Bị Chó Cắn Trầy Da, Cào Xước Nhẹ Có Sao Không?

Chó là vật nuôi hay tấn công người. Ở các khu vực dân cư, chó nhà thi thoảng bất ngờ tấn công khách đến thăm hoặc đi qua đường. Khi bị chó cắn, ai cũng hoang mang lo lắng về cách sơ cứu, xử lý vết thương, tiêm phòng dại…

Nếu bị chó cắn, bạn cần chú ý những điều sau đây:

Tuyệt đối không buộc miếng vải xung quanh vết thương. Nếu bị chó cắn, nên nhớ luôn giữ vết thương hở.

– Rửa vết thương với nước và dung dịch diệt khuẩn. Nếu nhà có rượu, có thể dùng rượu làm sạch vết thương vì rượu được xem là một chất khử trùng. Khâu này rất quan trọng bởi nó rửa sạch vết thương, loại bỏ nước bọt của chó và bụi bặm bám vào vết thương. Tốt nhất là dùng oxy già hoặc betadine, iodine làm sạch vết thương.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ về việc có cần tiêm thuốc chống nhiễm trùng hay không.

– Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn, vết cào, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, uống thuốc, bôi thuốc hoặc tiêm vắc xin phòng dại.

– Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ tránh khâu vết thương, trừ khi vết thương đó ở trên mặt hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Nếu vết thương hở quá lớn, rất có thể bác sĩ sẽ phải khâu giúp bạn.

Bị có cắn phải tiêm phòng không?

Khi bị chó cắn, rất có thể bạn phải tiêm phòng 1 trong 2 loại vắc xin sau:

– Với vết trầy xước nhỏ, tiêm phòng uốn ván là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị, dù cho vết cắn nhẹ hay sâu.

– Với vết thương có chảy máu, bạn cần theo dõi chó trong vòng 14 ngày để quyết định có tiêm phòng dại hay không:

+ Đối với các vết cắn gần khu vực đầu, cổ, bộ phận sinh dục hoặc cắn khi đang ở trong khu vực có dịch chó dại, bạn cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.

+ Đối với các vết cắn ít nghiêm trọng hơn và ở trong khu vực không có dịch, nếu trong vòng 14 ngày đầu mà chó khoẻ mạnh thì bạn không cần phải tiêm phòng dại. Ngược lại, nếu chó bỏ đi đâu mất hoặc có biểu hiệm ốm thì bạn cần phải tiêm phòng dại.

Tiêm phòng dại là biện pháp có ảnh hưởng tới sức khoẻ và tốn kém. Tuy nhiên, đây là biện pháp an toàn nhất để giúp bạn tránh nguy cơ phát bệnh dại.

3 Cách Xử Lý Áo Da Bị Rách Hoặc Bị Xước Tại Nhà Cực Đơn Giản

#1 Khắc phục áo da bị vết xước nhẹ

Với những chiếc áo da bị trầy xước nhẹ, bạn nên mua bộ dụng cụ sửa đồ da chuyên dụng. Chúng sẽ có đầy đủ bộ dụng cụ và chất tẩy rửa cần thiết để xử lý bề mặt áo da khỏi vết xước.

Đầu tiên, bạn đặt tấm báo hoặc khăn che chắn ở dưới áo da. Tiếp đến, đeo găng tay bảo hộ để tránh tránh bị các chất tẩy làm vấy bẩn. Tất cả các cửa sổ cần được mở ra để tạo sự thông thoáng trong khi xử lý vết xước trên đồ da.

Bạn có thể dùng chất keo để xử lý vết xước trên áo da. Cách thực hiện rất đơn giản với dụng cụ là một miếng xốp dạng bọt biển. Bạn bôi nhẹ nhàng một lớp mỏng chất kết dính da lên phần bề mặt bị xước của chiếc áo da.

Chất kết dính da ở dạng lỏng sẽ bám vào các sợi da và gắn kết lại để “sửa chữa” vết xước. Hãy bôi khoảng 3 – 5 lần đến khi vết xước biến mất. Điều lưu ý cần nhớ là mỗi lần bôi cần có khoảng cách để chất kết dính có thời gian khô. Nhớ loại bỏ hết phần keo dính bị dư thừa tránh mất thẩm mỹ.

Sau khi vết xước được nối lại, bạn cần bôi lớp chất nhuộm để xóa dấu vết của vết xước. Thuốc nhuộm nên là dạng lỏng, cùng màu và kết cấu đồng nhất với áo da. Bạn chỉ cần bôi một lớp nhẹ và chờ khoảng 30 phút để chất nhuộm khô hết, đều và đẹp.

Bước cuối cùng là bạn phun chất điều hòa da lên trên bề mặt. Chúng sẽ giúp chiếc áo da có màu đồng đều, mềm và bóng đẹp hơn. Như vậy vết xước nhỏ đã được xử lý đơn giản. Đây chính là cách bảo quản áo da không quá cầu kỳ, phức tạp mà vẫn khắc phục được các vết xước nhỏ.

#2 Xử lý áo da bị vết rách nhỏ

Dù bạn đã thực hiện đúng cách bảo quản áo da nhưng không tránh khỏi việc áo bị rách. Tuy nhiên, nếu chỉ vì một vết rách nhỏ mà cả chiếc áo da bị vứt bỏ thì quá phí phạm. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể xử lý bằng những vật liệu đơn giản ngay tại nhà.

Giấm trắng là chất hỗ trợ sửa chữa vết rách nhỏ cực tốt. Bạn dùng bông gòn bôi một lượng nhỏ lên vết rách, để khô rồi đánh bóng nhẹ nhàng bằng chất đánh bóng giày.

Dầu oliu, dầu cam chà xát lên bề mặt áo da cũng làm áo bóng đẹp trở lại. Bạn cũng có thể làm khu vực áo da bị rách, trầy xước đẹp hơn với máy sấy. Nhiệt độ cao có thể khiến chất sửa chữa hấp thụ tốt hơn.

#3 Sửa chữa áo da bị rách diện rộng

Cách bảo quản áo da thông thường là dùng chất phun tạo dưỡng ẩm để da được bóng đẹp. Bạn còn phải giữ áo da tránh xa nước và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, khi áo da bị va quệt thì việc bảo quản như vậy không thể giúp áo khỏi bị rách mảng lớn.

Lúc này, cách tốt nhất là sử dụng miếng da phụ trợ lớn hơn khu vực rách để che chắn. Công việc sửa chữa lúc cần được thực hiện cẩn thận bởi miếng da chèn không ngay ngắn khiến vết rách mất thẩm mỹ.

Dính chặt mặt trên của tấm da phụ với mặt dưới của áo da bằng keo chuyên dụng. Sau đó, bạn xử lý tiếp các bước như khi sửa chữa vết rách rồi nhuộm lại bề mặt da khôi phục nét thẩm mỹ.

Trầy Xước Nhẹ Khi Bị Chó Cắn, Bé Trai Phát Bệnh Dại Rồi Tử Vong

Thấy con chỉ bị trầy xước nhẹ khi bị chó cắn, gia đình bé trai 10 tuổi ở Đắk Lắk đã không đưa con đi tiêm phòng dại. Ba tháng sau, bé trai này phát bệnh dại rồi tử vong.

Mới đây, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết ở địa phương này vừa một có một trường hợp bé trai 10 tuổi mắc bệnh dại và tử vong.

Cụ thể, người nhà bệnh nhân này cho biết, cách đây ba tháng cháu bé bị chó cắn, nhưng người thân thấy trên người cháu chỉ có vết trầy xước nhẹ nên chủ quan không đưa cháu đi tiêm phòng dại.

Đến ngày 15/7, cháu lên cơn sốt, mệt mỏi, sợ gió, sợ nước, chán ăn…, gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên điều trị. Các bác sĩ chẩn đoán bé lên cơn dại, ngày hôm sau tử vong.

Khi bị chó cắn, dù là chó nhà thì người bị cắn cũng nên đi tiêm phòng bệnh dại.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, ở nước ta đã xảy ra hàng loạt những vụ chó cắn người, do chủ quan không tiêm phòng bệnh dại nên đã tử vong.

Cuối tháng 6, người đàn ông 29 tuổi ở Kon Tum lên cơn dại và tử vong sau 3 tháng bị chó nhà cắn, 4 người khác trong gia đình cũng bị chó cắn, đang được theo dõi.

Cuối tháng 4, một bé trai 14 tuổi ở tỉnh này cũng bị chó nhà hàng xóm cắn vào chân, phát bệnh dại tử vong sau một tháng.

Theo thống kê, Đắk Lắk có trên 500.000 con chó, năm 2023 hơn 13.000 người bị chó cắn.

Trước đó bé trai 7 tuổi đi vệ sinh tại nhà ở Thái Nguyên thì bị con chó của gia đình lao vào tấn công, đi cấp cứu nhưng tử vong do nhiều vết thương quá nặng.

Khi bị chó cắn, cần tiêm huyết thanh phòng dại, theo dõi tiến triển của con chó xem có bệnh dại hay không để chủ động phòng ngừa. Chó nuôi cần được chích ngừa bệnh dại đầy đủ.

Bị Xước, Bị Rách Bao Quy Đầu Phải Làm Sao

Bị xước bao quy đầu hay bị rách bao quy đầu hoặc dây hãm bao quy đầu bị rách sẽ khiến nam giới rất đau rát dương vật khi đi tiểu và không thể quan hệ. Khi bị rách bao quy đầu phải làm sao để khắc phục nhanh vết trầy xước, tránh để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng vùng quy đầu.

Bao quy đầu là bộ phận quan trọng có tác dụng bao bọc và bảo vệ quy đầu, có ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng sinh lý của nam vì vậy việc rách bao quy đầu cần phải được điều trị đúng cách và nhanh chóng.

Bị xước, bị rách bao quy đầu

Rách bao quy đầu còn được biết là dây hãm bao quy đầu bị rách hoặc là bị trầy xước bao quy đầu. Bị tình trạng này thì nam giới thường dễ dàng phát hiện do cảm giác đau rát vô cùng, chảy máu ra khắp vùng quy đầu và chắc chắn cặp đôi sẽ không thể tiếp tục quan hệ được nữa.

Bị rách bao quy đầu là do:

Thủ dâm, quan hệ thô bạo nhiều lần trong ngày, tư thế quan hệ tình dục sai.

Quan hệ quá hưng phấn dễ khiến dương vật cương cứng và căng dãn quá mức.

Trường hợp nam giới bị dài hoặc hẹp bao quy đầu gây áp lực quá lớn nên dây hãm.

Dương vật bị thương khi cọ sát mạnh, âm đạo quá khô.

Có khi đây chỉ là trầy xước bao quy đầu, nhưng rách ở bao quy đầu là vùng cực kỳ nhạy cảm nên khiến nam giới rất khó chịu. Không thể quan hệ khi vết rách chưa lành hẳn, bị đau khi đi tiểu và đặc biệt là rất đau khi cố lột bao quy đầu xuống.

Rách bao quy đầu có nguy hiểm không?

Bác sĩ nam khoa và tiết niệu Đỗ Văn Chiến cho biết, rách bao quy đầu nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng:

Gây viêm loét bao quy đầu: Khi không vệ sinh sạch sẽ thì vết trầy xước tại bao quy đầu rất dễ bị viêm loét bởi nước tiểu đọng lại hay bựa sinh dục luôn có vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây viêm nhiễm.

Gây tổn thương: Vì hầu hết các trường hợp bị rách bao quy đầu đều do bệnh hẹp bao quy đầu gây ra. Khi quan hệ sẽ khiến phần bao căng dãn quá mức, dễ khiến quy đầu bị tổn thương gây sưng đau, rách.

Áp lực tâm lý: Khi bị rách bao quy đầu do quan hệ tình dục sẽ khiến cho nam giới sợ hãi, đau đớn, lo lắng, hoảng hốt… lâu dần sinh ra phản xạ sợ hãi mỗi khi yêu và đi tiểu, vết trầy xước lành rồi lại bị rách tiếp có thể dẫn đến chứng bất lực hay cố gắng xuất tinh sớm.

Lây nhiễm bệnh tình dục: Khi bị rách bao quy đầu lúc quan hệ sẽ rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh xã hội lây nhiễm, những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến đó là bệnh sùi mào gà, lậu, giang mai, HIV…

Gây rối loạn chức năng sinh lý: Rách bao quy đầu khi quan hệ tình dục có thể dẫn đến xuất tinh sớm, không xuất tinh, bệnh rối loạn cương dương và biến chứng nặng nhất gây bệnh liệt dương… nguyên nhân gây vô sinh nam.

Gây ung thư dương vật: Vết trầy xước ở bao quy đầu không được xử lý đúng cách, dẫn đến viêm nhiễm nặng và kéo dài khiến cho nam giới bị tăng nguy cơ ung thư dương vật.

Lời khuyên của bác sĩ:

Nam giới hay bị rách bao quy đầu khi cần đến ngay cơ sở y tế khám nam khoa để kiểm tra và khắc phục kịp thời. Tuyệt đối không chủ quan và không để tình trạng trầy xước kéo dài liên tục nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ở trên, khả năng sinh lý suy giảm, khó khăn cho việc chữa trị và nguy cơ de dọa đến chức năng sinh sản.

Rách bao quy đầu và cách điều trị

Nam giới phát hiện bị rách bao quy đầu thì cần phải thật bình tĩnh để vệ sinh sạch sẽ, xử lý vết trầy xước, tránh tình trạng vết trầy xước bị nhiễm trùng do nhiễm vi khuẩn, virus.

Sau đó, cần đến bệnh viện hoặc các phòng khám y tế chuyên khám nam khoa để được kiểm tra vết rách và điều trị kịp thời.

Tùy vào từng tình trạng và mức độ bị trầy xước của từng người bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra biện pháp khắc phục sao cho ít gây tổn thương và lành nhanh nhất.

Đối với những trường hợp vết rách ít, không nặng thì bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn và chỉ định nam giới sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ sát khuẩn để vết trầy xước mau lành.

Bạn chỉ cần điều trị theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra là vết trầy xước chắc chắn mau chóng hồi phục, trở lại bình thường. Ngoài ra, cần chú ý không sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc để điều trị vết trầy xước hở này.

Chắc hẳn bạn cũng biết phải kiêng quan hệ hoặc thủ dâm, vì vết rách ở đây khiến dương vật rất đau khi bị cọ sát, thậm chí là đã rất đau khi muốn lột bao quy đầu xuống để đi vệ sinh.

Hiện tại, bạn có thể đến ngay phòng khám đa khoa Thái Hà là phòng khám nam khoa uy tín ở Hà Nội khi bị rách bao quy đầu vì đây là một địa chỉ y tế có uy tín trong việc xử lý các tình trạng ở bao quy đầu. Với hoạt động hơn 10 năm cùng đội ngũ y bác sĩ nam khoa có bề dày kinh nghiệm sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi những khó chịu do hiện tượng rách bao quy đầu gây ra.

Cách nhanh nhất để được hỗ trợ ngay là gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe nam giới 0365115116 để được bác sĩ Chiến trợ giúp ngay khi gặp phải những tình trạng khó nói ở dương vật khi quan hệ quá mạnh bạo.

Da Vàng (Bệnh Vàng Da) Ở Chó

Bệnh vàng da ở chó

Thuật ngữ bệnh vàng da (icterus hoặc jaundice) mô tả tình trạng niêm mạc của nướu, lỗ mũi, bộ phận sinh dục và các vùng khác chuyển sang màu vàng do nồng độ bilirubin cao, một sắc tố mật bình thường được hình thành do sự phân hủy hemoglobin có trong các tế bào hồng cầu (RBC).

Nếu có sự gia tăng tỷ lệ RBC, như ở một số bệnh, thì nồng độ bilirubin sẽ cao bất thường. Nồng độ bilirubin cao như vậy sẽ không thể được bài tiết ở mức bình thường, và do đó tích tụ trong các mô. Nồng độ bilirubin cũng có thể gia tăng trong các trường hợp sự bài tiết bilirubin bình thường bị cản trở do một số bệnh (ví dụ: ứ mật), trong đó mật không thể chảy từ gan đến tá tràng (phần đầu của ruột) do tắc nghẽn cơ học hoặc khối u tân sinh.

Nồng độ bilirubin tăng cao sẽ rất nguy hiểm và có thể làm đổi màu da (tức là vàng da), tổn thương gan và thận, và cũng có thể ảnh hưởng đến mô não. Tất cả các giống chó đều có thể bị bệnh.

Triệu chứng và phân loại

Nôn mửa

Tiêu chảy

Lờ phờ

Sốt

Đau bụng

Không muốn ăn (chán ăn)

Xanh xao

Da đổi màu vàng

Đổi màu nước tiểu và phân (màu cam)

Tăng tần suất đi tiểu (chứng đái nhiều) và lượng nước tiểu

Khát liên tục(chứng khát nhiều) và uống nhiều nước

Rối loạn tâm thần trong các trường hợp nặng

Sụt cân

Chảy máu (đặc biệt là ở những con chó bị bệnh gan giai đoạn tiến triển)

Nguyên nhân

Bệnh, độc tố, thuốc dẫn đến tăng phá hủy RBC

Truyền máu không tương thích

Nhiễm trùng toàn thân làm giảm khả năng xử lý bilirubin ở gan

Tích tụ một lượng lớn máu bên trong khoang cơ thể

Viêm gan (hepatitis)

Khối u

Chai gan

Tổn thương lớn ở mô gan (ví dụ, do độc tố)

Tắc nghẽn trong việc bài tiết bilirubin do viêm tuyến tụy, sự hiện diện của khối u, sỏi, hoặc ký sinh trùng.

Chẩn đoán

Có nhiều xét nghiệm cụ thể hơn để chẩn đoán thêm, bao gồm các nguyên nhân cơ bản. Các xét nghiệm tia X sẽ giúp xác định cấu trúc và kích thước của gan, cơ quan trung tâm trong bệnh này. Các xét nghiệm X quang này thường phát hiện tình trạng gan to, cho thấy sự hiện diện của một khối hoặc khối u, sự phì đại của lá lách trong một số trường hợp, và các vật lạ. Chụp X quang ngực có thể cho thấy tình trạng di căn nếu khối u là nguyên nhân. Siêu âm cũng sẽ được thực hiện, để bác sĩ thú y có thể đánh giá chi tiết cấu trúc gan, giúp phân biệt bệnh gan với tình trạng tắc nghẽn đường mật, cũng như phân biệt khối u với tắc nghẽn cơ học.

Ngoài ra, bác sĩ thú y có thể quyết định lấy mẫu mô gan với sự hỗ trợ của siêu âm để đánh giá chi tiết hơn. Các mẫu mô gan có thể được lấy bằng kim hoặc trong khi phẫu thuật, có thể tiến hành để chẩn đoán xác nhận và điều trị.

Điều trị

Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mang tính cá nhân cao. Chó ở trong tình trạng bệnh nặng hoặc giai đoạn bệnh tiến triển có thể cần nhập viện để được chăm sóc và điều trị tích cực ban đầu. Chế độ cân bằng dinh dưỡng được đưa ra theo yêu cầu năng lượng hàng ngày và tình trạng bệnh. Cũng cần bổ sung vitamin cho chó bệnh. Một số trường hợp có thể cần phải phẫu thuật, như những trường hợp tắc nghẽn đường mật, và có thể cần phải truyền máu nếu bị thiếu máu nghiêm trọng.

Chăm sóc

Việc điều trị chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và mang tính cá nhân cao. Tuy nhiên, chế độ ăn uống hợp lý, cho uống thuốc đúng giờ, nghỉ ngơi hoàn toàn và theo dõi thường xuyên sẽ giúp chó của bạn trong suốt quá trình chữa bệnh.

Không cho chó sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hoặc điều chỉnh liều lượng thuốc mà không có sự đồng ý rõ ràng của bác sĩ thú y, đặc biệt là thuốc giảm đau, được cho là độc hại đối với gan trong tình trạng này. Vì gan là cơ quan trung tâm của quá trình trao đổi chất, nên có thể xảy ra ngộ độc trong các trường hợp suy gan.

Chó bị suy gan cần được chăm sóc ở nhà cực kỳ cẩn thận do sự bất ổn vốn có của tình trạng này. Những con vật này có thể bị chảy máu bất cứ lúc nào. Nếu bạn thấy thú cưng bị chảy máu, hãy lập tức gọi bác sĩ thú y để được giúp đỡ. Ngoài ra, thông báo cho bác sĩ thú y nếu thấy phân hoặc nước tiểu của chó đổi màu.