Giao Phối Cận Huyết Ở Chó Là Gì? Có Nên Giao Phối Cận Huyết Cho Chó Không?

Giao phối cận huyết ở chó là gì?

In-breed nói theo kiểu di truyền học thì sẽ rất dài dòng. Chúng ta có thể hiểu đơn giản thế này. Giao phối cận huyết ở chó là hiện tượng các chó có cùng huyết thống được giao phối với nhau.

Ví dụ như sự giao phối trong cùng dòng họ vật nuôi. Giữa bố mẹ và con cái hay ngược lại. Hoặc giữa anh chị em ruột vật nuôi với nhau.

Thực chất của giao phối cận huyết chỉ đơn giản là việc hy vọng có thể nhân giống ra 1 con hay vài con trong bầy giống cha hay mẹ nó. Chú chó cảnh mà mình thấy quá đẹp, thật sự yêu thích. Hay là cần truyền sự di truyền của nó qua con nó. Nhằm giữ sự di truyền tốt của nó cho những thế hệ kế tiếp.

Hình thức giao phối cận huyết ở chó

1. Giao phối chó cận huyết ngoài tự nhiên

Những con chó sống ngoài thiên nhiên hay các chú chó cùng loài như chó sói thường không có một sự chứng minh cụ thể về sức khỏe. Thông thường, những con mạnh khỏe mới có cơ hội truyền giống, giao phối. Chính vì vậy, chỉ có những con khoẻ mạnh mới duy trì được nòi giống và hầu hết những con đồng huyết thống có nguy cơ bị bệnh cao, sức khoẻ kém.

2. Giao phối chó cận huyết do con người nuôi

Chó do con người nuôi, không hề qua sự đào thải khắc nghiệt của thiên nhiên. Chỉ nhân giống theo sự lựa chọn và ý thích của con người. Vì vậy, người nhân giống không nên phủ nhận những nguy hiểm của việc phối giống cận huyết. Khi nhân giống cho dù đồng huyết hay không, cũng nên quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của chó con và tâm lý của chó khi nhân giống.

Đừng chỉ chạy theo ý thích của bản thân mà bỏ qua những tiếng nói của khoa học và quy luật của thiên nhiên.

Tác hại của việc giao phối cận huyết ở cho

Phối giống cận huyết như một sự cầu may để nhân giống/ nhân bản 1 con chó bằng phương pháp tự nhiên. Nhân giống cận huyết cho 2 nguồn gen tương đồng gặp nhau. Vì vậy hiện tượng double gen (tái tổ hợp) rất dễ xảy ra. Nhưng chưa chắc sẽ xảy ra. Người ta hy vọng 2 nguồn gen tốt sẽ gặp nhau để cho ra con chó như ý muốn.

Tuy nhiên, 2 nguồn gen xấu cũng rất có thể gặp nhau và tạo ra những chú chó con sức khoẻ kém, dị tật và thần kinh không ổn định. Và tất nhiên, hên thì ít, xui sẽ nhiều hơn. Nếu bạn là người yêu thương động vật, lời khuyên của chúng tôi là hãy tìm hiểu và suy nghĩ thật kĩ khi nghĩ đến việc phối giống cận huyết cho chó.

Chưa kể, người phối giống chó cận huyết phải là những người có kinh nghiệm. Họ phải hiểu rõ gia phả ít nhất 3 đời xem có những bệnh gì? Những gen trội thường có trong cái giống đó là gì? Để biết rủi ro và thành công của mình sẽ cao bao nhiêu.

Chi phí cho việc giao phối cận huyết ở chó rất tốn kém. Chưa kể cách phối giống chó giữa các giống loài là hoàn toàn khác nhau. Vừa ảnh hưởng về kinh tế. Vừa làm mất nhiều thời gian của người nhân giống. Vì không phải chỉ tiến hành giao phối một lần mà thành công. Nếu việc thụ thai thành công thì còn cả một quá trình chọn lọc sau này.

Vậy thì bạn nghĩ xem, có nên giao phối cận huyết không?

Phối giống chó đã là một quá trình cẩn thận và khó khăn, cần thời gian cũng như đảm bảo sức khỏe toàn diện cho chó trước và sau khi phối giống. Tốt nhất, trước khi tiến hành phối giống chó bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ thú y. Sau cùng, sức khoẻ của chó rất quan trọng.

Cũng có những chủ nuôi không muốn các bé cưng của mình chịu nhiều tâm lý khi phải phối giống hay đến thời kì động dục. Họ thường triệt sản chó mèo, đó cũng là một cách bảo vệ thú cưng của chủ nuôi.

Hi vọng những kinh nghiệm giao phối cận huyết ở chó trên sẽ giúp đỡ bạn trong những lần đầu bước chân vào nhân giống.

5

/

5

(

2

bình chọn

)

Giao Phối Cận Huyết Ở Gia Súc

Trong tự nhiên cuộc sống hoang dã của động vật và thực vật, mọi cá thể có khả năng ( xác suất) gặp nhau và kết hợp với nhau trong sinh sản. Điều này dẫn đến các cá thể rất gần gũi nhau: ông bà cháu chắt, cha mẹ con cháu, bà con họ hàng thân thuộc ghép đôi với nhau. Hiện tượng các cá thể thân thuộc giao phối với nhau trong sinh sản như vậy gọi là giao phối cận thân hay cận huyết.

Trong giao phối cận huyết, các cá thể bị cận huyết sẽ phải có tổ tiên chung, từ đó chúng sẽ nhận được các alen giống nhau để tạo nên các locus đồng hợp. Mỗi cá thể đồng huyết có ítnhất 1 tổ tiên chung và nếu có càng nhiều tổ tiên chung thì khả năng đồng huyết tăng lên.

Tính đồng hợp tăng nhanh có thể dẫn đến trường hợp xuất hiện những nhóm cá thể hay dòng đồng hợp hoàn toàn (ở những sinh vật tự phối). Trong giới động vật những trường hợp như vậy rất hiếm, trong gia súc thì hầu như không thể có.

Qua mỗi thế hệ, tỷ lệ các cá thể dị hợp giảm đi 50% và cá cá thể cái tăng lên bằng mức giảm của dị hợp. Trên đà như vậy, các sinh vật tự phối đến một thế hệ nào đó tỷ lệ các cá thể dị hợp sẽ tiến tới bằng không và các cá thể đồng hợp sẽ tiến tới 100%.

Nếu cho giao phối giữa các anh chị em ruột với nhau thì sau 10 thế hệ sẽ cho ra một quần thể có 91.3% tổng các locus ở trạng thái đồng hợp thể. Ở gia súc nếu giao phối giữa các anh chị em với nhau thì cần tới 18 thế hệ mới có thể đạt được như mức trên của thực vật. S. Wright cho rằng: giao phối giữa anh chị em cùng bố khác mẹ với nhau thì sau 10 thế hệ tỷ lệ các cá thể dị hợp còn lại là 15%, trong khi giao phối giữa chị em ruột với nhau thì tỷ lệ này còn khoảng 5%. Ở cây tự phối, chỉ cần 6 thế hệ đã có gần 100% các cá thể ở dạng đồng hợp thể. Mức độ tăng tính đồng hợp, giảm tính dị hợp phụ thuộc vào việc ghép đôi trong sinh sản.

Tác Hại Của Phối Giống Cận Huyết

Ví dụ như sự giao phối trong cùng dòng họ vật nuôi, giữa bố mẹ và con cái hay ngược lại, hoặc giữa anh chị em ruột vật nuôi với nhau. Cơ chế của sự cận huyết là các gen lặn (thường là những gen suy thoái ), chúng chỉ biểu hiện ra ngoài và thể hiện tác dụng tiêu cực khi chúng là đồng hợp tử. Khi giao phối cận huyết khả năng chúng gặp nhau là rất lớn, do hệ số đồng huyết rất cao (bố mẹ với con, anh chị em ruột với nhau: 25%; anh em họ với nhau, chú bác với cháu: 12,5%…).

Tác hại của phối giống cận huyết: Trong chăn nuôi, phối giống cận huyết ngoài ứng dụng để thuần chủng đàn giống, cố định một tính trạng, phát huy và bảo tồn huyết thống của các tổ tiên tốt, phát hiện và thải loại các gen lặn có hại… thì tác hại của giao phối cận huyết thường là rất lớn nhất là đàn vật nuôi cao sản như đàn bò sữa.

T ác hại được thể hiện ở các tính trạng sinh sản, sinh trưởng phát triển và tính trạng kinh tế như: Giảm khả năng sinh sản của thế hệ sau; giảm trọng lượng sơ sinh của bê con; giảm tốc độ sinh trưởng; gây ra hiện tượng quái thai; giảm khả năng kháng bệnh; giảm khả năng thích nghi với điều kiện sống; giảm tác dụng tiến bộ di truyền của đực giống (mục đích của truyền giống nhân tạo); giảm sức sản xuất. Các tác hại này không riêng rẽ mà chúng cộng hưởng thì hậu quả kinh tế không thể lường mà cần thời gian dài, tốn kém mới khắc phục được.

Nguyên nhân gây ra đồng huyết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đồng huyết đàn vật nuôi như:

– Khó nhận biết hậu quả do lâu mới xuất hiện và hậu quả thường ẩn sau các yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng. Lâu nay, nhiều nghiên cứu và chương trình tập trung giải quyết khả năng sinh sản và sức sản xuất kém thường chỉ nhắm vào các yếu tố sản khoa, yếu tố dinh dưỡng mà không chú ý đến yếu tố gián tiếp nhưng mang tính nguồn gốc đó là đồng huyết.

– Quần thể nhỏ, địa bàn phân bố của quần thể hẹp, bị cách biệt với quần thể xung quanh.

– Truyền giống nhân tạo thường giữ một số ít bò đực giống cao sản, do đó đời sau của các con đực này thường dễ cận huyết với nhau, nhất là khi quản lý giống không tốt.

– Do nhu cầu của công tác giống như tạo dòng thuần nhất, cố định các tính trạng tốt tạo điều kiện nâng cao ưu thế lai.

– Không rõ tổ tiên của bố mẹ của con bò cái và con đực giống, do không ghi chép lý lịch của bò cái nên khi phối bị nhầm lẫn. Đây thường là nhược điểm chủ yếu của cán bộ phối giống nhân tạo của ta hiện nay.

– Chất lượng con giống tạo ra do phối giống nhân tạo không gắn với tổ chức hoặc cá nhân tuyển chọn, nuôi đực giống để sản xuất tinh đông lạnh.

– Thiếu sự đa dạng, cạnh tranh trong sản xuất tinh đông lạnh để người chăn nuôi có cơ hội chọn lựa từ đó bắt buộc nhà sản xuất giống phải quản lý giống thì mới có thể tồn tại được.

– Người chăn nuôi chưa am hiểu tường tận tác hại của phối giống cận huyết vì tác hại này khó nhận biết và ẩn khuất sau các yếu tố sinh sản và chăm sóc nuôi dưỡng.

Phương pháp phòng tránh: Từ trước đến nay, chúng ta luân chuyển đực giống để phòng tránh đồng huyết. Đây chỉ là giải pháp tình thế, khi phẩm giống với tính trạng kinh tế chưa cao hoặc chưa thể sử dụng được phương pháp khác. Đã đến lúc, Việt Nam phải bỏ dần phương pháp này và có giải pháp tiên tiến hơn. Lâu nay, chúng ta đã có ý định hình thành bộ máy quản lý giống vật nuôi từ trung ương đến địa phương, nhưng không thành vì phải nuôi thêm một bộ máy mới. Từ kinh nghiệm của một số nước và nguyên nhân nêu trên, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp cụ thể, khả thi theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, không tốn kém thêm chi phí:

– Đưa nội dung này vào trong các lớp tập huấn (thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật chăn nuôi, khuyến nông…) để cảnh báo cho người chăn nuôi biết được tác hại của phối giống cận huyết. Từ đó, người chăn nuôi tự quản lý giống đàn vật nuôi của mình.

– Giao trách nhiệm cho tổ chức hoặc cá nhân nuôi đực giống, sản xuất tinh đông lạnh phải làm công tác giống (lập lý lịch bò cái, bê cái, ghi chép, tư vấn cho người chăn nuôi…) gắn với kiểm tra chất lượng đực giống và sản phẩm tinh cọng rạ. Đương nhiên là dưới sự quản lý nhà nước trung ương và địa phương.

– Khuyến khích các thành phần kinh tế nuôi đực giống, sản xuất tinh đông lạnh để đa dạng nguồn tinh từ nhiều đực giống khác nhau. Tạo ra sự thi đua và cạnh tranh về chất lượng, giá thành sản phẩm thông qua tính tiến bộ chất lượng giống do người chăn nuôi lựa chọn.

Phối Giống Chó Cận Huyết Hại Hơn Lợi

Ngày nay rất nhiều chủ nuôi muốn phối giống chó cận huyết với hy vọng sẽ có được ít nhất 1 con giống ba hoặc mẹ của nó. Tuy nhiên, phối giống chó cận huyết hại hơn lợi, bởi không phải lúc nào cũng thành công và đôi khi ảnh hưởng đến sức khỏe của cún.

 Thế nào là phối giống chó cận huyết?

Phối giống chó cận huyết có thể hiểu đơn giản là: Giao phối chó cận huyết là hiện tượng các chó có cùng huyết thống được giao phối với nhau. Ví dụ như việc lấy giống chó trong cùng dòng họ vật nuôi. Giữa bố mẹ và con cái hay ngược lại. Hoặc giữa anh chị em ruột vật nuôi với nhau.

 Phối giống chó cận huyết ngoài tự nhiên

 Những con chó sống ngoài thiên nhiên hay các chú chó cùng loài như chó sói thường không có một sự chứng minh cụ thể về sức khỏe. Thông thường, những con mạnh khỏe mới có cơ hội truyền giống, giao phối. Chính vì vậy, chỉ có những con khoẻ mạnh mới duy trì được nòi giống và hầu hết những con đồng huyết thống có nguy cơ bị bệnh cao, sức khoẻ kém.

 Phối giống chó cận huyết do con người nuôi

Chó do con người nuôi, không hề qua sự đào thải khắc nghiệt của thiên nhiên. Chỉ nhân giống theo sự lựa chọn và ý thích của con người. Vì vậy, người nhân giống không nên phủ nhận những nguy hiểm của việc phối giống cận huyết. Khi nhân giống cho dù đồng huyết hay không, cũng nên quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của chó con và tâm lý của chó khi nhân giống.

 Đừng chỉ chạy theo ý thích của bản thân mà bỏ qua những tiếng nói của khoa học và quy luật của thiên nhiên.

 Phối giống chó cận huyết hại nhiều hơn lợi

 Phối giống cận huyết như một sự cầu may để nhân giống/nhân bản 1 con chó bằng phương pháp tự nhiên. Nhân giống cận huyết cho 2 nguồn gen tương đồng gặp nhau. Vì vậy hiện tượng double gen (tái tổ hợp) rất dễ xảy ra. Nhưng chưa chắc sẽ xảy ra. Người ta hy vọng 2 nguồn gen tốt sẽ gặp nhau để cho ra con chó như ý muốn.

 Tuy nhiên, 2 nguồn gen xấu cũng rất có thể gặp nhau và tạo ra những chú chó con sức khoẻ kém, dị tật và thần kinh không ổn định. Và tất nhiên, hên thì ít, xui sẽ nhiều hơn. Nếu bạn là người yêu thương động vật, lời khuyên của chúng tôi là hãy tìm hiểu và suy nghĩ thật kĩ khi nghĩ đến việc phối cận huyết cho chó.

 Chưa kể, người phối giống chó cận huyết phải là những người có kinh nghiệm. Họ phải hiểu rõ gia phả ít nhất 3 đời xem có những bệnh gì? Những gen trội thường có trong cái giống đó là gì? Để biết rủi ro và thành công của mình sẽ cao bao nhiêu.

 Chi phí cho việc phối giống cận huyết ở chó rất tốn kém. Chưa kể cách phối giống chó giữa các giống loài là hoàn toàn khác nhau. Vừa ảnh hưởng về kinh tế. Vừa làm mất nhiều thời gian của người nhân giống. Vì không phải chỉ tiến hành giao phối một lần mà thành công. Nếu việc thụ thai thành công thì còn cả một quá trình chọn lọc sau này.

 Vậy thì bạn nghĩ xem, có nên phối giống chó cận huyết hay không?

 Phối giống chó đã là một quá trình cẩn thận và khó khăn, cần thời gian cũng như đảm bảo sức khỏe toàn diện cho chó trước và sau khi phối giống. Tốt nhất, trước khi tiến hành phối giống chó bạn nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ thú y. Sau cùng, sức khoẻ của chó rất quan trọng.

 Cũng có những chủ nuôi không muốn các bé cưng của mình chịu nhiều tâm lý khi phải phối giống hay đến thời kì động dục. Họ thường triệt sản chó mèo, đó cũng là một cách bảo vệ thú cưng của chủ nuôi.

Địa chỉ phòng khám thú y tại Thi Thi Pet

Bệnh viện thú y ThiThi pet clinic chúng tôi thành lập từ tháng 2 năm 2012 với hệ thống trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, luôn đi đầu tại Việt Nam. Thi Thi Pet luôn chú trọng trong việc sử dụng và nhập khẩu các phương pháp điều trị cũng như thuốc điều trị bệnh trên thú y tiên tiến nhất. Sở hữu hệ thống phòng khám sạch sẽ, có phòng cách ly bệnh truyền nhiễm, phòng xét nghiệm riêng biệt, đội ngũ bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, yêu động vật và giàu kinh nghiệm được đào tạo chuyên sâu tại đại học nông lâm TP HCM. Chúng tôi cam kết sẽ đem lại dịch vụ khám chữa bệnh thú cưng với giá thành và chất lượng tốt nhất khi bạn tin tưởng đưa thú cưng của mình đến với chúng tôi.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004 Email: [email protected]

Hạnh Nguyễn

Chó Và Mèo Có Thể Giao Phối?

Có lẽ bạn đã tự hỏi mình câu hỏi này ít nhất một lần. Bạn đã xem video về mèo và chó giao phối, nhưng không bao giờ có bất kỳ bằng chứng nào về con cái của chúng. Tất nhiên, điều này là do giao phối giữa chó và mèo là không thể và bằng cách nào đó không tự nhiên.

Hai loài này không thể giao phối với nhau, nhưng chúng có thể giao phối với các chủng tộc khác trong loài của chúng. Chúng tôi sẽ giải thích lý do tại sao điều này là không thể và điều gì ngăn cản họ đưa ra con cái.

Quá trình giao phối ở chó và mèo là cụ thể. Tuy nhiên, có một ví dụ về con đẻ của mèo và chó sống cách đây gần 50.000 năm. Động vật ăn thịt đến từ Bắc Mỹ. Chó và mèo phát triển từ tổ tiên này, và các loài ăn thịt đã sớm tuyệt chủng.

Ngay cả khi mèo và chó có thể có con, sự sống sót của chúng sẽ rất nhỏ. Bạn sẽ có rất ít cơ hội sống sót do hỗn hợp DNA không tự nhiên.

Lý do tại sao chó và mèo không giao phối là vì sự khác biệt về tâm lý của chúng. Họ thường không trả lời tín hiệu của nhau và sự hấp dẫn giữa họ là gần như không thể.

Các gen của chúng là hoàn toàn khác nhau, và trộn lẫn các gen này cũng là không thể. Cách duy nhất một con chó và mèo có thể sinh sản là thao túng gen của chúng. Điều này đã được thực hiện theo nhiều cách khác nhau ngày hôm nay, nhưng nó có thực sự cần thiết để chơi xung quanh nó? Nó có thể không cần thiết như biến những con chó của bạn thành người ăn chay.

Mèo và chó có các nghi thức giao phối cụ thể, nhưng có một vài điểm tương đồng. Cả hai đi vào mùa nóng một vài lần trong năm. Phụ nữ chỉ có thể được thụ thai bởi một người đàn ông trong thời gian này. Thời gian mang thai là 66 ngày và lứa thường chứa từ 4 đến 6 con chó con hoặc mèo con.

Chúng tôi đã đề cập đến sự khác biệt của chúng ở trên, và khá rõ ràng là hai loài này không thể sinh con. Bạn không cảm thấy bị thu hút. Cơ quan sinh sản của chúng cũng không được thiết kế cho bất kỳ loài nào khác. Tất cả những khác biệt này đều quan trọng, và bất kỳ hành vi nào khác chỉ đơn giản là không tự nhiên. Tìm hiểu thêm

Ví dụ về giao phối thành công giữa các loài

Lai thường là một từ được sử dụng để mô tả giao phối giữa các loài. Có nhiều loại giống lai khác nhau. Chúng ta có thể có con lai số, con lai di truyền, con lai cấu trúc, con lai vĩnh viễn hoặc đơn giản là con lai.

Chúng tôi thậm chí có ví dụ về giống lai trong thực vật. Các giống lai thường kết hợp các yếu tố của cả hai loài và chúng ta có thể thấy rõ sự tương đồng của các loài này. Ví dụ, con la đại diện cho con lai giữa ngựa và con la.

Vấn đề lớn nhất với giống lai là có những hạn chế nhất định. Sự đa dạng di truyền giữa các loài không cho phép chúng giao phối và sinh ra con cái. Bởi vì điều này, chúng ta không thể nhìn thấy các ví dụ về con cái từ mèo và chó.

Lai chỉ có thể nếu hai loài được liên kết. Nếu một loài thuộc phân loài, chúng có thể giao phối vì gen của chúng không hoàn toàn khác nhau.

Ở động vật, sự khác biệt có thể được thể hiện bằng tâm lý, nghi thức giao phối của chúng, thời kỳ sinh sản khác nhau và nhiều hơn nữa. Ở thực vật chúng ta có thời gian ra hoa khác nhau, vô trùng somatoplastic và nhiều hơn nữa. Những khác biệt này rất quan trọng và nếu chúng không được đáp ứng, các loài không thể sinh con.

Mèo và chó lai có thể có vấn đề hoặc hạn chế nghiêm trọng về sức khỏe, vì vậy chúng tôi có thể làm cho cuộc sống của chúng tồi tệ hơn mà không có lý do.

Chúng ta không nên lộn xộn với thiên nhiên và cố gắng sửa nó bởi vì mọi thứ tồn tại đều đẹp và chúng ta không thể làm điều đó tốt hơn hoặc hoàn hảo hơn. Một số hành vi, chẳng hạn như những con chó co giật trong giấc ngủ, chỉ là tự nhiên và không thể thay đổi. Tạo giống lai theo cách không tự nhiên không phải là thứ chúng ta có thể hưởng lợi. Nếu quá trình này là tự nhiên, nó sẽ ổn, nhưng buộc một cái gì đó là không đúng.

Xây dựng một hybrid sẽ không tự nhiên, và chúng tôi sẽ không đạt được bất cứ điều gì. Cả mèo và chó đều đẹp theo cách riêng của chúng, và chúng ta nên đánh giá cao và yêu thương chúng như nhau.

Tìm hiểu thêm về mèo với bài viết của chúng tôi về gà tây làm thức ăn cho mèo.