua kém thế giới. Thế nhưng, những đại gia nuôi bò sữa ở chúng tôi như ông Nguyễn Khắc Đạo (ở Củ Chi, tổng đàn có lúc lên 120 – 150 con), ông Đặng Ngọc Hoà, ông Vũ Phương Bình (một đại gia nuôi bò sữa sở hữu đàn bò 200 con ở huyện Củ Chi)… đều phải bán hoặc chỉ có thể sống “thoi thóp” với đàn bò.

Ông Đặng Ngọc Hoà cho biết, nếu những hạn chế về thời tiết, hay như phải nhập giống bò và thiết bị chuồng trại giá cao làm đội giá thành sản xuất sữa… được các doanh nghiệp thu mua sữa chia sẻ bằng việc trả giá sữa nguyên liệu ở mức hợp lý thì người nuôi bò vẫn có thể sống được. “Mặc dù phải trả giá 2 triệu đôla Mỹ, nhưng tui khẳng định mình không thất bại vì sai lầm mà chỉ vì không bán được giá sữa cao mà thôi”, ông Hoà quả quyết.

Ông Vũ Phương Bình đang bán 500 – 800 lít sữa/ngày cho một đại gia chế biến sữa với giá trung bình 13.000 đồng/lít. Mức này, theo ông, chỉ vừa đủ trang trải chi phí hàng ngày nuôi đàn bò và đủ cho gia đình ông có thu nhập ổn định, có cuộc sống không phải “bươn chải” như các gia đình khác. Tuy vậy, để có cuộc sống đủ ăn chứ không phải giàu sang từ nuôi bò sữa, ông Bình cho biết gia đình ông phải đầu tư 1,5 triệu USD, theo thẩm định của một đơn vị kiểm toán độc lập. “Giá sữa nguyên liệu quá thấp, không bù đắp các chi phí đầu tư nên người nuôi bò không dám tăng đàn”, ông Bình khẳng định.

So với các nước trong khu vực và thế giới, mặc dù giá thành sản xuất sữa tại Việt Nam đang cao nhất, nhưng giá bán lại ở mức thấp nhất. Tại Mỹ, Úc hay ngay như Thái Lan, nông dân được trả khoảng 80 – 90 cen/lít sữa nguyên liệu. Tất nhiên, mức giá này bao gồm cả một số chính sách mà nhà nước ưu đãi, khuyến khích nông dân phát triển đàn bò. Còn ở Việt Nam, nông dân nuôi bò sữa chỉ được trả ở mức “lấy công làm lời”, có chưa tới 70 cen mỗi lít, tương đương khoảng 13.500 – 14.000 đồng. Trong khi giá thành trung bình từ 12.000 – 13.000 đồng. Đang có nhiều công ty thu mua sữa bò về chế biến, lẽ ra giá mua phải cạnh tranh, nhưng nông dân trên khắp cả nước chỉ đang bán được đồng giá.

“Muốn phát triển đàn bò sữa để giảm bớt phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu thì Nhà nước phải có chiến lược quy hoạch, chiến lược phát triển giống đi kèm với chính sách ưu đãi và đặc biệt là chính sách thu mua sữa hợp lý. Nếu cứ để doanh nghiệp tự quyết giá thu mua, đàn bò khó có cơ hội phát triển, người tiêu dùng vẫn phải mua sữa ngoại giá cao”, ông Vũ Phương Bình khẳng định.