Chó Chu / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bệnh Nha Chu (Bệnh Răng Miệng Ở Chó)

Bệnh nha chu ở chó là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng dẫn đến suy yếu hoặc  làm mất đi cấu trúc của răng. Bệnh nha chu là một trong những bệnh phổ biến nhất ở chó với hơn 80% chó mắc bệnh nha chu khi chúng được 3 tuổi.

Dấu hiệu của bệnh

Đôi khi các triệu chứng của bệnh nha chu ở chó không được chú ý cho đến khi bệnh nướu tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Đó là lý do tại sao bạn phải kiểm tra kỹ lưỡng và thường xuyên kiểm tra chó của bạn xem có bất thường không.

Ở giai đoạn 1, chó có dấu hiệu viêm nướu, mặc dù răng không tách biệt với nướu trong giai đoạn này.

Khi chó tiến đến giai đoạn 2, 25 % sự khít giữa răng và nướu sẽ bị mất.

Trong giai đoạn 3 của bệnh nha chu, có thể tăng đến 30%. Ở giai đoạn 4, còn được gọi là bệnh nha chu tiến triển, hơn 50% sự gắn kết giữa nướu và răng bị mất, mô nướu bị thoái hóa và chân răng có thể bị lộ.

Chảy máu hoặc nướu đỏ (hoặc có dấu hiệu máu trên đồ chơi nhai hoặc trong bát thức ăn và nước)

Dấu hiệu kích thích trong miệng

Ăn mất ngon

Khó ăn

Chảy nước dãi quá mức

Cáu gắt, khó chịu

Răng lung lay hoặc, ở giai đoạn nặng hơn là răng rụng

Hôi miệng

Nguyên nhân gây bệnh nha chu ở chó

Sự tích tụ của vi khuẩn và thức ăn sẽ hình thành mảng bám. Mảng bám có thể kết hợp với khoáng chất và cứng lại trong vòng hai đến ba ngày để hình thành mảng bám. Mảng bám tiếp tục hình thành và kéo nướu ra khỏi răng, tạo ra các khoảng trống cho vi khuẩn có thể phát triển. Áp xe bắt đầu hình thành, mô và xương xấu đi và răng bị lung lay.

Hầu hết các trường hợp bệnh nướu răng nghiêm trọng xuất hiện ở những chó lớn tuổi. Những chó có hệ thống miễn dịch yếu sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn và ít có khả năng chống lại vi khuẩn.

Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò, vì dinh dưỡng kém góp phần gây ra bệnh răng miệng. Hành vi nhai và thói quen liếm lông có thể khiến vi khuẩn tích tụ, đặc biệt là khi chó nhai đồ chơi hoặc xương bẩn hoặc nếu chúng tự liếm thường xuyên.

Cấu trúc của răng cũng có thể là một vấn đề, và các giống chó nhỏ hoặc chó có cấu trúc răng quá khít mọc không đều sẽ dễ bị bệnh nướu hơn. Cuối cùng, vệ sinh răng miệng là việc quan trọng phải làm. .

Điều trị

Bác sĩ thú y kiểm tra răng miệng và mức độ nếu chụp được x.quang để kiểm tra là tốt nhất.

Bác sĩ thú y có thể cho thuốc kháng sinh để ngăn vi khuẩn lây lan trong quá trình làm răng. Điều trị sau đó phụ thuộc vào kết quả khám và giai đoạn bệnh.

Đối với bệnh nha chu giai đoạn 1 hoặc 2, việc làm sạch kỹ lưỡng bên trên và bên dưới nướu có thể loại bỏ mảng bám. Các bác sĩ thú y có thể loại bỏ mạng bám ra khỏi răng.

Trong trường hợp bệnh nha chu giai đoạn 3 hoặc 4 cần làm sạch hoàn toàn. Tuy nhiên  cần điều trị bằng kháng sinh và kháng viêm. Trong một số trường hợp, nhổ răng là cần thiết. Các bác sĩ thú y có thể kê toa thuốc giảm đau

Tư vấn miễn phíi

VietDuc Pets Centre

số 1 Mạc Thái Tổ, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 02473091900 – 0913561080

Một Số Lưu Ý Trong Chu Kỳ Sinh Sản Của Chó Alaska

Căn cứ vào thời điểm lai và phối giống bạn cần ghi chép thời gian cụ thể, số lần và quan sát bụng của chó Alaska. Nếu bụng nhỏ thì số con càng ít và kỳ sinh nở càng lâu. Thông thường, giống cún này thường mang thai khoảng 64 ngày rồi sinh, bên cạnh đó, có một số trường hợp lên tới 70 ngày.

Ngược lại nếu số lượng thai nhi càng nhiều thì đẻ càng sớm. Vì vậy, chó Alaska sơ sinh ra đời nhanh hay chậm và có kích thước lớn hay không, phụ thuộc rất nhiều vào số lượng nhiều hay ít con.

Cần dự kiến thời gian đẻ trong chu kỳ sinh sản của Alaska

Nhận biết các dấu hiệu sắp sinh trong chu kỳ sinh sản của chó Alaska

Nếu thấy dấu hiệu sữa xuất hiện và có thể cảm nhận được sự động đậy của thai nhi thì khoảng 3 đến 4 ngày nữa chó Alaska sẽ sinh nở. Bên cạnh đó, còn xuất hiện tình trạng chó mẹ đi tiểu nhiều, biếng ăn và thậm chí đi vệ sinh thụ động do bên cơ quan bên trong bị chèn ép.

Khoảng 2 đến 4 giờ trước khi sinh, Alaska thường bỏ ăn, thở gấp và kêu rít và cào bới ổ đẻ như phản xạ tự nhiên. Lúc này, bạn cần chuẩn bị vị trí ấm áp, yên tĩnh, thoáng mát và đủ ánh sáng để cho chó mẹ chuẩn bị sinh nở. Chủ nhân cũng có thể đóng riêng cho Alaska một chiếc khay gỗ với kích thước phù hợp để thuận tiện hơn.

Nhận biết các dấu hiệu sắp đẻ trong chu kỳ sinh sản của chó Alaska

Khi đến với trại cún cưng của chúng tôi bạn có thể dễ dàng tìm thấy 1 em mà mình yêu thích nhất với vô cùng hấp dẫn. Hơn nữa, bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng, bởi dòng chó Alaska của chúng tôi đã trải qua thuần chủng và kiểm nghiệm hoàn toàn 100%.

Địa chỉ Shop: Số 59, Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.

Trại sinh sản 1: Ngõ 310 Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.

Trại sinh sản 2: 521 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0888 08 3388

Fanpage: chúng tôi

Bộ phim về chó alaska khiến cả thế giới xúc động Một số đặc điểm về ngoại hình và tính cách của chó alaska

Tìm Hiểu Về Đặc Điểm, Chu Kỳ, Cách Giao Phối Của Loài Chó

Tìm hiểu về đặc điểm, chu ky, cách giao phối của loài chó. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về đặc điểm chu kỳ và cách giao phối của loài chó.

Hãy cùng tham khảo bài viết nào.

Chó bắt đầu có khả năng sinh sản từ khi nào

Khả năng sinh sản của chó xuất hiện ở con chó cái vào lúc nó được 7 đến 10 tháng tuổi, ở con chó đực vào lúc nó được 12 – 16 tháng tuổi, song đôi khi có sớm hơn.

Ở tuổi này, trong cơ thể của con chó cái, tất cả các tế bào sinh dục đều đã trưởng thành và phát triển, chúng được gọi là các tế bào trứng.

Ở con chó đực, các tế bào mang giới tính đực đã trưởng thành cũng được hình thành và chúng được gọi là tinh trùng.

Thời kỳ này, trong cuộc đời của động vật được gọi là thời kỳ phát dục. Ở tất cả các động vật trong thời kỳ xuất hiện sự mong muốn được giao phối, nghĩa là hình thức đặc biệt của quan hệ được thể hiện ở các phản xạ sinh dục.

Những con chó lớn lên trong những điều kiện kém thì phát triển chậm hơn, sự phát dục của chúng cũng xuất hiện muộn hơn so với những con chó được nuôi dưỡng trong những điều kiện tốt.

Cũng cần phải xem xét những đặc điểm riêng biệt của cơ thể, xem xét giống, xem xét điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến thời kỳ phát dục.

Mặc dù ở chó đã xuất hiện khả năng sinh sản, song tầm vóc cũng như sự phát triển của cơ thể về mặt thể lực nói chung là chưa phải đã chấm dứt ở thời kỳ này.

Sự giao phối của chó ở tuổi này chưa cần thiết, vì nếu giao phối ở tuổi này thì sẽ dẫn đến sự kìm hãm về tầm vóc cũng như về sự phát triển của cơ thể, hơn nữa những con chó con được sinh ra từ những bố mẹ ở tuổi này sẽ yếu.

Sự phát triển đầy đủ nói chung đối với chó là muộn hơn rất nhiều, tức là khoảng từ 2 năm đến 2 năm rưỡi, điều này phụ thuộc ở giống và điều kiện sống.

Do vậy, đối với lần giao phối đầu tiên của con chó cái cần phải ở 18 đến 20 tháng tuổi, của con chó đực không sớm trước 2 năm tuổi.

Thực tế ở con chó cái cần phải bỏ qua 2 lần động đực đầu tiên là hợp lý, chỉ nên cho giao phối khi xuất hiện lần động đực thứ ba.

Thời gian này sẽ trùng với thời kỳ bắt đầu sự trưởng thành của cơ thể nói chung của con chó cái. Hoạt động lấy giống ở con chó cái trung bình có thể kéo dài đến 8 năm tuổi, còn ở con chó đực kéo dài đến 9 – 10 năm tuổi.

Những con chó đực và chó cái sống thành cặp riêng biệt còn có khả năng hoạt động sinh dụng ở tuổi già hơn, nhưng phẩm chất của thế hệ con cháu có giảm sút.

Giao phối ở chó diễn ra như thế nào

Trong những điều kiện bình thường, chó đực có thể thụ tinh ở bất kỳ mùa nào trong năm, bởi vì ở chúng các tế bào sinh dục (tinh trùng) thường xuyên được tạo ra.

Ở con chó cái thì trạng thái kích thích sinh dục xuất hiện theo chu kỳ và trùng với sự rụng trứng, tức là những trứng đã trưởng thành và có khả năng thụ tinh.

Thời kỳ này, ở con chó cái được gọi là thời kỳ động đực. Sự động đực có thể xảy ra hai lần trong một năm, thường là vào mùa đông – xuân và hè – thu, cứ 6 tháng sự động đực lại xảy ra.

Thời gian động đực kéo dài từ 9 – 14 ngày, đôi khi đến 25 ngày. Trong thời gian động đực, các môi sinh dục (âm hộ) phồng lên và từ các cơ quan sinh dục của con chó cái máu chảy ra, 7 đến 12 ngày sau máu thôi không chảy nữa và thay vào đó là một chất nhầy có màu sáng hơn chảy ra, kéo dài thêm vài ngày nữa.

Trong thời kỳ này từ ngày thứ 9 đến ngày thứ 12 có thể cho chó cái giao phối.

Trong thời gian động đực, sinh hoạt của con chó cái có nhiều thay đổi: chó dễ bị kích động, ăn kém, đôi khi mất cả sự cảm thụ của khứu giác, các phản xạ có điều kiện đã bền vững cũng bị rối loạn đáng kể, các hiện tượng ức chế của phản xạ có điều kiện tăng lên.

Do vậy trong thời gian này, cần phải giải phóng con chó cái khỏi công việc và đến khi kết thúc thời kỳ động đực thì nuôi nó tách ra khỏi những con chó khác.

Sự thải ra khỏi các cơ quan sinh dục máu và chất nhầy ở con chó cái trong thời kỳ động đực gây ra mùi rất đặc biệt, chính mùi này đã thu hút và tăng thêm sự ham muốn sinh dục ở con chó đực.

Những điều cần lưu ý khi cho chó giao phối

Sự kích thích ở con chó đực mạnh đến nỗi nó làm việc tồi hẳn đi và luôn từ chối không ăn gì cả. Để thu được thế hệ con cháu có phẩm chất, nhất thiết phải chuẩn bị việc giao phối cho con chó cái gây giống.

Tức là phải cho chúng ăn tốt để chúng có thân hình béo khoẻ.

Cần nhớ rằng: sự gầy mòn, sự béo phì sẽ làm giảm tính tích cực trong quá trình sinh dục, phẩm chất của lứa con, đúng như quy tắc, sẽ thấp đi và đôi khi còn làm mất đi khả năng sinh đẻ.

Ngoài việc cho ăn, một điều kiện quan trọng giữ gìn sức khoẻ và kéo dài thời gian sử dụng để gây giống của động vật là phải nuôi dưỡng tốt, chăm sóc tốt, phải cho chó đi dạo hàng ngày (nếu không có công việc nặng nhọc).

Muốn có được thế hệ con cháu tốt thì những con chó được làm bố mẹ phải thật khoẻ.

Trong thời kỳ động đực, chó cái cần được giao phối ở nơi yên tĩnh, tốt nhất là vào thời gian từ sáng đến lúc cho ăn, lúc mà chó hoàn toàn sảng khoái và tích cực.

Cần phải xích chó đực và chó cái lại. Chó cái luôn luôn sẵn sàng cho phép chó đực nhảy và sẵn sàng tiếp nhận trạng thái tương tự từ chó đực (cho chó đực nhảy).

Đôi khi những con chó cái còn trẻ không giữ nổi bình tĩnh, chúng nhảy ra và nằm dưới con chó đực, cố cắn con chó 24 đực. Trong những trường hợp như thế, nên đeo cho con chó cái một chiếc rọ mõm và dùng xích cổ giữ nó.

Bởi vì ở lần giao phối đầu tiên, sự thụ tinh có thể không đạt, phải cho con chó cái giao phối lại lần thứ hai với chính con chó đực lần đầu nó đã giao phối sau 24 đến 48 tiếng.

Để cơ thể con chó cái không bị hao mòn và chất lượng đàn con của nó được tốt, thì chỉ nên cho chó cái giao phối một năm một lần vào thời kỳ đông – xuân.

Khi giao phối vào mùa đông và đầu xuân thì đàn con nó sinh ra và sẽ lớn lên và phát triển vào mùa ấp áp, đến mùa đông cơ thể chó con đã khoẻ mạnh.

Không nên hao phí sức lực của con chó đực bởi rất nhiều lần giao phối. Thích hợp nhất là một năm nên cho chó đực giao phối khoảng 8 đến 10 lần và giữa lần giao phối này với lần giao phối tiếp sau chó đực phải được nghỉ ít nhất từ 7 đến 10 ngày

Chó Sói Và Chó Nhà

Chó sói và chó nhà

Con chó sói gầy đói rình mò gần bên làng và gặp ngay một chó nhà béo mập. Sói hỏi nó:– Chó nhà này, anh hãy cho tôi biết, các anh lấy cái ăn ở đâu ra mà béo tốt thế ?– Con người cho chúng tôi.– Chắc là các anh giúp con ngời một công việc vất vả.Chó nhà nói:

– Không, công việc của chúng tôi đâu có vất vả gì. Nhiệm vụ của chúng tôi là đêm đêm canh giữ sân nhà thôi.– Thế đấy, chỉ có vậy thôi mà con người cũng nuôi các anh – Chó sói nói – Vậy thì tôi cũng sẵn sàng đi làm công việc của các anh ngay, chứ không họ nhà sói chúng tôi khó kiếm cái ăn quá.

– Thế thì đi làm đi – Chó nhà bảo – Chủ nhà cũng sẽ cho cả anh ăn uống.

Sói mừng rỡ và cùng chó nhà đến phục vụ con ngời. Sói đã bước vào tới cổng nhà thì nom thấy lông ở cổ của chó nhà bị vết chà xát.Sói liền hỏi:– Chó nhà ơi, vì sao chỗ này lại thế ?– Vậy thôi – Chó nhà trả lời.– Nhưng vậy thôi là thế nào ?– Vậy thôi, vì cái xích mà. ban ngày tôi bị xích phải ngồi một chỗ nên cái xích cứa vào mà trầy xước.