Chó Con Ăn Xương Cá / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Sai Lầm Của Các Mẹ Khi Cho Con Ăn Toàn Cá Không Xương

Nhiều bé lớn rồi mà còn không biết cá… có xương, vì mẹ toàn gỡ sẵn cho ăn, nên nếu mẹ nhỡ có sơ ý thì con sẽ bị hóc ngay.

Chẳng là có mẹ hỏi mình: “Sao bạn Nim ăn rau siêu đẳng thế ạ?”, “Sao chị dám cho bạn ấy ăn loại cá lắm xương thế? Không sợ con bị hóc xương ạ?”… Nói thật là mỗi lần cho con ăn cá cũng run, và không phải ngay từ đầu bạn Nim đã thích ăn rau, củ, quả ngay đâu. Qua hỏi han, giao lưu tìm hiểu thì mình nhận thấy các mẹ hỏi chủ yếu là có “hiện tượng” thế này:

– Phòng bếp không phải chỗ của con! Bếp là nơi nguy hiểm, con không nên loanh quanh ở đấy, nào thì dao kéo, nào thì nước nôi, rồi con sờ mó vào thực phẩm bẩn hết chân tay quần áo, nói chung là phiền, nên con không cần vào bếp quá sớm làm gì cho… mẹ mệt công dọn dẹp.

Mình thì làm ngược lại hoàn toàn hai điều trên:

1. Biết mình được ăn cái gì, màu sắc thế nào, hương vị nguyên bản ra sao theo mình rất quan trọng đối với việc ăn uống. Trẻ con cũng thế, ăn uống thực ra cũng là chơi, là học, là khám phá. Nếu các mẹ chỉ cho con ăn để no bụng, để lớn khỏe thì thiệt thòi con quá.

Chuyện ăn cá chỉ là một ví dụ nhỏ thôi, mà củ, quả cũng vậy, nếu con được cầm, được ngắm nghía những thực phẩm tươi ngon, được mẹ cho nếm, cho hít hà để xem món đó thế nào thì tự con sẽ tò mò và… tự tin hơn khi ăn món đó lúc đã được nấu lên. Chưa kể, những quan sát từ quá trình chế biến đến thành phẩm món ăn còn là một cơ hội để mẹ cùng con có nhiều “nhận xét” thú vị, giúp con học hỏi thêm nhiều điều.

2. Mình rón rén đưa con vào bếp từ khá sớm, và chẳng còn cách nào khác là chuẩn bị, dọn dẹp để con có một vị trí đủ an toàn trong bếp, bên cạnh mẹ. Con ướt áo tí không sao, con xả nước nhiều không sao… vì đó chính là cơ hội cho mẹ dạy con làm thế nào để không ướt áo, dùng nước sao cho tiết kiệm. Các thử thách trong bếp cho Nim cứ thế ngày một “khó nhằn” hơn, từ rửa củ quả, đến nạo vỏ, thái miếng to, thái hạt lựu, rồi rửa bát, xới cao, rót dầu ăn vào chảo, đảo thức ăn, đập trứng, đánh trứng… Mẹ có phụ bếp hăm hở như bạn, tuy hơi mệt hơn nhưng bù lại rất vui, vui từ lúc nấu đếu lúc ngồi ăn, vì thực ra, chẳng ai uể oải khi ăn món mình nấu cả, bọn trẻ con hình như cũng thế, nấu có tệ thì vẫn cố mà bảo ngon rồi ăn cho hết.

Đến bây giờ, Nim có thể ăn đủ loại rau củ, rau gia vị gì cũng ăn, thậm chí nhắm mắt cũng biết là đang ăn rau mùi hay rau húng. Cái gì con thích thì ăn nhiệt tình, cái gì chưa thích thì nếm dần cho quen. Thử thách bếp của bạn cũng hấp dẫn, chẳng hạn, mẹ mua thực phẩm về, sẽ đọc thực đơn như: Mình có món thịt gà rang gừng xả, rau muống luộc cho bữa một bữa hai có món đậu phụ xốt cam, trứng rán thịt xay nấm, rau cải cúc… rồi cho bạn mở hộp xếp các thực phẩm trong đó vào đúng theo nhóm thực đơn. Cái này có vẻ dễ vì từ bé Nim đã được mẹ giới thiệu các loại thực phẩm rồi, gì chứ không thể nhầm củ hành với củ tỏi được.

Khó hơn thì mẹ bày hết thực phẩm ra, rồi giao cho bạn làm bếp trưởng, quan trọng cực, được lên thực đơn cho cả nhà cơ mà, mẹ còn dạy bạn lấy một cuốn sổ để ghi lại các thực đơn bạn nghĩ ra cho “trang trọng”. Bạn sướng lắm, chọn cái nọ nấu với cái kia xong nhiều lúc băn khoăn phết, hỏi mẹ không biết nấu lên có hợp không? Thường thì mẹ sẽ gợi ý/góp ý nếu bạn hỏi, cũng có lúc mạo hiểm nấu theo “sáng tạo” của bạn, sao không thử chứ, bọn trẻ luôn mang đến những điều kỳ diệu mà.

Thế đấy, thực ra, bố mẹ có thể chơi với con, truyền cảm hứng cho con bất cứ khi nào, bất cứ đâu với bất cứ “đồ chơi” gì là như vậy. Đừng giới hạn các con ở trong bất cứ một khuôn khổ nào do bố mẹ vạch ra.

Phạm Thị Hoài An

Nguồn: VnExpress

Chó Poodle Ăn Cá Được Không

Khi nuôi chó cảnh, đặc biệt là chó Poodle, chủ nuôi thường băn khoăn rất nhiều thứ, đặc biệt là về vấn đề ăn uống. Những câu hỏi kiểu như chó Poodle ăn cá được không, ăn chuối, đu đủ, xúc xích,… được không. Câu trả lời cụ thể sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây.

+ Chó poodle bị rối loạn tiêu hoá

+ Chó poodle ăn phải xương

1. Chó Poodle ăn cá được không?

Các loại cá là một trong những loại thực phẩm rất giàu protein, tốt cho sức khỏe của bất cứ đối tượng nào. Với chó Poodle, cá cũng là nguồn thực phẩm hữu ích, tốt cho sự phát triển thể chất trong các giai đoạn. Một số lợi ích mà vật nuôi có thể nhận được khi ăn cá bao gồm:

– Giúp phát triển bộ lông mượt và bóng đẹp

– Giúp mắt sáng, trong và lanh lợi

– Giảm thải phân, giúp phân “đẹp” và khô rắn hơn so với các loại thức ăn khác

– Cung cấp khá nhiều năng lượng cho vật nuôi

– Không có nhiều chất béo nên giảm được nguy cơ mắc bệnh cho vật nuôi, đặc biệt là khi cho lớn tuổi.

– Nên lọc kỹ xương trước khi cho Poodle ăn để tránh làm tổn thương tới ống tiêu hóa

– Nên chế biến kỹ để loại bỏ được tình huống có lẫn các vi khuẩn độc trong cá như: Salmonella, E.Choli, khuẩn ngộ độc, tiêu chảy,…

– Với cho Poodle dưới 3 tháng tuổi và trên 6 năm tuổi nên cho chó ăn cá chế biến nhạt để tránh bị suy thận

– Nên chọn lọc loại cá mà bạn sẽ cho Poodle ăn để tránh ăn phải các loại cá có độc tính như: Các nóc, cá ngừ,…

– Không nên cho chó ăn quá nhiều cá hoặc chỉ ăn riêng cá mà không có lẫn các loại thực phẩm khác như thịt, cơm,… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho vật nuôi.

2. Chó Poodle ăn chuối được không?

Việc chó poodle ăn chuối là hoàn toàn bình thường và rất tốt cho sức khỏe của vật nuôi. Trong chuối có chứa nhiều kali, vitamin B6, C, chất xơ, đồng, mangan,… đều là những dưỡng chất tốt cho cơ thể vật nuôi. Cụ thể:

– Kali giữ cho xương chắc khỏe, tuần hoàn máu tốt

– Mangan giúp tăng huyết áp, giải tỏa căng thẳng

– Vitamin B6 chống thiếu máu

– Vitamin C giúp duy trì hệ thống miễn dịch

– Chất xơ giữ cho việc tiêu hóa được trơn tru.

Tuy nhiên, khi cho chó Poodle ăn chuối bạn nên chú ý không nên quá mức bởi vì trong chuối có một lượng đường nhất định không tốt cho cơ thể. Hơn nữa, ở chó, khi ăn chuối chúng lại không thể hấp thụ hết được dinh dưỡng của các loại thực phẩm khác. Cho nên, việc cho chó ăn chuối nên cách xa bữa ăn hàng ngày.

3. Chó Poodle ăn đu đủ được không?

Đu đủ cũng là loại quả mà chó Poodle có thể ăn được, với tác dụng tương tự giống như khi chó ăn chuối nên không cần phải băn khoăn việc cho chó Poodle ăn đu đủ được không. Loại quả này có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của vật nuôi và bạn hoàn toàn có thể cho vật nuôi ăn.

Tuy nhiên, việc ăn đu đủ nên hạn chế tránh cho vật nuôi ăn nhiều, chỉ nên xem đó như là thực phẩm cho các bữa ăn phụ, ăn thêm trong ngày.

4. Chó Poodle ăn xúc xích được không?

Nguyên liệu chính làm ra xúc xích là từ các loại thịt, cho nên về cơ bản, giống chó nào cũng có thể ăn được xúc xích, bao gồm cả chó Poodle cho nên băn khoăn chó Poodle ăn xúc xích được không là không cần thiết. Việc vật nuôi này ăn xúc xích cũng tương tự như là ăn thịt các loại. Bản thân thịt là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho vật nuôi nên hoàn toàn có thể bổ sung món ăn này vào chế độ ăn hàng ngày.

Tuy nhiên, mức độ ăn như thế nào nên cân đối với chế độ dinh dưỡng chung của vật nuôi. Đặc biệt, nên cho chó Poodle ăn xúc xích được chế biến riêng cho chó để đảm bảo phù hợp với đặc điểm hệ tiêu hóa của vật nuôi này.

5. Chó Poodle có ăn được tôm không?

Tôm là một trong những loại hải sản có hương vị ngon được yêu thích. Bản thân giá trị dinh dưỡng của loài hải sản này cũng tương đối cao, chúng có ít chất béo, calo và carbohydrate, đồng thời cung cấp nhiều canxi, vitamin và protein rất tốt cho vật nuôi.

Tôm là món ăn yêu thích của các loài mèo và bạn hoàn toàn có thể cho chó ăn nếu chúng muốn. Tuy nhiên, để tránh cho Poodle khi ăn tôm tránh gặp phải các tình huống bị dị ứng, tiêu chảy thì cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

– Cần nấu chín kỹ tôm trước khi cho vật nuôi ăn

– Cần loại bỏ vỏ và râu tôm để tránh gây ảnh hưởng cho đường ruột của vật nuôi

– Nên trộn chung tôm với các thực phẩm khác như thịt, cơm khi cho vật nuôi ăn

– Chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, và tần suất vừa phải, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho vật nuôi. Bởi vì, trong tôm có lượng cholesterol cao, nếu ăn nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi.

+ Chó Poodle không chịu ăn – “đọc vị” nguyên nhân và cách khắc phục

+ Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương – nguy hiểm khôn lường

Thức Ăn Cho Cá Cảnh Có Những Loại Nào? Cho Cá Cảnh Ăn Đúng Cách

Bạn đang muốn tìm hiểu những kinh nghiệm cần thiết trước khi nuôi cá cảnh? Dù rất thích nhưng bạn vẫn còn khá mù mờ, chưa nắm rõ về việc lựa chọn thức ăn cho cá cảnh sao cho phù hợp. Hoặc đơn giản hơn là môi trường nào thích hợp nhất đối với loại cá bạn sắp nuôi? Có thể bạn sẽ tìm được đầy đủ câu trả lời qua những chia sẻ của chúng tôi sau đây.

Các loại thức ăn phổ biến cho cá cảnh

Thức ăn thực vật

Thức ăn thực vật ở đây là các loại rong rêu, rễ cây, cỏ, bèo,… Các loại thực vật này đều mang tới cho cá nguồn dinh dưỡng không nhỏ. Hầu như loài cá nào cũng ăn loại thức ăn này dù ít hay nhiều. Vì thế, khi nuôi cá cảnh, bạn có thể thả vào bể một số loại rau sạch như rau muống, xà lách hay các loại cỏ giúp cá thay đổi khẩu vị và bổ sung vitamin.

Thức ăn động vật

Thức ăn động vật cho cá cảnh phong phú hơn, từ các loài giáp xác, nhuyễn thể, động vật không xương sống cho đến các loài cá nhỏ.

Cũng tương tự như giun đất nhưng loài trùng chỉ lại tiêu thụ các loại hữu cơ thối rữa trong bùn đất và xác động vật. Chính vì thế mà giun chỉ chứa rất nhiều chất đạm và có lợi cho sự phát triển của cá. Lưu ý chỉ cho cá cảnh ăn trùng chỉ vào buổi sáng với số lượng vừa phải, tránh làm đục nước.

Thức ăn tổng hợp

Đây là loại thức ăn chế biến sẵn để thay thế cho thức ăn tươi. Thức ăn tổng hợp vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cá phát triển tốt nhất. Thức ăn tổng hợp thường chia thành 2 dạng:

Cám dành cho gia súc chính là thức ăn khoái khẩu của các loài cá chép, cá vàng,.. Trong cám thường có sẵn bột gạo, ngô, vỏ sò, bột cá nên rất tốt cho cá cảnh.

Thức ăn dạng viên, thức ăn đông lạnh chế biến và bán sẵn trên thị trường, sản xuất riêng cho nhiều loài cá khác nhau. Các sản phẩm này đều chứa đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của cá cảnh.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cá cảnh

Sau khi nắm được các loại thức ăn phù hợp cho cá, bạn cần biết cách cho cá ăn và một vài lưu ý sau đây:

Cách cho cá cảnh ăn

Loài cá nói chung có bản tính ăn tạp, vì thế khi gặp mồi chúng sẽ đớp no nê mới thôi. Nếu cho quá nhiều thức ăn sẽ khiến bể nhanh đục nước. Cho nên cần cho cá ăn theo bữa với lượng khẩu phần ăn nhất định.

Nên cho cá ăn tập trung ở một góc bể cá, tránh rải thức ăn vương vãi khắp nơi làm nước đục và cá mất nhiều thời gian ăn hơn. Kể cá thức ăn có thừa thì bạn chỉ cần dùng ống xi phông rút ra tiện lợi hơn rất nhiều.

Trong khi cho cá ăn, bạn cũng nên theo dõi xem thói quen ăn uống của chúng thế nào, có thích thú hay không. Từ đó có thể lựa chọn loại thức ăn mà chúng ưa thích, giúp cá phát triển khoẻ mạnh.

Lưu ý

Cá cảnh sống trong môi trường thuận lợi và được cho ăn đầy đủ sẽ lớn nhanh, khoẻ mạnh và màu sắc cũng bắt mắt hơn. Nếu cá không được ăn đầy đủ sẽ yếu, chậm chạp và dễ mắc bệnh. Không những thế, nhiều loại cá còn bị biến dạng về hình dáng do chủ nhân chăm sóc không tốt.

Thức ăn động vật rất tốt cho cá nhưng không vì thế mà chúng ta kiếm mồi dạng này ở những ao hồ tự nhiên mất vệ sinh, nhiều cá sinh sống vì có thể lây bệnh vào bể cá cảnh. Nếu vẫn muốn tẩm bổ và thay đổi khẩu vị cho cá thì phải ngâm, lọc thật kỹ càng để đảm bảo vệ sinh.

Thức Ăn Và Cách Cho Cá La Hán Ăn

Cá La hán là giống cá kiểng lớn con, ngoài việc ăn nhiều còn háu ăn và ăn tạp, ăn được nhiều dạng thức ăn nên cũng dễ nuôi.

Nội dung trong bài viết

Thức ăn cho cá La hán

Thức ăn sống

Thức ăn dạng viên

Cách cho cá La hán ăn

Cho cá ăn theo bữa

Loại mồi ăn thích hợp cho cá La hán từng lứa tuổi

Cũng như tổ tiên của chúng thuộc loài Cichlidae vùng Trung Mỹ, cá La hán ăn được thực có nguồn gốc thực vật như rong tảo, cây thủy sinh và ăn được mồi sống như cá con, cua ốc, loài lưỡng cư và không chê cả xác hữu cơ phân hủy. Bằng chứng cho thấy khi đói chúng cũng có thói quen lục lọi, lăn các hòn sỏi đi nơi khác để tìm kiếm những thức ăn đã rữa nát, lắng xuống tầng đáy của hồ.

Đa số cá loài Cichlidae khi săn mồi thường khôn ngoan tìm một chỗ khuất, núp để rình con mồi bơi qua. chúng mới vồ ra chụp lấy từ phía sau khiến con mồi đành chịu chết. Cá La hán nuôi hồ, nếu thả mồi tươi sống vào như cá chép con, cá rồng rồng nó cũng biết săn mồi như vậy. Với những cá được chủ nuôi cung cấp thức ăn no đủ từ nhỏ đến lớn nhiều con mất dần khả năng săn mồi như tổ tiên của chúng.

Cá La hán khi săn mồi thường với động tác mạnh mẽ, thô bạo và dứt khoát nên mồi khó vuột khỏi miệng nó. Tóm được mồi nếu nhỏ thì nó nuốt chửng, mồi lớn thì cắn xé ngay.

Miệng con cá La hán được cấu tạo một cách kỳ diệu, khi ăn mồi miệng nó có thể kéo giãn ra từ chiều dài lẫn chiều rộng trông giống như một cái phễu, hể con mồi lọt vào là tuột ngay vào bụng, khó có lòng thoát được.

Đặc biệt hơn nữa, cá La hán có khả năng tìm mồi ở mọi tầng nước khác nhau. Đó là điều khác biệt đối với một số giống cá khác. Khi đói, nó lùng sục con mồi từ tầng mặt, xuống tầng giữa và rà sát đáy hồ. Nhưng, thông thường lúc nhỏ, cá con ăn mồi ở tầng đáy, cá nhỡ ăn mồi ở tầng giữa và cá lớn mới đủ sức trồi lên săn mồi ở tầng trên.

Thức ăn cho cá La hán

Cá La hán do ăn tạp nên ta không khó khăn lắm trong việc tìm nguồn thức ăn nuôi chúng. Hiện thức ăn dành cho cá La hán có ba dạng: thức ăn sống, thức ăn dạng viên và thức ăn tươi đông lạnh. Mỗi người cũng có thể tự chế biến lấy nguồn thức ăn riêng để nuôi cá La hán. Điều này thiết nghĩ không có gì khó khăn, nhưng thử hỏi có nên chăng khi ta chỉ nuôi với số lượng cá ít?

Thường thì mỗi người có kinh nghiệm riêng về cách chọn thức ăn nuôi cá, nên chẳng không mấy ai giống ai.

Thức ăn sống

Cá La hán rất thích ăn mồi sống. Đây là loại thức ăn tốt cho cơ thể của cá vì bổ sung một lượng dinh dưỡng rất lớn, trong đó có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cá sinh trưởng mạnh, và nhờ đó mà lên đầu, lên màu.

Thức ăn sống gồm có cá mồi (thường là cả con như cá rồng rồng, chép con), tôm tép, ốc sên, ốc bươu vàng, ếch nhái, artemia, lăng quăng, bo bo… Tùy vào cá La hán ở vào lứa tuổi nào mà cho ăn loại thức ăn thích hợp. Những thức ăn tươi sống này, hằng ngày mua tại cửa hàng bán cá kiểng; hay tự vớt ở ao hồ, mương rãnh về cần phải ngâm rửa vào nước sạch nhiều lần để gạn hết những tạp chất dơ bần cùng những thứ độc hại khác, rồi mới bỏ vào hồ cho cá ăn.

Thức ăn dạng viên

Cá La hán cũng thích ăn thức ăn có dạng viên đóng hộp. Loại thức ăn này cũng có mọi thành phần bổ dưỡng để nuôi cá, đa số là hàng ngoại nhập như Đài Loan, Đức. Nhật… Nhưng, thực tế cho thấy không phải chất lượng của nhãn hiệu thức ăn nào cũng tốt như nhau. Nên chọn hàng tốt mà mua, chọn thứ có hàm lượng động vật cao mới dùng được.

Thức ăn đông lạnh

Thức ăn tươi đông lạnh cũng thuộc dạng thức ăn tươi sống như: tôm tép, trùn chỉ đông lạnh. Cho cá la hán ăn thức ăn này cũng đầy đủ dưỡng chất như cho cá ăn thức ăn sống (Mỗi khi cho ăn phải chờ tan đá để thức ăn trở lại trạng thái mềm mại).

Cách cho cá La hán ăn

Cho cá ăn theo bữa

Tùy vào giờ giấc thuận tiện trong ngày của người nuôi ra sao mà cho cá ăn theo bữa và đúng giờ giấc đã định. Ví dụ: bữa sáng vào lúc 8 giờ và buổi chiều vào lúc 17 giờ chẳng hạn.

Điều mà quý vị đã biết là giống cá chỉ thích ăn mồi vào lúc sáng sớm và lúc xế chiều. Buổi trưa và những ngày trời mưa bão cá biếng ăn mồi. Đó là thói quen ăn mồi của cá ngoài hoang dã. Còn cá nuôi hồ, ta cho ăn lúc nào chúng ăn lúc ấy. Có điều nên cho ăn đúng giờ, và hai hoặc ba bữa ăn phải có khoảng cách xa nhau, để chờ thức ăn có đủ thì giờ mà tiêu hóa hết.

Nếu cho ăn đúng giờ trong ngày, thì sắp tới giờ ăn con cá cũng đủ thông minh để biết được và có ý ngóng đợi chủ nuôi đem thức ăn đến cho nó. Đã thế, chúng còn biết đến đúng vị trí mà ta tới bữa thả thức ăn tại đó cho chúng ăn. Đó là điều kỳ diệu khiến người nuôi cá kiểng nào cũng thích, trong đó có cá La hán. Mỗi ngày nên cho cá con ăn từ bốn đến năm bữa, và cá lớn ăn hai bữa.

Sở dĩ cá La hán con cho ăn nhiều bữa trong ngày – cách vài ba giờ cho ăn một lần, vì đây là thời kỳ cá La hán con cần được ăn nhiều và ăn liên tục để phát triển mạnh. Bị thiếu đói trong giai đoạn cơ thể lớn như thổi này cá La hán con sẽ chậm lớn. Hễ thấy bầy cá con cùng nhau bè bơi gần mặt nước hồ là nên cho chúng ăn ngay, vì chúng đang đói.

Con cá La hán lớn, chỉ cần cho ăn ngày hai bữa mà thôi, vì chỉ cho ăn vừa đủ no. Tới bữa, tốt nhất nên bỏ thức ăn vào hồ cho cá lớn ăn từ từ, chờ hết mới châm thêm. Và khi biết bụng cá đã đủ no, mặc dầu thấy nó vẫn còn ham mồi cũng nên dừng lại. Cá La hán nếu được chủ ngày nào cũng cho ăn quá no nê nó sẽ trở nên sẫm màu, xấu xí. Hơn nữa, thức ăn bỏ vô hồ quá thừa mứa sẽ làm ô nhiễm môi trường sống, gây hại sức khỏe của cá nuôi.

Loại mồi ăn thích hợp cho cá La hán từng lứa tuổi

Trong vài ba ngày đầu cá con chưa biết ăn mồi, nhưng chúng vẫn sống khỏe nhờ vào bọc noãn màu vàng ở bụng chúng. Sau thời gian đó, những con cá bột có chiều dài chừng 1mm này đã tự biết bơi và cái miệng nhỏ xíu đã biết ăn mồi. Thức ăn của chúng lúc này là lục tảo, Meina (loại bọ nước Duplmia) và ấu trùng artemia.

Cá La hán con một tuần tuổi

Cho ăn trùn đông lạnh, lăng quăng (bọ gậy), bo bo.

Cho ăn tôm tươi (lột vỏ, bỏ đuôi), trùn chỉ.

Cho cá ăn cả ba loại thức ăn sống, dạng viên và đông lạnh. Thế nhưng, như trên đã đề cập, thường mỗi người đều có kinh nghiệm riêng trong việc chọn thức ăn nuôi cá La hán của mình, miễn sao con cá khỏe mạnh và mau lên đầu, lên màu là được. Do đó, không cần thiết phải cho cá ăn đầy đủ cả ba loại thức ăn trên. Lời khuyên của chúng tôi cũng vậy.