Chó Con Cắn Phá / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

3 Mẹo Nhỏ Ngăn Chó Con Cắn Phá Đồ Đạc Trong Nhà

Bình xịt ngăn chó cắn phá (cao cấp), Dogtionary đã nghiên cứu

Chó con trong giai đoạn mọc răng là một khoảng thời gian khó khăn cho cả chủ nuôi và chó con. Tuy nhiên, có những bước bạn có thể thực hiện để giảm bớt hậu quả của việc mọc răng, nhờ đó bảo vệ đồ đạc trong nhà như: bàn ghế, tủ, giày dép, quần áo hoặc thậm chí là vật dụng gây nguy hiểm cho chó con như dây điện, ổ cắm.

Đầu tiên, hãy nắm bắt tâm lý của chó con khi mọc răng

Chó con 3 tháng tuổi: đây là độ tuổi chó bắt đầu mọc răng.

Mọc răng là một giai đoạn phát triển rất bình thường khi răng chó con được thay thế bằng răng trưởng thành. Quá trình chuyển đổi này có thể gây đau đớn cho chó con, vì vậy chúng sẽ gặm nhấm bất cứ thứ gì dễ nhai để thỏa mãn cơn đau ngứa nướu (lợi) và răng.

Chỉ khi hiểu thấu được bản chất vấn đề này bạn mới biết cách chính xác giúp chó con vượt qua

Điều chỉnh lại môi trường sống xung quanh chó con

Khi bạn nắm bắt được thói quen và sở thích cắn phá của chó con khi chúng mọc răng, bạn sẽ biết phải bố trí đồ dùng như thế nào cho an toàn trước nanh vuốt của chúng.

Sử dụng đồ chơi kích thích chó con nhai

Cơ chế hoạt động: Chó con sẽ phát điên lên vì nhai loại đồ chơi này còn bạn sẽ không phải bận tâm về các vật dụng quý giá trong gia đình như giày dép, gường tủ, quần áo,…

Đồ chơi nhai dành cho chó con có kích thước miệng từ nhỏ đến lớn, độ mềm tương thích và chuyên dụng giải trí cho các con chó nghiệp vụ sau giờ làm việc áp lực.

Cho chó ăn uống lành mạnh, đầy đủ canxi

Chăm sóc chó con đang mọc răng cũng có nghĩa là chăm sóc răng cho chó con. Thức ăn dinh dưỡng có chứa vitamin, khoáng chất và canxi ở mức cân bằng sẽ giúp răng chó mọc chắc khỏe. Điều này sẽ giúp răng chó trưởng thành phát triển bình thường.

Nói riêng về chăm sóc răng cho chó thì loại hạt có nghiên cứu về Ergonomic như Royal Canin cũng sẽ kích thích chó nhai, khi nhai chó sẽ thỏa mãn hàm răng nướu hơn, từ đó giúp chó ăn ngon miệng hơn và cung cấp dinh dưỡng cân bằng cho răng.

Cách Dạy Chó Con Không Cắn Phá Đồ Đạc Lung Tung

Hầu hết ai nuôi chó cũng gặp phải vấn đề là chó con hay cắn phá đồ đạc trong nhà. Điển hình như cắn giày dép, sách vở giấy báo, quần áo, gối ngủ, thảm trải nhà hay kể cả bất cứ thứ gì vừa miệng chúng. Tật này có giải quyết được không? Nguyên nhân và cách huấn luyện chó không cắn phá đồ đạc? Tất cả sẽ có trong bài viết này xin quý vị đừng bỏ lỡ.

Tại sao chó con lại hay cắn đồ? Do thần kinh của nó quá mạnh

Thần kinh của chó quá mạnh khiến cho khi nó ở không, ngồi một chỗ là cảm thấy khó chịu. Nó phải nghĩ ra các trò nghịch ngơm, cắn xé để giải tỏa và giải phóng năng lượng nhằm cân bằng lại cho đầu óc dễ chịu.

Chó con mọc răng

Chó con mọc răng trong độ tuổi từ 3 đến 7 tháng. Nó ngứa răng nên tìm thứ gì đó để cắn, vật dụng trong nhà, những thứ hiện ra trước mắt nó, kẻ cả ngón tay, ngón chân của người trong nhà. Đây là bản năng của chúng giúp cho việc mài răng cũ, thay răng mới. Chúng ta dạy để nó không được phép cắn những thứ chúng ta cấm, trao cho nó quyền được cắn thứ khác.

Chó bị thiếu canxi

Chó con khi thiếu canxi thì thích tìm kiếm ăn những thứ như tường hoặc vữa, nó cũng thích cắn để tìm tòi bổ sung chất này nên chúng ta để ý cung cấp đầy đủ canxi cho chó con.

Chó con cô đơn, ít nhận được sự quan tâm

Khi chúng ta bỏ mặc chó con không quan tâm nó thì cũng sinh ra tật cắn phá đồ đạc. Đơn giản bởi vì đây là thú vui của nó và ý nghĩ đơn giản là gây sự chú ý tới chủ nhân.

Chó sợ hãi

Nhiều con chó con khi sợ hãi hay bị chèn ép, bắt nạt, hù dọa thì theo bản năng sẽ cắn lung tung nhằm giải tỏa và ấp ủ sự phòng thủ của nó.

Cách huấn luyện chó không cắn phá lung tung

Quan tâm gần gũi bé, đối xử đúng mực và thể hiện mình mới là chủ, đầu đàn của nó khiến nó nghe lời. Khi chó căn hay gặm ngọn tay thì lập tức rút ra, đánh nhẹ vào miệng và hô: Không được

Chuẩn bị đồ chơi cho chó như quả bóng xương giả…

Bạn sẽ đưa cho chúng hai nhóm đồ khác nhau. Một nhóm là đồ dùng của gia đình không được cho cún cắn như giầy dép, tấm thảm, sách vở. Và một nhóm đồ chúng có thể cắn thoải mái là những đồ chơi của chúng. Đặt các đồ dùng này trước mặt cún cưng. Nếu chúng cắn những nhóm đồ không được phép thì bãn hãy giằng lấy từ miệng chúng và kiên quyết “không”. Tiếp theo đó là đưa cho chúng món đồ chơi được phép cắn. Khi chúng biết lấy món đồ chơi được phép nghịch thì hãy thưởng cho chúng những đồ ăn chúng yêu thích.

Thực hiện như vậy vài lần thì cún sẽ quen dần. Khi nó sắp cắn những thứ không được phép hãy nhẹ nhàng hướng dẫn, không nên trách mắng nó. Đồng thời khuyến khích cún con cắn những vật được cho phép. Việc trừng phạt có thể khiến những chú chó hay cắn đồ hơn mà thôi.

Cách Huấn Luyện Chó Ngừng Cắn Phá Đồ Đạc

TẠI SAO CHÓ CẮN PHÁ ĐỒ ĐẠC? Chó con mọc răng

Giai đoạn mọc răng chó thường cảm thấy nướu ngứa và khó chịu, nên chúng cần một thứ gì đó để gặm nhằm làm giảm cảm giác khó chịu trong nướu. Thời điểm chó từ 3 – 7 tháng tuổi, chúng thường hay gặm đồ đạc vì ngứa răng.

Cắn vì stress

Việc nhốt chó lâu ngày hoặc không cho chúng ra ngoài vận động thường xuyên có thể khiến chó bị trầm cảm và stress. Do vậy nên chúng cần một vật gì đó có thể gặm và cắn để giải tỏa cảm giác khó chịu và bứt rứt trong người.

Có thể do đói?

Một số chú chó khi đói thường có thói quen gặm các đồ vật xung quanh, tuy nhiên số này rất ít.

Hoặc chúng đang lo lắng?

Khi chó lo lắng vì một lý do nào đó, chúng sẽ tìm cách gặm nhấm những đồ vật xung quanh để cảm thấy thoải mái và đỡ căng thẳng hơn.

HƯỚNG DẪN HUẤN LUYỆN CHÓ KHÔNG CẮN PHÁ ĐỒ ĐẠC Dọn dẹp nhà cửa

Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, không để chó tìm được đồ để cắn.

Loại bỏ những đồ vật sắc nhọn có thể gây tổn thương cho chó.

Loại bỏ những cây cảnh trong nhà có thể gây ngộ độc cho chó.

Không để các vật dụng tại những nơi chó có thể nhảy lên lấy về để cắn.

Dùng chuồng hoặc lồng nhốt lại

Sử dụng chuồng hoặc lồng là một trong những cách giữ cho chó không cắn phá đồ đạc khá hiệu quả mà không cần phải giám sát chúng. Chuồng hoặc lồng sẽ tạo ra giới hạn để chó không với được đến những vật dụng trong nhà; nên tập cho chó ở trong lồng hoặc chuồng càng sớm càng tốt.

Cho dùng đồ chơi để gặm

Đồ chơi để gặm được sản xuất với mục đích phục vụ cho những cơn “gặm điên cuồng” của chó, giúp chó cảm thấy dễ chịu hơn khi muốn gặm hay cắn xé một thứ gì đó. Các loại đồ chơi này được thiết kế an toàn và bền để có thể chịu được những cơn gặm của chó.

Ngoài ra bạn có thể bỏ vào đồ chơi một ít đồ ăn khô hoặc thức ăn mà chó yêu thích. Khi chó chơi đùa sẽ rớt ra đồ ăn, điều này sẽ khiến chúng bỏ qua những đôi giày không có gì để ăn.

Cho chúng vận động

Thường xuyên đưa cún cưng ra ngoài đi dạo, vui chơi, chạy nhảy để chúng mệt và không còn sức gặm nhấm đồ đạc nữa. Việc đưa chó đi vận động còn giúp chúng thoải mái, vui vẻ và bình tĩnh hơn. Mỗi ngày bạn nên dành 15 – 20 phút để chơi đùa với chó, từ đó gia tăng tình cảm giữa hai phía.

Đôi khi cắn xe, gặm nhấm không phải là ho chúng ngứa răng hay nhàm chán, mà đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh tâm lý nguy hiểm nào đó. Vậy nên bạn cần phải thường xuyên quan tâm cún cưng của mình, khi phát hiện những dấu hiệu lạ thì cần tìm đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Trong trường hợp chó không chịu hợp tác và không tuân theo các bài huấn luyện, hãy đưa chó đến trường huấn luyện Cảnh Khuyển 24h để rèn, loại bỏ hoàn toàn tình trạng này.

Làm Sao Để Chó Không Cắn Phá Đồ Đạc Trong Nhà?

Đã bao giờ bạn về nhà. Mở cửa ra và thấy mọi thứ đang trong tình trạng từng mảnh một chưa? Giấy báo bị xé tan nát, giấy vệ sinh khắp nơi, ghế sofa bung ruột, dấu răng loang lổ,… Wow, cái gì vậy?

Nhìn thì có vẻ nghiêm trong, nhưng đừng quá lo lắng. Chú chó yêu dấu của bạn đang đến thời kì “ngứa răng” đấy. Dù bạn có thích hay không thì sớm muộn gì ngày này cũng sẽ tìm đến trong cuộc đời nuôi thú cưng của bạn.

Bản năng “cắn đồ” của chúng đã có từ thời cụ tổ của chúng rồi. Đúng vậy, chính là loài sói hoang dã, đầy kiêu hãnh đấy các bạn. Chúng thích gặm và ngấu nghiến từ xương con mồi cho đến những cành cây hoặc bất cứ thì gì có thể nhai được cho đỡ “buồn miệng”. Và bản năng này được duy trì cho các hậu duệ sau này của chúng, là những chú chó mà các bạn đang nuôi.

Trong tự nhiên việc cắn gặm như thế là hoàn toàn bình thường, nhưng đó sẽ là một cơn ác mộng thực sự cho các vật dụng trong nhà bạn.

Đến với bài viết ngày hôm nay mình sẽ cho bạn một số lời khuyên để giải quyết việc này. Nhưng trước khi đi vào vấn đề tụi mình cũng nên xem xét một số nguyên nhân. Biết đâu được đó là lại là mấu chốt để giải quyết vấn đề đấy.

1. Nguyên nhân khiến cún cưng cắn đồ

Như mình đã đề cập ở trên thì ngoài bản năng được thừa hưởng từ tổ tiên là loài sói thì một số lí do sau đây có thể là lí do khiến chúng hay nhai mọi thứ trong nhà bạn:

Mọc răng

Phải, là mọc răng. Việc này khiến nướu của những chú chó đang trong giai đoạn trưởng thành cảm thấy ngứa và khó chịu. Vì vậy chúng cần “thứ gì đó” cứng để gặm hoặc cắn nhằm thuyên giảm cảm giác khó chịu đó.

Bạn sẽ để ý thấy việc “mài răng” này xảy ra ở những chú chó con từ 3 – 7 tháng tuổi. Vì đây là độ tuổi mọc răng của chúng.

Giải tỏa tâm lý

Theo mình thấy đây hoàn toàn có thể là lí do bạn hay gặp phải khi đi làm về. Để chú chó của bạn ở nhà một mình khiến chúng dễ buồn chán và bứt rứt. Và khi buồn chán, chúng thường tìm đến thứ gì đó để gặm và cắn như một bản năng.

Nhưng đôi khi chúng làm như vậy vì việc đó khiến chúng cảm thấy… vui. Nguyên nhân sâu xa vẫn là do buồn chán, môi trường sống thay đổi, bạn ít quan tâm, chơi đùa với chúng khiến chúng bị stress và cần được giải tỏa. Mà những xấp giấy tờ quan trọng, đôi dép, giày,… của bạn thường là nạn nhân cho những cuộc giải tỏa đó.

Hay đói

Đói cũng có thể là một nguyên nhân mặc dù không phổ biến. Một vài chú chó rất hay đói, thường là khi chúng đang trong một quá trình điều trị y tế. Chúng sẽ thường có xu hướng gặm hay thậm chí là ăn những thứ không phải thức ăn nhưng lại có mùi và vị giống như thức ăn.

Pica

Pica là cách gọi về tình trạng của một chú chó khi chúng ăn những thứ không phải thức ăn. Khác với ở trên, những thứ này thậm chí không có mùi hay vị giống thức ăn. Bao gồm kim loại, nhựa, rác, bụi bẩn, đá, giấy hay thậm chí là phân.

Thông thường Pica là một vấn đề thuộc về hành vi, tâm lý của loài chó. Nhưng nó cũng hoàn toàn có thể là kết quả của việc điều trị y tế hay do chế độ dinh dưỡng kém.

Bồn chồn, lo lắng

Khi lo lắng, hồi hộp, nếu để ý bạn sẽ thấy một số người có thói quen cắn móng tay. Những chú chó cũng tương tự như vậy, khi bồn chồn, lo lắng chúng sẽ tìm một vật gì đó để cắn, gặm như một bản năng. Việc này giúp chúng cảm thấy thoải mái và đỡ căng thẳng hơn.

2. Cách ngăn chặn việc cắn phá đồ của chó

Điều bạn cần làm bây giờ là “dụ dỗ” nó. Cơ bản bạn xem hành động cắn phá đồ đạc trong nhà của chó là sai là do chúng vô tình cắn phải những thứ không nên cắn. Nhưng thật ra chúng chẳng biết chúng đang cắn cái mô tê gì cả. Vậy thì, giải pháp ở đây là chỉ cần cho chúng thứ gì đó phù hợp để cắn thay cho những món đồ yêu quý của bạn thì chẳng phải sẽ có lợi cho cả 2 sao! ^^

Bắt đầu từ căn nhà

Việc để những vật dụng của bạn lăn lóc khắp nơi trong nhà và mong những chú chó đáng yêu của bạn không gặm thì cũng tội cho nó. Bạn biết đấy, làm sao chúng nó có thể kiềm lòng được trước những thứ đầy cám dỗ như vậy ở khắp nơi.

Ví dụ như khi đi làm, đi học về bạn hãy để giày lên kệ, remote TV xem xong hãy để ở nơi cao, tập sách để trên kệ,… Chính vì như vậy nên việc dọn dẹp và sắp xếp gọn gàng những vật dụng của bạn vào đúng vị trí và tránh xa “tầm tay của cún” là một cách an toàn để không phải tạm biệt thêm một món đồ nào nữa.

Bạn cũng cần lưu ý loại bỏ những cây cảnh trong nhà có thể gây ngộ độc cho cún. Dọn dẹp những vật dụng sắc nhọn có thể gây tổn thương. Không để những vật dụng dễ leo trèo lên như bàn, ghế thấp,… tránh để chú chó của bạn nhảy lên để lấy đồ xuống cắn.

Sử dụng chuồng, lồng

Nếu như chú chó của bạn không màng cắn những vật dụng lặt vặt nữa mà chuyển sang cắn chân bàn, chân ghế thì bạn hãy chuyển sang sử dụng chuồng, lồng.

Đặt chúng vào chuồng là cách quản lí hiệu quả mà không cần có sự giám sát của bạn. Tạo ra một giới hạn để cún cưng không với đến được những vật dụng trong nhà.

Mình đã từng đề cập về tầm quan trọng của việc huấn luyện thú cưng bằng chuồng. Cho nên mình nghĩ bạn nên tập cho cún con quen với việc ở trong chuồng, lồng, cũi càng sớm càng tốt.

Đồ chơi nhai, gặm (khuyên dùng)

Đối với những chú chó hay cắn phá đồ đạc trong nhà thì đây chính là một công cụ lí tưởng cho chúng.

Không cần nói thì bạn cũng biết đây sẽ là “hình nhân thế mạng” cho những món đồ yêu quý của bạn. Đúng như tên gọi, mục đích chính của những món đồ chơi này là dùng để nhai, gặm, cắn xé.

Chúng sẽ giúp chú chó của bạn giải tỏa cơn ngứa răng khó chịu. Không những thế, những món đồ này được thiết kế an toàn, bền vững để chịu sự cắn xé và thậm chí là có thể chứa được những món quà nho nhỏ cho chú chó của bạn.

Bạn có thể đặt vào đó một ít bánh thưởng, đồ ăn khô mà chú chó của bạn yêu thích. Việc chơi đùa với món đồ chơi sẽ làm rơi bánh thưởng ra, điều mà chúng sẽ không bao giờ tìm thấy trong những đôi giày “mùi mẫn” của bạn!

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những món đồ chơi như vậy để bạn lựa chọn như xương nhai gặm, xương nhỏ, bóng nảy, gậy mài răng,.. Trong đó cái tên KONG Classic là sản phẩm bên phương Tây khá ưa chuộng.

Những món đồ chơi như vậy sẽ giúp cún cưng không màng đến việc cắn phá nữa. Vì lúc đó chúng chỉ chuyên tâm gặm món đồ chơi để tìm kiếm bánh thưởng bên trong đó.

Tập luyện và cho chó vận động

Đây là một mẹo mà mình thấy rất hay và hữu ích. Việc cho chó cưng vận động, chạy nhảy, đùa giỡn sẽ khiến chúng mệt, và khi mệt chúng sẽ không muốn tốn sức để gặm bất kì cái gì nữa.

Không những thế việc vận động sẽ giúp não tiết ra một chất dẫn truyền thần kinh tên Edorphins. Chất này có tác dụng giúp cho cún cưng trở nên thoải mái, vui vẻ và bình tĩnh hơn. Trên thực tế thì việc nhai sẽ kích thích tiết ra Edorphins, chính vì vậy nếu như lượng vận động không đủ sẽ khiến chúng lại muốn tìm thứ gì đó để cắn, gặm.

Mỗi ngày bạn nên dành ra từ 15-20 phút để chơi đùa với chúng. Bạn có thể dẫn chúng đi bộ, ném đĩa, kéo co với chúng đều được. Hoạt động thể chất cũng đồng thời giúp bạn lẫn người bạn bốn chân của mình có một sức khỏe tốt và gắn kết với nhau hơn.

Dùng bình xịt ngăn chó cắn phá đồ đạc

Giới thiệu với bạn đây cũng là một trong những cách khá nhanh chóng và tương đối hiệu quả để chó không còn “mood” cạp đồ nữa. Dùng bình xịt và xịt vào những vật dụng bạn thường thấy chúng có ý định nhăm nhe gặm.

Thường bên trong chai xịt là các thành phần tự nhiên có mùi hương khó chịu và vị đắng. Điều này khiến chó không muốn cắn nữa.

Các dạng chai xịt này hiện tại ở các cửa hàng thú cưng bán khá nhiều các bạn có thể ra đó để tham khảo nha. Mình nghĩ đây là biện pháp cuối cùng nếu như các bạn không còn cách nào khác, haha.

3. Một số lưu ý cho bạn

Thứ 2, hiện tại trên thị trường có nhiều loại sách huấn luyện chó không cắn đồ bằng những phương pháp rất kì cục. Nào là quấn băng keo quanh miệng, nào là đánh chó mỗi khi nó cắn bậy,… Thật khó hiểu khi lại có những người viết ra những cuốn sách như vậy. Trong khi bạn chỉ cần áp dụng các phương pháp trên như đem cún vào chuồng khi không giám sát được chúng, hoặc cho chúng vận động thể chất đầy đủ thì gần như 99% đã giải quyết được vấn đề rồi.

Cảm ơn các bạn đã đọc đến tận đây. Mình mong những điều mình chia sẻ sẽ có ích và giúp bạn rất nhiều trong việc huấn luyện chú chó của mình không còn cắn phá đồ đạc trong nhà nữa. Việc huấn luyện những kĩ thuật cơ bản cho động vật vốn dĩ không quá khó nếu bạn kiên nhẫn và yêu thương chúng.

Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết Xu Hướng Phá Hoại, Cắn Xé Đồ Đạc Của Chó Con

Các hành vi không mong muốn của con chó ở tuổi còn non và thanh thiếu niên, như nhai, tàn phá, nhảy lên người và cắn, được gọi là các vấn đề hành vi nhi khoa. Mặc dù các hành vi này có thể được coi là một đặc điểm “bình thường” của một con chó con, tuy nhiên, đây là điều không mong muốn của người chủ nuôi. Điều quan trọng là phải giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt bằng các liệu pháp điều chỉnh hành vi trong khi chúng vẫn còn nghe lời và dạy bảo được. Di truyền học đóng một vai trò quan trọng và hành vi của trẻ con. Một số giống thừa hưởng việc cắn phá đồ đạc như vậy. Tuy nhiên, các vấn đề về hành vi như vậy đã được nhận thấy là phổ biến hơn ở các khu vực thành thị, nơi con vật được tập thể dục và vui chơi có giới hạn.

Các loại và triệu chứng của chó phá hoại, cắn xé đồ đạc

Chơi quá mức

Trò chơi chiến đấu có thể được bắt đầu bởi một thành viên trong gia đình, nhưng sau đó có thể phát triển hoặc trở nên tự phát. Đây là một vấn đề đáng quan tâm vi răng của chó con vẫn còn sắc và có thể gây thương tích nếu nó cắn tay, chân, hoặc quần áo của các thành viên trong gia đình.

Nhảy vào người

Nhảy vào người và đặt hai chân vào khách hoặc thành viên trong gia đình thường xảy ra trong khi chào hỏi và khi con chó vui mừng, nhưng có thể xảy ra khi chú chó muốn được chú ý hoặc lấy cái gì đó trong tay người đó.

Nhảy lên quầy / đồ nội thất

Con chó con có thể nhảy lên quầy hoặc đồ đạc để lấy đồ vật để nhai hoặc ăn. Chúng cũng có thể nhảy lên đồ đạc trong khi chơi, để được chú ý, hoặc để nghỉ ngơi.

Nguyên nhân chó phá hoại

Có một số nguyên nhân có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về hành vi xấu của chó con:

Nhai và cắn xé đồ đạc

Thiếu dinh dưỡng hoặc điều kiện thực phẩm không đầy đủ

Sự có mặt của chuột hoặc các động vật có vú nhỏ khác trong các bức tường hoặc sàn

Thức ăn đổ trên thảm hoặc đồ đạc

Đồ chơi không đầy đủ hoặc không hấp dẫn

Chơi cắn

Con người trêu chọc và thô lỗ (nghĩa là khuyến khích chó cắn)

Thời gian giam giữ hoặc vận chuyển dài, đặc biệt là trong các thùng nhỏ

Chào mừng quá khích của du khách hoặc thành viên gia đình đối với con chó

Nhảy lên quầy / đồ nội thất

Đồ chơi không đầy đủ hoặc không hấp dẫn

Các món ăn hoặc vật dụng con chó mong muốn được chơi, lấy trên quầy, đồ nội thất

Bề mặt sàn không thoải mái hoặc không đủ chỗ ngủ

Điều trị và làm giảm hành vi chó cắn phá đồ đạc

Cắn xé đồ đạc

Thí nghiệm với đồ chơi khác nhau và tìm kiếm những món thú vị cho thú cưng của bạn, đặc biệt là những món đồ chơi có chứa thức ăn

Giữ các đồ vật bị cấm ở ngoài tầm với của chúng

Đóng cửa để ngăn cấm tiếp cận các khu vực bị cấm

Nói không với bất cứ hành vi nhai hay cắn xé đồ đạc

Chơi cắn

Cung cấp nhiều bài tập và hoạt động

Sử dụng đồ chơi để thu hút động vật trong quá trình chơi đùa

Dây xích có thể được sử dụng để kiềm chế hành vi quá khích

Tránh các trò chơi khuyến khích hành vi chơi đùa quá mức

Kiểm soát và đào tạo chú chó con ngồi trước khi nhận đồ chơi, thực phẩm, sự chú ý và thực phẩm

Ngăn cản bất kỳ hành vi xã hội nào mạnh mẽ như sủa hay rên rỉ

Nhảy vào người

Dạy con vật cưng ngồi theo lệnh

Tránh trò chơi mà có thể khuyến khích nó nhảy vào người

Đây xích an toàn cũng có thể được sử dụng để kiểm soát chó cưng

Nhảy lên quầy / đồ nội thất

Giữ đồ đạc của bạn tránh xa khỏi những thực phẩm hoặc các đồ vật khác mà có thể nhận được sự chú ý của chó con

Di chuyển con chó đến một khu vực hạn chế khi nó không hoạt động

Cung cấp đồ chơi thú vị cho sự kích thích tinh thần và một không gian sống thoải mái

Nếu con chó vẫn có hành vi xấu sau vài tuần, bác sĩ thú y có thể đề nghị một chương trình tập luyện cường độ cao hơn cho chó cưng.

BỆNH VIỆN THÚ Y DREAMPET

Địa chỉ : Số 44 – Lô B1 – Nguyễn Cảnh Dị – KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội

0901.203.999 Đặt lịch khám