Chó Có 6 Ngón Chân / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Ung Thư Bàn Chân/Ngón Chân Ở Chó

Chó có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại u da, thậm chí trên bàn chân và ngón chân của chúng. Loại khối u phổ biến nhất ảnh hưởng đến ngón chân là ung thư biểu mô tế bào vảy. Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) có thể được mô tả như một khối u ác tính xâm lấn đặc biệt, phát triển trong lớp vảy như các tế bào biểu mô – mô bao phủ cơ thể hoặc lót các khoang của cơ thể. Những tế bào mô giống vảy này được gọi là vảy.

Ung thư biểu mô, theo định nghĩa, là một dạng ung thư cực kỳ ác tính và dai dẳng, thường tái phát sau khi đã được cắt bỏ khỏi cơ thể và di căn đến các cơ quan và vị trí khác trên cơ thể.

Ung thư biểu mô tế bào vảy thường xuất phát từ da xung quanh móng. Bệnh thường ảnh hưởng đến xương và mô xung quanh, lan truyền đủ chậm để nó có thể bị phát hiện trước khi có thể lan ra các vùng khác của cơ thể. Ở chó, ung thư biểu mô tế bào vảy thường chỉ ảnh hưởng đến duy nhất một ngón chân. Khối u có thể xuất hiện dưới dạng một nốt nhỏ, một mảng da màu đỏ nhạt, hoặc như một nốt sần – trông nhỏ và phồng giộp, nhưng khác biệt bởi tình trạng thiếu chất lỏng. SCC không giữ nguyên hình dạng của nó là một khối rắn. Dần dần nó sẽ phát triển, các mô bên trong khối u sẽ chết (hoại tử), và khối u sẽ bị loét.

Các giống chó lớn và chó màu đen có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi những khối u này. Chó Labrador retriever và chó standard poodle thường dễ bị bệnh hơn các giống khác. Như với hầu hết các loại ung thư biểu mô, ung thư biểu mô tế bào vảy thường được thấy ở chó già, khoảng mười tuổi, mặc dù bệnh cũng được chẩn đoán ở chó nhỏ.

Triệu chứng và phân loại

Sưng ngón chân hoặc bàn chân

Tập tễnh, đi lại khó khăn

Loét (lở) ở ngón chân

Loét có chảy máu ở ngón chân

Gãy móng ở ngón chân bị lở loét

Khối da cứng, nhô lên trên ngón chân (tức là, nốt, sần)

Thường chỉ có một ngón chân bị ảnh hưởng

Có thể không có các triệu chứng khác

Nguyên nhân

Không rõ nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào vảy ở ngón chân của chó.

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần phải cung cấp một bệnh sử toàn diện dẫn đến sự khởi phát các triệu chứng của chó. Hãy chắc chắn mô tả bất kỳ vết lở loét nào đã hiện diện rõ ràng trên các bộ phận khác của cơ thể, ngay cả khi bạn nghi ngờ chúng là do chấn thương từ các hoạt động ngoài trời, hoặc do cào gãi ở da. Khi kiểm tra, bác sĩ thú y sẽ xem xét cẩn thận các vết lở loét hoặc các khối u khác trên cơ thể chó. Các hạch bạch huyết sẽ được cảm nhận cẩn thận để xác định xem chúng có bị phì đại hay không, đây là dấu hiệu cho biết cơ thể đang phản ứng với nhiễm trùng hoặc xâm lấn. Một mẫu dịch bạch huyết có thể được lấy để xét nghiệm cho các tế bào ung thư. Bác sĩ thú y sẽ yêu cầu công thức máu đầy đủ và xét nghiệm hóa sinh để chắc chắn rằng các cơ quan khác của chó hoạt động bình thường và để xác định xem số lượng bạch cầu có cao hơn bình thường hay không; ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chiến đấu với một bệnh xâm lấn hoặc nhiễm trùng.

Hình ảnh X quang ngực của chó sẽ cho bác sĩ thú y kiểm tra trực quan phổi để phát hiện các dấu hiệu bất thường, đặc biệt là các khối u. Chụp X-quang chân chó cũng sẽ được yêu cầu để xác định khối u trong mô ăn sâu bao nhiêu và liệu khối u ở ngón chân có lan tới xương ở chân hay không. Sinh thiết sẽ được lấy từ khối u để bác sĩ có thể chẩn đoán loại phát triển cụ thể, để xem đây là ung thư biểu mô hay khối mô lành tính. Nếu chó có vết lở loét hoặc khối u ở các khu vực khác, bác sĩ thú y cũng sẽ yêu cầu sinh thiết chúng để phân tích.

Điều trị

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào số lượng khối u hoặc vết lở loét của chó và liệu chúng có lây lan sang các khu vực khác của cơ thể hay không. Nếu chó chỉ có một khối u ở một ngón chân, nó rất có thể được sẽ điều trị bằng phẫu thuật. Để chắc chắn rằng tất cả các ung thư biểu mô đều được loại bỏ, ngón chân có u sẽ được cắt bỏ hoàn toàn (cắt cụt). Hầu hết chó hồi phục rất tốt sau phẫu thuật và có thể đi lại bình thường sau đó.

Nếu khối u đã lan sang các khu vực khác, chỉ tiến hành phẫu thuật có thể sẽ không đủ để điều trị cho chó của bạn. Phẫu thuật, kết hợp với hóa trị hoặc các loại liệu pháp khác có thể được khuyến cáo. Nếu bác sĩ không chuyên về lĩnh vực thú y này, họ có thể đề nghị một chuyên gia về bệnh ung thư thú y để bạn có thể xác định liệu có những lựa chọn điều trị khả thi nào khác để điều trị cho chó hay không. Trong khoảng thời gian đó, bác sĩ thú y có thể kê đơn thuốc giảm đau cho chó.

Chăm sóc

Nếu chó đã được phẫu thuật cắt bỏ một ngón chân thì sau đó nó có thể đi tập tễnh một chút và sẽ bị đau ở chân . Thuốc giảm đau sẽ giúp chó di chuyển trong quá trình hồi phục và hoạt động của nó cần phải được giới hạn cho đến khi nó đã hoàn toàn hồi phục sau phẫu thuật. Mặt khác, khi chó đã hồi phục, nó sẽ không có bất kỳ khó khăn trong việc thích nghi nhanh chóng với việc mất ngón chân. Nếu khối u bị giới hạn ở một chỗ và không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, thì có thể sẽ đạt được sự hồi phục hoàn toàn. Mặc dù loại ung thư này có khả năng cao sẽ không tái phát, nhưng như với bất kỳ bệnh ung thư nào khác, bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y thường xuyên để kiểm tra sự tiến triển. Ngay cả khi không thể loại bỏ toàn bộ khối u, hầu hết các chú chó đều hoạt động bình thường trong ít nhất một năm sau phẫu thuật.

Ngón Chân Cái Bị Sưng Đau Nhức Phải Làm Sao?

Ngón chân cái bị sưng nhức nhiều khi là do bị va vấp, bị chấn thương trong quá trình lao động sản xuất, trong sinh hoạt hay gây ra bởi tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

Bên cạnh đó ngón chân cái bị sưng nhức cũng có thể hình thành là do các bệnh về xương khớp như viêm khớp cổ chân, thoái hóa đốt ngón chân, bệnh goutte… Trong đó nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra gây sưng nhức ở ngón chân cái đó là bệnh gout.

Ngón chân cái bị sưng đau là biểu hiện của bệnh gout

Tại sao gout lại khiến ngón chân cái bị sưng nhức?

Bởi vị trí gốc của gout là ở khớp ngón chân cái, các chuyên gia về bệnh xương khớp cho biết sưng đau khớp ngón chân cái chiếm 70% các vị trí khớp gout thường gặp. Trong đó ở nam giới chiếm đến 90%, chính điều này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người bệnh bởi tại ngón chân cái khi đó có biểu hiện bị sưng, nóng đỏ đau và căng bóng.

Tiếp tục đọc: Tổng hợp những nguyên nhân bệnh gout mà bạn cần biết

Biểu hiện ngón chân bị sưng nhức do gout

Sưng, nóng đỏ và đau ở ngón chân cái chính là dấu hiệu điển hình nhất. Trong trường hợp bị đau gout cấp, tại vị trí ngón chân cái bị sưng nhức người bệnh có thể cảm nhận được những cơn đau dữ dội nhất là vào ban đêm, cơn đau tăng mức độ khiến người bệnh đau đớn không ngủ được. Vào sang hôm sau khi tỉnh dậy cơn đau nhức có thể khiến bệnh nhân khó khăn trong việc di chuyển.

Khi người bệnh tiếp tục nạp thực phẩm giàu chất đạm, purin cũng như uống nhiều rượu bia sẽ càng khiến các cơn đau gout xuất hiện nhiều hơn.

Cơn đau sẽ giảm khi người bệnh thực hiện nghỉ ngơi tại chỗ, và đau hơn khi người bệnh tiếp tục các hoạt động nhất là hoạt động nặng khiến vùng khớp càng sưng và đau dữ dội hơn.

Sưng đau ngón chân cái khiến cho người bệnh thay đổi dáng đi, đứng khi phải nhấp nhảy để ngón chân cái không bị va chạm gây đau.

Trong trường hợp bị đau gout mãn tính thì ngón chân cái sẽ bị sưng đau liên tục, cơn đau kéo dài dai dẳng khiến người bệnh phải nhăn mặt hay phát khóc vì các cơn đau. Lâu dần, tại vị trí bị gout, sưng đỏ sẽ hình thành các u cục nhỏ còn gọi là tophi, chúng to dần lên ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động của người bệnh.

Bên cạnh triệu chứng sưng đau tại ngón chân cái, người bệnh còn có thể kèm theo triệu chứng như bị dốt, người mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ bởi những cơn đau…

Các u cục tophi ở bệnh nhân gout có thể gây đau nhức ngón chân cái

Ngón chân cái bị sưng nhức điều trị bằng cách nào?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra bởi việc khi phát hiện ngón chân cái bị sưng nhức thì mọi người thường có tâm lý làm sao cho nó chóng khỏi để đỡ khó chịu và không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Hiện nay có nhiều phương pháp để người bệnh lựa chọn đó là sử dụng thuốc Tây y để giảm các cơn đau tại chỗ những cũng có nhiều người áp dụng các bài thuốc dân gian, y học cổ truyền để điều trị bệnh.

Các loại thuốc giảm đau gout cấp được sử dụng cũng giống như điều trị các bệnh viêm khớp khác đó là các loại thuốc chống viêm, giảm đau. Với thuốc chống viêm thường sử dụng trong trường hợp cơn gout cấp đó là thuốc không steroid gồm indometacin, naproxen, ibuprofen, diclofenac, ketoprofen, piroxicam hay celecoxib… ngoài ra còn sử dụng thuốc kháng viêm corticoid. Loại thuốc giảm đau thường được sử dụng nhất đó là pararaceltemol.

Bên cạnh sử dụng thuốc, trong trường hợp bị sưng nhức ngón chân cái do các cục tophi gout gây ra thì người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ u cục này để tránh gây ảnh hưởng đến việc đi lại, đi giày dép hay mặc quần áo.

Nguyên nhân gây tình trạng đau nhức ngón chân cái do gout (thống phong) là do khí huyết suy yếu dễ bị tà khí xâm nhập gây tắc nghẽn kinh lạc từ đó gây đau nhức, sưng đỏ tại các khớp nhất là khớp ngón chân. Một số bài thuốc sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng ngón chân cái bị sưng nhức.

Ngón chân cái bị sưng nhức nên uống thuốc gì? # Sử dụng lá tía tô chữa sưng đau ngon chân cái do gout

Tía tô là loại thực phẩm, gia vị vô cùng quen thuộc đôi với người dân Việt Nam, không chỉ khiến món ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn mà lá trị bệnh gout bằng rau lá tía tô được xem là phương pháp điều trị rất hiệu quả được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian.

– Dùng 1 nắm lá tía tô, đem rửa sạch rồi sắc với 1 lít nước, đợi sôi kỹ thì bỏ bã và lấy nước.

– Ngoài tác dụng giảm đau nhanh chóng, chỉ trong khoảng 30 phút cơn đau nhức ngón chân cái giảm hẳn thì uống nước lá tía tô còn giúp đào thải acid uric ra khỏi cơ thể tốt hơn.

– Bên cạnh bài thuốc uống thì khi ngón chân cái bị sưng nhức có thể dùng lá tía tô để đắp. Chỉ cần sử dụng vài cành tía tô, đem rửa sạch rồi giã nát, đắp lên ngón chân bị sưng đau chỉ vài phút tình trạng sưng đau giảm hẳn.

Đọc thật chậm: Bệnh gút sống được bao lâu và biến chứng nguy hiểm

Phương pháp điều trị đau ngón chân cái hiệu quả

Chắc hẳn bạn đã từng nghe đâu đấy thông tin lá lốt giúp điều trị bệnh đau khớp rất tốt. Điều này hoàn toàn đúng, bởi lá lốt được Đông y sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau xương khớp. Và nó rất hiệu quả đối với tình trạng sưng nhức ngón chân cái do bị gout.

Bài thuốc uống

– Lấy khoảng 5 – 10g lá lốt phơi khô, đem sắc với 2 bát nước con sao cho còn 1 bát để uống.

– Uống sau bữa tối.

– Chỉ cần áp dụng trong khoảng 10 ngày, bài thuốc sẽ giúp giảm sưng đau cũng như thanh lọc cơ thể rất hiệu quả.

Bài thuốc ngâm chân

– Dùng khoảng 30g lá lốt tươi rửa sạch, có thể để cả cành và rễ càng tốt đun cùng với khoảng 1 – 1,5 lít nước.

– Đun sôi trong khoảng 3 phút thì cho thêm ít muối và để cho ấm thì ngâm chân vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

– Hiệu quả sẽ đến sau khoảng 5 – 7 ngày áp dụng.

Qua những thông tin trong bài viết trên chắc hẳn người bệnh đã hiểu ngón chân các bị sưng nhức của mình là do đâu từ đó sớm thăm khám, áp dụng biện pháp điều trị bệnh một cách triệt để nhất bằng bài thuốc Nam dược này.

Chó Gãy Chân Có Tự Lành Không

Chó là 1 loài động vật thông minh và trung thành. Do đặc tính mà chúng rất hiếu động, thích chạy nhảy, vui đùa. Ở các thành phố lớn như Hà Nội thì việc có 1 không gian thoáng đãng để chúng chơi đùa là khá khó khăn.

Nên những trường hợp chó bị gãy chân do tai nạn trong lúc được chơi đùa ngoài đường là đùa không hiếm gặp. Vậy những lúc như thế này bạn cần phải gì? Đội ngũ duypets sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên qua bài viết này.

Kiểm tra xem chó bị gãy chân hay không?

Đây là bước đầu tiên bạn cần làm để xác định được phương pháp điều trị. Gãy xương thường được chia thành 2 loại:

Do các tác nhân bên ngoài: ví dụ như bị tai nạn, bị ai đó đá vào, bị cắn…

Do bệnh lý: ví dụ như 1 chú chó bị loãng xương có thể bị gãy xương khi nhảy từ trên ghế xuống

Bạn hãy kiểm tra xem chú chó có mình có bị gãy xương thật hay không bằng một vài nhận biết sau:

Chân của chó có bị biến dạng hay không: như cong đi, dài hoặc ngắn hơn bình thường…

Chỗ đau có thể kèm sưng đỏ, bong gân…

Chó đi lại rất khó khăn, không như lúc bình thường, tỏ ra đau đớn

Nếu đã xác định được chó bị gãy chân, bạn cần xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương.

Kiểm tra chó bị gãy chân bằng chụp X-quang

Chụp X-quang là cách chính xác nhất để xác định mức độ tổn thương. Đồng thời nếu như bạn vẫn chưa xác định được chó có bị gãy chân hay không thì x-quang cũng là 1 phương pháp tối ưu.

Vì nhiều khi chó bị gãy xương, nhưng chân không có biến dạng nhiều và không có tổn thương phần mềm như sưng tấy.

Cách điều trị chó bị gãy chân Hình ảnh của X-quang sẽ giúp cho các bác sĩ tìm được phương pháp điều trị đúng và việc băng bó sẽ trở nên chuẩn xác hơn.

Tuy vậy có đôi khi chụp X-quang cũng không xác định được vị trí xương gãy, nên 1,2 ngày sau bạn hãy mang chó đi kiểm tra lại các khu vực bị ảnh hưởng.

Nếu chó chỉ bị bong gân, sưng tấy thì bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm đá và nước nóng. Lưu ý là lúc ban đầu bạn chườm đá để giảm mức độ sưng tấy.

Sau đó mới chườm nước nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn. Không nên làm ngược lại. Sau đó hãy cho chó nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều.

Cách sơ cứu nhanh chóng khi chó bị gãy chân

Nếu chó bị gãy chân, bạn hãy bình tĩnh và làm theo các bước sau:

Tìm và đeo rọ mõm cho chó của bạn. Việc này rất cần thiết vì lúc sơ cứu có thể bạn sẽ làm chó đau và hoảng sợ. Có nguy cơ là chúng sẽ quay lại cắn bạn.

Xác định chân bị gãy và tìm 2 thanh gỗ rộng dẹt đủ chiều dài chân chó. Đặt 1 miếng bên trong và 1 miếng bên ngoài chân, rồi dùng băng gặc quấn lại. Sau đó hãy nhanh chóng đưa đến bác sĩ thú y. Nếu bạn không tự thực hiện được, hãy đưa chó đến ngay các cơ sở thú y.

Các phương pháp điều trị chó bị gãy chân

Sau khi đưa chó đến bác sĩ thú y, qua quá trình chụp X-quang, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phú hợp nhất. Thông thường sẽ có 2 phương pháp điều trị là: cố định bên trong và cố định bên ngoài:

Cố định bên ngoài là phương pháp dùng thạch cao, nẹp, băng gạc. Đây là phương pháp mà chúng ta hay gọi là bó bột. Cách này áp dụng với những tổn thương không nghiêm trọng. Nẹp, thạch cao đều không có tác dụng trong việc điều trị mà chỉ có tác dụng để cố định chân chó. Làm cho chúng không vận động được nhiều. Qua đó thúc đẩy nhanh quá trình liền lại của xương.

Cố định bên trong là phương pháp dùng đinh, ốc… Phương pháp này cần phải phẫu thuật và đòi hỏi bác sĩ có 1 trình độ cao. Cách này chưa được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở thú y.

Chăm sóc chó sau khi bị gãy chân

Bạn hãy để chó nằm yên 1 chỗ, tránh không cho chúng hoạt động nhiều

Đảm bảo chỗ nằm luôn được sạch sẽ, thoáng mát

Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: Canxi, vitamin A,D… Hãy cho chú chó của bạn đi tắm nắng sớm

Cho chúng đi kiểm tra thường xuyên nếu điều kiện cho phép

Thông thường, chỉ từ 3-4 tuần là xương có thể cử động nhẹ. 12-16 tuần xương sẽ liền thành 1 khối, chó sẽ cơ bản hồi phục hoàn toàn. Bạn cần lưu ý là chó con sẽ liền xương nhanh hơn chó to, nên hãy chú ý đến chúng nhiều hơn.

Đề phòng chó bị gãy chân

Hạn chế cho chó vui chơi ngoài đường vì rất dễ xảy r

Khi cho chó đi vệ sinh hoặc đi dạo, hãy luôn đeo dây xích cho chúng. Đặc biệt là với những chú chó hiếu động

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa loãng xương

Chó bị gãy chân có tự lành được không

Tùy theo cơ địa của mỗi chú chó, cũng như phần xương chân bị gãy ở mức độ nào, mới có thể đưa ra kết luận về việc chó bị gãy chân có thể tự lành.

Do đó, Duypets khuyên bạn hãy đưa chú cún của mình đến các cơ sở thú y để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng chân của chú chó tự lành và để lại những di chứng đáng ngại.

Chó Bị Hạ Bàn Chân Sau, Chân Trước

Chó bị hạ bàn chân sau, chân trước là căn bệnh phổ biến. Bệnh này khiến cún cưng đi lại khó khăn và làm mất đi vẻ bề ngoài dễ thương của chúng. Vậy nguyên nhân do đâu?

Hạ bàn là một bệnh lý về xương khớp thường gặp nhất ở chó trong giai đoạn trưởng thành. Khi mắc chứng bệnh này, bạn phải tốn khá nhiều công sức để chữa trị và giúp chó hồi phục hoàn toàn. Bệnh chỉ khiến cún đi lại khó khăn không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Mặc dù vậy, hạ bàn sẽ ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ cũng như khả năng vận động của cún.

Dấu hiệu của chó bị hạ bàn chân sau, chân trước

Thông thường, loài chó đi bằng đệm dưới bàn chân, khi chó bị hạ bàn, chân của chúng bị gập xuống, gấp khúc. Nhiều trường hợp, cổ chân của cún gần như sát đất khiến việc vận động và đi lại vô cùng khó khăn. Khi nhìn từ bên ngoài, đôi chân của cún nhìn rất thương và tội. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng chó bị hạ bàn.

Nguyên nhân khiến chó bị hạ bàn

Hầu hết những chú chó bị hạ bàn chân sau, chân trước đều do 2 nguyên nhân chính: do chế độ ăn uống và chế độ vận động của chó.

Chế độ ăn uống của chó chưa hợp lý và khoa học, chủ yếu những người chủ cho ăn quá nhiều đồ ăn giàu chất béo và đạm mà quên đi khoáng chất, Canxi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ cơ xương khiến chó bị hạ bàn.

Nguyên nhân thứ 2 cũng phổ biến chính là chế độ vận động của cún. Việc chủ nhân bận rộn, ít chăm sóc, quan tâm khiến chó có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Việc nhốt lồng quá lâu, và ít vận động khiến hệ cơ xương của cún kém phát triển từ đó gây ra những tật ở chân trong đó có hạ bàn.

Một số nguyên nhân cụ thể:

– Nhốt chó trong nhà quá lâu vì điều kiện thời tiết và lo lắng cho cún mắc bệnh.

– Nhốt trong chuồng vì sợ mối đe dọa từ những kẻ trộm chó.

– Che chắn cho cún quá kỹ, và không để cho chó tắm nắng gây ra tình trạng không thể hấp thụ được vitamin từ mặt trời.

– Lựa chọn giống chó để chăm sóc chưa chính xác. Chó lớn thường có nhu cầu hoạt động nhiều hơn nhưng bạn lại nuôi dưỡng chúng trong môi trường căn hộ, khiến chúng không được vận động và chạy nhảy để phát triển hệ cơ xương.

– Ngoài ra việc cho chó vận động quá độ cũng khiến chó bị hạ bàn. Ai cũng nghĩ rằng việc chạy nhảy sẽ khiến chó khỏe mạnh hơn rất nhiều vì được vận động và hấp thu vitamin từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, việc vận động nhiều và quá sức dần dần sẽ trở thành quá tải. Hệ cơ xương không thể đáp ứng được nhu cầu của việc vận động này dẫn tới việc 2 chân bị yếu. Nhưng nếu chó bị hạ bàn do nguyên nhân này thì lại rất dễ chữa, chỉ cần nghỉ ngơi và hạn chế vận động mạnh trong một khoảng thời gian, cún sẽ hồi phục.

Cách điều trị tình trạng chó bị hạ bàn

Điều trị chó bị hạ bàn như thế nào?

Vào khoảng thời gian đầu giờ sáng từ 5-7h là lúc mặt trời không quá gắt, ánh nắng dịu nhẹ lúc này sẽ giúp cún có thể hấp thụ vitamin D tốt cho hệ cơ xương. Hãy chio chúng tắm nắng vào thời điểm này.

Hạn chế xích và nhốt cún quá lâu trong lồng hoặc một vị trí ngược lại cũng hạn chế việc bắt chó hoạt động quá nhiều và mạnh khiến chúng quá tải.

Nếu chó thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu canxi, bạn cần bổ sung canxi cho cún ngay lập tức bằng đường uống, hoặc truyền trực tiếp. Tốt nhất là bạn nên kết hợp sử dụng nhiều thực phẩm giàu canxi như xương, phô-mai.

Nếu chó bỏ ăn. mệt mỏi, bạn cần tìm hiểu xem nguyên nhân. Có thể chế độ và khẩu phần ăn chưa hợp hoặc do thói quen xấu khi nuôi dưỡng hoặc cũng có thể là 1 căn bệnh đi kèm. Bạn nên điều chỉnh lại khẩu phần ăn hoặc chế độ dinh dưỡng để cún có được một thể trạng tốt nhất trong quá trình điều trị bệnh.

Điều quan trọng nhất như đã nói ở trên là bạn cần phải kiên trì để bám sát lộ trình được đặt ra. Bạn nên tham khảo các bác sỹ thú ý trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho chó bị hạ bàn.