Chó Con Cào Xước / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Bị Chó Cắn Trầy Da, Cào Xước Nhẹ Có Sao Không?

Chó là vật nuôi hay tấn công người. Ở các khu vực dân cư, chó nhà thi thoảng bất ngờ tấn công khách đến thăm hoặc đi qua đường. Khi bị chó cắn, ai cũng hoang mang lo lắng về cách sơ cứu, xử lý vết thương, tiêm phòng dại…

Nếu bị chó cắn, bạn cần chú ý những điều sau đây:

Tuyệt đối không buộc miếng vải xung quanh vết thương. Nếu bị chó cắn, nên nhớ luôn giữ vết thương hở.

– Rửa vết thương với nước và dung dịch diệt khuẩn. Nếu nhà có rượu, có thể dùng rượu làm sạch vết thương vì rượu được xem là một chất khử trùng. Khâu này rất quan trọng bởi nó rửa sạch vết thương, loại bỏ nước bọt của chó và bụi bặm bám vào vết thương. Tốt nhất là dùng oxy già hoặc betadine, iodine làm sạch vết thương.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ về việc có cần tiêm thuốc chống nhiễm trùng hay không.

– Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn, vết cào, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, uống thuốc, bôi thuốc hoặc tiêm vắc xin phòng dại.

– Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ tránh khâu vết thương, trừ khi vết thương đó ở trên mặt hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Nếu vết thương hở quá lớn, rất có thể bác sĩ sẽ phải khâu giúp bạn.

Bị có cắn phải tiêm phòng không?

Khi bị chó cắn, rất có thể bạn phải tiêm phòng 1 trong 2 loại vắc xin sau:

– Với vết trầy xước nhỏ, tiêm phòng uốn ván là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị, dù cho vết cắn nhẹ hay sâu.

– Với vết thương có chảy máu, bạn cần theo dõi chó trong vòng 14 ngày để quyết định có tiêm phòng dại hay không:

+ Đối với các vết cắn gần khu vực đầu, cổ, bộ phận sinh dục hoặc cắn khi đang ở trong khu vực có dịch chó dại, bạn cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.

+ Đối với các vết cắn ít nghiêm trọng hơn và ở trong khu vực không có dịch, nếu trong vòng 14 ngày đầu mà chó khoẻ mạnh thì bạn không cần phải tiêm phòng dại. Ngược lại, nếu chó bỏ đi đâu mất hoặc có biểu hiệm ốm thì bạn cần phải tiêm phòng dại.

Tiêm phòng dại là biện pháp có ảnh hưởng tới sức khoẻ và tốn kém. Tuy nhiên, đây là biện pháp an toàn nhất để giúp bạn tránh nguy cơ phát bệnh dại.

Bị Mèo Cào Có Cần Chích Ngừa Không?

“Bác sỹ ơi em bị mèo cào có cần đi chích ngừa không?”

Chắc ai cũng biết mèo có vũ khí rất lợi hại là bộ móng vuốt của chúng. Vì một số lí do nào đó các bạn sẽ bị mèo cào trên tay hay trên cơ thể. Điều này có khi là những vết cào bình thường nhưng cũng có khi đó là hành động vô cùng nguy hiểm.

Thật ra không phải cứ bị mèo cào là chúng ta phải đi chích ngừa ngay. À chích ngừa ở đây là mình đi chích ngừa dại đó các bạn. Điều này cho thấy bệnh dại rất quan trọng cần phải phòng ngừa nha. Với những bạn đã có kinh nghiệm nuôi mèo rồi thì rất yên tâm. Vì hằng năm đều chích ngừa dại cho mèo. Nếu lỡ có bị mèo cào hay cắn trúng cũng không có vấn đề gì cả.

LÀM SAO BIẾT BỊ MÈO CÀO, CẮN PHẢI ĐI CHÍCH NGỪA?

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm chéo giữa người nuôi chó mèo với nhau. Đường lây chủ yếu lây qua vết thương, vết cắn có chứa virus dại. Khi chó mèo mắc bệnh dại thì virus dại có hầu hết trong dịch tiết cơ thể vật nuôi.

Thời gian ủ bệnh của virus dại trên chó mèo ít nhất là 7 ngày cho đến vài tháng. Tùy vào vị trí cắn, vết thương sâu rộng mà thời gian ủ bệnh sẽ có tốc độ nhanh hay chậm.

Vậy làm sao chúng ta biết khi bị mèo cào, cắn cần phải đi chích ngừa?

Đó là chúng ta phải quan sát hành vi của chúng. Khi mèo cào, cắn bạn mà có lý do thì đó là hành vi tự vệ.

Ví dụ: Bạn dắt mèo vào nhà tắm và chuẩn bị tắm thì bị mèo cào. Do nhiều bé mèo không thích nước, chưa quen với việc tắm rửa. Thì vết cào đó là có lý do. Hoặc một ví dụ khác là bạn vô tình dẫm lên đuôi của chúng, hành vi phản xạ là chúng sẽ cắn bạn…

Trường hợp mà bạn cần đi chích ngừa đó là: hành vi của mèo không tự chủ, mất ý thức, không nhận ra chủ nuôi. Có những biểu hiện của bệnh dại như: miệng chảy nhiều nước dãi, chảy nước mũi, sợ ánh sáng (trốn trong bóng tối), sợ tiếng động lớn, cắn phá đồ vật vô ý thức, (gặp cái gì cũng cắn), ăn những thứ khác thường, có những cơn co giật không tự chủ…

CÁCH XỬ LÝ VẾT THƯƠNG KHI BỊ MÈO CÀO, CẮN TRƯỚC KHI CHÍCH NGỪA

Cách xử lý vết thương, trường hợp mà các bạn nghi ngờ mèo mắc bệnh dại.

Vệ sinh kỹ với chất sát khuẩn ở vết thương như: cồn, povidine

Tuyệt đối không băng bó, bịt kín vết thương, không nặn máu, hút máu hay bôi lên vết thương như chanh, kem đánh răng,… điều này làm vết thương trở nên dễ nhiễm trùng hơn.

Đến các cơ quan y tế gần nhất để chích ngừa. Đồng thời theo dõi sức khỏe mèo trong 14 ngày như thế nào? Trường hợp mèo đang ủ bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Khi mèo phát dại thì mới có triệu chứng thấy rõ.

Với thông điệp: “Chia sẻ, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”.

Bài viết số: 47

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Hominhhoang.com

Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM

Điện thoại: 090 252 9302

Bị Xước, Bị Rách Bao Quy Đầu Phải Làm Sao

Bị xước bao quy đầu hay bị rách bao quy đầu hoặc dây hãm bao quy đầu bị rách sẽ khiến nam giới rất đau rát dương vật khi đi tiểu và không thể quan hệ. Khi bị rách bao quy đầu phải làm sao để khắc phục nhanh vết trầy xước, tránh để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng vùng quy đầu.

Bao quy đầu là bộ phận quan trọng có tác dụng bao bọc và bảo vệ quy đầu, có ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng sinh lý của nam vì vậy việc rách bao quy đầu cần phải được điều trị đúng cách và nhanh chóng.

Bị xước, bị rách bao quy đầu

Rách bao quy đầu còn được biết là dây hãm bao quy đầu bị rách hoặc là bị trầy xước bao quy đầu. Bị tình trạng này thì nam giới thường dễ dàng phát hiện do cảm giác đau rát vô cùng, chảy máu ra khắp vùng quy đầu và chắc chắn cặp đôi sẽ không thể tiếp tục quan hệ được nữa.

Bị rách bao quy đầu là do:

Thủ dâm, quan hệ thô bạo nhiều lần trong ngày, tư thế quan hệ tình dục sai.

Quan hệ quá hưng phấn dễ khiến dương vật cương cứng và căng dãn quá mức.

Trường hợp nam giới bị dài hoặc hẹp bao quy đầu gây áp lực quá lớn nên dây hãm.

Dương vật bị thương khi cọ sát mạnh, âm đạo quá khô.

Có khi đây chỉ là trầy xước bao quy đầu, nhưng rách ở bao quy đầu là vùng cực kỳ nhạy cảm nên khiến nam giới rất khó chịu. Không thể quan hệ khi vết rách chưa lành hẳn, bị đau khi đi tiểu và đặc biệt là rất đau khi cố lột bao quy đầu xuống.

Rách bao quy đầu có nguy hiểm không?

Bác sĩ nam khoa và tiết niệu Đỗ Văn Chiến cho biết, rách bao quy đầu nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:

Gây viêm loét bao quy đầu: Khi không vệ sinh sạch sẽ thì vết trầy xước tại bao quy đầu rất dễ bị viêm loét bởi nước tiểu đọng lại hay bựa sinh dục luôn có vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây viêm nhiễm.

Gây tổn thương: Vì hầu hết các trường hợp bị rách bao quy đầu đều do bệnh hẹp bao quy đầu gây ra. Khi quan hệ sẽ khiến phần bao căng dãn quá mức, dễ khiến quy đầu bị tổn thương gây sưng đau, rách.

Áp lực tâm lý: Khi bị rách bao quy đầu do quan hệ tình dục sẽ khiến cho nam giới sợ hãi, đau đớn, lo lắng, hoảng hốt… lâu dần sinh ra phản xạ sợ hãi mỗi khi yêu và đi tiểu, vết trầy xước lành rồi lại bị rách tiếp có thể dẫn đến chứng bất lực hay cố gắng xuất tinh sớm.

Lây nhiễm bệnh tình dục: Khi bị rách bao quy đầu lúc quan hệ sẽ rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh xã hội lây nhiễm, những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến đó là bệnh sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV…

Gây rối loạn chức năng sinh lý: Rách bao quy đầu khi quan hệ tình dục có thể dẫn đến xuất tinh sớm, không xuất tinh, bệnh rối loạn cương dương và biến chứng nặng nhất gây bệnh liệt dương… nguyên nhân gây vô sinh nam.

Gây ung thư dương vật: Vết trầy xước ở bao quy đầu không được xử lý đúng cách, dẫn đến viêm nhiễm nặng và kéo dài khiến cho nam giới bị tăng nguy cơ ung thư dương vật.

Lời khuyên của bác sĩ:

Nam giới hay bị rách bao quy đầu khi cần đến ngay cơ sở y tế khám nam khoa để kiểm tra và khắc phục kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan và không để tình trạng trầy xước kéo dài liên tục nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở trên, khả năng sinh lý suy giảm, khó khăn cho việc chữa trị và nguy cơ de dọa đến chức năng sinh sản.

Rách bao quy đầu và cách điều trị

Nam giới phát hiện bị rách bao quy đầu thì cần phải thật bình tĩnh để vệ sinh sạch sẽ, xử lý vết trầy xước, tránh tình trạng vết trầy xước bị nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn, virus.

Sau đó, cần đến bệnh viện hoặc các phòng khám y tế chuyên khám nam khoa để được kiểm tra vết rách và điều trị kịp thời.

Tùy vào từng tình trạng và mức độ bị trầy xước của từng người bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra biện pháp khắc phục sao cho ít gây tổn thương và lành nhanh nhất.

Đối với những trường hợp vết rách ít, không nặng thì bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn và chỉ định nam giới sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ sát khuẩn để vết trầy xước mau lành.

Bạn chỉ cần điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra là vết trầy xước chắc chắn mau chóng hồi phục, trở lại bình thường. Ngoài ra, cần chú ý không sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị vết trầy xước hở này.

Chắc hẳn bạn cũng biết phải kiêng quan hệ hoặc thủ dâm, vì vết rách ở đây khiến dương vật rất đau khi bị cọ sát, thậm chí là đã rất đau khi muốn lột bao quy đầu xuống để đi vệ sinh.

Hiện tại, bạn có thể đến ngay phòng khám đa khoa Thái Hà là phòng khám nam khoa uy tín ở Hà Nội khi bị rách bao quy đầu vì đây là một địa chỉ y tế có uy tín trong việc xử lý các tình trạng ở bao quy đầu. Với hoạt động hơn 10 năm cùng đội ngũ y bác sĩ nam khoa có bề dày kinh nghiệm sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi những khó chịu do hiện tượng rách bao quy đầu gây ra.

Cách nhanh nhất để được hỗ trợ ngay là gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe nam giới 0365115116 để được bác sĩ Chiến trợ giúp ngay khi gặp phải những tình trạng khó nói ở dương vật khi quan hệ quá mạnh bạo.

Chó Cào Không Chảy Máu Có Cần Phải Tiêm Không?

Chào bác sĩ, hôm trước cháu có bị con chó cào vào lưng một vết dài khoảng 5cm gây xước và rất đau rát nhưng không chảy máu. Khoảng 3 tiếng sau cháu có kiểm tra lại lưng thì vết xước đó hết không để lại vết gì cả. Giờ cháu rất hoang mang. Cháu có phải đi tiêm văc xin luôn không ạ?

Chào em,

Đường lây truyền của bệnh dại như sau:

Qua da và niêm mạc: Virus dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành nhưng virus dại lây từ động vật này sang động vật khác và sang người qua da và niêm mạc bị tổn thương (dù rất nhỏ) do bị súc vật dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật bị dại. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại… mà trên người lành sẵn có vết thương…

Qua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm vi rút dại: ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virus dại cư trú.

Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị dại do được ghép giác mạc của người bị bệnh dại. Trên động vật có thể lây qua nhau thai hoặc sữa mẹ, chưa có bằng chứng lây bằng đường này trên người.

Như vậy, ở tình huống em nêu ra, bị chó cào vào lưng gây xước da rất đau rát, dù không có chảy máu và vết xước lặn đi sau đó không để lại mài thì vẫn tính là có nguy cơ nhiễm dại nhưng nguy cơ thấp.

Vì thế, nếu chó nhà em nuôi đảm bảo an toàn, như không thả rong bên ngoài, chó vẫn khỏe mạnh bình thường trước giờ thì em có thể chưa tiêm ngừa dại mà chờ sau 15 ngày, nếu con chó đó vẫn còn sống thì chắc chắn nó không nhiễm dại tại thời điểm nó cào em, và vì thế em không có nguy cơ nhiễm dại.

Còn ngược lại nếu em không dám chắc mức độ an toàn của chó, thì em có thể tiêm ngừa dại kết hợp song song với theo dõi chó, nếu sau 15 ngày chó còn sống thì em có thể ngưng mấy mũi vắc xin ngừa dại cuối cùng của liệu trình 5 mũi. Trường hợp mất dấu theo dõi hoặc chó tử vong thì tiêm đủ liệu trình bảo vệ.

Bị Chó Cào Chảy Máu Có Sao Không?

Khi đùa giỡn với chó, việc chúng nhảy chồm lên và ôm lấy bạn rất thường xảy ra, vì sao ư? Đó là vì chúng rất quý mến bạn hoặc củng có thể là do bạn đẹp ^^. Đôi khi việc nhảy xồm lên lại khiến chó “vô tình” mất kiểm soát và quẹt móng lên da bạn, bạn đổ máu và trong đầu bắt đầu có nhiều suy nghĩ

Chết rồi, chó cào chảy máu thì phải xử lý như thế nào đây? Điều này có gây ra bệnh dại hay không? Có nên đi bác sĩ để tiêm phòng không nhỉ? Đừng quá lo lắng, hãy bình tình giành ra 2 – 3 phút để đọc bài viết này, sẽ có rất nhiều thông tin hữu ích cho bạn đấy

1️⃣ Nhiễm trùng da khi bị chó cào và nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác

Đầu tiên, chúng ta đều đồng ý chó đi bằng bốn chân, chúng sẵn sàng đào bới, cào cấu khắp nơi nên móng chân của chó “rất bẩn”. Trong móng của chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm và có thể lây truyền sang cho con người nếu chó cào bạn và tạo ra vết thương hở. Một triệu chứng khá nguy hiểm khi bị chó cào chảy máu đó là có thể gây ra uốn ván

Hầu hết chúng ta đều lầm tưởng bệnh dại và các bệnh khác sẽ lây truyền qua con người, khi nước dãi của chó tiếp xúc với vết thương hở hoặc vết máu trên cơ thể con người. Nên khi bị chó cào, thì đâu có dính nước miếng – đâu sợ bị các bệnh này phải không?

Tuy nhiên, bạn có bỏ quên điều gì không? Chó thường xuyên liếm bàn chân của chúng và móng cũng bao gồm trong đó. Vậy thì khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm như dại, MRSA hoặc Capnocytophaga khi bạn bị chó cào chảy máu là điều hoàn toàn có thể xảy ra

2️⃣ Vậy có khả năng nào bị bệnh dại hay không?

Vậy chúng ta sẽ có khả năng mắc bệnh dại nếu bị chó cào khi nào? Đó là khi tất cả các yếu tố bên dưới xảy ra vào cùng một thời điểm

– Chó cào bạn đang mắc bệnh dại – Chó bị dại vừa liếm chân của chúng và virus dại từ nước dãi có mặt ở chân – Chó mắc bệnh dại vừa liếm chân sau đó cào bạn gây ra một vết thương hở hoặc chảy máu

👉 Đó chính là trường hợp đen đuổi nhất sẽ khiến bạn bị dại khi bị chó cào. Rất rất hiếm, nhưng củng không nên chủ quan trong tình huống này

– Nếu là chó nhà hãy suy nghĩ kỹ xem bạn đã tiêm vắc-xin phòng dại cho chó chưa? Gần đây chó có được thả ra đường hay không (khi thả ra đường chúng sẽ có khả năng tiếp xúc với động vật bị dại hay không)? – Nếu là chó hoang: tốt nhất là đi tiêm phòng ngay và luôn cho chắc ăn

3️⃣ Các bước xử lý khi bị chó cào như thế nào

Thông thường các vết xước của động vật có vẻ như vô hại nhưng đôi khi chúng lại chuyển thành những vết nhiễm trùng nghiêm trọng khi gây chảy mảu. Các vết cấu (không tạo thành lằn) trông thì có vẻ ít nguy hiểm, vì không gây chảy máu quá nhiều nhưng lại là mối nguy hiểm tiềm tàng nhất vì chúng cắm sâu vào thịt

Trường hợp 1: Nếu là chó nhà hoặc chó hàng xóm “lành tính” đã tim phòng đầy đủ vắc-xin dại (Mức độ: Trung bình)

– Nếu vết xước chảy nhiều máu, hãy dùng khăn sạch đè lên cho đến khi máu ngừng chảy. Khi máu đã ngừng chảy, hãy rửa vết thương thật sạch bằng xà phòng và nước trong ba phút. Sau đó, làm sạch và khô da, bôi một ít thuốc mỡ kháng sinh và băng vết thương lại

– Hãy theo dõi diễn biến của vết xước xem có bị dấu hiệu nhiễm trùng hay không bao gồm các dấu hiệu như: tăng nhiệt độ, đỏ, sưng, đau nhức hoặc tạo các vệt đỏ trên da. Theo dõi trong ít nhất 72 giờ, nếu gặp bất kỳ những triệu chứng nào đã nêu ở trên hãy đến bệnh viện để theo dõi ngay lập tức

Trường hợp 2: Nếu là chó hoang hoặc vết cào xuyên thủng sâu, chảy nhiều máu hoặc nghi ngờ chó đã liếm chân từ trước, các vết cào vào đầu, mặt, cổ, tay hoặc bộ phận sinh dục (Mức độ: Nguy hiểm)

– Thực hiện cầm máu, rửa sạch vết cào và sát khuẩn sơ bộ, nhanh chóng đi tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay khi có thể. Theo dõi cá thể chó đã cào bạn chảy máu sát sao trong vòng 15 ngày xem chúng có biểu hiện gì lạ thường hay không. Đồng thời theo dõi độ nhiễm trùng của vết xước bằng các dấu hiệu tăng nhiệt, đỏ, sưng, đau nhức… như trên

4️⃣ Nên tiêm phong dại ở đâu tốt nhất?

Trong điều kiện bạn cảm thấy bất an về việc bị chó cào dẫn đến chảy máu, dù biết là chó “lành” nhưng vẫn mang tâm lý sợ sệt không biết có bị dại hoặc các bệnh nguy hiểm khác hay không? Thì lời khuyên tốt nhất cho bạn chính là đi đến các trung tâm tiêm phòng dại uy tín để tiêm vắc-xin ngừa bệnh. Dĩ nhiên rồi an toàn vẫn là trên hết, thà bỏ một ít thời gian còn hơn là làm biếng mà dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng

Ở Hồ Chí Minh: Viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt Đới

Ở Hà Nội: Trung tâm tiêm chủng viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương, Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hà Nội, Phòng tiêm chủng SAFPO

Ở Đà Nẵng: Trung tâm tiêm chủng VNVC, Trung tâm y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng

Như vậy mình đã hướng dẫn khá chi tiết về các rủi ro, củng như các bước xử lý khi bị chó cào dẫn đến chảy máu. Hy vọng sẽ giúp ít được bạn ít nhiều trong việc điều trị. Và hãy lưu ý giúp mình! Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng kể cả khi vết cào không chảy máu hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn hoặc tiêm phòng – vì phòng bệnh lúc nào củng hơn chữa bệnh cả