Chó Có 6 Ngón Chân Sau / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Ung Thư Bàn Chân/Ngón Chân Ở Chó

Chó có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại u da, thậm chí trên bàn chân và ngón chân của chúng. Loại khối u phổ biến nhất ảnh hưởng đến ngón chân là ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) có thể được mô tả như một khối u ác tính xâm lấn đặc biệt, phát triển trong lớp vảy như các tế bào biểu mô – mô bao phủ cơ thể hoặc lót các khoang của cơ thể. Những tế bào mô giống vảy này được gọi là vảy.

Ung thư biểu mô, theo định nghĩa, là một dạng ung thư cực kỳ ác tính và dai dẳng, thường tái phát sau khi đã được cắt bỏ khỏi cơ thể và di căn đến các cơ quan và vị trí khác trên cơ thể.

Ung thư biểu mô tế bào vảy thường xuất phát từ da xung quanh móng. Bệnh thường ảnh hưởng đến xương và mô xung quanh, lan truyền đủ chậm để nó có thể bị phát hiện trước khi có thể lan ra các vùng khác của cơ thể. Ở chó, ung thư biểu mô tế bào vảy thường chỉ ảnh hưởng đến duy nhất một ngón chân. Khối u có thể xuất hiện dưới dạng một nốt nhỏ, một mảng da màu đỏ nhạt, hoặc như một nốt sần – trông nhỏ và phồng giộp, nhưng khác biệt bởi tình trạng thiếu chất lỏng. SCC không giữ nguyên hình dạng của nó là một khối rắn. Dần dần nó sẽ phát triển, các mô bên trong khối u sẽ chết (hoại tử), và khối u sẽ bị loét.

Các giống chó lớn và chó màu đen có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi những khối u này. Chó Labrador retriever và chó standard poodle thường dễ bị bệnh hơn các giống khác. Như với hầu hết các loại ung thư biểu mô, ung thư biểu mô tế bào vảy thường được thấy ở chó già, khoảng mười tuổi, mặc dù bệnh cũng được chẩn đoán ở chó nhỏ.

Triệu chứng và phân loại

Sưng ngón chân hoặc bàn chân

Tập tễnh, đi lại khó khăn

Loét (lở) ở ngón chân

Loét có chảy máu ở ngón chân

Gãy móng ở ngón chân bị lở loét

Khối da cứng, nhô lên trên ngón chân (tức là, nốt, sần)

Thường chỉ có một ngón chân bị ảnh hưởng

Có thể không có các triệu chứng khác

Nguyên nhân

Không rõ nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào vảy ở ngón chân của chó.

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần phải cung cấp một bệnh sử toàn diện dẫn đến sự khởi phát các triệu chứng của chó. Hãy chắc chắn mô tả bất kỳ vết lở loét nào đã hiện diện rõ ràng trên các bộ phận khác của cơ thể, ngay cả khi bạn nghi ngờ chúng là do chấn thương từ các hoạt động ngoài trời, hoặc do cào gãi ở da. Khi kiểm tra, bác sĩ thú y sẽ xem xét cẩn thận các vết lở loét hoặc các khối u khác trên cơ thể chó. Các hạch bạch huyết sẽ được cảm nhận cẩn thận để xác định xem chúng có bị phì đại hay không, đây là dấu hiệu cho biết cơ thể đang phản ứng với nhiễm trùng hoặc xâm lấn. Một mẫu dịch bạch huyết có thể được lấy để xét nghiệm cho các tế bào ung thư. Bác sĩ thú y sẽ yêu cầu công thức máu đầy đủ và xét nghiệm hóa sinh để chắc chắn rằng các cơ quan khác của chó hoạt động bình thường và để xác định xem số lượng bạch cầu có cao hơn bình thường hay không; ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chiến đấu với một bệnh xâm lấn hoặc nhiễm trùng.

Hình ảnh X quang ngực của chó sẽ cho bác sĩ thú y kiểm tra trực quan phổi để phát hiện các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các khối u. Chụp X-quang chân chó cũng sẽ được yêu cầu để xác định khối u trong mô ăn sâu bao nhiêu và liệu khối u ở ngón chân có lan tới xương ở chân hay không. Sinh thiết sẽ được lấy từ khối u để bác sĩ có thể chẩn đoán loại phát triển cụ thể, để xem đây là ung thư biểu mô hay khối mô lành tính. Nếu chó có vết lở loét hoặc khối u ở các khu vực khác, bác sĩ thú y cũng sẽ yêu cầu sinh thiết chúng để phân tích.

Điều trị

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào số lượng khối u hoặc vết lở loét của chó và liệu chúng có lây lan sang các khu vực khác của cơ thể hay không. Nếu chó chỉ có một khối u ở một ngón chân, nó rất có thể được sẽ điều trị bằng phẫu thuật. Để chắc chắn rằng tất cả các ung thư biểu mô đều được loại bỏ, ngón chân có u sẽ được cắt bỏ hoàn toàn (cắt cụt). Hầu hết chó hồi phục rất tốt sau phẫu thuật và có thể đi lại bình thường sau đó.

Nếu khối u đã lan sang các khu vực khác, chỉ tiến hành phẫu thuật có thể sẽ không đủ để điều trị cho chó của bạn. Phẫu thuật, kết hợp với hóa trị hoặc các loại liệu pháp khác có thể được khuyến cáo. Nếu bác sĩ không chuyên về lĩnh vực thú y này, họ có thể đề nghị một chuyên gia về bệnh ung thư thú y để bạn có thể xác định liệu có những lựa chọn điều trị khả thi nào khác để điều trị cho chó hay không. Trong khoảng thời gian đó, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc giảm đau cho chó.

Chăm sóc

Nếu chó đã được phẫu thuật cắt bỏ một ngón chân thì sau đó nó có thể đi tập tễnh một chút và sẽ bị đau ở chân . Thuốc giảm đau sẽ giúp chó di chuyển trong quá trình hồi phục và hoạt động của nó cần phải được giới hạn cho đến khi nó đã hoàn toàn hồi phục sau phẫu thuật. Mặt khác, khi chó đã hồi phục, nó sẽ không có bất kỳ khó khăn trong việc thích nghi nhanh chóng với việc mất ngón chân. Nếu khối u bị giới hạn ở một chỗ và không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, thì có thể sẽ đạt được sự hồi phục hoàn toàn. Mặc dù loại ung thư này có khả năng cao sẽ không tái phát, nhưng như với bất kỳ bệnh ung thư nào khác, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y thường xuyên để kiểm tra sự tiến triển. Ngay cả khi không thể loại bỏ toàn bộ khối u, hầu hết các chú chó đều hoạt động bình thường trong ít nhất một năm sau phẫu thuật.

Chó Bị Hạ Bàn Chân Sau, Chân Trước

Chó bị hạ bàn chân sau, chân trước là căn bệnh phổ biến. Bệnh này khiến cún cưng đi lại khó khăn và làm mất đi vẻ bề ngoài dễ thương của chúng. Vậy nguyên nhân do đâu?

Hạ bàn là một bệnh lý về xương khớp thường gặp nhất ở chó trong giai đoạn trưởng thành. Khi mắc chứng bệnh này, bạn phải tốn khá nhiều công sức để chữa trị và giúp chó hồi phục hoàn toàn. Bệnh chỉ khiến cún đi lại khó khăn không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Mặc dù vậy, hạ bàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ cũng như khả năng vận động của cún.

Dấu hiệu của chó bị hạ bàn chân sau, chân trước

Thông thường, loài chó đi bằng đệm dưới bàn chân, khi chó bị hạ bàn, chân của chúng bị gập xuống, gấp khúc. Nhiều trường hợp, cổ chân của cún gần như sát đất khiến việc vận động và đi lại vô cùng khó khăn. Khi nhìn từ bên ngoài, đôi chân của cún nhìn rất thương và tội. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chó bị hạ bàn.

Nguyên nhân khiến chó bị hạ bàn

Hầu hết những chú chó bị hạ bàn chân sau, chân trước đều do 2 nguyên nhân chính: do chế độ ăn uống và chế độ vận động của chó.

Chế độ ăn uống của chó chưa hợp lý và khoa học, chủ yếu những người chủ cho ăn quá nhiều đồ ăn giàu chất béo và đạm mà quên đi khoáng chất, Canxi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ cơ xương khiến chó bị hạ bàn.

Nguyên nhân thứ 2 cũng phổ biến chính là chế độ vận động của cún. Việc chủ nhân bận rộn, ít chăm sóc, quan tâm khiến chó có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Việc nhốt lồng quá lâu, và ít vận động khiến hệ cơ xương của cún kém phát triển từ đó gây ra những tật ở chân trong đó có hạ bàn.

Một số nguyên nhân cụ thể:

– Nhốt chó trong nhà quá lâu vì điều kiện thời tiết và lo lắng cho cún mắc bệnh.

– Nhốt trong chuồng vì sợ mối đe dọa từ những kẻ trộm chó.

– Che chắn cho cún quá kỹ, và không để cho chó tắm nắng gây ra tình trạng không thể hấp thụ được vitamin từ mặt trời.

– Lựa chọn giống chó để chăm sóc chưa chính xác. Chó lớn thường có nhu cầu hoạt động nhiều hơn nhưng bạn lại nuôi dưỡng chúng trong môi trường căn hộ, khiến chúng không được vận động và chạy nhảy để phát triển hệ cơ xương.

– Ngoài ra việc cho chó vận động quá độ cũng khiến chó bị hạ bàn. Ai cũng nghĩ rằng việc chạy nhảy sẽ khiến chó khỏe mạnh hơn rất nhiều vì được vận động và hấp thu vitamin từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, việc vận động nhiều và quá sức dần dần sẽ trở thành quá tải. Hệ cơ xương không thể đáp ứng được nhu cầu của việc vận động này dẫn tới việc 2 chân bị yếu. Nhưng nếu chó bị hạ bàn do nguyên nhân này thì lại rất dễ chữa, chỉ cần nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh trong một khoảng thời gian, cún sẽ hồi phục.

Cách điều trị tình trạng chó bị hạ bàn

Điều trị chó bị hạ bàn như thế nào?

Vào khoảng thời gian đầu giờ sáng từ 5-7h là lúc mặt trời không quá gắt, ánh nắng dịu nhẹ lúc này sẽ giúp cún có thể hấp thụ vitamin D tốt cho hệ cơ xương. Hãy chio chúng tắm nắng vào thời điểm này.

Hạn chế xích và nhốt cún quá lâu trong lồng hoặc một vị trí ngược lại cũng hạn chế việc bắt chó hoạt động quá nhiều và mạnh khiến chúng quá tải.

Nếu chó thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu canxi, bạn cần bổ sung canxi cho cún ngay lập tức bằng đường uống, hoặc truyền trực tiếp. Tốt nhất là bạn nên kết hợp sử dụng nhiều thực phẩm giàu canxi như xương, phô-mai.

Nếu chó bỏ ăn. mệt mỏi, bạn cần tìm hiểu xem nguyên nhân. Có thể chế độ và khẩu phần ăn chưa hợp hoặc do thói quen xấu khi nuôi dưỡng hoặc cũng có thể là 1 căn bệnh đi kèm. Bạn nên điều chỉnh lại khẩu phần ăn hoặc chế độ dinh dưỡng để cún có được một thể trạng tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh.

Điều quan trọng nhất như đã nói ở trên là bạn cần phải kiên trì để bám sát lộ trình được đặt ra. Bạn nên tham khảo các bác sỹ thú ý trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho chó bị hạ bàn.

Mèo Bị Liệt 2 Chân Sau. Cách Chữa Trị Bệnh Liệt Chân Sau Cho Mèo

Trong quá trình nuôi mèo, rất nhiều người gặp phải tình trạng mèo bị liệt 2 chân sau. Nếu nhận biết sớm nguyên nhân khiến mèo bị liệt cũng như tìm được cách chữa trị phù hợp sẽ giúp mèo cải thiện tình hình sức khỏe và có thể vận động trở lại bình thường.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo bị liệt 2 chân sau. Để có được phương pháp chữa trị phù hợp và hiệu quả, bạn cần phải biết được vì sao mèo cưng của mình gặp phải tình trạng đó. Mèo bị liệt 2 chân sau có thể do 1 trong những lý do sau:

+ Do tai nạn: Không ít trường hợp mèo bị liệt do ra đường bị xe cộ chèn vào chân.

+ Nhiễm trùng xương cột sống

+ Trượt đĩa đệm ở lưng

+ Viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo

+ Viêm đa thần kinh

+ Tắc mạch máu đến cột sống

+ Thiếu can xi

+ Liệt do bọ ve cắn

+ Bị ngộ độc thịt

+ Do khối u ở cột sống hoặc ở não

+ Do bệnh toxoplasmosis

Cách điều trị mèo bị liệt 2 chân

Sau khi thăm khám và biết được nguyên nhân khiến mèo bị liệt, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên nên điều trị mèo như thế nào. Rất nhiều trường hợp không nên đem mèo về nhà tự điều trị mà phải để mèo ở lại được sự chăm sóc chuyên môn của cơ sở khám chữa bệnh vật nuôi. Bác sĩ thú y sẽ theo dõi, quan sát sự tiến triển, phục hồi của mèo mỗi ngày. Đặc biệt với những chú mèo bị liệt 2 chân và không thể tự đi tiểu tiện, đại tiện được.

Khi đem mèo về nhà để chăm sóc, hãy thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Từ việc cho mèo uống thuốc đúng giờ, đủ liều, cách cho mèo ăn, cho mèo đi vệ sinh như thế nào cũng như những bài tập để mèo cải thiện tình hình 2 chi sau của mình.

Một chú mèo bị liệt 2 chân sau cần cả sự cố gắng của chủ lẫn mèo. Chỉ cần kiên trì và nhẫn lại, chắc chắn chú mèo của bạn sẽ sớm đi lại bình thường được thôi. Chúc chú mèo của bạn sớm bình phục.

Ngón Chân Bị Sưng Đỏ Và Ngứa Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Ngón chân bị sưng và ngứa là tình trạng thường gặp ở nhiều người vào mùa đông hay những ngày thời tiết trở lạnh đột ngột. Vậy đó là dấu hiệu của bệnh lý gì? Hãy tìm hiểu ngay sau đây

Trong thời gian qua có bạn độc giả đã gửi thư về chuyên mục chúng tôi nhờ giải đáp vấn nạn này. Nội dung như sau:

( Anh Trần Hải Nam, 33 tuổi, Đồng Tháp)

Tôi rất hay bị sưng đỏ các ngón chân và ngứa ngáy khó chịu khi trời chuyển lạnh. Ban ngày thì không sao nhưng đêm về ngứa và tấy đỏ các ngón chân kinh khủng lắm. Tôi có mua thuốc uống thấy không khả quan lắm. Từ lúc bị như vậy, nó ảnh hưởng cuộc sống tôi rất nhiều, lỡ có làm việc gì nặng mà đụng phải các ngón chân thì ôi thôi nhức, ngứa. Ban đêm thì không ngủ được, nửa đêm phải dậy gãi các ngón chân liên hồi. Xin cho hỏi tình trạng của tôi là bị bệnh gì và chữa như thế nào cho đúng.

Chào anh Nam!

Những vấn đề mà bạn thắc mắc hiện cũng đang được nhiều người tâm. Bạn hãy nghe bác sĩ Đinh Doãn Thạch- Bệnh viện Da liễu Hà Nội giải đáp như sau:

Ngón chân bị sưng đỏ và ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?

Đó là dấu hiệu của bệnh cước – Một loại bệnh phổ biến hay gặp vào mùa đông hay những ngày thời tiết chuyển lạnh.

Có thể nhận biết bệnh cước ở chân qua các triệu chứng đầu tiên như các ngón chân sưng đỏ, đau, gây ngứa như bị kim châm, càng gãi càng ngứa, phồng rộp, tê dại mất cảm giác. Nếu người bệnh cứ cố gắng gãi càng nhiều thì có thể dẫn đến lở loét, nhiễm trùng.

Ngón chân bị sưng đỏ và ngứa thường gặp ở đối tượng nào?

Hiện tượng ngón chân bị sưng và ngứa thường bắt gặp ở những đối tượng như:

Trẻ em và người già. Ở trẻ em bệnh xuất phát vào mùa đông trong vài năm, sau đó lại giảm dần và khỏi. Còn ở người già bệnh có xu hướng ngày càng có nguy cơ nặng hơn.

Người lao động chân tay, làm mông, làm ruộng phải tiếp xúc nhiều với nước lạnh

Tiền sử gia đình có người bị bệnh tương tự

Người có vấn đề đến các mạch máu ngoại vi như đái tháo đường, mỡ máu cao, người hút nhiều thuốc.

Người suy dinh dưỡng, người thay đổi hormon.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngón chân bị sưng và ngứa

Điều kiện môi trường quá lạnh sẽ ảnh hưởng lên các mạch máu ngoại vi nằm ngay dưới lớp da mỏng ở đầu các ngón chân.

Khi chân không được giữ ấm cũng phải tiếp xúc lạnh quá lâu sẽ khiến các mạch máu co rúm lại làm cho quá trình lưu thông máu diễn ra chậm. Các tế bào ở chân cũng vì vậy mà thiếu oxy gen. Ngay sau đó, khi các ngón chân làm ấm lên đột ngột làm các mạch máu ngoại vi bị vỡ ra khiến vùng da ở các đầu ngón chân bị tổn thương và nhận thấy bằng việc nó sưng đỏ lên, ngứa ngáy, nguy hiểm hơn nếu để lâu ngày có thể dẫn đến ngoại tử.

Cách đối phó với ngón chân bị sưng và ngứa

#1. Sử dụng thuốc

Hiện tượng ngón chân bị sưng và ngứa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc, sinh hoạt cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, tìm cách đối phó với hiện tượng này càng sớm càng tốt, tất yếu phải làm. Thực hiện các cách sau đây để cải thiện bệnh:

Thuốc tân dược có ưu điểm là giảm nhanh các cơn đau, dễ mua và tiện lợi nên được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh. Khi ngón chân bị sưng và ngứa bạn có thể dùng một số loại thuốc như:

Benadryl ( Không sử dụng khi đã uống rượu, cẩn thận khi dùng cho trẻ dưới 2 tuổi)

Chlor-Trimeton ( Thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, người có vấn đề về đường tiểu hoặc bệnh u xơ tuyến tiền liệt thì không nên sử dụng)

Tavist Tablet ( Thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt)

Có thể sử dụng một số loại kem bôi chuyên dụng ngoài da như: ASA, BSI 2%, ASA, Castellani, Nizoral, Calcrem

#2. Sử dụng các bài thuốc dân gian

Trước khi muốn sử dụng thuốc tân dược người bệnh cần chú ý phải hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh tình trạng dị ứng với các thành phần của thuốc khiến bệnh càng trầm trọng hơn.

Có tác dụng kháng sinh, tăng lượng đường huyết, ngăn chặn choáng phản vệ và không có độc tố, điều trị thông tiểu, cảm sốt, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa, mề đay, sưng đỏ, quai bị.

Dùng lá kim ngân 1 nắm sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân ngày 2-3 lần

Có tác dụng chữa mụn nhọt, lở loét, trị dị ứng, nổi mề đay, bệnh phong, côn trùng cắn rất tốt

Ké đầu ngựa sắc nước đặc rồi bôi vào các ngón chân, kẽ chân.

Lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng trừ lạnh, hạ khí, giảm đau, chữa chứng ra mồ hôi ở tay, chân, mụn nhọt, sưng đau.

Lá trầu không làm giảm đau các trường hợp da bị viêm, sưng, phát ban, nổi mẩn đỏ, trầy, xước,… Lá trầu còn giúp khử trùng da vì trong nó có chứa chất poly-phenol-có tác dụng loại bỏ vi trùng, mầm bệnh. Lá trầu không còn giúp trị nấm, trị các bệnh về viêm da cơ địa, nổi mề đay,…

Đun một nắm lá lốt lá trầu không với nước, thêm ít muối vào ( hoặc khi nấu xong có thể thêm một ít phèn chua).Lấy nước lá lốt đem ngâm chân 2 lần/ngày/ tuần sẽ cho hiệu quả khả quan nhất.

#3. Cải thiện chế độ dinh dưỡng

có vị cay, tính ấm, có tác dụng hành thủy, giải độc. Ngoài ra, gừng còn có tác động như một chất kháng histamin và giúp điều trị các chứng bệnh dị ứng. Gừng rất an toàn cho người bệnh, không có tác dụng phụ nên rất được tin dùng khi chữa rôm sẩy, mề đay.

Sử dụng gừng tươi, cắt lát mỏng, chà lên các ngón chân bị sưng đau, ngứa. Thực hiện 1-2 lần/ngày/ tuần để mang lại hiệu quả cao.

Người bị sưng và ngứa ngón chưa nên chú ý tăng cường ăn nhiều trái cây và các loại rau xanh có tác dụng vừa bổ sung nước, lại cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể.

Chú ý không ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa, trứng,… Đặc biệt hạn chế tối đa rượu, bia, thuốc lá. Những chất này sẽ làm tăng nguy cơ ngứa nhiều hơn.

#1. Giữ ấm

Cách phòng ngừa tình trạng ngón chân bị sưng và ngứa

#2. Hạn chế tiếp xúc với nước lạnh

Nhiễm lạnh sẽ làm cho tình trạng ngón chân bị sưng và ngứa càng nặng thêm. Do đó, khi ra ngoài bạn cần chú mang mang đầy đủ tất và găng tay len, không để tay chân bị lạnh trong thời gian để tránh gây tổn thương cho da dẫn đến nhiễm bệnh.

#3. Bổ sung đủ nước

Vào những ngày đông, lạnh bạn không nên tiếp xúc nhiều với nước lạnh, không ngâm chân quá lâu trong nước lạnh. Nếu vì điều kiện phải tiếp xúc nhiều với nước lạnh thì cần đeo ủng và găng tay để ngăn chặn da tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh.

#4. Rèn luyện thân thể:

Thời tiết lạnh giá sẽ khiến cơ thể mất khá nhiều nước. Do đó, người bị ngón chân bị sưng và ngứa cần bổ sung đầy đủ nước để duy trì và giữ độ ẩm cho da.

#5. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch, giúp quá trình lưu thông máu được dễ dàng hơn. Trước khi đi ngủ hãy ngâm chân vào nước ấm có pha chút gừng trong 15-30 phút. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.

Không nên tiếp xúc trực tiếp nhiều với các chất tẩy rửa như nước rửa bát, nước gia ven, bột giặt, nước lau nhà… Khi làm việc nhà thì nên đeo găng tay để bảo vệ da.

Vậy là chúng tôi đã giải đáp những thắc mắc của anh Nam và của nhiều nhiều người. Hi vọng qua những chia sẻ này mọi người đã biết cách chữa và phòng hiện tượng ngón chân sưng và ngứa như thế này. Chúc anh Nam cũng như ai đang gặp phải căn bệnh khó chịu này sẽ tiêu trừ được bệnh. Chúc mọi người thành công!

Tổng hợp: Thiên Bình

Xin gửi thắc mắc về chuyên mục chúng tôi nếu bạn biết thông tin về các bệnh mề đay, mẫn ngứa.