Chó Cắn Không Chảy Máu Có Sao Không?

Tình hình chó thả hoang và không được rọ mõm, đã gây ra những vụ chó cắn cho người dân, khiến cho những người đi đường cảm thấy ám ảnh và lo lắng. Khi bị chó cắn không chảy máu có sao không? cũng như có cần đi tiêm phòng hay không là những câu hỏi được nhiều bạn quan tâm.

Chó cắn không chảy máu có sao không?

Liên tiếp những vụ chó cắn thương tâm, đã khiến cho rất nhiều người hoang mang. Do vậy, khi bị chó cắn không chảy máu có sao không?

Theo các bác sỹ, thì bị chó cắn không nên chủ quan và coi thường, trong trường hợp bị chó cắn mà chảy máu thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nếu bạn thấy không bị chảy máu, mà chỉ bị bầm tím, nhưng rất có thể sẽ có những vết trầy xước rất nhỏ, bằng mắt thường bạn sẽ không thấy.

Trong trường hợp con chó cắn mà bị dại, thì nguy cơ lây nhiễm dại vẫn xảy ra, tốt nhất khi bị chó cắn bạn nên đi tiêm phòng ở các trung tâm y tế trong thời gian sớm nhất.

Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn

– Làm sạch vết thương là điều quan trọng nhất, khi bị chó cắn, vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy, để loại bỏ các mầm bệnh, dùng xà bông và nước để rửa vết thương, bạn nên lưu ý rửa nhẹ nhàng, chứ không được chà xát mạnh.

– Dùng thuốc sát trùng để làm sạch vết chó cắn, có thể sử dụng cồn hay oxy già, để loại bỏ vi khuẩn.

– Nâng cao vùng bị thương, trong trường hợp bị chó cắn vào vùng chân hay tay cần giơ cao vùng bị thương lên, việc này rất quan trọng. Do khi chó cắn bị chảy máu, cách làm này sẽ hạn chế chảy máu và giúp cầm máu hiệu quả.

Sau khi đã làm các bước sơ cứu ban đầu, tốt nhất nên đưa người bị chó cắn đến các trung tâm y tế dự phòng, để tiêm phòng dại. Đồng thời thông báo với bác sỹ về tình trạng con vật đã cắn, và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ khi bị cắn.

Trong thời gian 15 ngày, nếu con chó có biểu hiện ốm, chết, mất tích hãy đến gặp bác sỹ ngay.

Phòng chống bệnh dại như thế nào?

Để phòng chống bệnh dại xảy ra, người dân hãy thực hiện:

– Hạn chế nuôi chó mèo, nếu nuôi phải tiến hành tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo đúng hướng dẫn của Thú Y.

– Nuôi chó mèo phải nhốt trong chuồng, không được thả rông, cũng như không được cho trẻ nhỏ chơi đùa với những con vật này.

– Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cần tuân thủ đúng như tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

– Không tiếp xúc với những con vật bị nghi dại, cũng như không mua bán, hay vận chuyển vật nuôi ra vào vùng dịch.

– Cần tiêu hủy ngay chó mèo bị dại,

Bị Chó Cắn Chảy Máu

Dù chảy máu ít hay nhiều, vết thương sâu hay nông khi bị chó cắn vẫn có thể gây ảnh hưởng cực nhiều tới sức khỏe của người bị cắn, chính vì vậy cần phải sơ cứu đúng từng bước để tránh rủi ro.

Đến ngay mục bạn quan tâm

Sơ cứu khi bị chó dại cắn tại chỗ – Điều cần làm!

Làm sạch: Trước tiên bạn cần phải làm sạch vết thương do chó cắn bằng cách đưa vào nước cho chạy vào phần bị thương để loại bỏ được những mầm bệnh. Sau đó sử dụng bông thấm nhẹ để phần vết thương được khô ráo.

Sử dụng thuốc sát trùng (cồn hoặc ô xi già): đổ một lượng nhỏ dung dịch sát trùng lên phần vết cắn, cho sùi bọt và loại bỏ được những mầm bệnh.

Nâng cao vùng vết cắn: Đây là cách để giúp cầm máu cực kì tốt, tránh chảy máu nhiều dù là ở chân hay cánh tay.

Đối với những trường hợp bị chó cắn chảy máu quá nhiều bạn có thể sử dụng gạc y tế để cầm máu. Đặc biệt, trong quá trình rửa vết thương không nên cầm máu bởi lúc đó bên ngoài đang có rất nhiều mầm bệnh trên lớp da. Nếu như không rửa sạch chúng rất có thể vết thương sẽ bị nhiễm trùng, nặng là hoại tử, hoặc có thể gây phát dại trong một thời gian sau đó.

Đối với trường hợp vết thương sâu và chảy máu nhiều, bạn nhanh chóng cầm máu và đưa người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất.

Trường hợp nào cần phải tiêm phòng khi bị chó cắn

Theo bác sĩ cho biết, bất kì trường hợp chó dại cắn hay chó thường cắn thì bạn cũng phải đưa ngay người bị thương tới cơ sở gần nhất để kiểm tra. Đặc biệt, cần phải tiêm vacxin phòng dại ngay nếu gặp phải các trường hợp sau:

Vùng bị cắn: đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục….: bởi đây là những bộ phận quan trọng và cần phải được cấp cứu ngay lập tức, bác sĩ sẽ tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.

Không nên chủ quan với con vật nuôi trong nhà mà không đi tiêm phòng sau khi bị cắn. Cần phải theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 59.627 người tử vong do dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại.

Các trường hợp tử vong do bệnh dại do không đi tiêm phòng vắc xin và gặp chủ yếu ở vùng nông thôn nơi có tập quán nuôi chó thả rông, không tiêm phòng vắc xin cho đàn chó và còn thiếu hiểu biết về phòng, chống bệnh dại.

– Tuyệt đối không nên điều trị bằng mẹo hay thuốc nam với những trường hợp bị chó cắn không chảy máu, hay chảy ít máu.

– Nhiều người chủ quan khi bị chó con cắn hay chó nhà cắn sẽ không đến y tế tiêm phòng và khám chữa, điều này có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của người bị nạn.

– Trước khi phát bệnh 2 – 4 ngày thì nạn nhân thường có những dấu hiệu như: đau đầu, bồn chồn, chán nản, sợ sệt, khó chịu.

– Ngoài ra còn có thể bị sốt nhẹ, sưng đau tại vị trí bị cắn và cảm thấy tê tê người vì các dây thần kinh hệ bạch huyết bị tổn thương.

Nạn nhân sẽ có nhiều dầu hiệu chia thành từng thể: Thể co thắt, thể liệt, thể cuồng:

Thể co thắt: Nạn nhân có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn.

Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.

Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.

Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.

Nguồn: songkhonggioihan.com

Bị Mèo Cắn Chảy Máu Có Sao Không, Nguy Hiểm Không ?

Bị mèo cắn chảy máu có sao không, nguy hiểm không?

Cùng với chó, mèo là loại động vật khá đáng yêu, thông minh được nhiều người nuôi dưỡng trong nhà. Không chỉ nuôi để làm cảnh, mèo còn là “hung thần” với loài chuột nên hầu như gia đình nào ở nông thôn cũng có ít nhất một con mèo. Tuy nhiên, ít ai biết rằng mèo cũng là loài vật chứa khá nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến sức khỏe con người . Các loại vi khuẩn, vi rút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua những vết thương hở trên da.

Đặc biệt, tại Việt Nam việc tiêm vắc-xin phòng dại cho mèo, chó chưa được tuyên truyền nhiều, nên rất ít khi chó mèo được đưa đi tiêm chủng. Chính vì vậy, khả năng các loại chó mèo bị dại là vô cùng cao, đặc biệt là vào mùa hè. Nếu không may bị cắn bởi chúng và không phát hiện kịp thời, bạn sẽ bị lây bệnh dại và có thể nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh phát tác.

Những trường hợp mèo có thể mắc dại mà bạn nên cảnh giác là:

– Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm.

– Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà.

– Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà.

– Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.

Bị mèo cắn chảy máu nên xử lý như thế nào?

Sau khi bị mèo cắn, chảy máu nhất là với trẻ em, cần được đưa ngay đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sỹ khám và đánh giá cụ thể. Bạn sĩ sẽ xem xét tình hình vết thương và đưa ra quyết đinh là có nên tiêm ngừa uốn ván, tiêm vắc xin dại và kháng huyết thanh dại hay không?

Thông thường bếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… thì phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Bạn phải chú ý là đến gặp bác sĩ ngay trong vòng 48 giờ đầu tiên saukhi bị cắn, vì nếu để lâu hơn hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.

Sau khi về nhà, bệnh cạnh theo dõi sức khỏe người bị cắn, việc theo dõi con mèo đã cắn bạn cũng là điều hết sức cần thiết. Theo dõi trong vòng từ 10-14 ngày xem chúng có những biểu hiện của bệnh dại như mắt đỏ, trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, nuốt khó do liệt họng, chết trong vòng 7-10 ngày… Nếu mèo chết, phải tiêm phòng đủ 5 mũi trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo vắc-xin chống lại bệnh hiệu quả.

Bị Chuột Cắn Chảy Máu Có Sao Không, Có Cần Chích Ngừa Không?

Có thể bạn đang quan tâm: nhận đặt mua quần áo quảng châu giá sỉ tại hà nội uy tín – quán cà phê dành cho tình nhân ở sài gòn – kinh nghiệm mẹo đấu giá trên ebay an toàn nhất – Mua hàng trên Amazon ship về Việt Nam uy tín

Bị chuột cắn chảy máu có sao không?

Chuột không chỉ phá hoại tài sản, lương thực thực phẩm mà chúng còn là nguồn gốc gây nên rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người. Nhiều người chủ quan khi bị chuột cắn chảy máu không đi tiêm phòng và nghĩ rằng vết thương do chuột cắn sẽ không nguy hiểm, nhưng có thể bạn chưa biết rằng không ít bệnh nhân bị suy thận, giảm tiểu cầu, ho, sốt,… do chuột cắn.

Bệnh do virus Hantavirus ở chuột

Loại virus Hantavirus này có trong nước tiểu, phân, nước bọt của chuột, kể cả khi chuột chết, xác chuột vẫn còn phóng thích ra Hantavirus. Bệnh lây sang người qua đường hô hấp do hít phải các chất bài tiết thải ra từ chuột hay do chuột cắn.

Biểu hiện của bệnh do virus Hantavirus ở chuột gây ra:

Sốt cao 3 – 5 ngày, có khi sốt kéo dài bốn-sáu tuần.

Tiếp đó là đau cơ lớn (các cơ vai, đùi, lưng), người gai lạnh, suy nhược, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng (tăng dần) và tiêu chảy,…

Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, suy tim, suy thận.

Bệnh Leptospirose – bệnh vàng da xuất huyết

Bệnh vàng da xuất huyết cũng là một bệnh thường gặp do chuột gây ra với các biểu hiện:

Sốt, rét run, đau đầu, buồn nôn, có nôn và đau cơ kéo dài từ 4 – 7 ngày.

Sau đó da có màu vàng da cam, suy thận, vàng mắt xung huyết kết mạc, nổi hồng ban.

Ngoài ra chuột còn gây ra bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis, bệnh do vi khuẩn Salmonella,…

Vậy người bị chuột cắn chảy máu có sao không?

Chuột rất ít khi tấn công người, nhưng nếu bạn vô tình bị chúng cắn phải sẽ rất nguy hiểm. Vì các vết cào, cắn do chuột gây ra tuy chỉ ngoài da nhưng là đường vào của các bệnh như dại, sốt chuột cắn.

Căn bệnh này do các loại vi khuẩn sống trong nước bọt của chuột gây ra. Khi bạn bị chuột cắn, vi khuẩn này sẽ theo vết cắn, nhiễm vào máu và gây nên hiện tượng sốt cho bạn. Bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Có thể bạn đang quan tâm:

Bị chuột cắn có cần chích ngừa không?

Chuột cắn có phải tiêm phòng không?

Sau 2 – 10 ngày bị chuột cắn sẽ phát bệnh với các triệu chứng: sốt, nôn mửa, đau khớp, đau cơ, xuất hiện hồng ban hoặc xuất huyết dưới da.

Khi chẳng may bị chuột cắn, bạn cần được chăm sóc y tế như rửa sạch bằng nước và xà phòng, sau đó sát trùng lại bằng cồn hoặc povidine (bán tại các nhà thuốc). Sau đó bạn cần đến cơ sở y tế gần nhà để được khám, chỉ định thuốc và tiêm chủng phòng bệnh đúng cách. Chuột rất hiếm khi nhiễm virus dại nhưng nếu bị chuột cắn thì vẫn cần tiêm phòng dại.

Vậy làm thế nào để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra?

Hầu hết các loại bệnh do chuột gây ra đều chưa có Vắc-xin phòng ngừa. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ môi trường sống của mình và tránh không bị các bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra, các bạn nên:

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

Tiêu diệt chuột trên phạm vi sinh sống của gia đình.

Tránh tiếp xúc với chuột hay các chất thải của chuột.

Dọn nhà sạch sẽ, tránh để những vật dụng bừa bãi làm nơi ẩn náu và sinh sống cho chuột.

Chuột thường sống ở những nơi dễ kiếm thức ăn. Vì vậy việc bảo quản thức ăn che đậy kín và hạn chế thức ăn rơi vãi sẽ hạn chế sự hấp dẫn đối với chuột, từ đó cũng có hạn chế sự xâm nhập của chuột.

Nếu dọn dẹp nhà cửa, nghi ngờ chỗ nào có chuột cần mang bao tay cao su để tránh bị chuột cắn. Sử dụng nước tẩy javel lau sạch chỗ nào có nước tiểu của chuột hoặc nơi chuột làm ổ để tránh sự lây nhiễm của virus.

Khi phát hiện có chuột chết nên dùng tay ni lông gói chuột vào túi bóng rồi cho vào thùng rác. Tránh trường hợp phát tán virus, vi khuẩn có trong chuột ra môi trường sống gây nên các dịch bệnh.

Có chế độ vệ sinh, chăm sóc cẩn thận khi bị chuột cắn, rửa sạch vết thương và sát trùng.

Khi có những biểu hiện phát bệnh sau khi bị chuột cắn, hay tiếp xúc với các chất thải của chuột nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án điều trị kịp thời.

Có thể bạn đang quan tâm:

Chó Cào Không Chảy Máu Có Cần Phải Tiêm Không?

Chào bác sĩ, hôm trước cháu có bị con chó cào vào lưng một vết dài khoảng 5cm gây xước và rất đau rát nhưng không chảy máu. Khoảng 3 tiếng sau cháu có kiểm tra lại lưng thì vết xước đó hết không để lại vết gì cả. Giờ cháu rất hoang mang. Cháu có phải đi tiêm văc xin luôn không ạ?

Chào em,

Đường lây truyền của bệnh dại như sau:

Qua da và niêm mạc: Virus dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành nhưng virus dại lây từ động vật này sang động vật khác và sang người qua da và niêm mạc bị tổn thương (dù rất nhỏ) do bị súc vật dại cắn, cào, liếm hoặc khi làm thịt súc vật bị dại. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại… mà trên người lành sẵn có vết thương…

Qua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm vi rút dại: ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virus dại cư trú.

Ngoài ra, có một số bệnh nhân bị dại do được ghép giác mạc của người bị bệnh dại. Trên động vật có thể lây qua nhau thai hoặc sữa mẹ, chưa có bằng chứng lây bằng đường này trên người.

Như vậy, ở tình huống em nêu ra, bị chó cào vào lưng gây xước da rất đau rát, dù không có chảy máu và vết xước lặn đi sau đó không để lại mài thì vẫn tính là có nguy cơ nhiễm dại nhưng nguy cơ thấp.

Vì thế, nếu chó nhà em nuôi đảm bảo an toàn, như không thả rong bên ngoài, chó vẫn khỏe mạnh bình thường trước giờ thì em có thể chưa tiêm ngừa dại mà chờ sau 15 ngày, nếu con chó đó vẫn còn sống thì chắc chắn nó không nhiễm dại tại thời điểm nó cào em, và vì thế em không có nguy cơ nhiễm dại.

Còn ngược lại nếu em không dám chắc mức độ an toàn của chó, thì em có thể tiêm ngừa dại kết hợp song song với theo dõi chó, nếu sau 15 ngày chó còn sống thì em có thể ngưng mấy mũi vắc xin ngừa dại cuối cùng của liệu trình 5 mũi. Trường hợp mất dấu theo dõi hoặc chó tử vong thì tiêm đủ liệu trình bảo vệ.